Giáo án dạy Địa lý lớp 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á

- Phân tích được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á

- Phân tích được đặc điểm dân cư, XH KV Đông Nam Á

- Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lí, các điều kiện, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện dân cư xã hội tới sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á.

2. Kĩ năng:

- Đọc, phân tích được bản đồ tự nhiên, kinh tế Đông Nam Á.

- Biết lập các sơ đồ logic kiến thức.

 

docx8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Địa lý lớp 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Ngô Quyền Lớp 11 - Ban cơ bản GSTT: Nguyễn Thị Giang Ngày soạn: 10/03/2013 Tiết PPCT: 29 Ngày dạy: 22/03/2013 Lớp dạy: 11/5 BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á - Phân tích được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á - Phân tích được đặc điểm dân cư, XH KV Đông Nam Á - Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lí, các điều kiện, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện dân cư xã hội tới sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á. 2. Kĩ năng: - Đọc, phân tích được bản đồ tự nhiên, kinh tế Đông Nam Á. - Biết lập các sơ đồ logic kiến thức. 3. Thái độ. - Nhận thức được những khó khăn chung của khu vực Đông Nam Á để từ đó có những hành động đúng đắn và thiết thực. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp đàm thoại gợi mở - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp nêu vấn đề. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ tự nhiên châu Á - Projecto bản đồ Đông Nam Á, các bản đồ trong SGK. - Phiếu học tập, bảng thông tin phản hồi. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Ổn định lớp ( 1 phút) : Kiểm tra sĩ số, tác phong của học sinh. Bài mới. (40 phút) Khám phá. Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia có diện tích khoảng 4,5 triệu km2 là khu vực không chỉ có đặc điểm tự nhiên đa dạng, mà còn là vùng có tiềm năng dân cư, lao động phong phú và được coi là biểu tượng của sự hợp tác hòa bình và phát triển. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nghiên cứu về những đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội của khu vực này. Kết nối Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản Họat động 1: Tìm hiểu về tự nhiên Đông Nam Á. (10 phút) Bước 1: GV thông báo cho hs biết khu vực Đông Nam Á có 11 quốc gia. GV cho hs quan sát lược đồ hành chính châu Á và lược đồ trong SGK, xác định ranh giới của các nước trong khu vực Đông Nam Á và vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á? GV gọi 1 -2 học sinh lên xác định trên bản đồ. Sau đó GV chuẩn kiến thức. Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát lược đồ kết hợp với những kiến thức vừa trình bày, thảo luận theo cặp đôi để đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển của khu vực Đông Nam Á theo phiếu học tập? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của ĐNA lục địa và ĐNA biển đảo (20 phút) Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ các nước ĐNÁ và cho biết khu vực Đông Nam Á bao gồm các quốc gia nào? HS quan sát bản đồ và đọc tên các nước. GV chuẩn kiến thức. GV yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và đọc tên các nước ĐNÁ lục địa và ĐNÁ biển đảo? Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm và cho học sinh thảo luận: + Nhóm 1: Tìm hiểu địa hình của ĐNÁ lục địa và ĐNÁ biển đảo. + Nhóm 2: Tìm hiểu sông ngòi của ĐNÁ lục địa và ĐNÁ biển đảo. + Nhóm 3: Tìm hiểu khí hậu ĐNÁ lục địa và ĐNÁ biển đảo. + Nhóm 4: Tìm hiểu khoáng sản, đất và sinh vật của ĐNÁ lục địa và ĐNÁ biển đảo. HS dựa vào mục 2-SGK kết hợp với bản đồ địa hình và khoáng sản ĐNÁ để hoàn thành phiếu học tập. Bước 3: Sau 5 phút thảo luận, đại diện các nhóm trả lời.Các nhóm khác nhận xét,bổ sung. GV chuẩn kiến thức và đặt thêm các câu hỏi: CH 1: Việc phát triển giao thông ở ĐNÁ lục địa theo hướng Đông –Tây có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế ? CH 2: Khí hậu ĐNÁ có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế ĐNÁ? HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Bước 3: GV yêu cầu HS dựa vào những nội dung vừa tìm hiểu kết hợp với mục I.3 SGK và một số hình ảnh rút ra