Tiếng Việt
Bài 38: eo, ao (T78)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo của vần “eo, ao”, cách đọc và viết các vần đó.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Gió, may, mưa, bão, lũ.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
164 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy lớp 1 tuần 9 đến 18, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ ngày hai ngày 31 tháng 10 năm 2005
Chào cờ
Nhà trường tổ chức
Tiếng Việt
Bài 38: eo, ao (T78)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo của vần “eo, ao”, cách đọc và viết các vần đó.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Gió, may, mưa, bão, lũ.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: Ôn tập.
- đọc SGK.
- Viết: tuổi thơ, mây bay.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 10’)
- Ghi vần: eo và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới.
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “mèo” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “mèo” trong bảng cài.
- thêm âm m đứng trước, thanh huyền trên đầu âm e.
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- chú mèo.
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- Vần “ao”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: chào cờ, leo trèo.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “ui, ưi”, tiếng, từ “chú mèo, ngôi sao”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- Bé ngồi thổi sáo.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: reo, sáo.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- cảnh trời mưa, gió....
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Gió, mây, mưa, bão, lũ.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở.
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: au, âu.
Toán
Tiết 33: Luyện tập (T52).
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Củng cố về cộng một số với 0. Tính chất của phép cộng.
2. Kĩ năng: Củng cố về làm tính cộng trong phạm vi 5.
3. Thái độ: Hăng say học tập môn toán.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 1.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra (5’)
- Tính: 0 + 3 = 0 + 4 = 5 + 0 =
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Làm bài tập (25’).
Bài1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tính hàng ngang.
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- làm bài.
- Cho Hs đổi bài và tự chấm cho nhau.
- chấm và chữa bài cho bạn.
Bài2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tính hàng ngang.
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả.
- Từ phép tính 2 + 3 = 5 em biết ngay kết quả phép tính nào?
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
- 3 + 2 = 5.
Bài3: Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó nêu cách làm.
- Quan sát giúp đỡ HS yếu.
2 + 3 = 5; 2 < 5 vậy 2 < 2 + 3.
- làm và nêu kết quả.
Bài 4: Gọi HS nhình tranh nêu yêu cầu.
- viết kết quả phép tính.
- Hướng dẫn làm mẫu từng cột.
- theo dõi.
- Cho HS làm phần còn lại và nêu kết quả.
- thi đua làm và nêu kết quả.
- Nhắc HS không viết kết quả vào ô tô mau xanh.
- đọc lại bảng cộng.
4. Hoạt động4 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc nhanh bảng cộng 5.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập chung.
Đạo Đức
Bài5 :Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ (tiết 1)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ phải nhường nhịn.
2. Kĩ năng: Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình.
3. Thái độ: Tự giác cư xử đúng và thêm yêu quý anh chị trong nhà.
II Đồ dùng:
Giáo viên: Tranh bài tập1;2.
Học sinh: Vở bài tập.
III- Hoạt động dạy học chính:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5')
- Trong gia đình có những ai sinh sống?
- Đối với ông bà bố mẹ em cần phải như thế nào?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2')
- HS đọc đầu bài.
- Nêu yêu cầu, ghi đầu bài
3. Hoạt động 3: Xem tranh và thảo luận (10')
- Hoạt động theo cặp
- Treo tranh, yêu cầu HS quan sát và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong tranh, sau đó đại diện nhóm lên báo cáo.
- tranh 1: anh cho em cam, em cảm ơn anh…
- tranh 2: chị giúp em mặc quần áo cho búp bê…
Chốt: Như thế là anh em, chị em biết nhường nhịn, hoà thuận cùng chơi vui vẻ
- theo dõi.
4. Hoạt động 4: Phân tích tình huống (10')
- hoạt động nhóm
- Treo tranh bài tập 2, yêu cầu HS cho biết tranh vẽ gì?
- bạn gái được nẹ cho quả cam.
- Theo em bạn gái đó có cách giải quyết nào?
- thảo luận và nêu ra.
- Tranh 2 vẽ gì?
- Bạn Nam đang chơi vui vẻ thì em đến mượn đồ chơi.
