TOÁN
Trừ các số có 3 chữ số( có nhớ 1 lần)
I- Mục tiêu:
- Biết trừ các số có 3 chữ số( có nhớ 1 lần)
- Rèn kỹ năng làm tính trừ số có 3 chữ số.
- vận dụng vào giải toán có liên quan.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, phấn màu, bảng phụ.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy lớp 3 tuần 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Sáng
Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2006
Chào cờ
( GV Tổng phụ trách Đội )
_______________________________________
Toán
Trừ các số có 3 chữ số( có nhớ 1 lần)
I- Mục tiêu:
- Biết trừ các số có 3 chữ số( có nhớ 1 lần)
- Rèn kỹ năng làm tính trừ số có 3 chữ số.
- vận dụng vào giải toán có liên quan.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, phấn màu, bảng phụ.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: HD thực hiện phép trừ
a, 432- 215 = ?
- NX số bị trừ và số trừ là số có mấy chữ số?
- Nêu cách đặt tính trừ
- GV đặt tính 432
215
- Trừ theo thứ tự từ đâu?
- gv thực hiện phép trừ
- Phép trừ này có nhớ ở hàng nào?
b, 627- 143 = ?
- Nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép trừ?
- YC hs thực hiện – gv nx.
- VD a và VD b có gì khác nhau?
- Em tự nghĩ 1 phép trừ có nhớ và ghi ra
+)* Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:Tính
- GV ghi 3 phép trừ lên bảng
- Gọi 3 em lên làm
- Nêu cách trừ có nhớ ở hàng đv?
+) Bài 2: - Gọi hs nêu YC- GV ghi bảng3 pt
- Gọi 3 em lên làm
- Gv cùng hs nhận xét.
- Nêu cách trừ có nhớ ở hàng chục?
+) Bài 3:- Treo bảng phụ
- Gọi hs nêu yc.
Muốn biết bạn Hoa sưu tầm được bao nhiêu con tem ta làm ntn?
- Gọi 1 em lên giải
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
+) Bài 4:Nêu tóm tắt bài toán
- YC hs tự làm vào vở và đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau
- Gọi 2 em chữa bài
- Có 3 chữ số
- Đặt số trừ dưới số bị trư…
- Theo dõi
- từ phải sang trái
- nhớ ở hàng đơn vị
- hs nêu
- làm bảng con
- VD b có nhớ ở hàng chục
- hs tự nghĩ và ghi ra bảng con
- hs nêu yc
- làm bảng con
- Phải mượn 1 ở hàng chục
- làm bảng con
- phải mượn 1 ở hàng trăm
- hs nêu
- lấy 335- 128
- HS nêu
- làm vào vở.
- Gv nhận xét
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
Nêu cách cách đặt tính và thực hiện ptrừ?
______________________________________
Tập đọc – Kể chuyện
Ai có lỗi
I-Mục tiêu: A- Tập đọc:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng: khuỷu tay, nguệch ra, Cô- rét- ti, En- ri- cô
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ mới: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây
- GD hs phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, phải dũng cảm nhận lỗi khi chót cư xử không tốt với bạn.
B - Kể chuyện:
1- Rèn kĩ năng nói: - Biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời kể của mình, phối hợp điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp nd.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ chép câu: “ cậu ta giận đỏ mặt…”.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC:
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Gọi 1 em đọc bài: “ Đơn xin vào đội”.
- Bạn này viết đơn để làm gì ?
B - Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu:
- GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn.
- treo bảng phụ hd đọc câu
- ta nên ngắt hơi ở chỗ nào?
(+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: : kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây
(+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo cặp.
- Cho hs thi đọc giữa các nhóm
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1,2
- 2 bạn trong truyện tên là gì?
- Vì sao 2 bạn giận nhau?
+ YC cả lớp đọc thầm đ3
- Vì sao En- ri- cô hối hận muốn xin lỗi Cô- rét- ti?
