Tập đọc
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu có nhiều dấu phẩy.
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4; HS khá giỏi trả lời được CH5).
*Kĩ năng sống: Thể hiện sự cảm thông (Hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người khác); (Thảo luận).
II. Đồ dùng:
- Tranh SGK, bảng phụ viết sẵn câu dài.
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy khối 2 tuần thứ 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ 2 ngày 26 tháng 11 năm 2012
(Dạy thay cô Tuyết)
Tập đọc
Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu có nhiều dấu phẩy.
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4; HS khá giỏi trả lời được CH5).
*Kĩ năng sống: Thể hiện sự cảm thông (Hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người khác); (Thảo luận).
II. Đồ dùng:
- Tranh SGK, bảng phụ viết sẵn câu dài.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: (4’)
- 2 HS đọc bài Cây xoài của ông em. - GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hoạt động 1: Luyện đọc (30’)
a. GV đọc mẫu toàn bài.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng câu.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
+ GV ghi từ khó lên bảng: Chẳng nghĩ, đỏ hoe, vỗ về, trổ ra.
+ HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
. Một hôm, / vừa đói vừa rét, / lại bị trẻ lớn hơn đánh, / cậu mới nhớ đến mẹ, / liền tìm đường về nhà.//
. Hoa tàn,/quả xuất hiện, / lớn nhanh,/ da căng mịn,/ xanh óng ánh,/ rồi chín.//
. Môi cậu vừa chạm vào, / một dòng sữa trắng trào ra, / ngọt thơm như sữa mẹ.//
- GV hướng dẫn HS đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn.
- 1 HS đọc chú giải ở SGK.
- Thi đọc trong nhóm - GV nhận xét.
Tiết 2.
3. Hoạt đông 2: Tìm hiểu bài. (23’)
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi:
? Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi.
- HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi.
? Vì sao cậu bé lại tìm đường về nhà (Đi la cà cậu vừa đói vừa rét).
? Trở về nhà không thấy mẹ cậu đã làm gì.
- HS đọc đoạn còn lại của đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
? Thứ quả lạ xuất hiện trên cành cây như thế nào (Từ cành lá,...)
? Thứ quả này có gì lạ (lớn nhanh da căng mịn...)
- HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi.
? Những nét nào của cây gợi lên hình ảnh của mẹ (lá đỏ hoe...)
? Theo em nếu gặp được mẹ cậu bé sẽ nói gì
- HS khá giỏi trả lời: Con xin lỗi mẹ...
4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. (10’)
- GV hướng dẫn lại cách đọc.
- Các nhóm thi nhau đọc.
- GV nhận xét, chọn em đọc hay nhất.
5. Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS đọc lại bài 1 lượt.
- GV nhận xét giờ học.
____________________________
Toán
Tìm số bị trừ
I. Mục tiêu:
- Biết tìm x trong các các bài tập dạng: x - a = b (với a, b là các số không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ).
- Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó.
Bài tập cần làm : Bài 1 (a, b, d , e ) Bài 2 ( cột 1, 2 , 3 ) Bài 4.
II. Đồ dùng:
- Tấm bìa có kẻ sẵn 10 ô vuông.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: (5’)
- HS làm bảng con:
x + 27 = 42 35 + x = 82
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hoạt động 1: Giới thiệu cách tìm số bị trừ chưa biết. (12’)
- GV gắn bảng: 1 tấm bìa 10 ô vuông và hỏi có mấy ô vuông? (10)
- Sau đó GV cắt từ 10 ô vuông ra 4 ô vuông và hỏi: Còn mấy ô vuông? (6)
- HS nêu phép tính. 10 - 6 = 4
- GV: 10 gọi là số bị trừ, 6 gọi là số trừ, 4 gọi là hiệu trong phép trừ.
- GV: Nếu xoá đi số bị trừ trong phép trừ trên thì làm thế nào để tìm ra số bị trừ?
- GV giới thiệu: Ta gọi số bị trừ chưa biết là x, khi đó ta viết x - 4 = 6.
- HS nêu cách làm: x - 4 = 6
x = 6 + 4
x = 10
- HS nêu ghi nhớ: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- HS đọc ghi nhớ.
3. Hoạt động 2: Thực hành (20’)
Bài tập 1: (8') Làm vào bảng con và vở.