- Theo em bạn sẽ xử lí như thế nào?
- cùng chơi với em, cho em mượn…
Chốt: Nêu lại cách ứng xử của HS hay và đùng nhất.
- theo dõi.
5. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò (5')
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hiện theo điều đã học.
- Chuẩn bị bài sau: tiết 2.
Tự nhiên - xã hội
Tiết 9: Hoạt động và nghỉ ngơi (T20)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kể về những hoạt động mà mình thích, thấy được sự cần thiết phải nghỉ ngơi.
2. Kĩ năng: Biết, đứng và ngồi học đúng tư thế.
3. Thái độ: Tự giác thực hiện theo điều được học.
II- Đồ dùng:
- Tranh trong bài 9.
III- Hoạt động dạy học chính:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- Kể tên những thức ăn có lợi cho sức khoẻ ?
- ăn uống như thế nào để có sức khoẻ tốt.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 2’)
- Nêu yêu cầu giờ học
- HS nhắc lại
3. Hoạt động3: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Gây hứng thú họpc tập.
Cách tiến hành:
-Chơi trò chơi hướng dẫn giao thông.
- chơi theo nhóm.
4 Hoạt động 4: Nhận biết các hoạt động, trò chơi có lợi cho sức khoẻ. ( 7’)
Mục tiêu: Nhận biết các hoạt động, trò chơi có lợi cho sức khoẻ.
Cách tiến hành:
- Hoạt động theo cặp
- Nêu tên các hoạt động trò chơi hàng ngày ?
- Học sinh nêu theo cặp
- Các hoạt động đó có lợi gì, hại gì ?
- Tự trả lời
- Chốt lại một số hoạt động có lợi, hại cho sức khoẻ cơ thể con người.
5 Hoạt động 5: Quan sát SGK.(10’)
Mục tiêu: Hiểu nghỉ ngơi là rất cần thiết.
Cách tiến hành:
- Làm việc với SGK
- Nêu tên các hoạt động ở SGK.
- Đá cầu, nhảy dây...
- Hoạt động nào là vui chơi, tác dụng ?
- Múa, nhảy dây... làm cho cơ thể thoải mái...
- Hoạt động nào là nghỉ ngơi, thư giãn.
- Tắm biển... tinh thần, cơ thể thoải mái.
- Hoạt động nào là thể thao.
- Đá cầu, bơi...
Chốt: Ngoài làm việc chúng ta cần phải biết nghỉ ngơi để cơ thể khoẻ mạnh, có nhiều cách nghỉ ngơi, nên chọn cách phù hợp với mình.
6 Hoạt động 6: Quan sát SGK ( 8’)
Mục tiêu: Nhận biết tư thế đúng sai.
Cách tiến hành:
- Hoạt động theo nhóm.
- Quan sát tranh vẽ hình 21 và nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế ?
- Tự nêu
- Đi, đứng, ngồi sai tư thế có hại gì ?
- Làm gù lưng, cong vẹo cột sống.
- Liên hệ trong lớp.
- HS tự liên hệ bản thân, nhận xét bạn
Chốt: Phải thực hiện đi, đứng, ngồi học đúng tư thế.
7. Hoạt động 7: Củng cố - dặn dò ( 4’)
- Nhận xét giờ học
- Về nhà thực hiện theo điều đã học.
- Chuẩn bị giờ sau: Con người và sức khoẻ.
Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2005
Tiếng Việt
Bài 39: au, âu (T80)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo của vần “au, âu”, cách đọc và viết các vần đó.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Bà cháu.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: eo, ao.
- đọc SGK.
- Viết: eo, ao, chú mèo, ngôi sao.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 10’)
- Ghi vần: auvà nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới.
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “cau” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “cau” trong bảng cài.
- thêm âm c trước vần au.
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- cây cau.
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- Vần “âu”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: lua sậy, sáo sậu.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “au, âu”, tiếng, từ “cây cau, cái cầu”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- chào mào đang đậu cành ổi.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: chào mào, áo.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- bà đang kể chuyện cho cháu nghe.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Bà cháu.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở.