+ Gọi 1 em đọc đ4
- 2 bạn đã làm lành với nhau ra sao?
+ YC đọc thầm đ5
- Bố đã trách mắng En- ri- cô ntn?
+ Cho hs tluận nhóm 2: theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
- Câu chuyện trên có ý nghĩa gì?
4) Luyện đọc lại:- GV hướng dẫn hs đọc phân vai theo nhóm 3 đ4, 5
- tổ chức cho hs thi đọc giữa các nhóm
- Đơn xin vào đội.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh theo dõi.
- Hs qsát tranh
- Hs đọc nối tiếp từng câu -> hết bài (2 lượt).
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn -> hết bài ( 2 lượt).
- 1em đọc đoạn 1, 2, 1 em đọc tiếp đoạn 3, 4 sau đó đổi lại. 3 cặp thi đọc.
- cả lớp đọc thầm
- Cô- rét- ti và En- ri- cô
- Cô- rét- ti vô ý chạm khuỷu tay vào En- ri- cô làm viết hỏng…
- Sau cơn giận bình tĩnh lại…không đủ can đảm
- Tan học …ôm chầm lấy bạn
- En- ri- cô là người có lỗi
- Đại diện nhóm lên TB
- Phải biết nhường nhịn bạn…
các nhóm hs thi đọc phân vai
* Kể chuyện :
1- GV nêu nhiệm vụ:
2- Hướng dẫn hs kể từng đoạn
.HD hs quan sát lần lượt các tranh
- tranh 1 vẽ gì?- yc 1 em kể đoạn 1
- Tranh 2 hỏi:Em thấy gì ở trong vở của 2 bạn?- 1 em kể đoạn 2
- Tranh 3 hỏi:Sau cơn giận En- ri- cônghĩ gì
- Đưa tranh 4,5: tranh vẽ gì?
Gọi hs nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, cho điểm.
5) Củng cố - dặn dò:
- Qua câu chuyện em học tập được điều gì?
- Đối với các bạn trong lớp em cần có thái độ ntn?
- Hs quan sát từng tranh.
- đều bị bẩn
- ân hận, muốn xin lỗi bạn.
- Từng nhóm hs luyện kể.
- Hs thi kể...
- hs nêu
______________________________________
chiều
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2006
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Củng cố về cộng trừ số có 3 chữ số ( có nhớ 1 lần hoặc không nhớ)
- Rèn kĩ năng thực hiện đúng phép cộng, trừ
-Vận dụng được phép cộng, trừ vào giải toán.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ, phấn màu.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Thực hành.
+) Bài 1: tính. : GV ghi các phép tính lên bảng
- Yêu cầu hs làm bảng con, chữa bài.
- Trừ theo thứ tự từ đâu?
+) Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Nêu cách đặt tính, cách thực hiện?
- Yêu cầu hs làm vở, chữa bài.
- GV nx, chốt kết quả đúng
- +) Bài 3:- Treo bảng phụ.
- Biết số bị trừ, số trừ muốn tìm hiệu ta ltn?
- Biết số trừ và hiệu muốn tìm số bị trừ ta ltn?
- YC tính ra nháp rồi lên điền kết quả
- gv nhận xét.
+) Bài 4: - Gv gọi hs nêu yêu cầu
- Muốn biết cả 2 ngày bán được bao nhiêu kg gạo ta ltn?.
- YC giải vào vở- 1 em chữa bài
- HS làm bảng con, 3 hs làm bảng lớp
- HS làm bảng vở, 2 hs chữa bài.ĐS: .
- Hs nêu.
- làm vào vở
-1 Hs đọc đề toán.
- lấy số bị trừ trừ đi số trừ
- lấy hiệu cộng số trừ
Hs tóm tắt, giải toán.
- HS tự giải.
- Gv nhận xét kết quả.
+) Bài 5: GV nêu- hs đọc
- Muốn tìm số hs nam ta ltn?