HS nêu yêu cầu: (Tìm x)
a) x - 4 = 8 b) x - 9 = 18
- HS nêu thành phần trong phép trừ và làm bảng con.
- 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét.
- HS làm vào vở câu. d, e
Bài tập 2: (5') Làm miệng.
HS nêu yêu cầu. (Viết số thích hợp vào ô trống)
Số bị trừ
11
Số trừ
4
12
34
27
48
Hiệu
9
15
35
46
- HS trả lời miệng, GV ghi kết quả.
Bài tập 3: (3') Làm miệng
HS khá giỏi làm.
Bài tập 4: (5') Làm vào vở
HS đọc yêu cầu:
a. Vẽ đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD . A .B
b. Đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD cắt
nhau tại một điểm. Hãy ghi tên điểm đó
- HS làm vào vở.
- GV theo dõi, HD thêm. .C .D
- GV chấm và nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS nhắc lại ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.
______________________
Âm nhạc
Cô Thúy dạy
Thứ 3 ngày 27 tháng 11 năm 2012
Buổi sáng: Bài soạn viết bằng tay
_______________________
Buổi chiều:
Luyện Toán
Luyện: 13 trừ đi một số
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ dạng 13 - 5
- Giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1')
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (32’)
Bài tập 1: (7') Trò chơi tiếp sức
Tính nhẩm:
8 + 5 = 7 + 6 = 13 - 3 – 3 =
13 - 5 = 13 - 7 = 13 – 3 - 6 =
13 - 8 = 13 - 9 = 13 – 9 =
- HS thi điền nhanh, đúng kết quả giữa 3 tổ, GV cùng HS nhận xét.
- GV: Các em vừa ôn lại bảng 12 trừ đi một số.
- HS đọc lại bảng trừ.
Bài tập 2: (7') Làm vào vở.
Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
13 và 8 ; 13 và 6 ; 13 và 9 13 và 0 13 và 2
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài tập 3: (7') Làm vào vở
Một cửa hàng có 13 quạt điện, đã bán 7 quạt điện. Hỏi cửa hàng đó còn lại mấy quạt điện
- HS đọc bài toán và phân tích
? Bài toán cho biết gì
? Bài toán hỏi gì
- GV giải nghĩa cho các em hiểu nghĩa từ đã bán
- HS giải vào vở, 1HS lên bảng làm
Bài giải
Cửa hàng đó còn lại số quạt điện là
13 - 7 = 6 (quạt điện)
Đáp số: 6 quạt điện
- GV nhận xét.
* Dành cho HS khá giỏi:
Bài tập 1: (7') Làm vào vở
Đoạn thẳng thứ nhất dài 1dm 3cm, đoạn thẳng thứ hai ngắn hơn đoạn thẳng thứ nhất 6cm. Hỏi đoạn thẳng thứ hai dài bao nhiêu xăng ti mét?
- HS làm bài vào vở
- GV gợi ý: Trước hết ta phải đổi 1dm 3cm = …. . cm
- 1 HS lên bảng làm
GV nhận xét
- GVchấm bài và nhận xét.
3. Củng cố kiến thức: (2’)
-? + Hãy đọc các phép trừ dạng 13 trừ đi một số: 13 - 5
+ Nêu cách đặt tính dạng 13 - 5
- HS hệ thống lại nội dung bài học.
____________________________
Luyện Tiếng việt
Luyện đọc kể : Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu:
- Giúp HS luyện đọc bài Sự tích cây vú sữa, nắm kĩ nội dung của bài tập đọc.
- Rèn kĩ năng ghi nhớ và kể chuyện. HS kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (1)
2. Hoạt động 1: Luyện đọc (15')
- Cho HS hoạt động nhóm ba luyện đọc toàn bài.
- Gọi các nhóm thi đọc, lớp nhận xét.
- 1HS khá giỏi đọc cả bài.
3. Hoạt động 2: Luyện kể(18')
+Kể lại một đoạn câu chuyện bằng lời của mình?
- Một số học sinh kể. Cả lớp nhận xét.
+Kể phần chính của câu chuyện theo gợi ý
- Học sinh kể theo nhóm 3. Sau đó đại diện nhóm thi kể trước lớp.