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: iu, êu.
Toán
Tiết 34: Luyện tập chung (T53).
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Củng cố về phép cộng.
2. Kĩ năng:Củng cố về làm tính cộng trong phạm vi các số đã học, cộng với 0.
3. Thái độ: Hăng say học tập môn toán.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 4.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra (5’)
- Tính: 2+ 3 = 0 + 4 = 2+ 2 =
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Làm bài tập (25’).
Bài1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tính cột dọc.
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- làm bài.
- Cho HS đổi bài và tự chấm cho nhau.
- Chú ý viết các số thẳng cột với nhau.
- chấm và chữa bài cho bạn.
Bài2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tính hàng ngang.
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
Bài3: Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó nêu cách làm.
- Quan sát giúp đỡ HS yếu.
2 + 3 = 5; 5 = 5 vậy 2 + 3 = 5.
- làm và nêu kết quả.
Bài 4: Gọi HS nhình tranh nêu đề toán.
- nêu đề toán từ đó viết phép tính cho phù hợp.
- Hỏi HS về đề toán khác của bạn.
- nêu đề toán ngược lại với bạn.
- Từ đó ta có phép tính gì khác?
- tự nêu cho phù hợp đề toán.
4. Hoạt động4 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc nhanh bảng cộng 3;4;5.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau: Kiểm tra.
Đạo đức(thêm)
Ôn bài : Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cách ứng xử trong gia đình.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng về ứng xử trong gia đình.
3. Thái độ: Có ý thức ứng xử cho tốt.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đối với anh chị em phải ứng xử như thế nào?
- Đối với em nhỏ em phải ứng xử như thế nào?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài
- HS đọc đầu bài.
3.Xử lí tình huống (15’) - HS hoạt động nhóm.
- Mẹ chia cho hai anh em bánh kẹo, em chưa ăn, em của em ăn hết rồi lại xin em , em sẽ xử lí như thế nào? ( cho em thêm một hai cái, không cho…)
- Chị và em đang chơi vui vẻ, bác hành xóm cho em quả cam em sẽ làm gì? (nhường em hết, bổ ra hai chị em cùng ăn, …)
- Đi học về , em thấy chị đang nấu cơm em sẽ nói và làm gì? ( em vào giúp chị nấu cơm, nhặt hộ chị rau, …)
- Anh đang đá quả bóng mà mẹ mới cho em, nhưng em cũng muốn đá bóng em sẽ nói gì? ( hỏi anh cho em đá bóng với, mượn anh quả bóng, …)
Chốt: Là anh chị phải biết nhường nhịn em nhỏ, là em phải biết thương yêu, giúp đỡ anh chị mình, anh chị em chơi cùng sẽ vui hơn nhiều…
4. Liên hệ bản thân (10’). - HS hoạt động cá nhân.
- Cho HS liên hệ đến bản thân đã biết nhường nhịn em nhỏ và nghe lời anh chị như thế nào?
- HS tự liên hệ bản thân minh, HS khác nhận xét bổ sung cho bạn.
- GV tuyên dương những tấm gương ứng xử tốt trong gia đình.
5. Hoạt động5 : Củng cố- dặn dò (3’)
- Đọc lại phần bài học.
- Nhận xét giờ học.
Toán (thêm)
Ôn tập về phép cộng với 0.
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Củng cố kiến thức về phép cộng với số 0.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng cộng với số 0.
3. Thái độ: Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Tính: 3 + 0 = ? 2 + 0 = ? 0 + 4 =? 4 + 0 =?
2. Hoạt động 2: Ôn và làm VBT trang 45 (20’)
Bài1: Số?
0 + 3 + 1= … 2 + 0 + 1= … 5 = … + 5
3 + 0 + 1 = … 0 + 2 + 2 =… 4 = 4 + …
- HS tự nêu yêu cầu sau đó làm vào vở.
- HS lên chữa bài, em khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Chốt: Cộng một số với 0.
Bài2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
+0 +2 +4 +5 +… +3
3 3 0 … 3 …
… … … 5 3 5
- HS tự nêu yêu cầu sau đó làm vào vở.