- YC giải vào vở và kt chéo nhau
- lấy 165- 83= 71
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hs theo dõi.
________________________________________________
ÂM nhạc( t)
Ôn tập bài hát: Quốc ca Việt Nam
I- Mục tiêu :
- Ôn bài hát đã học: Quốc ca Việt Nam .
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca
- HS yêu thích âm nhạc .
II- Đồ dùng dạy-học :
- bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
*Hoạt động1: Ôn bài : Quốc ca Việt Nam.
+GV cho Hs cả lớp hát 1-> 2 lần
+ GV nhận xét, sửa cho hs
+ Chia lớp làm 3 dãy yc mỗi dãy hát 1 lần
+ NX tuyên dương dãy hát hay, đúng giai điệu của bài hát.
- Gv tổ chức cho hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp Dùng đầu thước kẻ gõ nhẹ trên bàn .
- Cả lớp hát lại bài hát 2 lần
*Hoạt động 2: Củng cố- dặn dò :
VN ôn luyện bài hát.
- HS ôn lại bài hát .
- 1 dãy hát còn 2 dãy kia nghe và nhận xét.
- HS hát bài hát + gõ đệm theo nhịp
+ Dãy A hát thì dãy B gõ đệm sau đó đổi lại.
______________________________________
Tiếng Việt ( T )
Luyện đọc : Ai có lỗi?
I-Mục tiêu:
- Củng cố về cách đọc bài : Ai có lỗi?.
- Luyện đọc đúng, Đọc diễn cảm (Hs khá- giỏi) câu chuyện.
- Giáo dục tính dũng cảm nhận lỗi.
II- Đồ dùng dạy- học :
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
1) GTB :
-GV nêu MĐ,YC giờ học đối với 2 đtượng HS .
2) Luyện đọc :
- Gv chia lớp làm 2 ĐT : Giỏi - Khá ; TB -Yếu
- YC học sinh luyện đọc theo nhóm đôi : TB -Y : luyện đọc đúng , K- G : luyện đọc diễn cảm .
+ Đoạn 1: chú ý đến giọng nhân vật “ tôi”
+ Đoạn 2: đọc nhanh căng thẳng hơn
+ Đoạn 3: chậm rãi, nhẹ nhàng
+ Đoạn 4, 5: lời nhân vật Cô- rét- ti dịu dàng
- Gọi HS đọc bài . Lớp, GV theo dõi nhận xét .
- YC học sinh thi đọc diễn cảm bất kỳ 1 đoạn . Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất .
- Gọi 1 HS đọc diễn cảm toàn bài .
C- Củng cố- dặn dò :
- Dặn hs luyện đọc tốt
Sáng
Thứ tư ngày 1 tháng 9 năm 2006
Toán
Ôn tập các bảng nhân.
Mục tiêu:
- Củng cố các bảng nhân đã học, cách tính giá trị biểu thức, tính chu vi
- Rèn kỹ năng nhân nhẩm với số tròn trăm
II- Đồ dùng dạy- học:
- Phấn màu, bảng phụ
III- Các hoạt động dạy – học :
* Hoạt động 1: KTBC: gọi hs chữa bài 5 .
* Hoạt động 2:Thực hành:
+) Bài 1: gọi hs nêu yc
a, dựa vào bảng nhân 2, 3, 4, 5 trả lời miệng kq
b, GV hd cách nhẩm
- hs tự nhẩm và nêu kq
+) Bài 2: tính theo mẫu
- GV hd mẫu:
4 x 3 + 10 = 12+ 10
= 22
- yc hs làm nháp – 3 em chữa bài
- GV nhận xét.
+) Bài 3:- Gv gọi hs nêu yc
- Muốn biết trong phòng có bn ghế ta làm tn?
yêu cầu hs làm vở để gv chấm.
- Gv nhận xét.
+) Bài 4: - Gv treo bảng phụ
- Muốn tính chu vi tam giác ta ltn?