+ Kể đoạn kết câu chuyện theo mong muốn
- Từng cặp kể
- Đại diện các cặp kể
- Sau mỗi lần kể, cả lớp nêu nhận xét. Cuối giờ cả lớp bình chọn cá nhân và nhóm kể chuyện hay nhất.
4. Củng cố, dăn dò: (1')
- ? Nêu nội dung của bài Sự tích cây vú sữa
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà các em tập kể lại câu chuyện “Sự tích cây vú sữa”cho người thân.
______________________________
Luyện chữ
Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp một bài văn xuôi.
- HS có ý thức trình bày sạch sẽ, đẹp.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2’)
2. Hoạt động 2: Luyện viết (30’)
- GV đọc bài: Sự tích cây vú sữa.
- HS mở SGK trang 96 đọc thầm và viết bài vào vở.
- GV: Các em nhớ viết đúng và cẩn thận.
- HS viết vào vở luyện viết.
- GV theo dõi uốn nắn.
- GV chấm và nhận xét.
3. Củng cố kiến thức: (3’)
- HS nhắc lại cách viết một đoạn văn.
- GV nhận xét giờ học.
Thứ 4 ngày 28 tháng 11 năm 2012
Luyện Toán
Luyện : Tìm số bị trừ. 33 - 5
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng tìm số bị trừ .
- Rèn kĩ năng vẽ các đoạn thẳng cắt nhau tại một điểm.
- HS giỏi khá giải toán tìm một số.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động1: Giới thiệu bài (2’)
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (31’)
Bài tập 1: (7') Làm vào vở
Tìm x
a) x - 10 = 25 b) x - 12 = 36 c) x - 13 = 26
- HS nêu tên thành phần trong phép trừ.
? Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào (Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ)
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- HS cùng GV nhận xét.
a) x = 35 b) x = 48 c) x = 39
Bài tập 2: (10') Làm vào vở.
Tính:
23 13 6 3 73 93
- - - - -
6 7 8 9 5
- HS làm vào vở
- Gọi HS nêu cách tính và kết quả từng bài. GV nhận xét, ghi bảng.
Bài 3: (7') Làm vào vở
Vẽ đoạn thẳng CD và đoạn thẳng IH, hai đoạn thẳng đó cắt nhau tại một điểm. Hãy ghi tên điểm đó.
C . . I
H . . D
- HS vẽ vào vở,1 HS lên bảng vẽ.
- Lớp nhận xét.
* Dành cho HS khá giỏi.
Bài 1: (7') Làm vào vở
Tìm một số biết tổng của số đó cộng với 35 bằng 100.
- HS đọc bài toán và giải vào vở.
- GV cùng HS chữa bài: Số cần tìm là: 100 - 35 = 65
Đáp số: 65
Bài 2: (7') Làm vào vở
Tìm x
a) x + 7 = 19 - 1 b) 46 + x = 80 - 13
- HS nêu cách làm và làm vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV chữa bài.
a) x + 7 = 19 - 1 b) x = 21
x + 7 = 18
x = 18 - 7
x = 11
- GV chấm chữa bài
3. Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS hệ thống bài học.
- GV nhận xét giờ học.
Luyện Thể dục
Ôn: Điểm số, đi thường. Trò chơi“Nhóm ba, nhóm bảy”
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục giúp HS bước đầu thực hiện được đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải), biết cách điểm số 1- 2, 1- 2 theo đội hình vòng tròn.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi:"Nhóm ba, nhóm bảy"
II. Địa điểm, phương tiện:
Trên sân trường, chuẩn bị một còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: (5’)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- HS khởi động xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản: (25’)
* Điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình vòng tròn: 1 - 2 lượt
* Đi thường theo nhịp: Chia lớp thành 2 tổ, tổ trưởng điều khiển sau đó báo cáo kết quả tập luyện
* Trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”. GV cho HS chạy nhẹ nhàng thành một vòng tròn lớn, vừa chạy vừa vỗ tay và đọc: “Tung tăng múa ca. Nhi đồng chúng ta. Hợp thành nhóm ba hay là nhóm bảy”.
Sau tiếng “bảy” các em đứng lại và nghe lệnh của chỉ huy. Nếu hô nhóm ba thì lập tức chạy chụm lại với nhau thành nhóm ba người; nếu những em không tạo được thành nhóm theo quy định thì phải chịu một hình phạt nào đó.
