Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 8

TIẾNG VIỆT

Bài 30 : ua – ưa (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : HS đọc được vần và các từ ứng dụng : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

2/ Kĩ năng : HS được rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc vần từ đã học : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ, cà chua, tre nứa, nô đùa, xưa kia.

3/ Thái độ : Thông qua các hoạt động, trò chơi giúp HS nắm vững được kiến thức cần đạt và tạo hứng thú hiệu quả trong tiết học.

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :

- Kĩ năng tự giao tiếp - nhận thức : Nhận biết các vần ua – ưa trong các từ

- Kĩ năng ra quyết định : Biết lựa chọn tiếng có vần ua - ưa

III. CHUẨN BỊ :

GV : Tranh minh họa, ĐDHT, bảng chữ Bingo, bìa tiếng rời trò chơi ghép từ.

HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV, bảng con.

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT Bài 30 : ua – ưa (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc được vần và các từ ứng dụng : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. 2/ Kĩ năng : HS được rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc vần từ đã học : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ, cà chua, tre nứa, nô đùa, xưa kia. 3/ Thái độ : Thông qua các hoạt động, trò chơi giúp HS nắm vững được kiến thức cần đạt và tạo hứng thú hiệu quả trong tiết học. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng tự giao tiếp - nhận thức : Nhận biết các vần ua – ưa trong các từ Kĩ năng ra quyết định : Biết lựa chọn tiếng có vần ua - ưa III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa, ĐDHT, bảng chữ Bingo, bìa tiếng rời trò chơi ghép từ. HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV, bảng con. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Con chim non”. - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : ia - Trò chơi : Hãy lắng nghe. - GV nêu yêu cầu, HS thực hiện. + Mỗi em sẽ nhận 1 phiếu. + GV đọc tiếng. - GV đọc từ, HS viết bảng con. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (25’) : ua - ưa HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Nhận diện vần. MT : Nhận diện chữ, ghép chữ, phát âm ua, ưa. - Xem tranh và trả lời câu hỏi : + Tranh vẽ gì ? - GV gắn lên bảng từ : “cua bể” và hỏi. - Gọi HS đọc : “cua bể”. + Từ “cua bể” có mấy tiếng, tiếng nào học rồi ? - GV gắn lên bảng tiếng : “cua”. + Tiếng “cua” có âm gì , thanh gì học rồi ? - Còn lại vần ua, GV gắn lên bảng vần ua. - GV đọc mẫu vần ua và hướng dẫn cách đọc. + Bạn nào phân tích vần ua. - GV đánh vần : u – a- ua. - Đưa bài hát có vần ua, GV hướng dẫn HS hát nhằm luyện phát âm : úa ua ua ua úa úa ua ua ua ùa úa úa úa ùa ùa ùa úa ùa - GV dạy HS hát từng câu, cả bài. - Đọc tổng hợp - Thực hành. - Cho cả lớp lấy bộ đồ dùng Tiếng Việt. ua - Cho thay vần ua, ta có vần mới. - GV gắn lên bảng vần “ưa” gọi HS đọc. - Cả lớp gắn thêm âm ng, thanh nặng trước vần ưa, ta được tiếng gì ? - GV gắn lên bảng tiếng “ngựa” gọi HS đọc. - GV treo tranh “ngựa gỗ” và hỏi : + Tranh vẽ gì ? - GV gắn lên bảng “ngựa gỗ”. - HS đọc. - Hôm nay con học vần gì ? - GV ghi tựa bài lên bảng và hỏi : + Vần ua và ưa giống và khác nhau ? - Do vần ua và ưa khác nhau nên cách đọc cũng khác nhau. - GV đọc : ua - ưa - Cho đọc toàn bảng. ua ưa cua ngựa cua bể ngựa gỗ Nghĩ giữa tiết : mắt, cầm, tai. - Quan sát. + cua bể - Cả lớp lắng nghe. + Có 2 tiếng, tiếng bể học rồi. