Toán
14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 - 8
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép tính dạng 14 - 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép tính trừ dạng 14 - 8.
Các bài tập cần làm :Bài 1 ( cột 1, 2) Bài 2 ( 3 phép tính đầu ) Bài 3 ( a, b ) Bài 4
II. Đồ dùng:
- 1 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời.
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy khối 2 tuần thứ 13, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ 2 ngày tháng 11 năm 2012
Toán
14 trừ đi một số: 14 - 8
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép tính dạng 14 - 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép tính trừ dạng 14 - 8.
Các bài tập cần làm :Bài 1 ( cột 1, 2) Bài 2 ( 3 phép tính đầu ) Bài 3 ( a, b ) Bài 4
II. Đồ dùng:
- 1 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: (5’)
33 53 63
- - -
7 18 25
- HS làm bảng con;
- Lớp nhận xét, GV ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2.Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS hoạt động với 1 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời để lập bảng trừ: (15’)
- GV hướng dẫn: Lấy 1 bó và 4 que tính rời: Có tất cả bao nhiêu que tính? Sau đó lấy ra 8 que tính. Còn lại mấy que tính?
- HS thực hiện từng thao tác trên que tính và đọc kết quả 14 - 8 = 6.
- GV cho HS nêu lại cách thực hiện.
- GV hướng dẫn HS đặt phép trừ theo cột dọc rồi làm tính trừ.
14
8
6
- GV cho HS thực hiện trên que tính và đọc kết quả phép trừ.
14 - 5 = 9 ; 14 - 6 = 8 ; 14 - 7 = 7 ; 14 - 8 = 6 ; 14 - 9 = 5.
- HS đọc thuộc bảng trừ.
- GV nhận xét.
3.Hoạt động 2: Thực hành (22’)
Bài tập 1: (5') Làm miệng.
HS nêu yêu cầu: Tính nhẩm. HS trả lời miệng.
a) 9 + 5 = 14 ; 14 - 9 = 5 b) 14 - 4 - 2 = 8
5 + 9 = 14 ; 14 - 5 = 9 14 - 6 = 8
- HS nhận xét, GV nhận xét.
(Cột cuối câu a, b dành cho HSKG)
Bài tập 2: (7') Làm vào bảng con
HS đọc yêu cầu: Tính
14 14 14 14 14
6 9 7 5 8
8 5
- HS làm bảng con.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài tập 3: (5') Làm vào vở
HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ, số trừ lần lượt là:
a) 14 và 5 b) 14và 7 c) 12 và 9
GV: Số 14, 12 gọi là gì? ; 5, 7, 9 được gọi là gì?
- HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm:
14 14 12
7 5 9
7 9 3
- GV nhận xét.
Bài tập 4: (7') Làm vào vở
HS đọc bài toán, tóm tắt và giải vào vở.
? Bài toán cho biết gì? (Có 14 quạt điện, bán đi 6 quạt điện).
? Bài toán yêu cầu tìm gì? (Còn lại mấy quạt điện)
? Ta làm phép tính gì? (Làm phép tính trừ)
- HS giải: Cửa hàng còn lại số quạt điện là:
14 - 6 = 8 (quạt điện)
Đáp số: 8 quạt điện
-1 HS lên bảng giải, lớp nhận xét.
4. Củng cố dặn dò: (2’)
- HS đọc lại bảng 14 trừ đi một số.
- GV nhận xét giờ học.
Tập đọc
Bông hoa Niềm Vui
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn học sinh trong câu chuyện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* KNS: Xác định giá trị (Thảo luận nhóm).
II. Đồ dùng:
- Tranh ở SGK.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: (5’)
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Luyện đọc: (33’)
a. GV đọc mẫu toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
+ HS tiếp nối đọc từng câu trong bài.
+ GV ghi bảng: Bệnh viện, chần chừ, khỏi bệnh, đại đoá.
+ HS đọc từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp: GV hướng dẫn HS đọc câu dài.
+ GV treo bảng phụ và đọc mẫu.