Tương tự hô nhóm “năm”, nhóm “ bảy”...
3 Phần kết thúc: (5’)
- Cúi người thả lỏng, và hít thở sâu.
- Nhảy thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
________________________________
Hoạt động tập thể(GDKNS)
Chủ đề 1: Kĩ năng phòng tránh tai nạn, thương tích
(Tiết 2: Bài tập 4, bài tập 5, bài tập 6)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục giúp HS biết cách phòng tránh được một số tai nạn, thương tích đáng tiếc xảy ra, biết ứng xử phù hợp với các tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết cách tránh xa những nguy hiểm và khuyên các bạn không tham gia vào những việc làm nguy hiểm.
- Có thói quen chơi những nơi an toàn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách bài tập thực hành kĩ năng sống Lớp 2.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học(1')
2. Nội dung bài học:
1. Hoạt động 1: Bài tập 4 (12') Thảo luận nhóm.
- GV phát phiếu và hướng dẫn cho làm việc trên phiếu học tập (Theo nhóm 2) trong thời gian 8 phút.
*Nội dung phiếu:Sách bài tập thực hành kĩ năng sống Lớp 2 trang 10
- 1 HS đọc nội dung bài tập
- HS làm bài. GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho những nhóm còn lúng túng.
- Theo từng nội dung, đại diện nhóm trình bày kết quả, bổ sung ý kiến tranh luận với nhau
- GV kết luận: Các em không nên chơi những trò chơi, hành động việc làm có thể gây nguy hiểm dẫn đến tai nạn xảy ra như đánh khăng, ném cát vào mặt, bắt chuồn chuồn, bắt bướm ở bờ ao, bờ hồ, lội qua suối khi lũ đang về, nhảy từ trên cao xuống đất, bắc ghế trèo cao, ngồi trên bệ cửa sổ không có chấn song bảo vệ…
2. Hoạt động 2: Bài tập 5. Xử lí tình huống: (10)
- GV phát phiếu và hướng dẫn cho làm việc cá nhân trên phiếu học tập trong thời gian 5 phút.
* Nội dung phiếu:Sách bài tập thực hành kĩ năng sống Lớp 2 trang 10.
- Hết thời gian, GV lần lượt nêu từng ý kiến và yêu cầu HS biểu hiện thái độ đánh giá: Tán thành, lưỡng lự, không tán thành qua việc giơ các tấm bìa màu
- HS thảo luận vì sao em tán thành, lưỡng lự hoặc không tán thành.
- GV kết luận: ý kiến đúng là: Từ chối và khuyên bạn không nên chơi vì nguy hiểm.
3. Hoạt động 3: Bài tập 6. Tự liên hệ: (11')
* Bước 1:
- GV nêu yêu cầu bài tập và viết nội dung bài tập lên bảng: Em đã có lần nào bị ngã, bị đau, bị thương tích do nghịch dại chưa? Sau đó em cảm thấy như thế nào? Hãy kể lại trường hợp đó cho các bạn cùng nghe ?
-1HS đọc lại nội dung bài tập.
- HS kể theo nhóm 4.
* Bước 2:
- Đại diện nhóm nối tiếp nhau thi kể trước lớp.
- GV kết luận và nhắc nhở các em không nên chơi những trò chơi nguy hiểm sẽ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc xảy ra như các bạn đã kể.
4. Củng cố dặn dò: (1')
- GVcùng HS hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học.
___________________________________
Thứ 5 ngày 29 tháng 11 năm 2012
Toán
53 - 15
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33 - 15
- Biết tìm số bị trừ, dạng x - 18 = 9.
- Biết vẽ hình vuông theo mẫu (vẽ trên giấy ô li).
* Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1), Bài 2, Bài 3 a, Bài 4
II. Đồ dùng:
- 5 bó 1 chục và 3 que tính rời.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: (5’)
- HS làm vào bảng con, 2HS lên bảng làm.
33 33 73
9 7 4
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm ra kết quả của phép trừ 53 - 15 (12’)
- GV cho HS lấy que tính ra và làm thao tác trên que tính và đọc kết quả.
- HS nêu cách làm trên que tính.
- GV hướng dẫn HS đặt tính theo cột dọc:
53 .3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1
15 .1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
38 Vậy 53-15 = 38
- HS nhắc lại cách tính.