- Đối với tam giác này ta còn cách tính nào khác?- hs tự giải vào vở.
- Gọi 1 hs chữa bài, gv nhận xét.
*Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
- 1 em nêu
- hs nhẩm kết quả
- Hs nêu lại.
- HS theo dõi.
- lớp làm nháp
- 1 em nêu
- lấy 8x4= 32
- giải vào vở
- đọc đề
- tìm tổng 3 cạnh
- lấy 1 cạnh nhân với 3
- HS theo dõi
________________________________________________
Tập viết
ôn chữ hoa:Ă ,Â
I- Mục tiêu:
- Củng cố cách viết chữ viết hoa: Ă Â thông qua bài tập ứng dụng.
+ Viết tên riêng : Âu Lạc ” bằng cỡ chữ nhỏ.
+ Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ .
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ .
II- Đồ dùng dạy- học
- Mẫu chữ .
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học
A. KTBC :
- Gọi 2 hs lên bảng viết : A
Vừa A Dính.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.
B .Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con .
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài:
- Treo chữ mẫu
- Chữ Ă, Â cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét ?
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
Ă, Â
- GV nhận xét sửa chữa .
- HS tìm : Ă, Â, L
- Cao 2,5 ô; rộng 2 ô; gồm 3 nét.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con:
Ă. Â.
b) Viết từ ứng dụng :
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu về: Âu Lạc
Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết: Âu Lạc.
- HS đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- HS viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- GV giúp HS hiểu nội dung trong câu ứng dụng
- Hướng dẫn viết : Dòng trên có mấy chữ, dòng dưới có mấy chữ ?
- 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Dòng trên 6 chữ, dòng đưới 8 chữ.
-Hs nêu, viết bảng con: Ăn khoai, ăn quả
a3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết .
- GV quan sát nhắc nhở t thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ.
-Học sinh viết vở:+1 dòng chữ: Ă
+1 dòng chữ: Â
+2 dòng từ ứng dụng.
+2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
__________________________________________
Thủ công
Gấp tàu thuỷ 2 ống khói ( tiết 2).
I- Mục tiêu :
- HS vận dụng vào thực hành gấp tàu thuỷ.
- Gấp được tàu thuỷ đúng qui trình kĩ thuật.
- Hs yêu thích các sản phẩm gấp hình, rèn luyện đôi tay khéo léo .
II- Đồ dùng dạy- học :
- Mẫu tầu thuỷ 2 ống khói .
- Tranh qui trình gấp.
- Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
*HĐ1: Học sinh thực hành gấp tàu thuỷ 2 ống khói : - GV yêu cầu một số học sinh nhắc lại qui trình gấp tàu thuỷ 2 ống khói. Gv nhận xét và hệ thống lại các bước gấp :
+Bước 1: Gấp, cắt tờ giầy hình vuông.
+Bước 2 :Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông
+Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ 2 ống khói
- YC hs sau khi gấp được tàu thuỷ các em dán vào tờ giấy trắng rồi dùng bút màu vẽ thêm sóng nước, mây trời, cảnh vật để tạo cho bức tranh sinh động hơn.
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp tàu thuỷ bằng giấy màu.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
- Gv tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm.
- Gv, lớp nhận xét đánh giá sản phẩm hoàn thành tốt, hoàn thành...
*HĐ2: Củng cố- dặn dò :
- Nhắc lại các bước gấp tàu thuỷ 2 ống khói.
- Nhận xét giờ học .
- Dặn dò Hs chuẩn bị cho giờ sau : kéo, giấy màu, thước kẻ, giấy nháp, bút màu
___________________________
Chính tả( nghe viết)
Ai có lỗi
I- Mục tiêu:
- Nghe - viết đoạn 3 trong bài “ ai có lỗi”. Làm các bài tập về âm dễ lẫn s / x.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. Làm đúng các bài tập .
- Gd học sinh ý thức trình bày đúng qui định VSCĐ.