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - Lắng nghe, ghi nhớ. + Có âm u ghép với âm a. - HS phát âm cá nhân, đồng thanh. - Đọc trơn, đánh vần, phân tích (cá nhân, đồng thanh) - Gắn vần ua. - Đọc tiếng vừa gắn. - HS thực hiện trên bảng cài. - Cá nhân, cả lớp. - Cá nhân, cả lớp. + ngựa + ngựa gỗ. - ua – ưa. + Giống : vần a. Khác : vần ua có âm u đứng trước, vần ưa có vần ư đứng trước. - Đọc theo thứ tự và không theo thứ tự. - Cả lớp cùng tham gia. Trực quan. Hỏi đáp. Truyền đạt KN giao tiếp – tự nhận thức Động não. Phân tích. Luyện đọc. Thực hành. Luyện đọc. Vấn đáp. KN ra quyết định Thư giản. HĐ 2 : Luyện nghe. * Trò chơi : Pingo. - GV hướng dẫn luật chơi và phát cho mỗi em 1 phiếu có in sẵn chữ. - GV đọc từng tiếng cho HS dò và đặt những hạt nút vào ô có tiếng GV đọc, bạn nào có 3 tiếng liên tục theo hàng ngang hay hàng dọc, hàng chéo -> Pingo. - HS đặt những hạt nút vào ô có tiếng GV đọc. - Em nào thắng sẽ có thưởng. - HS đọc và kiểm tra. So sánh. Quan sát. HĐ 3 : Luyện đọc. MT : HS đọc đúng các từ, tiếng đã học. - Tổ chức chơi ghép tiếng thành từ. GV phát cho nhóm các từ đã bị cắt rời, HS tự ghép lại. - HS trình bày GV kết hợp gắn bảng có từ đã viết sẵn lên bảng lớp, kết hợp xen kẽ các câu hỏi tìm vần trong tiếng và giải nghĩa từ. - GV cho HS đọc toàn bảng, chỉ bảng theo thứ tự và không theo thứ tự. cà chua tre nứa nô đùa xưa kia - HS thảo luận nhóm và ghép tiếng. - HS đọc cá nhân các từ. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. Trò chơi. Thảo luận. Luyện đọc. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - So sánh ua - ưa. - Từ “mua khế”, tiếng nào có vần ua. - N1 : Bài hát của vần ua. - N2 : Bài hát của vần ưa. - HS áp dụng bài hát của vần ua, từng nhóm hát. - GV nhận xét tiết học. * Chuẩn bị : Bài “ua – ưa (Tiết 2)”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 30 : ua – ưa (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc được câu ứng dụng : mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé. 2/ Kĩ năng : Rèn HS viết đúng, cách khoảng đều, đẹp. 3/ Thái độ : Phát triển được lời nói tự nhiên theo chủ đề : giữa trưa. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Biết trao đổi với bạn về chủ đề “ Giữa trưa “ Kĩ năng đặt mục tiêu : Lựa chọn lời nói phù hợp với tranh. III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa, ĐDHT, bảng cài. HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát + múa “Cả nhà thương nhau” - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : ua - ưa - Đọc bảng ở tiết 1 kết hợp phân tích tiếng, đánh vần. + Trong từ “cua bể” tiếng nào có vần ua ? + Nêu vị trí trong từ : ngựa gỗ. (Âm ng đứng trước, ưa đứng sau, thanh nặng nằm dưới ưa) + Đánh vần tiếng : múa. (mờ – ua – mua – sắc – múa) - GV nhận xét, cho điểm. - Thi đua 2 nhóm