3. Hoạt động 2: Thực hành. (20’)
Bài tập 1: (5 phút) Làm vào bảng con.
Tính:
83 43
19 28
- HS làm bảng con (dòng 1), GV nhận xét.
Bài tập 2: (5') Làm vào vở
Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ, số trừ lần lượt sau.
a) 63 và 24. b) 83 và 39 c) 53 và 17
- HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 3: (4') Làm vào vở
Tìm x
a) x- 18 = 9
- HS nêu tên thành phần trong phép trừ
- HS làm vào vở, GV nhận xét
Bài tập 4: (6) Làm vào vở
Nối các điểm để có hình vuông.
- HS làm vào vở nháp.
* Chấm chữa bài:
- HS nộp bài, GV chấm và nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: (1’)
- GV nhận xét giờ học.
_______________________________
Chính tả (Tập chép)
Mẹ
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác bài chính tả; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập 2; bài tập 3b
II. Đồ dùng:
- Bảng lớp viết bài tập chép.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: (4’)
- HS viết bảng con: Con nghé, suy nghĩ, con trai, cái chai.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép (22’)
a. Hướng dẫn H S chuẩn bị
- GV đọc bài tập chép trên bảng.
- 2 HS đọc lại bài
- Hướng dẫn HS nắm nội dung bài.
- GV hỏi: Người mẹ được so sánh với những hình thức nào? (Những ngôi sao trên bầu trời, ngọn gió mát).
- Hướng dẫn HS nhận xét.
+ Đếm và nhận xét số chữ của các dòng thơ trong bài chính tả? (6 chữ, 8 chữ)
+ Nêu cách viết chữ đầu ở mỗi dòng thơ? (Viết hoa chữ cái đầu)
- HS viết bảng con: Chẳng bằng, quạt, suốt đời, giấc tròn.
- GV nhận xét.
b. HS chép vào vở:
- GV hướng dẫn về cách trình bày bài.
- HS nhìn bảng chép bài vào vở.
- GV theo dõi, nhắc nhở.
c. Chấm chữa bài.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (7’)
Bài tập 2: (4') Làm miệng
Điền vào chỗ trống iê, yê hay ya?
- HS đọc bài tập và trả lời miệng.
- GV ghi bảng vào những chỗ trống.
Bài tập 3: (4') Làm vào vở
Tìm trong bài thơ Mẹ.
b. Những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
_________________________________
Mĩ thuật
GV bộ môn dạy
_____________________________
Tự nhiên và xã hội
Đồ dùng trong gia đình
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số đồ dùng của gia đình mình.
- Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình vẽ trong SGK trang 26, 27
- Một số đồ chơi: bộ ấm chén, nồi chảo, bàn ghế...
- Phiếu bài tập: Những đồ trong gia đình.
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (1’)
2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp. (15’)
- HS quan sát hình 1, 2, 3, trang 26.
+ Kể tên các đồ dùng có trong hình. Chúng dùng để làm gì?
+ HS làm việc theo cặp (1 HS hỏi, 1 HS trả lời).
+ Một số HS trình bày, HS khác nhận xét.
+ Làm việc theo nhóm
Thảo luận: Ghi vào phiếu, những đồ dùng trong gia đình.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp KQ làm việc của nhóm mình.
- GVKL: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.Tuỳ vào nhu cầu và đời sống kinh tế nên đồ dùng của mỗi gia đình cũng có sự khác biệt
3. Hoạt động 2: Thảo luận về bảo quản, giữ gìn một số đồ dùng trong nhà. (18’)
Bước 1: Làm việc theo cặp
Yêu cầu HS quan sát hình 4, 5 trang 27 SGK.
- Nói xem các bạn trong hình đang làm gì? Việc làm của các bạn đó có tác dụng gì?
- Nói với các bạn ở nhà mình thường sử dụng những đồ dùng nào? Nêu cách bảo quản?
Ví dụ: Muốn sử dụng các đồ dùng bằng gỗ, Sứ, thuỷ tinh ... bền đẹp ta cần lưu ý điều gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Kết luận: Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt khi dùng xong phải xếp đặt ngăn nắp. Đối với đồ dùng dễ vỡ khi sử dụng cần chú ý nhẹ nhàng, cẩn thận tránh va đập.