những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của ĐNÁ. HS trả lời, GV chuẩn lại kiến thức. (Cần khắc phục phòng chống thiên tai,cháy rừng, sử dụng hợp lí tài nguyên.) Họat động 2: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư và xã hội của khu vực ĐNÁ. (10 phút) * Dân cư - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào nội dung II.1 SGK nêu đặc điểm dân cư ĐNA theo sơ đồ sau? đặc điểm 1 Dân cư đặc điểm 2 đặc điểm - HS trả lời. - GV chuẩn kiến thức. GV yêu cầu hs dựa vào những kiến thức vừa học kết hợp với kiến thức của bản thân hãy nêu ảnh hưởng của dân cư tới sự phát triển kinh tế - xã hội của ĐNÁ? - Bước 2: GV yêu cầu HS dựa vào nội dung mục II.2 SGK kết hợp hiểu biết của mình nêu đặc điểm xã hội của ĐNA? - HS trả lời - GV chuẩn kiến thức I. TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Nằm ở Đông Nam châu Á. - Tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a. - Ý nghĩa: + Cầu nối thông thương hàng hải. + Ý nghĩa lớn về kinh tế, chính trị. + Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn. Có vị trí chính trị quan trọng. 2. Đặc điểm tự nhiên ( bảng thông tin phản hồi) 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á. a. Thuận lợi: - Có điều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới - Có tiềm năng để phát triển nhiều ngành công nghiệp - Phát triển lâm nghiệp. - Phát triển tổng hợp kinh tế biển. b. Khó khăn - Nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, bão, lũ lụt, - Rừng đang bị thu hẹp do khai thác. II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI. 1. Dân cư. - Dân số đông: 556,2 triệu người, mật độ dân số cao: 124 người/km2 (2005) - Tỉ suất gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động cao - Phân bố dân cư không đều. => Ảnh hưởng: - Thuận lợi: + Nguồn lao động dồi dào. + Thị trường rộng lớn.Tạo điều kiện cho phát triển kinh tế Khó khăn: chất lượng lao động còn hạn chế, xã hội chưa ổn định, gây khó khăn cho tạo việc làm và phát triển kinh tế. 2. Xã hội - Đa dân tộc. - Đa tôn giáo. - Có nền văn hóa đa dạng. * Ảnh hưởng a. Thuận lợi - Nền văn hóa phong phú, đa dạng, có nhiều nét tương đồng => là cơ sở hợp tác cùng phát triển. - Khả năng hội nhập kinh tế cao. b. Khó khăn - Các vấn đề về tôn giáo, xung đột vũ trang ngày càng xảy ra. V. CỦNG CỐ (3 phút) Câu 1: Những nước nào ở Đông Nam Á ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai? Làm thế nào để giảm thiệt hại người và của do thiên tai gây nên? Câu 2: Đông Nam Á cần phải làm gì để đối phó với hiện tượng nước biển dâng? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút) Dặn dò HS về nhà làm bài tập trong SGK và chuẩn bị trước bài Đông Nam Á tiết 2 PHỤ LỤC. Phiếu học tập số 1 Vị trí địa lí Đặc điểm Ý nghĩa Tiếp giáp với biển và đại dương nào? Nằm trong các đới khí hậu nào? Tiếp giáp với nước lớn và nền văn minh cổ đại nào? Phiếu học tập số 2 ĐNÁ lục địa ĐNÁ biển đảo Địa hình Khí hậu Sông ngòi Khoáng sản Đất đai, sinh vật BẢNG THÔNG TIN PHẢN HỒI Phiếu học tập số 1 Vị trí địa lí Đặc điểm Ý nghĩa Tiếp giáp với biển và đại dương nào? Biển: biển Đông, Đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. - Giao lưu trao đổi hàng hóa với các nước. Phát triển kinh tế biển. Nằm trong các đới khí hậu nào? Tiếp giáp với nước lớn và nền văn minh cổ đại nào? - Các nước lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a. - Nền văn minh cố đại: sông Ấn, Điều kiện tự nhiên Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á biển đảo Địa hình Nhiều đồng bằng màu mỡ, nhiều núi, địa hình bị chia cắt mạnh. Nhiều đảo, nhiều núi ,ít đồng bằng, nhiều núi lửa. Sông ngòi - Dày đặc, nhiều sông lớn: Sông Hồng, Mêkông. Chế đố nước theo mùa, nhiều phù sa. - Ít, ngắn và dốc, chế độ nước điều hòa, có giá trị lớn về thủy điện. Khí hậu Nhiệt đới ẩm gió mùa. Xích đạo và nhiệt đới ẩm gió mùa Khoáng sản Phong phú: than, sắt, dầu mỏ. Nhiều than thiếc, dầu mỏ, đồng. Đất và sinh vật - Phong phú: Fe-ra-lít, phù sa - Đa dạng có nhiều loài của rừng nhiệt đới phát triển mạnh - Màu mỡ có nhiều tro bụi của núi lửa - Hệ sinh thái rừng xích đạo VII. Rút kinh nghiệm Đà Nẵng, ngày tháng năm 2013 BCDDTTSP Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập Lê Hường Trần Thị Khánh Trinh Nguyễn Thị Giang

File đính kèm:

  • docxbai 11 Dong Nam A tiet 1 thao giang.docx