Giáo án dạy lớp 5 tuần 25

Tập đọc

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng đọc trang trọng, tha thiết.

- Hiểu: ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên

II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc.

III . Hoạt động dạy và học :

1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Hộp thư mật, TLCH.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy lớp 5 tuần 25, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 5 tháng 3 năm 2007 Tập đọc Phong cảnh đền Hùng I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng đọc trang trọng, tha thiết. - Hiểu: ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc. III . Hoạt động dạy và học : 1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Hộp thư mật, TLCH. 2. Dạy bài mới: a .Giới thiệu bài : Giới thiệu tranh –giới thiệu bài mới (SGVtr 112 ) b. Bài mới : HĐ1 :Luyện đọc đúng - Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài - GV chia 3 đoạn - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai -Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 -GV đọc mẫu cả bài HĐ2:Tìm hiểu bài: Câu 1 SGK ? Câu 2SGK? GV: ..cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ. Câu 3SGK ? GV giới thiệu thêm 1 số truyền thuyết như: Sự tích trăm trứng, Sự tích bánh trưng, bánh giầy.. Câu 4 SGK? HĐ3: Luyện đọc diễn cảm -Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc -Thi đọc đoạn 2 -Luyện đọc theo nhóm - Gọi HS đọc bài -Em hãy nêu ý chính của bài ? HĐ4: Củng cố ,dặn dò - NX tiết học - Nếu có điều kiện các em hãy cùng cha mẹ đến thăm đền Hùng. Cả lớp đọc thầm theo Cả lớp đọc thầm theo - 1- 2 HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - H S nhận xét, bổ sung. Toán Bảng đơn vị đo thời gian I. Mục tiêu: Giúp HS: Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và thành, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây. II. Chuẩn bị: Bảng đơn vị đo thời gian phóng to. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ôn tập các đơn vị đo thời gian: a. Các đơn vị đo thời gian: GV cho HS nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học. GV cho HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian: chẳng hạn: Một thế kỉ có bao nhiêu năm, một năm có bao nhiêu tháng, một năm có bao nhiêu ngày. GV cho biết: Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào ? Các năm nhuận tiếp theo nữa là những năm nào ? Sau khi HS trả lời, GV cho HS nhận xét đặc điểm của năm nhuận và đi đến kết luận số chỉ năm nhuận chia hết cho 4. GV cho HS nhớ lại tên các tháng và số ngày của tháng. GV cho HS nhớ và nêu quan hệ của các đơn vị đo thời gian khác: Một ngày có bao nhiêu giờ, một giờ có bao nhiêu phút, một phút có bao nhiêu giây? HS trả lời, GVghi tóm tắt lên bảng, cuối cùng được bảng như trong SGK. (Có thể treo bảng phóng to trước lớp). b. Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian: GV cho HS đổi các số đo thời gian và nêu rõ cách làm. - Đổi năm ra tháng. - Đổi từ giờ ra phút. - Đổi từ phuét ra giờ. 2. Luyện tập: Bài 1. Ôn tập về thế kỉ, nhắc lại các sự kiện lịch sử. Chú ý: - Xe đạp khi mới được phát minh có bánh bằng gỗ, bàn đạp gắn với bánh trước (bánh trước to hơn). - Vệ tinh nhân tạo đầu tiên do người Nga phóng lên vũ trụ. Bài 2. Chú ý: 3 năm rười = 3,5 năm = 12 tháng x 3,5 = 42 tháng. giờ = 60 phút x = phút = 45 phút. Bài 3. GV cho HS tự làm, sau đó cả lớp thống kê kết quả. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Khoa học Ôn tập: Vật chất và năng lượng (Tiết 1) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS được củng cố về: - Các kiến thức phần Vật cháu và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm. - Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng. - Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật. II. Chuẩn bị: - Chuẩn bị theo nhóm (theo phân công): + Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. + Pin, bóng đèn, dây dẫn, ... + Một cái chuông nhỏ (hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh). - Hình trang 101, 102 SGK. III. Hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động 1: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng". * Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hóa học. * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. GV tham khảo cách tổ chức cho HS chơi trò chơi ở bài 8 để phổ biến cách chơi và tổ chức cho HS chơi. Lưu ý: GV có thể cho tất cả các HS cùng chơi với điều kiện dặn các em chuẩn bị một bộ thẻ có ghi sẵn các chữ cái: a, b, c, d. Bước 2: Tiến hành chơi: - Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi như trang 100, 101 SGK. - Trọng tài quan sát xem nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh vàđúng thì đánh dấu lại. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc. Lưu ý: Đối với câu hỏi 7, GV cho các nhóm lắc chuông để giành quyền trả lời câu hỏi. Dưới đây là đáp án: - Chọn câu trả lời đúng (Từ câu hỏi 1 đến câu hỏi 6). 1 - d; 2 - b; 3 - c; 4 - b; 5 - b; 6 - c. - Điều kiện xảy ra sự biến đổi hóa học (câu 7). a. Nhiệt độ bình thường. b. Nhiệt độ cao. c. Nhiệt độ bình thường. d. Nhiệt độ bình thường. 2. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ ba, ngày 6 tháng 3 năm 2007 Tập đọc Cửa sông I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ; giọng đọc nhẹ nhàng,tha thiết, giàu tình cảm. - Hiểu: qua hình ảnh cửa sông, t/g ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn. - Học thuộc lòng bài thơ. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc và phong cảnh vùng cửa sông, những ngọn sóng bạc đầu. III . Hoạt động dạy và học : 1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng,TLCH 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài : Giới thiệu tranh –giới thiệu bài mới (SGVtr 124 ) b. Bài mới : HĐ1 :Luyện đọc đúng - Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài - Gọi 6 HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ lần 1 Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai - Gọi 6 HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ lần 2 - GV đọc mẫu cả bài HĐ2:Tìm hiểu bài: Khổ 1 Câu 1 SGK ? Cách nói đặc biệt - chơi chữ Câu 2SGK ? Câu 3SGK ? GV phân tích kĩ hơn về nghệ thuật miêu tả của t/g ….. HĐ3: Luyện đọc diễn cảm - Từ ý từng khổ thơ HS nêu cách đọc - Thi đọc đoạn khổ 4,5 - Luyện đọc theo nhóm - Gọi HS đọc bài - kết hợp HTL -Em hãy nêu ý chính của bài ? HĐ4 : Củng cố ,dặn dò - NX tiết học - Về nhà tiếp tục HTL bài thơ. Cả lớp đọc thầm theo Luyện đọc từ khó:then khoá, nỗi, nước lợ nông sâu, … Giải nghĩa từ khó: Cách nói đặc biệt - chơi chữ Cả lớp đọc thầm theo + “Là cửa nhưng …. ……..bao giờ” +..gửi phù sa…, nơi biển cả tìm về đất liền.., …nước lợ,tiễn đưa người ra khơi,. + “Dù giáp mặt… …….núi non.” Lớp NX sửa sai ý 2 mục I Lịch sử Sấm sét đêm giao thừa I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Vào dịp Tết Mậu Thân (1968), quân dân miền Nam tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy, trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn. - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân dân ta. II. Chuẩn bị: ảnh tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) (cần sưu tầm ảnh ở địa phương). III. Các hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động 1 (làm việc cả lớp). - GV giới thiệu tình hình nước ta trong những năm 1965 - 1968. - GV nêu nhiệm vụ học tập: + Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta ? + Thuật lại trậnđánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968. + Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta ? 2. Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm). GV hướng dẫn HS tìm những chi tiết nói lên sự tấn công bất ngờ và đồng loạt của quân dân ta vào dịp Tết Mậu Thân 1968, theo các ý: + Bất ngờ: Tấn công vào đêm giao thừa, đánh vào các cơ quan đầu não của địch, các thành phố lớn. + Đồng loạt: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra đồng thời ở nhiều thị xã, thành phố, chi khu quân sự. + Bối cảnh chung của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. 3. Hoạt động 3 (làm việc cả lớp). HS thảo luận trong nhóm và cử đại diện lên trình bày theo gợi ý: Kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quan Mĩ tại Sài Gòn. - HS đọc SGK, đoạn nói về anh Nguyễn Viết Sinh. Ngoài ra, yêu cầu HS kể thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong ... mà các em đã sưu tầm được (qua tìm hiểu sách báo, truyền hình hoặc nghe kể lại). 