- Kết hợp cho HS thực hành
3. Củng cố dặn dò: (1’)
- HS nêu cách bảo quản đồ dùng trong gia đình.
Buổi chiều:
Đạo đức
Bài soạn viết tay
_________________________________________________
Luyện Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng đặt tính và tính dạng: 33 - 5, 53 - 15
- Luyện giải toán có liên quan đến các phép tính đã học.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập. (31’)
Bài tập 1: (7') Làm vào vở
Tính:
33 43 53 63 23
- - - - -
16 7 28 39 5
- HS làm vào vở
- Gọi HS nêu cách tính và kết quả từng bài.GV nhận xét, ghi bảng.
Bài tập 2: (7') Làm vào vở
Tìm x:
a) x - 6 = 6 b) x - 18 = 24
- HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm. HS khác nhận xét.
Bài tập 3: (7') Làm vào vở
Khi đăng kí tham gia học ngoại khoá, khối lớp 2 có 24 bạn tham gia học bơi, số bạn tham gia học đàn ít hơn số bạn học bơi là 4 bạn. Hỏi khối lớp 2 có bao nhiêu bạn tham gia học đàn?
- HS đọc bài toán và giải bài toán vào vở.
-1HS giải ở bảng lớp: Khối lớp 2 có số bạn tham gia học đàn là:
24 - 4 = 20 ( bạn)
Đáp số: 20 bạn
Bài tập 4: (5) Làm trên bảng lớp (Dành cho HS khá giỏi)
Điền số thích hợp vào ô trống:
3 6
1 5 4 6
4 7
- GV theo dõi học sinh làm bài, hướng dẫn thêm rồi chữa bài.
2. Củng cố kiến thức: (2’)
- Khi đặt tính ta lưu ý điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
Luyện Tiếng Việt
Luyện :từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết cho học sinh về các từ ngữ về tình cảm gia đình.
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2’)
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (31’)
Bài tập 1: (7') Trò chơi tiếp sức.
Nối các tiếng sau thành những từ có hai tiếng, viết kết quả vào dòng dưới:
Nhớ
Thương Kính
Mong Trọng
……………………………………………………………………………………..
- HS thi nối và viết nhanh, đúng giữa các tổ.
- GV cùng HS nhận xét
Bài tập 2: (7') Làm vào vở
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh:
Ông bà …………………….. cháu
Con cháu …………………….. ông bà
Anh chị ……………………. em
Học sinh ……………………… thầy, cô giáo
Trẻ em ……………………… người lớn
- HS suy nghĩ làm vào vở rồi trả lời.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 3: (7') Làm vào vở
Điền vào ô trống dấu chấm hoặc dấu phẩy
Mùa xuân, cả nhà gấu đi bẻ măng và uống mật ong Mùa thu, gấu đi nhặt hạt dẻ. Gấu bố gấu mẹ gấu con cùng béo rung rinh bước đi lặc lè.
- HS suy nghĩ làm và vở rồi trả lời.
- GV cùng HS nhận xét
- HS đọc ngắt nghỉ đúng ở các câu trên.
Bài tập 4: (7') Làm vào vở (Dành cho HS khá giỏi)
Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 dòng thơ được gạch chân:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ hàng Bạc hàng Gai
Hàng Buồm hàng Thiếc hàng Bài hàng Khay…
- HS làm bài, GV theo dõi và nhận xét.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
3. Củng cố kiến thức: (2’)
- HS thi kể nhanh những từ ngữ nói về tình cảm gia đình.
- Dấu phẩy được đặt ở vị trí nào trong câu?
- GV nhận xét giờ học.
Thứ 6 ngày 30 tháng 11 năm 2012
Tập làm văn
Luyện: Chia buồn an ủi. Kể về người thân
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục giúp HS rèn kĩ năng nói và viết về người thân, viết được bưu thiếp ngắn về chia buồn an ủi.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2')
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. (30’)
Bài 1: Làm vào vở
Được tin ông bà bị ốm, bố mẹ về thăm ông bà. Em hãy viết một bức thư ngắn ( giống như bưu thiếp ) thăm hỏi ông bà.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở.
- GV theo dõi gợi ý.
- HS đọc bài viết của mình.