II- Đồ dùng dạy- học :
Bảng con, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học :
A-KTBC:- GV đọc cho HS viết bảng 1 số từ : hiền lành, chìm nổi, cái liềm.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới : 1- Gtb:- Gv nêu mục đích, yêu cầu của bài .
2- Hướng dẫn nghe - viết :
a) Chuẩn bị :
+ GV đọc bài chính tả:
-+Hỏi : Đoạn văn nói lên điều gì?
- Tìm tên riêng trong bài. Tên riêng đó được viết như thế nào ?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó
- Yêu cầu hs tập viết chữ khó vào bảng con.
b) GV đọc cho HS viết :
- GV đọc từng câu.
c) Chấm ,chữa bài :
- GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+ BT2:Tìm các tn chứa tiếng : có vần uêch, uyu
- Chia lớp làm 4 nhóm – hs trong nhóm tìm và ghi ra giấy
- Đai diện các nhóm lên dán kq
- Gv nhận xét .
+ BT3: treo bảng phụ
- YC làm bảng con rồi lên điền
- Gv nhận xét chốt lời giải đúng: cây sấu, chữ xấu, san sẻ, xẻ gỗ, xắn tay áo, củ sắn.
4- Củng cố –dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà luyện viết chữ khó
- 2 HS viết bảng lớp .
- Lớp viết bảng con.
- 1HS đọc lại, lớp theo dõi SGK..
- En- ri- cô ân hận khi bình tĩnh lại…
- Cô- rét- ti . Viết hoa chữ cái đầu tiên
- HS viết bảng con
- HS viết bài, soát lỗi bằng chì.
- HS nêu yc
- HS thảo luận và ghi ra giấy.
- Điền vào VBT
- 3 em đọc.
- HS chú ý
_____________________________________
Chiều
Toán (T)
Ôn phép tính trừ các số có 3 chữ số, các bảng nhân
I-Mục tiêu :
- Củng cố về phép tính trừ, phép nhân .
- Rèn kỹ năng thực hiện đúng các phép tính ,biết vdụng vào giải toán
- HS tự giác làm bài .
II-Đồ dùng dạy- học :
- VBTT, bảng con .
III-Các hoạt động dạy- học:
*Hoạt động 1:KTBC : Nêu cách thực hiện phép trừ số có 3 csố?
- Gọi đọc bảng nhân 3, 4, 5
- GV nhận xét .
*Hoạt động 1: Thực hành luyện tập :
+ Yêu cầu HSTB –Y làm bài tập 1,2 (VBTT tập 1- 9) và bài tập 3 trang 10.
+ G ọi HS chữa bài , GV nhận xét .
+ Yêu cầu HS khá ,giỏi làm bài 5 trang 9 và bài 5 trang 10
+Gọi HS chữa bài .
+GV chốt lại lời giải đúng.
*Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò :
-Nhăc lại cách thực hiện phép trừ
-Dặn HS vn ôn lại các bảng nhân.
- 1 em nêu
- 3 em đọc 3 bảng
-HS lần lượt thực hành .
+ hs làm vào VBT
+ 2 em chữa bài
- HS lập bài toán theo tóm tắt rồi giải vào VBT
- gọi 2 em lên chữa bài.
____________________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Ôn 3 bài hát: nhanh bước …, Quốc ca, sao vui của em
I-Mục tiêu:
- Học sinh ôn lại 3 bài hát, hát đúng giai điệu.
- GD ý thức tích tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- II- Các hoạt động- dạy học:
*Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
- Gv nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
*Hoạt động 2: ôn 3 bài hát.
- Cho hs ôn lại từng bài
- GV nghe và sửa cho các em
- chia lớp làm 3 tổ để thi hát giữa các tổ.
- Bình chọn tổ hát hay nhất.
- Gọi vài cá nhân lên thi hát
- lớp nhận xét bình chọn bạn hát hay nhất.
