Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tiết 1, Bài 14: Bảo vệ môi trường

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm BVMT.

2. Kĩ năng:

 Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.

 Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

3. Thái độ: Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.

* BVMT:

 HS thấy được sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT của mình.

 Những việc HS cần làm đề BVMT ở nhà, ở lớp học, trường học và nơi công cộng.

* KNS:

 Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.

 Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường.

 Kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.

 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.

* HCM: Thực hiện Tết trồng cây đề bảo vệ môi trường là thực hiện lời Bác dạy.

 *Điều chỉnh Bài tập 3: Sửa yêu cầu của bài tập thành: “Em tán thành hay không tán thành về các ý kiến sau đây:”)

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

 SGK, tranh ảnh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc3 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 06/07/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tiết 1, Bài 14: Bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm BVMT. 2. Kĩ năng: Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT. Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 3. Thái độ: Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường. * BVMT: HS thấy được sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT của mình. Những việc HS cần làm đề BVMT ở nhà, ở lớp học, trường học và nơi công cộng. * KNS: Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường. Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường. Kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường. * HCM: Thực hiện Tết trồng cây đề bảo vệ môi trường là thực hiện lời Bác dạy. *Điều chỉnh Bài tập 3: Sửa yêu cầu của bài tập thành: “Em tán thành hay không tán thành về các ý kiến sau đây:”) II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP SGK, tranh ảnh. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động: Hát (1’) 2. Bài cũ: Tôn trọng an toàn giao thông (tiết 2) (4’) Tại sao cần tôn trọng luật lệ an toàn giao thông? Em cần thực hiện luật lệ an toàn giao thông như thế nào? Kể những việc mà em đã làm trong tuần qua đã thực hiện luật lệ an toàn giao thông. Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: (31’) a) Giới thiệu bài: (1’) Hãy nhìn quanh lớp và cho biết hôm nay vệ sinh lớp mình như thế nào? (HS trả lời dựa trên thực tế của lớp) Theo em những rác đó do đâu mà có? Yêu cầu HS nhặt rác xung quanh mình Các em hãy tưởng tưởng nếu mỗi lớp học có 1 chút rác như thế này thì nhiều lớp học sẽ còn nhiều rác như thế nào. Để hiểu rõ hơn điều này xem có lợi hay có hại, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn qua bài Bảo vệ môi trường. b) Các hoạt động: (30’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Trao đổi thông tin (15’) MT: HS biết trao đổi thông tin về môi trường đã ghi chép được PP: thảo luận, quan sát, đàm thoại – Yêu cầu HS đọc các thông tin thu thập được và ghi chép được từ môi trường – Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK – Qua các thông tin, số liệu nghe được, em có nhận xét gì về môi trường mà chúng ta đang sống? – Theo em, môi trường đang ở tình trạng như vậy là do những nguyên nhân nào? => Kết luận: Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: khai thác rừng bừa bãi, sử dụng đất không hợp lý Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt sẽ giảm, thiếu lương thực, sẽ dẫn đến nghèo đói. Dầu đổ vào đại dương: gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc bị nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh. Rừng bị thu hẹp: lượng nước ngầm dự trữ giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra; giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú; gây xói mòn, đất bị bạc màu. Hoạt động lớp – Mỗi em nêu 1 thông tin mà mình thu thập được – 1 em đọc – Môi trường sống đang bị ô nhiễm, đang bị đe doạ như: ô nhiễm nước, đất bị hoang hoá, cằn cỗi, tài nguyên đang cạn kiệt dần – Do khai thác rừng bừa bãi, do vứt rác xuống sông ngòi, ao, hồ, do đổ rác thải ra sông, do chặt phá cây bừa bãi – Đọc và giải thích phần ghi nhớ. – HS bày tỏ ý kiến đánh giá Hoạt động 2: Đề xuất ý kiến (15’) MT: HS tham gia trò chơi tốt PP: trò chơi, thi đua – GV tổ chức trò chơi: “ Nếu thì” – Phổ biến luật chơi: Cả lớp chia thành 2 dãy. Mỗi 1 lượt chơi, dãy 1 đưa ra vế “ Nếu”, dãy 2 phải đưa ra vế “thì” tương ứng có nội dung về môi trường Mỗi 1 lượt chơi, mỗi dãy có 30 giây để suy nghĩ Trả lời đúng, hợp lý, mỗi dãy sẽ ghi được 5 điểm. Dãy nào nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng – Tổ chức cho HS chơi thử – Tổ chức chơi – Nhận xét – Như vậy, để giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, chúng ta cần và có thể làm được những gì? => Kết luận: Bảo vệ môi trường là điều cần thiết mà ai cũng phải có trách nhiệm thực hiện. Hoạt động nhóm, cá nhân – HS nghe phổ biến luật chơi – Tiến hành chơi thử – Tiến hành chơi theo 2 dãy – Trả lời : Không chặt cây, phá rừng bừa bãi Không vứt rác vào sông, ao, hồ.. Xây dựng hê thống lọc nước Các nhà máy hạn chế xả khói, chất thải 4. Củng cố: (3’) Vì sao phải bảo vệ môi trường? Các hành động để bảo vệ môi trường. 5. Dặn dò: (1’) Thực hiện nội dung 2 trong mục “thực hành” của SGK Các nhóm tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_4_tiet_1_bai_14_bao_ve_moi_truong.doc
Giáo án liên quan