- GV cùng lớp nhận xét.
Bài 2: (15') Làm miệng
Hãy kể về người thân theo gợi ý sau.
GV ghi: a. Bố (mẹ) em tên là gì? Bao nhiêu tuổi? Tính tình như thế nào?
- Người đó làm nghề gì? Tình cảm của em đối với người đó như thế nào và ngược lại?
- HS lần lượt kể hết cả lớp.
- GV nhận xét và bổ sung.
Bài 3: (15') Làm vào vở
Hãy viết một đoạn văn ngắn (3 - 5 câu) kể về bố (mẹ) của em theo lời kể của em ở bài tập 2.
- HS đọc đề bài và làm vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- HS đọc bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố kiến thức: (3')
- Nêu cách viết một đoạn văn kể về người thân?
- GV hệ thống bài học.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng 13 trừ đi một số.
- Thực hiện được phép trừ dạng 33 - 5; 53 - 15.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 - 15.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4, Bài 3, 5 dành cho học sinh khá giỏi
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: (5’)
- HS làm bảng con: 73 - 19 63 - 25 43 - 36
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (2’)
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập: (28’)
Bài tập 1: (5') Làm miệng
HS nêu yêu cầu: Tính nhẩm.
13 - 4 = 13 - 5 = 13 - 6 = 13 - 7 = 13 – 8 = 13 – 9 =
- HS trả lời miệng. Cả lớp đọc.
Bài tập 2: (7') Làm vào vở
Đặt tính rồi tính.
a. 63 - 35 ; 73 - 29 ; 33 - 8
b. 93 - 46 ; 83 - 27 ; 43 - 14.
- HS nêu cách đặt và thực hiện.
- HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 3: (5') Làm miệng (Dành cho HS khá giỏi)
Tính:
33 - 9 - 4 = 63 -7 - 6 = 42 - 8 - 4 =
33 - 13 = 63 - 13 = 42 - 12 =
Bài tập 4: (7') Làm vào vở
HS đọc bài toán và tóm tắt.
Có: 63 quyển vở.
Đã phát: 48 quyển vở.
Còn lại: ....quyển vở
- ? Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì?
- HS giải vào vở, 1 HS lên bảng giải:
Bài giải:
Cô còn lại số vở là:
63 - 48 = 15 (quyển vở)
Đáp số: 15 quyển vở
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 5: (5') Làm miệng(Dành cho HS khá giỏi)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
43
26
Kết quả của phép tính trên là:
A. 27 B. 37 C. 17 D. 69
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS đọc lại bài 1.
- GV nhận xét giờ học.
Tập viết
Chữ hoa K
I. Mục tiêu:
- Biết đúng chữ hoa k (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Kề (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ), Kề vai sát cánh (3lần)
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ.
- Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: (5’)
- Cả lớp viết bảng con. i ích
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn HS viết chữ hoa: (5’)
a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ K
- GV gắn chữ mẫu lên bảng và hỏi.
? Chữ hoa K có độ cao mấy li ? Gồm mấy nét
- HS quan sát và trả lời.
- GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết.
K
+ Nét 1: Điểm đặt bút ở trên đường kể 5 viết nét cong trái rồi lượn ngang, dừng bút trên đường kẻ 6.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết nét móc ngược trí, phần cuối uốn vào trong dừng bút trên đường kẻ 2.
+ Nét 3: Là kết hợp của 2 nét cơ bản, móc xuôi và móc ngược phải nối liền nhau tạo thành 1 vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ, dừng bút ở đường kẻ 2.
- HS viết trên không chữ hoa K
b. Hướng dẫn HS viết bảng con. K
- HS viết bảng con K
- GV nhận xét.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: (5’)
a. Giới thiệu cụm từ viết ứng dụng.
- HS đọc: Kề vai sát cánh.
- GV giải nghĩa: Chỉ sự đoàn kết bên nhau để gánh vác một việc.
b. Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
- Độ cao của các con chữ trong cụm từ ứng dụng.
c. Hướng dẫn HS viết bảng con: Kề
- HS viết bảng con Kề
- GV nhận xét.
4. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết: (15’)
- GVnói HS đại trà chỉ viết 1 dòng chữ K cỡ v
File đính kèm:
- Giao an lop 2 tuan 12 nam 2013 2014.doc