_____________________________________________
Tự học
Hoàn thành bài tập trong ngày
I, Mục tiêu:
- HS tự hoàn thành các bài tập toán và tiếng việt trong ngày
- GD ý thức tự giác học bài
II, Hoạt động học
- Toán: yc hs hoàn thành các bài tập trong VBT trang 10
- TV: yc hs hoàn thành bài tập trong VBTTV trang 6
______________________________________________________________
Sáng
Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2006
Toán
Ôn tập các bảng chia
I) Mục tiêu :
- Ôn tập củng cố bảng chia 2, 3, 4, 5
-Rèn kĩ năng tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4
II) Đồ dùng dạy học :
- 2 Bảng phụ ghi bài tập 4, phấn màu
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
* Hoạt động 1: KTBC: gọi 4 em đọc bảng nhân 2,3 4, 5
* Hoạt động2 : luyện tập
+) Bài 1: Tính nhẩm
- GV ghi các phép tính lên bảng
-y/c hs nhẩm và nêu miệng kết quả
-lớp nhận xét: Từ 1 phép nhân ta được mấy phép chia tương ứng?
+) Bài 2:- Tính nhẩm.
-g/v hd mẫu
200:2=?
2 trăm:2=1 trăm
vậy 200:2=100
- các phần còn lại hs tự nhẩm rồi ghi kq ra bảng con
+) Bài 3:Y/c h/s nêu đề bài.
-bài 3 y/c gì?
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- Muốn biết có bao nhiêu cái cốc ta ltn?
-Y/c h/s làm vở -1 h/s lên bảng chữa.
Nhận xét.
* Bài 4
H/s nêu y/c .Bài 4 y/c gì?
-G/v cho h/s chơi trò chơi: Thi giải nhanh
- GV treo 2 bảng phụ
-Tổ chức chơi trò chơi lớp cử ra 2 đội ,mỗi đội 5 em, từng em lần lượt lên nối 1 lần, hết lượt lại quay lại từ đầu
-đội nào nối nhanh đúng là thắng.
-Lớp cổ vũ động viên .
-lớp nhận xét.
*Hoạt động 4 Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Mỗi em đọc 1 bảng nhân
- hs nêu yc
- hs tự nhẩm
- 2 phép chia tương ứng
- hs theo dõi
- làm bảng con
- 1 em nêu
- ta lấy 24:4
-h/s làm vở-1 h/s chữa
-h/s nêu.
- hs chơi trò chơi
- hs nối ( 7 lần nối)
________________________________________
Luyên từ và câu
Từ ngữ về thiếu nhi. Ôn tập câu: Ai là gì?
I-Mục tiêu : - Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi tìm được các từ chỉ trẻ em, tính nết…
- Ôn kiểu câu ai( cái gì, con gì) là gì
Rèn kỹ năng tìm từ, tìm bphận chính của câu.
- GD ý thức viết câu hoàn chỉnh.
II- Đồ dùng dạy- học : 3 phiếu ht nhóm BT1
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
A- KTBC :- Tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ: “ Sân nhà em sáng quá
…Lơ lửng mà không rơi”
- Nhận xét, cho điểm .
B - Bài mới :1- GTB:- Gv nêu mục đích, yêu cầu của giờ học .
2-Hướng dẫn làm bài tập :
a)BT1:- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- GV yêu cầu HS tìm từ để làm mẫu
- Cho hs làm việc theo nhóm
+ Chia lớp thành 3 nhóm- phát phiếu ht.
+ HS tluận theo nhóm và ghi các từ ra phiếu
+ Các nhóm trưởng lên dán kquả
+ Lớp nx nhóm tìm được nhiều từ và đúng
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
b) BT2:- Gv HD câu a:
Thiếu nhi là măng non của đất nước.
+ Trong câu trên BP nào trả lời cho câu hỏi ai?
+Trong câu trên BP nào trả lời cho câu hỏi là gì?
