BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được các ví dụ khác trong SGK về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra được sự khác biệt giữa các trường hợp đó
- Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị
2. Kĩ năng : Biết vận dụng công thức A = Fs để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương với chuyển dời của vật
3. Thái độ : Tích cực hợp tác trong nhóm
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Vật lý 8 tiết 15: Công cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT15
Ngày soạn: / /
BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được các ví dụ khác trong SGK về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra được sự khác biệt giữa các trường hợp đó
- Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị
2. Kĩ năng : Biết vận dụng công thức A = Fs để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương với chuyển dời của vật
3. Thái độ : Tích cực hợp tác trong nhóm
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to các hình 13.1, 13.2, 13.3 SGK
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài học
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:
+ Ổn định lớp:
+ Kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lững
HS2: Trong trường hợp vật nổi, lực đẩy Ác-si-Mét được tính như thế nào ?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: Trong âåìi säúng haìng ngaìy, ngæåìi ta quan niãûm ràòng ngæåìi näng dán cáúy luïa, ngæåìi thåü xáy nhaì, em học sinh ngäöi hoüc baìi, con boì âang keïo xe ... âãöu âang thæûc hiãûn cäng. Nhæng khäng phaíi táút caí caïc træåìng håüp trãn âãöu laì "cäng cå hoüc".
Váûy cäng cå hoüc laì gç?
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Hình thành khái niệm công cơ học
GV: Yêu cầu HS đọc nhận xét SGK
HS: Đọc nhận xét SGK
GV: Trường hợp nào có công cơ học
HS: Lực kéo của con bò thực hiện công cơ học
GV: Từ các trường hợp quan sát ở trên, em có thể cho biết khi nào thì có công cơ học?
(Hướng dẫn: Có lực tác dụng không? Lực tác dụng có gây ra sự thay đổi đối với vật không?)
HS: Có công cơ học khi có lực tác dụng làm vật chuyển dời
GV: Tìm từ thích hợp điền vào C2
HS: Hoàn thành C2
GV: Hướng dẫn HS trao đổi thống nhất ý kiến và chốt kiến thức
GV: Em hãy lấy một ví dụ khác ở SGK về việc thực hiện được công cơư học?
HS: Đa vào quả bóng, quả bóng bay .
I. Khi nào có công cơ học
1. Nhận xét
- Lực kéo của con bò thực hiện công cơ học
- Người lực sĩ không thực hiện công
2. Kết luận:
- Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
- Công cơ học là công của lực.
- Công cơ học gọi tắt là công
HOẠT ĐỘNG 2: Củng cố kiến thức về công cơ học
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C4, C5
HS: Hoạt động nhóm, trả lời C4, C5
GV: Hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
HS: Các nhóm cử đại diện trình bày
GV: Hướng dẫn các nhóm cùng trao đổi thống nhất câu trả lời
HS: Trao đổi thống nhất câu trả lời
3. Vận dụng
C3:
Trường hợp a, c, d có công cơ học
C4:
Lực kéo của đầu tàu hoả
Lực hút của trái đất (trọng lực)
Lực kéo của người công dân
HOẠT ĐỘNG 3: Thông báo kiến thức mới: công thức tính công
GV: Yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu công thức tính công cơ học
HS: Đọc SGK
GV: Nêu câu hỏi
+ Công thức tính công cơ học?
+ Giải thích các đại lượng trong công thức và nêu đơn vị?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Yêu cầu HS đọc chú ý SGK
HS: Đọc chú ý
GV: Nhấn mạnh trường hợp thứ hai
II. Công thức tính công
Công thức tính công:
A = F . s
Trong đó:
A là công của Lực (J)
F là lực tác dụng vào vật (N)
s là quảng đường vật dịch chuyển (m)
Chú ý: Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng công thức tính công để giải bài tập
HS: Cá nhân làm bài tập C5, C6 vào vở
HS: Làm C5, C6 vào vở
GV: Gọi 2 HS lên bảng
+ 1HS làm C5
+ 1HS làm C6
HS: Lên bảng làm bài tập
GV: Hướng dẫn cả lớp cùng trao đổi, nhận xét và hoàn thiện bài làm của bạn
HS: Trao đổi thống nhất bài làm
GV: Chốt kết quả đúng
GV: Hướng dẫn HS trả lời C7
HS: Trả lời C7
GV: Hướng dẫn cả lớp cùng trao đổi, nhận xét và hoàn thiện bài làm của bạn
2. Vận dụng
C5:
Tóm tắt:
F = 5000N
S = 1000m
A = ?
Giải:
A = F .S = 5000.1000 = 5.106 (J)
C6:
A = F.S = 20.6 = 120 (J)
C7:
Vì trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động nên không có công cơ học
IV. Củng cố: HS đọc ghi nhớ, đọc có thể em chưa biết
V. Dặn dò : Học bài cũ, làm bài tập SBT. Nghiên cứu bài mới
File đính kèm:
- Tiet 15.doc