. Những màu xanh / lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. //
. Em hãy hái thêm một bông nữa, / Chị ạ! // Một bông cho em, / vì trái tim nhân hậu của em. // Một bông hoa cho mẹ, / vì cả bố và mẹ / đã dạy em thành một cô bé hiếu thảo. //
+ HS đọc câu dài.
+ HS tiếp nối nhau đọc đoạn trong bài.
+ 1 HS đọc phần chú giải ở SGK: Chần chừ, hiếu thảo, nhân hậu, đẹp mê hồn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- 4 HS làm 1 nhóm và đọc.
- GVtheo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc đoạn trước lớp.
+ 4 HS đứng dậy thi đọc, HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2.
- GV theo dõi nhận xét.
- GV nhận xét cả lớp
Tiết 2: (35’)
3. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời.
? Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì (Tìm bông hoa).
- HS đọc đoạn 2 và trả lời:
? Vì sao Chi không tự ý hái bông hoa Niềm Vui (Theo nội dung, nội quy trường không được hái hoa).
- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
? Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào (Em hãy hái thêm hai bông nữa..)
? Câu nói ấy cho thấy thái độ của cô giáo như thế nào (Cô cảm động).
- GV nhận xét.
- HS đọc đoạn 4.
? Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý (Thương bố, tôn trọng nội quy, thật thà).
4. Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn HS đọc giọng nhân vật.
- HS phân vai: (Người dẫn chuyện, Chi, Cô giáo) thi đọc toàn chuyện.
- 3 nhóm đọc bài
- GV cùng HS nhận xét..
5. Củng cố dặn dò: (5’)
- HS nhận xét về nhân vật Chi, cô giáo và bố Chi.
GV: Chi hiếu thảo, tôn trọng quy định chung, thật thà, cô giáo thông cảm với HS, biết khuyến khích HS làm việc tốt. Bố rất chu đáo, khi khỏi ốm đã không quên đến cảm ơn cô giáo và nhà trường.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà nhớ đọc bài và cần làm những việc tốt.
Thứ 3 ngày tháng 11 năm 2012
Thể dục
ôn Trò chơi “Bỏ khăn” và “Nhóm ba, nhóm bảy”
I. Mục tiêu:
- Biết cách điểm số 1 - 2 , 1 - 2 theo đội hình vòng tròn.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Điạ điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ.
- Còi, khăn
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu: (8')
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Đi đều 2 - 4 hàng dọc trên địa bàn tự nhiên 60 - 80 m
- Chạy nhẹ theo 1 hàng dọc, hít thở sâu.
ôn bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản: (20')
- Trò chơi: Bỏ khăn:
+ Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi, cách chơi.
+ Hướng dẫn học sinh chơi.
+ HS chơi, GV theo dõi, giúp đỡ.
+ Nhận xét, đánh giá.
- Trò chơi: “Nhóm ba, nhóm bảy”.
3. Phần kết thúc: (7')
- Cúi người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
- Nhận xét tiết học.
Thứ 3 ngày tháng 11 năm 2012
Thể dục
Toán
34 - 8
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 - 8
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng, tìm số bị trừ.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
- Bài tập cần làm: Bài 1( cột 1,2,3). Bài 3, Bài 4
II. Đồ dùng:
- 3 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: (5’)
- 3 HS thuộc lòng bảng 14 trừ đi một số.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. GV tổ chức cho HS tự tìm kết quả của phép trừ 34 - 8: (10’)
- GV cho HS lấy 3 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời.
- HS lấy que tính đặt lên bàn. GV hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính? (34)
- Lấy đi 8 que tính còn lại mấy que tính?.....
- HS thực hiện các thao tác trên que tính và nêu kết quả: (26 que tính)
- Trước hết lấy 4 que tính rời sau đó tháo 1 bó 1 chục que tính lấy tiếp 4 que tính rời nữa còn lại 6 que tính rời (tức là đã thực hiện: 14 - 8 = 6) 2 bó 1 chục que tính và gộp với 6 que tính rờithành 26 que tính. Như vậy 34 - 8 = 26.
- GV hướng dẫn HS viết phép tính theo cột rồi trừ từ phải sang trái.
- HS thực hiện.
34 . 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
8 . 3 trừ 1 bằng 2, viết 2
26
- HS nhắc lại.