- HS lên chữa bài, em khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Chốt: Viết kết quả thẳng cột và cộng một số với 0.
Bài3: Nối phép tính với số thích hợp:
0 + 3 0 + 4 5 + 0 0 + 2
2 3 4 5
- HS tự nêu yêu cầu sau đó làm vào vở.
- HS lên chữa bài, em khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Chốt: Nối kết quả bằng thước cho thẳng và cộng một số với 0.
Bài4 ( dành cho HS khá giỏi):
Viêt phép tính thích hợp:
ggg
- HS tự nêu yêu cầu, nêu bài toán sau đó dựa vào bài toán để viết phép tính vào vở.
- HS lên chữa bài, em khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Chốt: Viết kết quả thẳng cột và cộng một số với 0.
Bài5 ( dành cho HS khá giỏi): Số?
3 + … = 3 3 + … = 5 3 + … = 4
- HS tự nêu yêu cầu sau đó làm vào vở.
- HS lên chữa bài, em khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc lại bảng cộng 4; 5.
- Nhận xét giờ học.
Tiếng Việt (thêm)
Ôn tập về vần au, âu.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cách đọc và viết vần, chữ “au, âu”.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng đọc và viết vần, chữ, từ có chứa vần, chữ “au, âu”.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: au, âu.
- Viết : au, âu, rau cải, lau sậy.
2. Hoạt động 2: Ôn và làm VBT (20’)
Đọc:
- Gọi HS yếu đọc lại bài: au, âu.
- Gọi HS đọc thêm: mưa mau, bãi sau, ba phơi cau, cháu bé, bồ câu, sâu rau, dưa hấu,…
Viết:
- Đọc cho HS viết: au, ua, âu , ây, ia, ai, ay, uôi, ươi, ui ,ưi, cây cau, cái cầu, lá rau, củ ấu, quả bầu.
*Tìm từ mới có vần cần ôn ( dành cho HS khá giỏi):
- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần au, âu.
Cho HS làm vở bài tập trang 40
- HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền âm.
- Hướng dẫn HS yếu đánh vầ để đọc được tiếng, từ cần nối.
- Cho HS đọc lại các từ vừa điền và GV giải thích một số từ mới: rau má, trái sấu, lá trầu.
- HS đọc từ cần viết sau đó viết vở đúng khoảng cách.
- Thu và chấm một số bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn.
- Nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2005
Tiếng Việt
Bài 40: iu, êu (T82)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo của vần “iu, êu”, cách đọc và viết các vần đó.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Ai chịu khó?
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài:au, âu.
- đọc SGK.
- Viết: au, âu, cây cau, cái cầu.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 10’)
- Ghi vần: iu và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “rìu” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “rìu” trong bảng cài.
- thêm âm r đứng trước vần iu.
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- lưỡi rìu.
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- Vần “êu”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: chịu khó, cây nêu.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “iu, êu”, tiếng, từ “lưỡi rìu, cái phễu”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- bà và cháu ra vườn bưởi.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: đều, trĩu.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- chim hót, gà gáy, trâu cày…
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Ai chịu khó?.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở.
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: êu, yêu.
Toán
Kiểm tra định kỳ giữa kì I
Nhà trường phát đề
Tập viết
Bài 9: cái kéo, trái đào… (T22)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật viết chữ: cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu.
2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ: cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
3. Thái độ: Say mê luyện viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Chữ: cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: xưa kia, mùa dưa, ngàvoi.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chữ và viết vần từ ứng dụng( 10’)
- Treo chữ mẫu: “cái kéo” yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu con chữ? Gồm các con chữ ? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết chữ trong khung chữ mẫu, sau đó viết mẫu trên bảng.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Các từ: trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu hướng dẫn tương tự.
- HS tập viết trên bảng con.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập viết vở (15’)
- HS tập viết chữ: cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở…
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 15 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học.
