BÀI: Lịch sự khi đến nhà người khác Tiết: 1
I. Mục tiêu
- Biết được một số qui tắc về ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các qui tắc ứng xử đó.
- Đồng tình, ủng hộ với những ai biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
- Không đồng tình, phê bình, nhắc nhở những ai không biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
- Biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè hoặc người quen.
II. Chuẩn bị
- GV: Truyện kể Đến chơi nhà bạn. Phiếu thảo luận
- HS: SGK.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức + Tự nhiên xã hội lớp 2 tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Đạo đức Tuần: 25
BÀI: Lịch sự khi đến nhà người khác Tiết: 1
NGÀY DẠY: ……./………./200
I. Mục tiêu
Biết được một số qui tắc về ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các qui tắc ứng xử đó.
Đồng tình, ủng hộ với những ai biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
Không đồng tình, phê bình, nhắc nhở những ai không biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
Biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè hoặc người quen.
II. Chuẩn bị
GV: Truyện kể Đến chơi nhà bạn. Phiếu thảo luận
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Kể chuyện “Đến chơi nhà bạn”
v Hoạt động 2: Phân tích truyện.
Tổ chức đàm thoại
Khi đến nhà Trâm, Tuấn đã làm gì?
Thái độ của mẹ Trâm khi đó thế nào?
Lúc đó An đã làm gì?
An dặn Tuấn điều gì?
Khi chơi ở nhà Trâm, bạn An đã cư xử ntn?
Vì sao mẹ Trâm lại không giận Tuấn nữa?
Em rút ra bài học gì từ câu chuyện?
GV tổng kết hoạt động và nhắc nhở các em phải luôn lịch sự khi đến chơi nhà người khác như thế mới là tôn trọng chính bản thân mình.
v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
- Yêu cầu HS nhớ lại những lần mình đến nhà người khác chơi và kể lại cách cư xử của mình lúc đó.
- Yêu cầu cả lớp theo dõi và phát biểu ý kiến về tình huống của bạn sau mỗi lần có HS kể.
- Khen ngợi các em đã biết cư xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác và động viên các em chưa biết cách cư xử lần sau chú ý hơn để cư xử sao cho lịch sự.
Củng cố – Dặn dò
Khi đến nhà người khác cần cư xử thế nào?
Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện điều gì?
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Tiết 2
HS lắng nghe.
- Tuấn đập cửa ầm ầm và gọi rất to. Khi mẹ Trâm ra mở cửa, Tuấn không chào mà hỏi luôn xem Trâm có nhà không?
- Mẹ Trâm rất giận nhưng bác chưa nói gì.
- Anh chào mẹ Trâm, tự giới thiệu là bạn cùng lớp với Trâm. An xin lỗi bác rồi mới hỏi bác xem Trâm có nhà không?
- An dặn Tuấn phải cư xử lịch sự, nếu không biết thì làm theo những gì An làm.
- An nói năng nhẹ nhàng. Khi muốn dùng đồ chơi của Trâm, An đều xin phép Trâm.
- Vì bác thấy Tuấn đã nhận ra cách cư xử của mình là mất lịch sự và Tuấn đã được An nhắc nhở, chỉ cho cách cư xử lịch sự.
- Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác chơi.
Một số HS kể trước lớp.
Nhận xét từng tình huống mà bạn đưa ra xem bạn cư xử như thế đã lịch sự chưa. Nếu chưa, cả lớp cùng tìm cách cư xử lịch sự.
HS trả lời.
Giáo viên
NGUYỄN HOÀNG KHANH
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Đạo đức Tuần: 26
BÀI: Lịch sự khi đến nhà người khác Tiết: 2
NGÀY DẠY: ……./………./200
I. Mục tiêu
Biết được một số qui tắc về ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các qui tắc ứng xử đó.