3. Thực hành: (20’)
Bài tập 1: (5') Làm vào bảng con
Tính.
- HS làm bảng con, 2 HS lên bảng làm.
a, 94 72 53
7 9 8
- GV nhận xét.
Bài tập 2: (5') Làm vào vở (Dành cho HS khá giỏi)
Tính
- HS khá giỏi làm vào vở
-
14
6
- GV cùng HS chữa bài.
Bài tập 3: (5') Làm vào vở
HS đọc bài toán và giải vào vở.
? Bài toán cho biết gì (Nhà Hà nuôi 34 con gà, nhà Ly nuôi ít hơn 9 con gà).
? Bài toán yêu cầu tìm gì (Nhà Ly nuôi bao nhiêu con gà?)
- HS giải vào vở: Số gà nhà bạn Ly nuôi là:
34 - 9 = 25 (con)
Đáp số: 25 con gà
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 4: (5') Làm vào bảng con
HS đọc yêu cầu: Tìm x:
a. x + 7 = 34
- HS làm vào bảng con, 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét. a. x = 27
4. Củng cố, dặn dò: (1’)
- Nhận xét giờ học.
Kể chuyện
Bông hoa Niềm Vui
I. Mục tiêu:
- Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện theo 2 cách: Theo trình tự trong câu chuyện và thay đổi một phần trình tự câu chuyện (BT1).
- Dựa vào tranh, kể lại nội dung đoạn 2, 3 (BT2); kể được đoạn cuối của câu chuyện (BT3).
II. Đồ dùng:
- Tranh SGK ba bông hoa cúc.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: (5’)
- 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Hướng dẫn kể chuyện: (25’)
a. Kể đoạn mở đầu bằng 2 cách:
- GV hướng dẫn HS tập kể theo cách 1.
- HS dựa vào bài tập đọc để kể chuyện.
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS kể theo cách 2: (Đảo vị trí các ý của đoạn 1).
VD: Bố bị ốm nằm viện. Chi rất thương bố. Em muốn hái tặng bố 1 bông hoa Niềm Vui trong vườn trường, hi vọng bông hoa sẽ giúp bố mau khỏi bệnh. Vì vậy mới sáng tinh mơ....
- HS kể GV theo dõi nhận xét.
b. Dựa vào tranh kể lại đoạn 2, 3 bằng lời của mình.
- HS quan sát 2 tranh ở SGK, nêu ý chính được diễn ra trong từng tranh.
- HS tập kể trong nhóm (2 người).
- Đại diện 2, 3 nhóm kể chuyện.
- GV nhận xét đánh giá.
c. Kể lại đoạn cuối, tưởng tượng thêm lời cảm ơn của bố Chi.
- HS tiếp nối nhau kể đoạn cuối.
VD: Chẳng bao lâu, bố Chi khỏi bệnh. Ra viện được một ngày, bố đã cùng Chi đến trường cảm ơn cô giáo. Hai bố con mang theo một khóm hoa cúc màu rất đẹp. Bố nói “Cảm ơn cô đã cho cháu Chi hái những bông hoa rất quý trong vườn trường.”
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
? Em thấy bạn Chi có đức tính gì tốt.
- HS trả lời.
- GV nhận xét giờ học.
Chính tả: (Tập chép)
Bông hoa Niềm Vui
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn lời nói của nhân vật.
- Làm được bài tập 2, bài tập 3b.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: (5’)
- HS viết bảng con: Lặng yên, tiếng nói, giấc ngủ.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Hướng dẫn tập chép: (20’)
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc đoạn chép trên bảng.
- 2 HS đọc lại bài.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết.
? Cô giáo cho phép Chi hái thêm hai bông hoa nữa cho những ai? Vì sao
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn nhận xét.
? Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa.
- HS viết bảng con: Hãy hái, nữa, dạy dỗ, hiếu thảo.
- GV nhậnn xét.
c. HS chép bài vào vở:
- GV theo dõi HS chép bài và uốn nắn.
- GV chấm bài và nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập: (8’)
Bài tập 2: (5') Làm vào vở
HS nêu yêu cầu. Tìm những tiếng có vần iê hoặc yê?
a. Trái nghĩa với khoẻ.
b. Chỉ con vật nhỏ sống thành từng đàn, rất chăm chỉ.
c. Cùng nghĩa với bảo ban.