- câu b, c hướng dẫn ttự
- HS trả lời đúng gv dùng phấn màu gạch 1 gạch dưới CN, gạch 2 gạch dưới VN
c) BT3: gọi hs nêu
- HD : BT này khác với BT2 là đã xđịnh bộ phận ai, cái gì bằng cách in đậm bộ phận đó, YC cta phải đặt câu hỏi cho bphận in đậm này.
- Ghi câu a: Cây tre là hình ảnh ….
+ Trong câu có từ nào in đâm?
+ “ cây tre” trả lời cho câu hỏi nào?
Thay từ “ cái gì” vào câu a em hãy đọc câu hỏi
- Câu b, c YC làm vào vở
- 1 em chữa bài
GV cùng hs nhận xét, chốt đáp án đúng.
3- Củng cố, nx
- BP trả lời câu hỏi “ ai, cái gì, con gì” thường đứng ở vị trí nào trong câu?
-HS làm bài tập, lớp theo dõi .
- Hs theo dõi.
- HS tìm từ
- thảo luận theo nhóm
- HS đọc câu
- thiếu nhi
- măng non của đất nước
- theo dõi
- cây tre
- cái gì
- Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê VN?
- Làm vào vở
- Đứng trước
- BP tlời câu hỏi “ là gì” thường đứng ở vị trí nào trong câu? (đứng sau) _____________________________________________
Tập đọc
khi mẹ vắng nhà
I- Mục tiêu:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ : luộc khoai, nắng cháy.
- Ngắt, nghỉ đúng chỗ, biết đọc đoạn thơ khác với đoạn văn xuôi.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ : buổi, quang
- Hiểu tình cảm thương yêu mẹ rất sâu nặng của bạn nhỏ , bạn tự nhận là mình chưa ngoan vì chưa làm cho mẹ hết vất vả.
II- Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
A- KTBC:
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
- GV nhận xét chung.
- Ai có lỗi.
- 2 học sinh lên bảng.
-Lớp nxét.
B - Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài :
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
- Học sinh theo dõi.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+)Luyện đọc câu:- GV chú ý phát âm các từ khó, dễ lẫn.
(+) Đọc từng đoạn trước lớp:
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng khổ , GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: buổi, quang.
(+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 3.
- GV theo dõi, sửa cho 1 số hs.
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+Gọi 1 học sinh đọc khổ thơ 1.
- bạn nhỏ làm những việc gì đỡ mẹ?
+ Gọi hs đọc k2
- Kết quả công việc của bạn nhỏ ntn?
- YC hs thảo luận nhóm 4: vì sao bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ?
Theo em bạn nhỏ có ngoan không? vì sao?
- ở nhà em đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ?
4- Luyện đọc lại:HTL
- GV treo bảng phụ.
- Tổ chức cho hs đọc thuộc lòng theo hình thức xoá dần
5- Củng cố - dặn dò:
- Em học tập được điều ở bạn nhỏ trong bài?
- Dặn hs vn học thuộc lòng.
- Hs đọc nối tiếp từng dòng thơ.
Hs đọc nối tiếp từng khổ thơ -> hết bài ( 2 lượt).
-HS luyện đọc nhóm 3 sau đó đổi lại.
- Đại diện 1 số nhóm lên đọc.
- luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, quét sân
- Lúc mẹ về mọi việc đã xong, mẹ khen bạn ngoan
- Bạn cảm thấy chưa giúp mẹ được nhiều hơn, vì mẹ vẫn vất vả…
- hs nêu
- hs nối tiếp đọc từng dòng thơ
- 4 HS thi đọc thuộc lòng .
- Hs nêu.
_________________________________
Tự nhiên và xã hội
Vệ sinh hô hấp
I- Mục tiêu: - hs biết ích lợi của việc tập thở buổi sáng
- Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp
- GD ý thức giữ sạch mũi, họng.
II- Đồ dùng dạy- học: Các hình trong SGK
III- Hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhòm 4:
+) Mục tiêu: Nắm được ích lợi của việc thở buổi sáng.