hát vần ua – ưa. - Nhận xét. 3. Bài mới (25’) : ua – ưa (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Luyện đọc. MT : HS đọc được các từ, tiếng đã học. - Xem tranh và trả lời câu hỏi : + Tranh vẽ gì ? + Mẹ mua gì ? + Ăn trái cây có lợi ích gì ? - Cho HS đọc câu ứng dụng : mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé. - GV đọc mẫu, sửa sai. - Quan sát. + Mẹ đi chợ mua đồ. + Khế, dừa, thị, mía. - HS đọc. - Cá nhân, lớp. Trực quan. Hỏi đáp. Luyện đọc. Truyền đạt HĐ 2 : Luyện viết. MT : Viết được vần : ua – ưa. - Quan sát chữ mẫu và nêu cấu tạo chữ : ua – ưa. - GV viết mẫu. - GV sửa sai. ua ưa cua bể ngựa gỗ - Lưu ý : Khoảng cách giữa các con chữ là 1 con chữ o. - GV nhận xét. Nghĩ giữa tiết : Trò chơi “Sống chết”. - Quan sát. + u trước, a sau. + ư trước, a sau. - HS nhắc lại cấu tạo, viết bảng con. - Viết vở từng dòng. - Rèn tư thế ngồi. - Cả lớp chơi. Trực quan. Truyền đạt Thực hành. Trò chơi. HĐ 3 : Luyện nói. MT : HS phát triển nói theo chủ đề. * Chủ đề : Giữa trưa. + Tranh vẽ gì ? Vào lúc nào ? + Trong tranh có những gì ? + Buổi trưa mọi người thường ở đâu, làm gì ? + Buổi trưa em thường làm gì ? + Vì sao không chơi đùa vào buổi trưa ? - Từng cặp nhìn vào tranh nói cho nhau nghe. - GV theo dõi, gợi mở hướng dẫn HS. - Giải thích : Không nên chơi đùa vào buổi trưa, nắng nóng dễ bị bệnh. Khi đi ra nắng cần đội nón. - GV nhận xét, sửa sai. + Bác nông dân cùng con ngựa đang nghỉ mát dưới tán cây, bóng cây in thẳng xuống mặt đất. + Giữa trưa em thường nằm nghỉ. + Em không chơi đùa giữa trưa vì trời nắng dễ bệnh. - Nhiều HS tập nói. Phát triển chủ đề theo suy nghĩ của các em. - Giáo dục HS ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Vấn đáp. Động não. Giáo dục tư tưởng. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Chia 2 nhóm tìm tiếng có vần : ua – ưa. - GV nhận xét tiết học. * Chuẩn bị : Bài “Ôn tập”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 31 : Ôn tập (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết thành thạo các âm chữ vừa học trong tuần : ia – ua – ưa – oi - ai. 2/ Kĩ năng : Đọc đúng và trôi chảy các từ và câu ứng dụng. 3/ Thái độ : Giáo dục HS ý thức gọn gàng, sạch sẽ, yêu thích học môn TV. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Biết các tiếng có mang vần đã học trong sách báo Kĩ năng ra quyết định : Cùng bạn quyết định chọn đúng các tiếng theo yêu cầu trò chơi III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa, ĐDHT, bảng cài. HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát + múa “Mời bạn vui múa ca”. - Cả lớp. 2. Bài cũ (3’) : ua – ưa - Trò chơi : Ghép tiếng thành từ có các âm đã học (cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia …) - GV phát cho mỗi nhóm các từ đã bị cắt rời, HS tự ghép lại. - HS trình bày, GV kết hợp gắn bảng có từ đã viết sẵn lên bảng lớp. - GV nhận xét. 3. Bài mới (27’) : Ôn tập HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Luyện đọc các vần vừa ôn. MT : Nhớ và đọc đúng các vần. * Trò chơi : Lắng nghe. - GV phát cho HS phiếu có từ, tiếng mang âm đã học. - GV đọc từng tiếng, HS nghe gạch chân những từ có âm đã học. - HS gạch chân được nhiều tiếng, từ đúng sẽ được thưởng. - GV ghi các tiếng HS tìm được lên bảng. - GV nhận xét, tuyên dương. - Cả lớp lắng nghe. - Cả lớp tham gia, HS đọc trơn những tiếng, từ gạch chân. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. Trò chơi. Động não. Luyện đọc. HĐ 2 : Tìm từ có tiếng mang vần đã học. MT : Phân biệt, nhận dạng từ, tiếng có vần đã học. * Trò chơi : Tìm bạn. - GV phát cho HS phiếu mang tiếng, từ khác nhau. - HS tự tìm âm mà tiếng, từ có mang để đính vào. - Cả lớp cùng tham gia. - Chia 4 nhóm thảo luận và tìm nhanh các từ ghép lại. mua mía ngựa tía mùa dưa trỉa đỗ - HS đọc kiểm tra lại. Trò chơi. Thảo luận. Luyện tập. 4. Hoạt động nối tiếp (4’) - Trò chơi : Pingo + GV Hướng dẫn luật chơi và phát cho mỗi em 1 phiếu có in sẵn chữ. + GV đọc từng tiếng cho HS dò và đặt những hạt nút vào ô có tiếng GV đọc, bạn nào có 3 tiếng liên tục theo hàng ngang hay hàng dọc, hàng chéo -> Pingo.. - GV nhận xét, tuyên dương. * Chuẩn bị : Bài “Ôn tập (Tiết 2)”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 31 : Ôn tập (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc được câu ứng dụng : Gió lùa kẽ là Lá khẽ đu đưa Gió qua cửa sổ Bé vừa ngủ trưa 2/ Kĩ năng : Rèn HS viết đúng, cách khoảng đều, đẹp. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Khỉ và Rùa. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Biết trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện theo tranh Kĩ năng đặt mục tiêu : Kể lại chuyện theo tranh . III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa, ĐDHT, bảng cài. HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Chú bộ đội”. - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : Ôn tập - Đọc bảng ở tiết 1 kết hợp phân tích tiếng, đánh vần. + Trong “mua mía” tiếng nào có vần ia, ua ? (tiếng “mua” có vần ua, tiếng “mía” có vần ia) + Đánh vần tiếng dưa ? (dờ – ưa – dưa) - Thi đua nhóm hát vần ia, ua, ưa. (chia 4 nhóm hát) - GV nhận xét. 3. Bài mới (25’) : Ôn tập (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Luyện đọc. MT : Đọc được các từ, tiếng đã học. - Cho HS xem tranh và trả lời câu hỏi : + Tranh vẽ gì ? - Cho HS đọc câu ứng dụng. Gió lùa kẽ là Lá khẽ đu đưa Gió qua cửa sổ Bé vừa ngủ trưa - Gạch dưới chữ có vần em đã học. - GV đọc mẫu, sửa sai. - Quan sát. + Một bé gái đang nằm ngủ trưa trên võng, ở cửa sổ có cây, cửa sổ mở … - HS đọc. + lùa, đưa, cửa, vừa, trưa. - Cá nhân, nhóm, lớp. Trực quan. Hỏi đáp. Luyện đọc. Truyền đạt HĐ 2 : Luyện viết. MT : Viết được vần ia, ua, ưa. - Viết các từ ngữ ôn ở vở tập viết. - Lưu ý : khoảng cách giữa 3 chữ “lá tía tô” là một con chữ o. - GV nhận xét. Nghĩ giữa tiết : Trò chơi “Mưa rơi”. - HS nhắc lại cấu tạo, viết bảng con. - Viết vở từng dòng. Truyền đạt Thực hành. Trò chơi. HĐ 3 : Luyện nói. MT : HS phát triển nói theo chủ đề. - Kể chuyện “Khỉ và Rùa”. * Bước 1 : Hướng dẫn tô màu vào tranh. - Phát tranh nội dung câu chuyện “Khỉ và rùa”. - Hướng dẫn thảo luận. (Tự nghĩ ra nội dung câu chuyện theo trí tưởng tượng). * Bước 2 : HS kể nhau nghe. * Bước 3 : GV kể chuyện. - Kể lại chuyện “Khỉ và rùa” theo từng tranh. + Trong