- HS làm vào vở, 1 HS lên chữa bài.
- GV nhận xét: a. yếu; b. con kiến; c. khuyên
Bài tập 3b: (5') Làm miệng
HS đọc yêu cầu. Đặt câu với: mỡ - mở, nữa - nửa.
- HS làm miệng, GV cùng HS nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà nhớ viết lại cho đẹp.
___________________
Thứ 5 ngày tháng 11 năm 2012
Đạo đức
Quan tâm, giúp đỡ bạn( tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể cụả việc quan tâm giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng
* KNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè (Đóng vai)
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (4')
Học sinh hát bài: Tìm bạn thân
2. Hoạt động 1: Đoán xem điều gì sẽ xẩy ra: (10')
HS quan sát tranh cảnh trong giờ học toán.
- HS đoán các ứng xử của bạn Nam.
GV kết luận: 3 cách ứng xử chính:
- HS thảo luận nhóm về 3 cách ứng xử trên theo 3 câu hỏi (SGV trang 46).
Các nhóm thể hiện qua đóng vai, các nhóm khác nhận xét
GV kêt luận: quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ khônh vi phạm nội quy của trường.
3. Hoạt động 2: Tự liên hệ: (12')
Hãy nêu các việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn trong cuộc sống hàng ngày.
- Các tổ lập kế hoạch giúp đỡ bạn khó khăn trong lớp.
- Đại diện các tổ lên trình bày.
4. Hoạt động 3: Trò chơi hái hoa dân chủ (7')
- HS lên hái hoa dân chủ để trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận về cách ứng xử của các bạn.
- GV kết luận: Quan tâm giúp ... sẽ vơi đi...
5. Củng cố dặn dò: (3')
GV nhận xét tiết học
____________
Thứ 4 ngày tháng 11 năm 2012
Thể dục
điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình vòng tròn.
Trò chơi “ Bịt mắt bắtDê”
I. Mục tiêu:
- Biết cách điểm số 1 - 2 , 1 - 2 theo đội hình vòng tròn.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị 5 khăn, 1 còi.
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu: (8').
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ theo đội hình vòng tròn.
- Đi vừa và hít thở sâu.
ôn bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản: (15')
- Điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình vòng tròn.
- Trò chơi: Bịt mắt bắt Dê
3 em đóng vai Dê bị lạc. 2 em đóng vai người đi tìm.
Cho HS chơi Giáo viên theo dõi hướng dẫn.
3. Phần kết thúc: (10')
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Thả lỏng người, hít thở sâu.
- Đi đều và hát.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
_______________________________
Toán
54 - 18
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 54 - 18
- Biết giải bài toán về ít hơn với các số có kèm tên đơn vị đo dm.
- Biết vẽ hình tam giác cho sẵn 3 đỉnh.
- Bài tập cần làm:Bài 1(a), bài 2(a, b), bài 3, bài 4
II. Đồ dùng:
- 5 bó 1 chục que tính và 4 que tính.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: (5’)
- HS viết bài bảng con.
94 31 34
7 5 4
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS tự tìm cách thực hiện phép trừ dạng 54 - 18: (10’)
- GV nêu phép trừ và viết: 54 - 18 = ?
- HS nêu lại phép trừ và nêu cách thực hiện phép trừ và đặt tính rồi tính.
- HS thực hiện ở bảng lớp:
54 . 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6, nhớ 1
18 . 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
36 54 – 18 = 36
- HS nhắc lại.
3. Hoạt động 2: Thực hành (20’)
Bài 1: Tính
- HS làm bảng con:
a. 74 24 84 64 44
26 17 39 15 28
48 7
- HS lên bảng làm, Lớp nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ, số trừ lần lượt là:
a. 74 và 47 b. 64 và 28
? Tính hiệu ta làm phép tính cộng hay phép tính trừ (trừ)
- HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm.