+) Cách tiến hành:
-) Bước 1: các nhóm qs H1,2,3 và tluận câu hỏi:
- Tập thở sâu buổi sáng có lợi gì?
- Hàng ngày cta phải làm gì để giữ sạch mũi họng?
+ Bước 2 :- Đại diện các nhóm trình bày
- Gọi nhóm khác bổ sung
- GV chốt: Tập TD buổi sáng có nhiều không khí trong lành, ít bụi. Lau mũi, súc miệng bằng nước muối loãng tránh nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp
+ GV kết luận:- Nên TD buổi sáng và vs mũi họng.
-HS thảo luận theo nhóm .
- bs có nhiều không khí trong lành…
- HS trình bày
- 2 hs nêu lại.
* Hoạt động 2 : Thảo luận theo cặp
+) Mục tiêu : Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vs cq hô hấp.
+) Cách tiến hành : - B1: từng cặp qs tranh vẽ trang 9 và tlời câu hỏi:
+ Hình vẽ gì? việc làm này có lợi hay có hại đvới cq hô hấp? tại sao?
- B2: Các nhóm lên trình bày.
- GV, hs theo dõi, nhận xét , bổ sung
- KL:luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc…
* Hoạt động 3 : Củng cố- dặn dò :
- Em đã làm gì để bảo vệ cq hô hấp.
- Nhận xét giờ học, dặn hs cần bảo vệ cq hô hấp.
_____________________________________
Chiều
Tiếng việt ( T )
Tiết :Hoàn thành bài viết chữ hoa :Ă ,Â
Luyện viết: Chơi chuyền
I- Mục tiêu :
- Hs hoàn thành bài viết Ôn chữ hoa ă, â và viết bài : chơi chuyền
- Hs viết đúng cỡ chữ, đúng chính tả.
- Hs có ý thức rèn VSCĐ thường xuyên.
II- Đồ dùng dạy học : Mẫu chữ hoa
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
A- Hoàn thành bài viết chữ hoa:Ă ,Â
-Yêu cầu h/s mở vở tập viết- gv kiểm tra
+ Gv cho hs quan sát chữ mẫu .
+ Yêu cầu hs nhắc lại cách viết chữ :
Ă ,Â
.
+ Gv yêu cầu hs hoàn thành bài viết chữ hoa trong vở tập viết.
- Gv theo dõi, uốn nắn cho hs
B- Nghe viết : chơi chuyền.
- Gv đọc bài viết :
- Trong bài có những chữ nào viết hoa ?
- Trong đoạn viết có chữ nào khó viết ?
- GV hd viết chữ khó.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
- Gv hướng dẫn hs viết vở.
- Gv đọc bài cho hs viết.
+Gv chấm một số bài , nhận xét.
C- Củng cố- dặn dò :- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs luyện viết chính tả.
+Hs quan sát .
+Hs nêu.
+Hs viết bài.
+1 hs đọc bài viết.
+Chữ cái đầu dòng, tên riêng .
+Hs viết vào bảng con.
+Hs theo dõi.
+Hs viết vở.
+Hs soát lỗi .
- Hs theo dõi.
________________________________________________
Đạo đức
Kính yêu Bác Hồ ( tiết 2).
Mục tiêu:- HS hiểu Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc các em cần có tình cảm với Bác, cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác
- Ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác dạy
Giáo dục tình cảm kính yêu và biết ơn BH
II-Tài liệu- phương tiện: tranh, ảnh, các bài thơ về Bác
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động1: HS tự liên hệ.
+) Mục tiêu: - HS tự đánh giá việc thực hiên 5 điều BH dạy.
+) Cách tiến hành :- YC hs thảo luận nhóm đôi BT4
+ Gọi đại diện các nhóm lên trả lời
- Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều BH dạy?
- Còn đièu nào chưa thực hiện tốt? vì sao.
File đính kèm:
- 2.doc