chuyện có nhân vật nào ? * Bước 4 : Sắm vai. + T1 : Khỉ và Rùa là đôi bạn thân. Khỉ báo cho Rùa biết vợ mình mới sinh con. Rùa đến thăm nhà khỉ. + T2 : Nhà Khỉ ở trên cây cao. Rùa ngậm chặt đuôi Khỉ để lên nhà Khỉ. + T3 : Vợ Khỉ chạy ra chào, Rùa mở miệng đáp lễ, Rùa rơi xuống đất. + T4 : Mai Rùa bị rạn nứt. - GV nhận xét, sửa sai. * Ý nghĩa câu chuyện : Sự tích cái mai rùa. - Chia làm 4 nhóm. - Nhóm nhận tranh tô màu và đặt tên cho nhân vật. - 4 tranh / 4 nhóm. - Thảo luận theo nhóm tìm ra nội dung từng tranh. - Cá nhân, nhóm đại diện kể chuyện theo tranh cho cả lớp nghe - Lắng nghe. + khỉ chồng, khỉ vợ, rùa. - Nhận xét bạn. - Cá nhân sắm vai thể hiện lại nội dung câu chuyện. - Nêu ý kiến. Chia nhóm. Thảo luận. Kể chuyện. Hỏi đáp. Kể chuyện. Mặt nạ. Động não. Giáo dục tư tưởng. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Thi đua tìm tiếng có vần : ia, ua, ưa. - GV nhận xét tiết học. * Chuẩn bị : Bài “oi - ai”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 32 : oi - ai (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được oi, ai, nhà ngói, bé gái. 2/ Kĩ năng : Đọc được câu ứng dụng : Chú bói cá nghĩ gì thế ? Chú nghĩ về bữa trưa. 3/ Thái độ : Phát triển được lời nói tự nhiên theo chủ đề : sẻ, ri, bói cá, le le. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng có vần oi – ai . Kĩ năng đặt mục tiêu : Tìm được các tiếng có vần vừa học. III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa, ĐDHT, bảng cài HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát + múa “Mời bạn vui múa ca”. - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : ua – ưa - Trò chơi : Bác đưa thư + GV cho lớp đồng thanh bài hát, lá thư truyền từ em đầu bàn của lớp, khi bài hát chấm dứt, em nhận được thư sẽ đọc câu ứng dụng của bài học trong thư. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (25’) : oi – ai HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Dạy diện vần. MT : Nhận diện chữ, ghép chữ, phát âm vần oi. - Xem tranh “nhà ngói” và trả lời câu hỏi : + Trong từ “nhà ngói” tiếng nào đã học rồi ? - GV giới thiệu từ, ghi bảng : ngói. - GV đọc mẫu. + Trong từ “ngói” âm nào đã học rồi ? - GV giới thiệu vần : oi. - GV ghi bảng : oi. - GV : vần oi được viết bằng con chữ o và i. + So sánh oi với o ? - GV đọc mẫu : o – i – oi oi - GV đánh vần : ngờ – oi – ngoi – sắc – ngói. - Đọc trơn : nhà ngói. - GV chỉnh sửa cho HS. * Trò chơi : Phát âm bằng bài hát. - GV cho HS đọc toàn bảng, chỉ bảng theo thứ tự và không theo thứ tự. - Cho HS bỏ âm đầu và thanh (còn lại vần oi) - Quan sát. + Tiếng nhà + Âm ng và thanh sắc. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. + Giống : âm o. Khác : oi có thêm i. - HS phát âm cá nhân, đồng thanh. - HS phát âm cá nhân, đồng thanh 4 mức độ. - Cho HS gắn vần oi, tiếng ngói. - HS thực hiện trên bảng cài. Trực quan. Hỏi đáp. Truyền đạt Luyện đọc. Động não. Trò chơi. Thực hành. HĐ 2 : Nhận diện vần. MT : Nhận diện chữ, ghép chữ, phát âm vần ai. - Thay âm o = a, ta có vần mới. - GV gắn lên bảng vần ai, hướng dẫn cách đọc. - Phân tích vần : ai. - HS đánh vần : a – i - ai. - Cho HS gắn thêm g trước