Giáo án dạy hè Ngữ văn 7 - Trường THCS Lao Bảo - Tiết 11: Bố cục trong văn bản

 A. Mục tiêu: *Giúp học sinh hiểu rõ:

 - Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản

 - Thế nào là bố cục rành mạch và hợp lý để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lý cho các bài làm

B. Chuẩn bị:

 1Thầy: Phương pháp: Qui nạp.

 Chuẩn bị: Nghiên cứu, soạn bài

 2. Trò: đọc trước bài để tiếp thu dễ hơn

C.Tiên trình hoạt động:

* Kiểm tra bài cũ: Liên kết trong văn bản có tính chất gì?

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài *Trong phần liên kết văn bản các em đã biết các ý rời rạc không thể tạo nên 1 văn bản hay về nội dung và hình thức được. Vậy để có một nội dung và một hình thức hợp lý trước khi tạo lập văn bản người viết phải làm gì? Một trong những cách làm đó là lập bố cục cho 1 văn bản. Cách lập như thế nào bài học này sẽ giúp ta

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy hè Ngữ văn 7 - Trường THCS Lao Bảo - Tiết 11: Bố cục trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23.6.09. Ngày dạy : 25.6.09. Tiết 11 Bố cục trong văn bản A. Mục tiêu: *Giúp học sinh hiểu rõ: - Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản - Thế nào là bố cục rành mạch và hợp lý để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lý cho các bài làm B. Chuẩn bị: 1Thầy: Phương pháp: Qui nạp. Chuẩn bị : Nghiên cứu, soạn bài 2. Trò: đọc trước bài để tiếp thu dễ hơn C.Tiên trình hoạt động: * Kiểm tra bài cũ: Liên kết trong văn bản có tính chất gì? * Hoạt động 1: Giới thiệu bài *Trong phần liên kết văn bản các em đã biết các ý rời rạc không thể tạo nên 1 văn bản hay về nội dung và hình thức được. Vậy để có một nội dung và một hình thức hợp lý trước khi tạo lập văn bản người viết phải làm gì? Một trong những cách làm đó là lập bố cục cho 1 văn bản. Cách lập như thế nào bài học này sẽ giúp ta Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu văn bản: - Gọi hs đọc ví dụ a, b mục 1 - Đơn: nội dung phải tuân theo trật tự hợp lý. - Lá đơn có bố cục nhất định. Những ND trong đơn ấy có cần sắp xếp theo một trật tự không? - Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm đến bố cục? Bố cục văn bản là gì? -HS đọc 2 câu chuyện sách giáo khoa Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa? Cách kể chuyện trên bất hợp lý ở chỗ nào? Theo em cần sắp xếp bố cục 2 câu chuyện trên như thế nào? - Sắp xếp theo nguyên bản đã học ở lớp 6 - Vậy theo em bố cục hợp lý phải theo những yêu cầu nào? -Nhắc lại bố cục một văn bản đã học lớp 6? - Hãy nêu nhiệm vụ của 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài? -Vậy một văn bản gồm những phần nào? Nêu rõ? *Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập. I.Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản : 1. Bố cục của văn bản: a. Ví dụ: - Cần sắp xếp theo một trình tự hợp lý được gọi là bố cục. b. Ghi nhớ 1: Văn bản không thể được viết một cách tuỳ tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, 1 hệ thống rành mạch và hợp lý 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản: a. Ví dụ: - Đã có bố cục nhưng sắp xếp lộn xộn không hợp lý đ tối nghĩa vì : - Các ý sắp xếp không theo đúng trình tự thời gian, sự việc, khiến văn bản trở nên vô lý. b. Ghi nhớ: Nội dung các phần các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi - Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra 3. Các phần của bố cục: *Tự sự: a. Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. b. Thân bài: Diễn biến và phát triển của sự việc. c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện. *Miêu tả: a. Mở bài tả khái quát. b. Thân: Tả chi tiết. c. Kết: Phát biểu cảm nghĩ. *Ghi nhớ: văn bản thường được xây dựng theo 1 bố cục gồm 3 phần: mở, thân, kết. II. Luyện tập : * Bài tập 1,2: hướng dẫn học sinh làm bài ở nhà *Bài tập 3: Bố cục chưa thật hợp lý các điểm 1,2,3 ở thân bài mới chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa phải trình bày khái niệm học tốt. Trong khi đó điểm 4 không phải nói về học tập *Để bố cục rành mạch thì sau những thủ tục chào mừng đại hội và tự giới thiệu về mình thì bản báo cáo nên nêu lần lượt từng khái niệm học tập. D. Củng cố, dặn dò: 1. Củng cố: Gọi 1 hs đọc lại ghi nhớ 2. Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Nắm nội dung bài. Chuẩn bị bài: Mạch lạc trong văn bản - Tìm hiểu mạch lạc + Đọc kỹ 2(I) .

File đính kèm:

  • doct11.doc
Giáo án liên quan