BÀI 4: BIỂU DIỄN LỰC
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
Nhận biết được lực là đại lượng véctơ. Biểu diễn được vectơ lực.
2. Kĩ năng : Biểu diễn được véc tơ lực
3. Thái độ : Có tinh thần cộng tác, phối hợp với các bạn trong nhóm
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: 6 bộ TN (hình 4.1): giá đỡ, xe lăn, nam châm thẳng, 1 thỏi sắt
2. Học sinh : Nghiên cứu trước SGK
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Vật lý 8 tiết 4: Biểu diễn lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 04
Ngày soạn: / /
BÀI 4: BIỂU DIỄN LỰC
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
Nhận biết được lực là đại lượng véctơ. Biểu diễn được vectơ lực.
2. Kĩ năng : Biểu diễn được véc tơ lực
3. Thái độ : Có tinh thần cộng tác, phối hợp với các bạn trong nhóm
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: 6 bộ TN (hình 4.1): giá đỡ, xe lăn, nam châm thẳng, 1 thỏi sắt
2. Học sinh : Nghiên cứu trước SGK
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:
+ Ổn định lớp:
+ Kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều. Ví dụ.
HS2: Giải bài tập C7 SGK
III. Bài mới:
Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. Vậy lực được biểu diễn như thế nào?
Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
TG
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại khái niệm lực
GV: Gọi HS đọc to phần I SGK
HS: Đọc theo yêu cầu
GV: Lực có tác dụng gì?
HS: Làm thay đổi chuyển động hoặc làm vật biến dạng
GV: Quan sát hình 4.1; 4.2 em hãy cho biết trong các trường hợp đó lực có tác dụng gì?
HS: Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi
GV: Hướng dẫn HS trao đổi thống nhất
I. Ôn lại khía niệm lực
Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động (nghĩa là thay đổi vận tốc) của vật.
C1: + H4.1: (Lực hút của Nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn nên xe lăn chuyển động nhanh hơn.
+ H4.2: Lực tác dụng lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại lực quả bóng đập vào vợt làm vợt biến dạng
HOẠT ĐỘNG 2: Thông báo đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng véc tơ
HS: Đọc SGK trong 2 phút
GV: Em hãy cho biết lực có độ lớn không? Có chiều không?
HS: Có độ lớn và có chiều
GV: Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương chiều là đại lượng vectơ. Vậy lực là một đại lượng vectơ.
GV: Như vậy lực được biểu diễn như thế nào?
HS: Dùng một mũi tên có gốc, phương, chiều và độ dài.
GV: Chốt cách biểu diễn lực
GV: Vectơ lực được kí hiệu như thế nào?
Cường độ lực được biểu diễn như thế nào?
HS: Véctơ lực F, cường độ lực F
GV: Chốt cách kí hiệu
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách biểu diễn lực ở hình 4.3
HS: Tìm hiểu cách biểu diễn lực
GV: Yêu cầu HS lên bảng đọc lại các yếu tố của lực này.
HS: Lên bảng đọc theo yêu cầu
II. Biểu diễn lực
Lực là một đại lượng vec tơ
Lực là một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương, có chiều nên là một đại lượng vectơ.
Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực
Cách biểu diễn
+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật
+ Phương và chiều là phương và chiều của lực
+ Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước
Kí hiệu
Véctơ lực được kí hiệu là F
Cường độ lực được kí hiệu là F
Ví dụ: Một lực 15N tác dụng lên xe lăn
A F = 15N F
+ Điểm đặt: Tại A
+ Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải
+ Cường độ F = 15N
HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng
GV: Cho HS đọc C2
HS: Đọc và thảo luận 2 phút
GV: Gọi 1HS lên bảng biểu diễn trọng lực của vật có khối lượng 5kg (tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N)
HS: 1HS lên bảng thực hiện theo hướng dẫn
HS còn lại vẽ vào vở
GV: Hướng dẫn
GV: Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố ở hình 4.4?
HS: Diễn tả bằng lời:
HS1: hình 4.4a
HS2: hình 4.4b
HS3: hình 4.4c
GV: Hướng dẫn
II. Vận dụng
C2: a) A
+ Điểm đặt: A
+ Phường nằm ngang
Chiều hướng xuống
+ Cường độ: F = 50N F
C3:
F1: Điểm đặt A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. Cường độ
F1 = 20N
F2: Điểm đặt B phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F2= 30N
F3: Điểm đặt C, phương nghiêng một góc 300 so với phương ngang. Chiều dưới lên cường độ F3 = 30N.
IV. Củng cố: HS: Đọc ghi nhớ
GV: Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập C2b
V. Dặn dò : Học bài cũ, làm bài tập C2
Nghiên cứu bài mới: Sự cân bằng lực – quán tính
Câu hỏi soạn bài:
- Thế nào là 2 lực cân bằng?
- Tại sao khi xe đang chạy, ta thắng gấp thì người nghiên về phía trước?
File đính kèm:
- Tiet 4-BIEU DIEN LUC.doc