Giáo án dạy hè Ngữ văn 7 - Trường THCS Lao Bảo - Tiết 9, 10: Từ láy

A. Mục tiêu: * Giúp học sinh

 - Nắm được cấu tạo của 2 loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

 - Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt

 - Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy

B. Chuẩn bị:

 1.Thầy: - Phương pháp: quy nạp.

 - Chuẩn bị: nghiên cứu kĩ những điều cần lưu ý.

 2. Trò: Đọc trước bài mới, soạn bài.

C. Tiến trình hoạt động:

I.ổn định tổ chức: Nắm sĩ số.

II.Kiểm tra bài cũ: Từ ghép có mấy loại? Nêu nghĩa của từ ghép?

III.Bài dạy: *Giới thiệu bài: ở lớp 6 chúng ta đã được học về từ láy Nhắc lại (các từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng gọi là từ láy). Từ láy là từ gồm 1 tiếng gốc có nghĩa và 1 tiếng láy lại tiếng gốc đó có sự phối âm. Làm thế nào để biết từ láy có cấu tạo như thế nào? Nghĩa của từ láy có đặc điểm gì bài học hôm nay giúp chúng ta.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy hè Ngữ văn 7 - Trường THCS Lao Bảo - Tiết 9, 10: Từ láy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22.6.09 Ngày dạy : 24.6.09 Tiết 9,10 Từ láy A. Mục tiêu: * Giúp học sinh - Nắm được cấu tạo của 2 loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận - Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt - Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy B. Chuẩn bị: 1.Thầy: - Phương pháp : quy nạp. - Chuẩn bị: nghiên cứu kĩ những điều cần lưu ý. 2. Trò: Đọc trước bài mới, soạn bài. C. Tiến trình hoạt động: I.ổn định tổ chức : Nắm sĩ số. II.Kiểm tra bài cũ : Từ ghép có mấy loại ? Nêu nghĩa của từ ghép ? III.Bài dạy : *Giới thiệu bài: ở lớp 6 chúng ta đã được học về từ láy đ Nhắc lại (các từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng gọi là từ láy). Từ láy là từ gồm 1 tiếng gốc có nghĩa và 1 tiếng láy lại tiếng gốc đó có sự phối âm. Làm thế nào để biết từ láy có cấu tạo như thế nào? Nghĩa của từ láy có đặc điểm gì bài học hôm nay giúp chúng ta. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động1 Tìm hiểu khái niệm của từ láy HS đọc 3 ví dụ sgk Những từ láy trong các ví dụ đó có đặc điểm âm thanh gì giống và khác nhau? - Đăm đăm: láy lại hoàn toàn tiếng gốc - Mếu máo: phụ âm đầu láy lại - Liêu xiêu: phần vần được láy Từ phân tích ví dụ trên em cho biết có các loại từ láy nào? -Vì sao các từ láy trong ví dụ 2 không nói được "bật bật", "thẳm thẳm"? -Theo em thế nào là từ láy toàn bộ? Thế nào là từ láy bộ phận? * Tổ chức trò chơi: Thi nhanh ở bảng, 4 tổ tìm (từ láy toàn bộ, láy phụ âm đầu, phần vần, láy toàn bộ có biến âm) * Dự kiến - Xinh xinh, xanh xanh, nghênh nghênh - Vòng vèo, rậm rịch - Liêu xiêu, lướt thướt, bồn chồn - Đo đỏ, tim tím, khang khác đ Cào cào, chích choè đ không phải từ láy mà là từ ghép chính phụ Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa của từ láy -Các từ sau có phải từ láy không? -Các từ láy bên được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh? Các từ láy trong mỗi nhóm sau có điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa? Nhận xét đặc điểm cấu tạo của các từ láy này? + Lí nhí, li ti, ti hí đ hình thành trên cơ sở miêu tả âm thanh, hình khối, độ mở của sự vật Hoạt động3: Hướng dẫn luyện tập Giải thích nghĩa các từ bên? + Nhấp nhô: Lúc lên lúc xuống + phập phồng, lúc căng lúc xẹp + bập bềnh: khi nổi khi chìm đ Hình thành trên cơ sở miêu tả ý nghĩa của sự vật theo mô hình: khi A khi B đ đặc điểm Nhận xét đặc điểm cấu tạo của các từ láy này? Hãy so sánh nghĩa của từ láy: mềm mại, đo đỏ với nghĩa các tiếng gốc: mềm, đỏ ? + Nghĩa giảm nhẹ hơn so với tiếng gốc (nét chữ mềm mại: dáng nét lượn cong, tự nhiên đ đẹp; bàn tay mềm mại: gợi cảm giác dễ chịu khi sờ đến...) đ biểu cảm HS đọc ghi nhớ Nội dung ghi bảng I. Các loại từ láy: a. Ví dụ: đ - Giống: có 1 tiếng gốc có nghĩa và sự láy lại có sự phối âm của các tiếng khác - Khác: từ "đăm đăm" láy toàn bộ, "mếu máo", "liêu xiêu" láy bộ phận b. Ghi nhớ: Từ láy có hai loại: từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ - Vì đây là những từ láy toàn bộ đã có sự biến đổi về thanh điệu và phụ âm cuối + Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn. Cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hoà về âm thanh) + Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần * Lưu ý: Cần phân biệt từ láy với từ ghép II. Nghĩa của từ láy: a. Ví dụ: đ được hình thành trên cơ sở mô phỏng âm thanh (từ tượng thanh) đ Có tính chất chung: nhỏ bé đ đặc điểm chung là: biểu thị trạng thái bất động đ Nghĩa giảm nhẹ hơn b. Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập : Bài tập 1: - Láy toàn bộ: thăm thẳm, bần bật, chiêm chiếp - Láy bộ phận: còn lại Bài tập 2: Điền các từ láy - Ló: lo ló, lấp ló - Nhỏ: nho nhỏ, nhỏ nhẹ, nhỏ nhắn, nhỏ nhen, nhỏ nhoi - Nhức: nhức nhối, nhưng nhức - Khác: khang khác - Thấp: thấp thoáng, thâm thấp - Chếch: chênh chếch - ách: anh ách Bài tập 4 - Cô bé ấy có thân hình nhỏ nhắn. - Nó là một đứa quá nhỏ nhặt. - Cô bé ấy nói năng nhỏ nhẹ thật dễ mến. - Bạn đối xử như thế thật quá nhỏ nhen. - Trong cơn dông, chú chim lạc mẹ trông thật nhỏ nhoi. IV. Củng cố, dặn dò: Củng cố: Nghĩa của từ láy mang sắc thái biểu cảm * Nghĩa của những tiếng láy có vần ênh ( trong những từ lênh khênh, bấp bênh, chênh vênh, lênh đênh..) có dặc diểm chung gì? ( chỉ những gì không vững vàng, không chắc chắn) ? Đặt câu với mỗi từ sau: Lạnh lùng, lạnh lẽo, nhanh nhảu, nhanh nhẹn Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài Đại từ. + Trả lời các câu hỏi phần I. + Xem lại ngôi xưng hô trong tiếng Anh.

File đính kèm:

  • doct9.10.doc