Tiếng Việt (thêm)
Ôn tập về vần iu, êu.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cách đọc và viết vần, chữ “iu, êu”.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng đọc và viết vần, chữ, từ có chứa vần, chữ “iu, êu”.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: iu, êu.
- Viết : iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu.
2. Hoạt động 2: Ôn va làm bài tập (20’)
Đọc:
- Gọi HS yếu đọc lại bài: iu, êu.
- Gọi HS đọc thêm: ui, tiu nghỉu, con miu, bé xíu, líu lo, rêu, cao kều, chia đều, con sếu…
Viết:
- Đọc cho HS viết: ui, iu, êu, líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi, cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.
*Tìm từ mới có vần cần ôn ( dành cho HS khá giỏi):
- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần iu, êu.
Cho HS làm vở bài tập trang 41:
- HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền âm.
- Hướng dẫn HS yếu đánh vầ để đọc được tiếng, từ cần nối.
- Cho HS đọc lại các từ vừa điền và nối, GV giải thích một số từ mới: lều vải, mẹ địu bé.
- HS đọc từ cần viết sau đó viết vở đúng khoảng cách.
- Thu và chấm một số bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn.
- Nhận xét giờ học.
Tự nhiên - xã hội (thêm)
Ôn bài: Hoạt động và nghỉ ngơi.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về các sự hoạt động của cơ thể và nghỉ ngơi.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng về thực hiện các hoạt động đúng và cũng biết nghỉ ngơi hợp lí.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác thực hiện cách hoạt động và nghỉ ngơi đúng cách.
II. Đồ dùng:
Giáo viên: Các tình huống.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hằng ngày em thường tham gia các hoạt động gì?
- Vì sao phải nghỉ ngơi?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài
- HS đọc đầu bài.
3. Trả lời câu hỏi.(15’) - HS hoạt động cặp.
- Hãy trao đổi với bạn về các hoạt động hằng ngày em thường tham gia, hoạt động đó có ích lợi không? ( hoạt động vui chơi để thư giãn, hoạt động học tập để hiểu biết, hoạt động ăn để lớn, …)
- Kể những trò chơi mà nhóm em vẫn thường chơi? Trò chơi đó có ích lợi gì? Chơi như thế nào để có lợi nhất? ( đá bóng có lợi, chơi nhảy dây có lợi, chơi bi, …)
- ở nhà em thường tham gia các hoạt động gì? Nêu hoạt động đó quá sức thì em không nên tham gia nữa. ( giúp mẹ nấu cơm, quét nhà, ôn bài, …)
- Vì sao ngoài hoạt động ra, chúng ta cần phải nghỉ ngơi? ( để cơ thể đỡ mệt mỏi, …)
- Lúc nào thì cơ thể ta nghỉ ngơi? ( luc tối ngủ, lúc ngồi nghỉ, …)
- Kể những hình thức nghỉ ngơi mà em hoặc em thấy mọi người thường làm gi? ( đi nghỉ mát, nằm ngủ, ngồi uống nước, …)
Chốt: Hằng ngày chúng ta phải tham gia rất nhiều hoạt động, ngoài hoạt động học tập ra chúng ta cũng cần phải biết vui chơi nghỉ ngơi hợp lí…
3. Liên hệ bản thân.(15’) - HS hoạt động cá nhân.
- Hằng ngày em ngồi học như thế nào cho đúng tư thế? ( ngồi ngay lưng, không cúi sát, …)
- Khi đọc, viết em ngồi, để sách vở như thế nào? ( để sách vở cách mắt từ 25 đến 30 cm).
- Em thường đi đứng như thế nào cho đúng tư thế? ( đi ngay ngắn, thẳng lưng,…)
Chốt: Tuyên dương em có tư thế đi, ngồi đúng, nhắc nhở em có tư thế sai sửa cho đúng.
6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi kể tên nhanh những hoạt động có ích cho cơ thể?
- Nhận xét giời học.
Toán (thêm)
Ôn tập về phép cộng.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về phép cộng.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng cộng các số trong phạm vi đã học.
3. Thái độ: Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- 3 + 2 = 4 + 0
File đính kèm:
- tuan916.doc