ai, thanh sắc ta được tiếng gì ? - Gắn lên bảng tiếng “gái”, gọi HS đọc. - Gắn lên bảng tiếng “bé gái”, gọi HS đọc. + So sánh oi với ai ? - GV đọc : oi –ai. - Cho đọc toàn bảng : oi ai ngói gái nhà ngói bé gái - HS thực hiện trên bảng cài. - Cá nhân, cả lớp. - Tiếng gái. - Cá nhân, đồng thanh. + Giống : âm i. Khác : vần oi có âm o, vần ai có âm a. - HS phát âm cá nhân, đồng thanh. Trực quan. Truyền đạt Hỏi đáp. Nhận xét, so sánh. Luyện đọc. HĐ 3 : Luyện đọc. MT : Đọc được từ khóa, từ ứng dụng. - Tổ chức chơi ghép tiếng thành từ. - GV phát cho mỗi nhóm các từ đã bị cắt rời, HS tự ghép lại. - HS trình bày, GV kết hợp gắn bảng lớp, kết hợp xen kẽ các câu hỏi tìm vần trong tiếng và giải nghĩa từ. * ngà voi : răng con voi mọc dài ra ngoài, có màu trắng ngã vàng như màu ngà. - Cả lớp cùng tham gia. ngà voi gà mái nhà ngói bài vở Thực hành. Động não. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Trò chơi : Chia 2 nhóm tìm vần : oi – ai. - HS đọc lên các tiếng có vần mới học, nhóm nào tìm được nhiều tiếng thì thắng. - GV nhận xét trò chơi. - GV nhận xét tiết học. * Chuẩn bị : bài “oi – ai (Tiết 2)”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 32 : oi - ai (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc được : oi, ai, nhà ngói, bé gái.. 2/ Kĩ năng : Đọc đúng các từ ngữ trong câu ứng dụng : Chú bói cá nghĩ gì thế ? Chú nghĩ về bữa trưa. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : sẻ, ri, bói cá, le le. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Biết trao đổi với bạn về chủ đề cuả bài Kĩ năng đặt mục tiêu : Lựa chọn lời nói phù hợp với tranh. III. CHUẨN BỊ : GV : Bộ mô hình TV, hình tranh theo bài, bảng cài. HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát + múa “Tập thể dục”. - Cả lớp. 2. Bài cũ (5’) : oi – ai - Đọc bảng lớp. - Trò chơi : Ghép từ. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (24’) : oi – ai (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Luyện đọc. MT : HS đọc đúng, to, rõ. - Đọc câu ứng dụng : ngà voi gà mái cái còi bài vở - Xem tranh và trả lời câu hỏi : + Tranh vẽ gì ? + Chú bói cá đang làm gì ? - Đọc mẫu câu ứng dụng. Chú bói cá nghĩ gì thế ? Chú nghĩ về bữa trưa - Sửa phát âm - Trò chơi : Tìm cụm từ, cụm từ giống nhau. - Hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - Cá nhân (theo thừ tự và không theo thứ tự). - Nghỉ hơi sau dấu phẩy. - Quan sát. - Cá nhân, nhóm, lớp. - Chơi thử : 6 HS, mỗi HS nhận 1 hình, gắn hình có thẻ từ, cụm từ giống với từ cụm từ trên bảng. - Chơi. Trực quan. Hỏi đáp. Luyện đọc. Trò chơi. HĐ 2 : Luyện nghe. MT : HS nghe đúng vần và tiếng. - Cho HS chơi. - Trò chơi : Bingo. - Hướng dẫn và cho HS chơi. - Chơi. - Đọc lại từ đã gắn trên bảng. - Chơi thử -> Chơi thật. Luyện tập. HĐ 3 : Luyện nói. MT : HS nói lưu loát, nguyên câu. - Giới thiệu bài luyện nói và gợi mở theo tranh : + Em đã biết con chim nào ? + Chim bói cá và chim le le sống ở đâu ? + Chúng thích ăn gì ? + Chim sẻ và chim ri thích ăn gì ? + Chúng sống ở đâu ? + Em thử đoán xem bói cá và le le đang nói gì với nhau ? - Thảo luận, đại diện nhóm trả lời. + Mẹ đi chợ về mua nhiều quà cho 2 chị em. + Chùm nhãn. + Khi được quà nói cảm ơn và chia cho mọi người. - Nhiều HS tập nói. Phát triển chủ đề theo suy nghĩ của các em. - Giáo dục HS yêu quê hương, yêu ông bà. Trực quan. Thảo luận Vấn đáp. Động não. Giáo dục tư tưởng. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Trò chơi : Hoa tàn hoa nở . - Đọc kĩ SGK và làm bài tập. - GV nhận xét, tuyên dương. * Chuẩn bị : Bài “ôi – ơi”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 33 : ôi – ơi (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : ôi, ơi, bơi lội, trái ổi. 2/ Kĩ năng : HS đọc được câu ứng dụng : Bé tra, bé gái đi chơi phố với bố mẹ. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : lễ hội. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng có vần ôi – ơi Kĩ năng đặt ra quyết định : Lựa chọn đúng tiếng mang vần đã học với các tiếng khác . III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa, ĐDHT, bảng chữ Bingo. HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV, bảng con. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (2’) : Hát + múa “Lý cây xanh”. - Cả lớp. 2. Bài cũ (5’) : oi – ai - Trò chơi : Tìm tiếng có vần vần : oi – ai. + GV đính tranh 1 cây to có các quả và yêu cầu HS tìm tiếng có vần oi, ai đính lên quả. - Trò chơi : Chuyền bóng. + GV cho lớp đồng thanh bài hát, quả bóng truyền từ em đầu bàn của lớp, khi bài hát chấm dứt, em nhận được bóng sẽ đọc câu ứng dụng của bài học trong quả bóng. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (23’) : ôi – ơi HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Nhận diện vần. MT : Nhận diện chữ, ghép chữ, phát âm ôi – ơi. - GV cho HS xem tranh và trả lời câu hỏi : + Trong tranh vẽ trái gì ? - GV đọc mẫu : trái ổi. + Trong từ “trái ổi” có tiếng gì học rồi ? - Hôm nay chúng ta học : ổi. - GV dùng bìa che giới thiệu : ổi. - GV giới thiệu từ, ghi bảng : “ổi”. + Hãy nêu vị trí các âm trong tiếng : ổi ? + Trong tiếng ổi có thanh nào học rồi ? - GV đọc : ô – i – ôi – hỏi - ổi. - GV đọc mẫu : ổi. - GV giới thiệu vần : ôi. - GV ghi bảng : ôi. - Hướng dẫn HS đọc vần : ôi. + Hãy nêu vị trí các âm trong tiếng : ôi ? - Hướng dẫn HS đọc. - So sánh : vần ôi được viết bằng con chữ ô và i. - So sánh ôi với ơi. + Giống : kết thúc là i. Khác : ôi có âm ô. - GV đọc mẫu : ô – i - ôi ôi - Đánh vần : ô – i – ôi – hỏi - ổi. - Đọc trơn : ổi. - GV chỉnh sửa cho HS. - Trò chơi : Phát âm bằng bài hát. - Đọc tổng hợp : ôi ổi trái ổi - GV cho HS đọc toàn bảng, chỉ bảng theo thứ tự và không theo thứ tự. - Thực hành. - Cho cả lớp lấy bộ đồ dùng TV. - Cho HS gắn vần ôi, tiếng ổi. - Cho HS bỏ âm đầu (còn lại vần ôi). - Thay âm ô = ơ ta có vần mới : ơi. - GV gắn lên bảng tiếng “ơi” hướng dẫn cách đọc. + Hãy nêu vị trí các âm trong vần : ơi ? - Hướng dẫn đọc : ơ – i – ơi. + Cho HS gắn thêm âm b trước vần ơi, ta được tiếng gì ? - GV gắn lên bảng tiếng “bơi” gọi HS đọc. - GV gắn lên bảng “bơi lội” gọi HS đọc. - GV hỏi vần ôi, ơi giống và khác nhau điều gì? - GV đọc : ôi – ơi. - Cho đọc toàn bảng. ôi ơi ổi bơi trái ổi bơi lội Nghĩ giữa tiết : Hát “Tập thể dục” - Quan sát. + Trái ổi. - HS đọc cá nhân, lớp. + Tiếng trái. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - Lắng nghe, ghi nhớ. + Âm ô đứng trước âm i đứng sau, thanh hỏi. + Thanh hỏi. - HS đọc cá nhân, lớp. + Vần ôi có 2 âm ghép lại, âm ô đứng trước âm i đứng sau. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. ồi ôi ôi ôi ối ối ôi ôi ôi ồi ối ối ối ồi ồi ồi ối ồi - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS đọc theo 4 mức độ. - HS thực hiện trên bảng cài. - Cá nhân, cả lớp. + Vần ơi có 2 âm ghép lại, âm ơ đứng trước âm i đứng sau. - Cá nhân, cả lớp. + Tiếng bơi. - Cá nhân, đồng thanh. + Giống : vần i. Khác : vần ôi có âm ô, vần ơi có âm ơ. - Cá nhân, đồng thanh. - Cả lớp cùng tham gia. Trực quan. Hỏi đáp. Truyền đạt Động não. Phân tích. Luyện đọc. Động não. Luyện đọc. Thực hành. Thực hành. Động não. Luyện đọc. Hỏi đáp. Trò chơi. HĐ 2 : Luyện nghe. * Trò chơi : Pingo. - GV hướng dẫn luật chơi và phát cho mỗi em 1 phiếu có in sẵn chữ. - GV đọc từng tiếng cho HS dò và đặt những hạt nút vào ô có tiếng GV đọc, bạn nào có 3 tiếng liên tục theo hàng ngang hay hàng dọc, hàng chéo -> Pingo. - GV hỏi : Các em vừa học vần gì ? - HS nghe phổ biến luật chơi. - Hình thức : Luyện nghe, nhận biết các tiếng có âm vừa học. - HS đặt những hạt nút vào ô có tiếng GV đọc, em nào thắng sẽ được thưởng. - Vần ôi – ơi. - HS đọc và kiểm tra. Trò chơi. HĐ 3 : Luyện đọc. MT : HS đọc đúng các từ, tiếng đã học. - Tổ chức chơi ghép tiếng thành từ. - GV phát cho nhóm các từ đã bị cắt rời, HS tự ghép lại. - HS trình bày GV kết hợp gắn bảng có từ đã viết sẵn lên bảng lớp, kết hợp xen kẽ các câu hỏi tìm vần trong tiếng và giải nghĩa từ. - GV cho HS đọc toàn bảng, chỉ bảng theo thứ tự và không theo thứ tự. - GV hỏi : Các em vừa học vần gì ? + Tiếng gì trong bài có vần : ôi – ơi. - Cả lớp tham gia. - Vần ôi – ơi. - Cả lớp tham gia. Trò chơi. Giảng giải. Luyện đọc. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Trò chơi : Tiếp sức. + HS chia làm 2 nhóm. + HS đọc lên các tiếng có vần mới học, tổ nào tìm được nhiều tiếng thì thắng. + GV nhận xét trò chơi. - GV nhận xét tiết học. * Chuẩn bị : Bài “ôi – ơi (Tiết 2)”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 33 : ôi - ơi (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc được : ôi, ơi, trái ổi, bơi lội. 2/ Kĩ năng : Đọc đúng các từ ngữ trong câu ứng dụng : Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ. 3/ Thái độ : Phát triển được lời nói tự nhiên theo chủ đề : Lễ hội. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Biết trao đổi với bạn về chủ đề “ Lễ hội “ Kĩ năng đặt mục tiêu : Lựa chọn lời nói phù hợp với tranh. III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa câu ứng dụng, ĐDHT, bảng cài HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát + múa “Tập thể dục”. - Cả lớp. 2. Bài cũ (5’) : ôi – ơi - Đọc bảng lớp. - Trò chơi : Ghép từ. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (24’) : ôi – ơi (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Luyện đọc. MT : HS đọc đúng các từ, tiếng đã học. - Đọc câu ứng dụng. - Cho HS xem tr

File đính kèm:

  • docGiao an - HANG - TIENG VIET - Tuan 08.doc
Giáo án liên quan