74
47
27
Bài 3: HS đọc bài toán và giải vào vở. 1HS lên bảng giải
- Tóm tắt: 34dm
Vải xanh:
Vải tím : 15dm
? dm
Bài giải
Mảnh vải tím dài là:
. 34 - 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 4: Vẽ hình mẫu:
. .
. . . .
- HS vẽ vào bảng con, GV nhận xét.
4. Chấm, chữa bài: (5’)
- HS ngồi tại chỗ, GV đi chấm bài và nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Hôm nay ta học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
Tập đọc
Quà của bố
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở những câu văn có nhiều dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho con.
II. Đồ dùng:
- Tranh SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra kiến thức: (5’)
- 2HS tiếp nối nhau đọc bài Bông hoa Niềm Vui.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Luyện đọc: (10’)
a. GV đọc mẫu toàn bài.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
+ GV ghi bảng: Dưới nước, niềng niễng, xập xành, cà cuống, muỗm, mốc thếch.
+ HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV treo bảng phụ viết sẵn câu dài.
. Mở thúng câu ra / là cả một thế giới dưới nước: // cà cuống, niềng niễng đực, / niềng niễng cái / bò nhộn nhạo. //
. Mở hòm dụng cụ ra / la cả một thế giới mặt đất: // con xập xành, / con muõm to xù, / mốc thếch, / ngó ngoáy. //
. Hấp dẫn nhất / là những con dế lạo xạo trong các vỏ bao diêm: // toàn dế đực, / cánh xoăn, / gáy vang nhà và chọi nhau phải biết. //
+ HS đọc các câu dài.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
+ 1HS đọc chủ giải ở SGK.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ HS đọc theo nhóm đôi.
- GV nhận xét.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- HS đọc từng đoạn, cả bài, đồng thanh.
- GV nhận xét.
3. Tìm hiểu bài: (7’)
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
? Quà của bố đi về có những gì (Cà cuống, niềng niễng)
? Vì sao có thể gọi đó là “một thế giới dưới nước” (vì quà gồm rất nhiều)
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
? Quà của bố đi cắt tóc về có những gì (Con xập xành, con muỗm....)
? Vì sao có thể gọi đó là “một thế giới mặt đất” (Vì những con vật sống)
? Những từ nào, câu nào cho thấy các con rất thích những món quà của bố (Hấp dẫn nhất là... Quà của bố làm anh em tôi giàu quá !)
? Vì sao quà của bố giản dị, đơn sơ mà các em cảm thấy “giàu quá” (Vì đó là những món quà chứa đựng tình cảm yêu thương của bố....)
4. Luyện đọc lại: (8’)
- GV hướng dẫn HS đọc cả bài với dọng nhẹ nhàng, hồn nhiên.
- HS thi đọc cả bài.
- GV cùng HS nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về công việc gia đình
Câu kiểu Ai làm gì
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ chỉ công việc gia đình (BT1).
- Tìm được các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai?, Làm gì? (BT2); biết chọn các từ cho sẵn để sáp xếp thành câu kiểu Ai là gì? (BT3).
II. Đồ dùng:
A. Kiểm tra kiến thức: (5’)
* GV: Em hãy xếp các tiếng thành những từ ngữ: Yêu, thương, quý.
- HS trả lời miệng: Yêu quý, yêu thương.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài tập 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu: Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp bố mẹ.
- HS lần lượt kể.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 2: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu: Tìm những bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai? làm gì?.
- HS trả lời: Ai làm gì?
a. Chi đến tìm bông hoa cúc màu xanh.
b. Cây xoà cành ôm cậu bé.
c. Em học thuộc đoạn thơ.
d. Em làm ba bài tập toán.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 3: (Viết)
- HS đọc yêu cầu: Chọn và xếp các từ ở ba nhóm sau thành câu:
1 2 3
Em, chị em, quét dọn, giặt, nhà cữa, sách vở
Linh, cậu bé xếp, rửa bát đũa, quần áo
Ai làm gì?
M: Em quét dọn nhà cữa
Chị em giặt quần ao.
Linh rửa bát đũa (xếp sách vở)
- HS làm vào vở, GV nhận xét và chấm bài.
3. Củng cố, dặn dò: (2’)
- 1 HS nhắc lại nội dung học.