Đồng tình, ủng hộ với những ai biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
Không đồng tình, phê bình, nhắc nhở những ai không biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
Biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè hoặc người quen.
II. Chuẩn bị
GV: Truyện kể Đến chơi nhà bạn. Phiếu thảo luận
HS: SGK.III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Thế nào là lịch sự khi đến chơi nhà người khác ?
-Chia lớp thành 4 nhóm .
-Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả
* Dặn dò :
v Hoạt động 2 : xử lí tình huống .
-Phát phiếu học tập
+Đưa ra kết luận :
Hs thảo luận
Các nhóm trình bày .
Các việc nên làm .
+Gõ cửa hoăc bấm chuông trước khi vào cửa .
+Lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà .
+Nói năng nhẹ nhàng ,rõ ràng .
+Xin phép chủ nhà trước khi sử dụng hoặc xem đồ dùng trong nhà .
-Các việc không nên làm .
+Đập cửa ầm ĩ .
+Không chào hỏi mọi người trong nhà .
+Chạy lung tung trong nhà .
+Nói cười ầm ĩ .
+Tự ý sử dụng đồ dùng trong nhà .
-Hs nhận phiếu .
-Hs đọc và làmbài .
-Hs sửa chữa nếu bài sai .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Tự nhiên xã hội Tuần: 26
BÀI: Một số loài cây sống dưới nước Tiết: 26
NGÀY DẠY: ……./……/ 200
I. Mục tiêu
Nêu được tên và lợi ích của một số loại cây sống dưới nước.
Phân biệt được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước.
Hình thành và phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
Thích sưu tầm, yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 54, 55. Các tranh, ảnh sưu tầm các loại cây sống dưới nước. Phấn màu, giấy, bút viết bảng. Sưu tầm các vật thật: Cây bèo tây, cây rau rút, hoa sen, …
HS: SGK. Sưu tầm các vật thật: Cây bèo tây, cây rau rút, hoa sen, …
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau:
Nêu tên các cây ở hình 1, 2, 3.
Nêu nơi sống của cây.
Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước.
NHÓM PHIẾU THẢO LUẬN
* Bước 2: Làm việc theo lớp.
Hết giờ thảo luận.
GV yêu cầu các nhóm báo cáo.
GV nhận xét và ghi vào phiếu thảo luận (phóng to) trên bảng.
GV tiếp tục nhận xét và tổng kết vào tờ phiếu lớn trên bảng.
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Cây sen đã đi vào thơ ca. Vậy ai cho cô biết 1 đoạn thơ nào đã miêu tả cả đặc điểm, nơi sống của cây sen?
v Hoạt động 2: Trưng bày tranh ảnh, vật thật
- Yêu cầu: HS chuẩn bị các tranh ảnh và các cây thật sống ở dưới nước.
- Yêu cầu HS dán các tranh ảnh vào 1 tờ giấy to ghi tên các cây đó. Bày các cây sưu tầm được lên bàn, ghi tên cây.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả của từng tổ.
v Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức
Chia làm 3 nhóm chơi.
Phổ biến cách chơi: Khi GV có lệnh, từng nhóm một đứng lên nói tên một loại cây sống dưới nước. Cứ lần lượt các thành viên trong nhóm tiếp sức nói tên. Nhóm nào nói được nhiều cây dưới nước đúng và nhanh thì là nhóm thắng cuộc.
GV tổ chức cho HS chơi.
Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Loài vật sống ở đâu?
- HS thảo luận và ghi vào phiếu.
HS dừng thảo luận.
Các nhóm lần lượt báo cáo.
Nhận xét, bổ sung.
Trả lời:
Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Lá xanh, bông trắng lại xen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
- HS trang trí tranh ảnh, cây thật của các thành viên trong tổ.
- Trưng bày sản phẩm của tổ mình lên 1 chiếc bàn.
- HS các tổ đi quan sát đánh giá lẫn nhau.
File đính kèm:
- DAO DUC 26.doc