- GV dặn HS tìm thêm các từ chỉ công việc gia đình.
Hoạt động tập thể
Dạy hát dân ca (tổng phụ trách dạy)
I. Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời ca bài Chú bộ đội.
- HS hát kết hợp với múa phụ hoạ.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (2’)
* Hoạt động 1: Dạy hát lời ca: (20’)
- GV hát mẫu bài hát.
- HS đọc từng câu theo GV.
. Chú bộ đội chúng cháu yêu chú lắm.
- GV dạy hát từng câu, HS hát theo GV.
- HS hát theo luân phiên giữa các nhóm.
- GV theo dõi và sửa sai.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp với múa phụ hoạ (15’)
- GV làm mẫu và giải thích.
- HS làm theo GV theo dõi và uốn nắn.
- Các nhóm thi đua.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS hát lại bài hát.
- GV nhận xét.
UUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUU
Tuần 13
Thứ 3 ngày 4 tháng 12 năm 2012
Luyện Toán
Luyện: 34 - 8
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ dạng 34 - 8
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’)
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (32’)
Bài tập 1: (9’) Làm vào bảng con
Tính:
84
8
74
7
64
7
44
5
-
-
-
-
- HS nêu cách làm, HS làm bảng con
- GV nhận xét.
Bài tập 2: (10’)Làm vào vở
Đặt tính rồi tính
34 - 5 ; 54 - 8 ; 94 - 9; 14 - 5 ;
- HS nêu cách đặt tính và làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét.
Bài tập 3: (8’ Làm vào vở
Anh 14 tuổi, Anh hơn em 8 tuổi. Hỏi em bao nhiêu tuổi?
- HS đọc bài toán và giải vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- GV chữa bài.
* Dành cho HS khá giỏi.
Bài tập 4: (5') Làm vào vở
Hai bạn Thanh và Đặng cân nặng tổng cộng 44kg,Thanh cân nặng 28 kg. Hỏi Đặng cân bao nhiêu ki lô gam?
- HS phân tích bài toán và giải vào vở.
- HS lên bảng chữa bài, GV nhận xét.
- GV chấm bài.
3. Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét giờ học.
________________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc kể: Bông hoa Niềm Vui
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc trơn từng đoạn, đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Tiếp tục giúp HS biết kể đoạn mở đầu câu chuyện bằng 2 cách, biết dựa vào tranh và trí nhớ, kể lại nội dung của câu chuyện(đoạn 2, 3) bằng lời của mình và biết kể đoạn kết của câu chuyện theo mong muốn( tưởng tượng) của mình.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ trong SGK
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Hoạt động 1: Luyện đọc (17’)
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm tự phân vai đọc ( Người dẫn chuyện, Chi, cô giáo).
- Thi đọc cá nhân.( Đọc từng đoạn, đọc cả bài).
3. Hoạt động 2: Luyện kể chuyện: (15)
a. Kể đoạn 1 bằng lời của em theo 2 cách:
+ Cách 1: Kể đúng trình tự câu chuyện. Yêu cầu HS kể đúng thứ tự các chi tiết,đủ ý không nhất thiết phải đúng từng câu, từng chữ.
+ Cách 2( Đảo vị trí các ý của đoạn)
- Kể trong nhóm, kể trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung.
b. Dựa vào tranh kể lại đoạn 2, 3 bằng lời của mình.
- HS tập kể trong nhóm( mỗi em kể 1 ý).
- Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp.
- GV và HS nhận xét, bình chọn người kể hay nhất.
c. Kể đoạn cuối tưởng tượng thêm lời cảm ơn của bố Chi.
- HS tập kể trong nhóm sau đó thi kể trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- GV và HS chọn người kể hay nhất.
- HS xung phong thi kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
4. Củng cố, dặn dò: (1’)
- GV nhận xét giờ học.
____________________________
Luyện chữ
Bông hoa niềm vui
II. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả đoạn 1, 2 bài Bông hoa Niềm Vui.
- HS có ý thức luyện viết chữ đẹp đoạn 1, 2 trong bài Bông hoa Niềm Vui.
II. Hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Luyện viết: (30’)
- GV tổ chức cho HS viết đoạn 1, 2
- 2 HS đọc đoạn viết.
- Hướng dẫn HS nhận xét và cách trình bày đoạn viết.
- GV cho HS viết một số từ khó vào bảng con: Bệnh viện, ngắt hoa, dạy dỗ, hiếu thảo, hoa cúc đại đóa.
- GV đọc bài HS luyện viết bài vào vở.
- GV theo dõi hướng dẫn chung, kèm cặp HS yếu.
- GVchấm, chữa bài
3. Củng cố kiến thức: (3’)
- Khen những HS đọc tốt, viết đúng, đẹp.
- GV nhận xét giờ học.
________________________________
Thứ 4 ngày 5 tháng 12 năm 2012
Luyện Toán
Luyện: 54 - 18
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ.
- Rèn kĩ năng tìm số bị trừ và giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’)
- Hôm nay, ta ôn lại phép trừ dạng 54 - 18.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (32’)
Bài tập 1: (5') Làm vào bảng con
Tính:
-
-
-
84
25
34
15
64
17
- HS nêu cách thực hiện và làm bảng con.
- 1 HS lên bảng làm, HS cùng GV nhận xét.
Bài tập 2: (7') Làm vào vở
Tìm x
x - 12 = 57 x - 8 = 25 x - 45 = 17 x - 24 = 38
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- x gọi là gì trong phép trừ trên?
- Số 12, 8, 45, 24 gọi là gì?
- Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào?
- HS làm vào vở, 4 HS lần lượt lên bảng làm bài.
- GV chữa bài.
Bài tập 3: (7') Làm vào vở
Nhà bình có 44 con gà, nhà Lê có 27 con gà. Hỏi cả hai nhà nuôi tất cả bao nhiêu con gà?
- HS đọc bài toán và phân tích.
- HS tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, GV chữa bài: Đáp số: 71 con gà.
Bài tập 4: (7') Làm vào vở
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
57l
Thùng thứ nhất:
Thùng thứ hai:
12l
?l
- HS đọc bài toán theo tóm tắt.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán gì đã học?
- HS giải vào vở, 1 HS lên chữa bài.
- GV chữa bài.
* Dành cho HS khá giỏi:
Bài tập 5: (5') Làm vào vở
Ngày thứ ba tuần này là ngày 18 tháng 6. Hỏi ngày thứ tư tuần sau là ngày nào?
- GV gợi ý: Một tuần có mấy ngày?
- HS đọc bài toán và phân tích bài toán.
- HS giải vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- GV chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét giờ học.
_________________________________
Luyện thể dục
Luyện: Đi thường theo nhịp. điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo
đội hình vòng tròn. Trò chơi “Bịt mắt bắtDê”
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục giúp HS biết cách điểm số 1 - 2 , 1 - 2 theo đội hình vòng tròn và đi thường theo nhịp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị 5 khăn, 1 còi.
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Phần mở đầu (5')
- GV phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ theo đội hình vòng tròn.
- Đi vừa và hít thở sâu.
- ôn bài thể dục phát triển chung.
2. Hoạt động 2: Phần cơ bản (25')
- Đi thường theo nhịp: Chia lớp thành 2 tổ, tổ trưởng điều khiển sau đó báo cáo kết quả tập luyện.
- Điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình vòng tròn: 2- 3 lượt
- Trò chơi: Bịt mắt bắt Dê
- 3 em đóng vai Dê bị lạc. 2 em đóng vai người đi tìm.
- Cho HS chơi GV theo dõi hướng dẫn.
3. Hoạt động 3: Phần kết thúc (5')
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Thả lỏng người, hít thở sâu.
- Đi đều và hát.
- GV nhận xét giờ học.
___________________________
Hoạt động tập thể
Bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ.
- HS phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới và biết tác dụng của các loại PTGT.
2. Kĩ năng:
- Biết tên các loại xe thường thấy.
- Nhận biết được các tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô và xe máy để tránh nguy hiểm.
3. Thái độ.
- Không đi bộ dưới lòng đường.
- Không chạ
File đính kèm:
- Giao an lop 2 tuan 13 nam 2013 2014.doc