4. Hoạt động 4 (làm việc cả lớp). - GV cho HS tìm hiểu về ý nghãi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. - HS thảo luận về thời điểm, cách đánh, tinh thần của quân dân ta, từ đó rút ra nhận định: + Ta tiến công địch khắp miền Nam, làm cho địch hoang mạng, lo sợ. + Sự kiện này tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (ta chủ động tiến công vào thành phố, tận sào huyệt của địch). 5. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán Cộng số đo thời gian I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian. - Vận dụng giải các bài toán đơn giản. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy học: 1. Thực hiện phép cộng số đo thời gian: Ví dụ 1. GV nêu ví dụ 1 (trong SGK) cho HS nêu phép tính tương ứng: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút. GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính: 3 giờ 15 phút 2 giờ 35 phút 5 giờ 50 phút Vậy 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút. Ví dụ 2. GV nêu bài toán, sau đó cho HS nêu phép tính tương ứng. GV cho HS đặt tính và tính: 22 phút 58 giây 23 phút 25 giây 45 phút 83 giây GV cho HS nhận xét rồi đổi 83 giây = 1 phút 23 giây. 45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây. Vậy 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây = 46 phút 23 giây. HS nhận xét: Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị. Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề. 2. Luyện tập: Bài 1. GV cho HS tự làm, sau đó thống nhất kết quả. GV hướng dẫn những HS yếu cách đặt tính và tính, chú ý đổi đơn vị đo thời gian. Bài 2. GV cho HS đọc bài rồi thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán. Sau đó HS tự tính và viết lời giải, một HS trình bày trên bảng, cả lớp nhận xét. Chẳng hạn: Bài giải: Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện bảo tàng Lịch sử là: 35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút. Đáp số: 2 giờ 55 phút. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tự học Đọc diễn cảm hai bài tập đọc trong tuần I. Mục tiêu: - HS đọc diễn cảm hai bài tập đọc trong tuần. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh. II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi tên hai bài bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học: 1. Luyện đọc diễn cảm. - HS luyện đọc diễn cảm theo tổ. - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu (đối với HS trung bình yêu cầu đọc trôi chảy là được. 2. Thi đọc diễn cảm. - Các tổ cử đại diện lên đọc bài (bốc thăm bài và đọc). - Lớp cùng giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố: - Nhận xét tiết học, dặn dò. Luyện từ và câu Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ. - Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu. II. Chuẩn bị: Bảng phụ cho BT1,2 III.Hoạt động dạy và học 1.Kiểm tra bài cũ: HS làm BT1, 2 của tiết trước. 2.Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. HĐ2: Hình thành khái niệm Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1 ,xác định yêu cầu của bài 1 ? HS làm việc cá nhân Gọi HS trình bày miệng Bài 2 - Tổ chức hoạt động nhóm - Gọi đại diện nhóm nêu kết quả Bài 3: Thảo luận nhóm Đại diện nhóm nêu kết quả Rút ra ghi nhớ SGK HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành Bài 1 HS làm việc cá nhân Gọi HS trình bày nối tiếp Bài 2 Thảo luận nhóm Đại diện nhóm nêu kết quả HĐ4: Củng cố ,dặn dò - Nhắc lại ghi nhớ SGK - NX tiết học. - Chuẩn bị bài tiết sau. Lớp đọc thầm theo Cả lớp đọc thầm lần 2 +Từ “đền” +không (HS thay từ và đọc lên ) Vì nội dung 2 câu không ăn nhập với nhau. Mỗi câu nói về 1 sự vật. +..giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa 2 câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn. Nhiều HS nhắc lại ghi nhớ SGK ……. “trống đồng”, “Đông Sơn” “anh chiến sĩ”, “nét hoa văn” Các từ đó được lặp lại để liên kết câu... HS làm bảng nhóm-VBTTV +đáp án: Thuyền,….,chợ, cá song, cá chim, tôm. Tiếng Việt (BS) (N-V): phong cảnh đền hùng (đoạn 2) I. Mục tiêu: - Học sinh nghe - viết đúng chính tả bài: Phong cảnh Đền Hùng (đoạn 2). - Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho HS. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: - GV nhận xét - HS đọc và nêu nội dung bài tập đọc 2. Bài mới: - GV đọc toàn bài. - Theo dõi SGK - Nêu nội dung đoạn viết chính tả. - 2 HS đọc đoạn 1 của bài tập đọc. - Nhắc lại cách viết từ khó, cách trình bày đoạn 1. - GV đọc cho HS viết bài - Tìm, viết ra giấy nháp từ, tiếng khó viết. - HS viết bài sạch, đẹp. - Đọc lại bài cho HS soát lỗi. - Thu 1/2 số vở chấm. Nhận xét chung. - Tuyên dương HS đạt điểm 10, động viên HS viết chưa đạt. - HS soát lại bài. 3. Củng cố: - Nhận xét tiết học HĐNG Hát, múa chủ đề ca ngợi phụ nữ Việt Nam I. Mục tiêu: - Yêu quý mẹ và cô giáo qua những bài hát, bài múa thuộc chủ đề phụ nữ Việt Nam. II. Chuẩn bị: Những bài hát, múa thuộc chủ đề. III. Các hoạt động dạy - học: - Lớp trưởng tổng hợp những bài hát, múa thuộc chủ đề (GV ghi nhanh lên bảng) và điều khiển lớp biểu diễn. - Các nhóm, tổ, cá nhân biểu diễn. - Lớp bình chọn các tiết mục của cá nhân, tổ, nhóm biểu diễn hay, đặc sắc và biểu diễn lại tiết mục đó. - GV nhận xét chung. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ tư, ngày 7 tháng 3 năm 2007 Tập làm văn Tả đồ vật (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: - HS viét được 1 bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng… I. Chuẩn bị: - Giấy KT - 1 số tranh ảnh minh hoạ cho bài văn. III .Hoạt động dạy và học 1. Dạy bài mới HĐ1: Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài - Gọi 1 HS đọc 5 đề SGK *Lưu ý: Có thể viết sang đề khác tiết trước nhưng không nên Gọi 2,3 HS đọc lại dàn ý tiết trước. HĐ3: HS làm bài HĐ4 : Củng cố,dặn dò: - NX tiết học - Về nhà đọc và chuẩn trước cho tiết sau. Lớp đọc thầm theo Cả lớp đọc thầm lần 2 HS sửa lại dàn ý của mình HS làm bài Kể chuyển Vì muôn dân I. Mục tiêu: - Dựa vào lời kể của GVvà tranh minh hoạ, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; giọng kể tự nhiên, phối hợp cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải tạo nên khối đoàn kết chống giặc… - Lắng nghe, nhớ ,kể lại chuyện. - Nghe bạn kể , NXvà kể tiếp. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ - Bảng phụ vẽ lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện. III .Hoạt động dạy và học 1.Kiểm tra bài cũ : Kể lại câu chuyện về 1 việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết. 2.Dạy bài mới: HĐ1:Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. HĐ2: - GV kể chuyện lần 1 Giải thích: tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm-pa, sát Thát Treo lược đồ - GV kể lần 2 HĐ3: HS tập kể chuyện -Tổ chức hoạt động nhóm đôi - Gọi đại diện nhóm kể nối tiếp - Gọi đại diện nhóm kể toàn bộ câu chuyện Nhóm khác có thể hỏi về nội dung và ý nghĩa câu chuyện -Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì? -Câu chuyện khiến bạn suy nghĩ gì về truyền thống đoàn kết của dân tộc? HĐ4: Liên hệ thực tế, củng cố, dặn dò - Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện - NX tiết học . - Đọc trước bài tuần 26. HS lắng nghe HS lắng nghe và nhìn tranh minh hoạ Tập kể từng đoạn nối tiếp trong nhóm Tập kể toàn bộ câu chuyện Nhóm khác NX: +Nội dung câu chuyện có đầy đủ không +giọng kể, nét mặt, cử chỉ. +sáng tạo +Hiểu về 1 trong nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc - truyền thống đoàn kết, hoà thuận. VD: đoàn kết là 1 truyền thống quí báu có từ xa xưa của dân tộc. Toán Trừ số đo thời gian I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian. - Vận dụng giải các bài toán đơn giản. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy - học: 1. Thực hiện phép trừ số đo thời gian: Ví dụ 1. GV nêu ví dụ 1 (trong SGK) cho HS nêu phép tính tương ứng: 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = ? GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính: 15 giờ 55 phút 13 giờ 10 phút 2 giờ 45 phút Vậy 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = 2 giờ 45 phút. Ví dụ 2. GV cho HS đọc bài toán và nêu phép tính tương ứng: 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = ? GV cho một HS lên bảng đặt tính: 3 phút 20 giây 2 phút 45 giây HS nhận xét 20 giây không trừ được cho 45 giây, vì vậy cần lấy 1 phút đổi ra giây. Ta có: 3 phút 20 giây = 2 phút 80 giây. 2 phút 80 giây 2 phút 45 giây 0 phút 35 giây Vậy 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = 35 giây. HS nhận xét: Khi trừ số đo thời gian, cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị. Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường. 2. Luyện tập: Bài 1. GV cho HS tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả. Bài 2. GV cho HS làm bài vào vở, GV hướng dẫn những HS yếu về cách đặt tính và tính, chú ý phần đổi đơn vị đo thời gian. Bài 3. GV cho HS đọc đề. HS thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán. Sau đó HS tự tính và viết lời giải. Một HS trình bày trên bảng, cả lớp nhận xét. Kết quả: 1 giờ 30 phút. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Chính tả Ai là thủy tổ loài người I. Mục tiêu: - Nghe- viết đúng chính tả bài Ai là thuỷ tổ loài người? - Ôn lại qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; làm đúng các bài tập. II. Chuẩn bị: - VBTTV - Bảng phụ BT2 III. Hoạt động dạy và học: 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng viết tlời giải câu đố(BT3 tiết trước) 2. Dạy bài mới: HĐ1 : Giới thiệu bài GV nêu mục đích,y/c tiết học. HĐ2 : Hướng dẫn HS viết chính tả - GV đọc toàn bài - Em hãy nêu nội dung chính của bài ? - Em hãy tìm những từ dễ viết sai ? - GV đọc từ khó - GV đọc bài - GV đọc bài – lưu ý từ khó HĐ3 : Chấm ,chữa bài GV chấm nhanh 1 số bài trước lớp -Rút kinh nghiệm HĐ4 : Hướng dẫn HS làm bài tập - Gọi HS đọc bài 2 Giải thích từ khó:Cửu Phủ, …. Nội dung câu chuyện ? HS làm việc cá nhân Gọi HS trình bày nối tiếp GV tiểu kết HĐ5 : Củng cố ,dặn dò - NX tiết học.Ghi nhớ qui tắc viết hoa. - Về nhà kể lại câu chuyện vui cho người thân nghe. … +..cho ta biết truyền thuyết của 1 số dân tộc trên thế giới về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này +Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Nữ Oa, Ân Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn, XIX HS viết bảng con (giấy nháp ) HS viết vào vở HS soát lỗi HS đổi chéo bài soát lỗi Đọc ,nêu yêu cầu của đề bài +Anh chàng mê đồ cổ là một kẻ gàn dở, mù quáng,… +Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công. Giải thích cách viết hoa. Nhóm khác nhận xét, bổ sung Toán (BS) Ôn: Cộng số đo thời gian I. Mục tiêu: - Củng cố cách cộng số đo thời gian. - Rèn kĩ năng cộng số đo thời gian nhanh, chính xác, vận dụng vào giải toán. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: Bài 1. Đặt tính rồi tính: 2 giờ 13 phút + 3 giờ 45 phút. 4 giờ 52 phút + 1 giờ 27 phút 12 phút 32 giây + 27 phút 45 giây 3,5 giờ + 2,6 giờ Bài 2. Một người đi xe đạp từ nhà ra thành phố, người đó bắt đầu đi lúc 6 giờ 15 phút. Sau khi đi được 1 giờ 30 phút, người đó dừng lại nghỉ 15 phút rồi lại đi tiếp 1 giờ 25 phút nữa thì đến nơi. Hỏi người đó đến thành phố lúc mấy giờ ? - HS tự làm bài tập (HS khá hướng dẫn HS trung bình). - HS lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung (lớp trưởng điều khiển). - GV nhận xét, chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ năm, ngày 8 tháng 3 năm 2007 Khoa học Ôn tập: Vật chất và năng lượng (Tiết 2) I. Mục tiêu: Như tiết 1. II. Chuẩn bị: Như tiết 1. III. Hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động 1: Quan sát và trả lời câu hỏi. * Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng. * Cách tiến hành: GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK. Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động ? Dưới đây là đáp án: a. Năng lượng cơ bắp của người. b. Năng lượng chất đốt từ xăng. c. Năng lượng gió. d. Năng lượng chất đốt từ xăng. e. Năng lượng nước. g. Năng lượng chất đốt từ than đá. h. Năng lượng mặt trời. 2. Hoạt động 2: Trò chơi "Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện". * Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức "tiếp sức". - Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bảng phụ. - Thực hiện: mỗi nhóm cử từ 5 đến 7 người, tùy theo số lượng của nhóm đứng xếp hàng 1. Khi GV hô "bắt đầu", HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên 1 dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống; tiếp đến HS 2 lên viết, ... Hết thời gian, nhóm nào viết được nhiều và đúng là thắng cuộc. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Luyện từ và câu Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. - Biết sử dụng cách thay htế từ ngữ để liên kết câu. II. Chuẩn bị: Bảng phụ cho BT1, 2. III. Hoạt động dạy và học: 1.Kiểm tra bài cũ: - HS làm BT 2 của tiết trước. - Bảng nhóm 2.Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. HĐ2: Hình thành khái niệm Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1 ,xác định yêu cầu của bài 1 ? Thảo luận nhóm Đại diện nhóm nêu kết quả Bài 2 - Tổ chức hoạt động nhóm - Gọi đại diện nhóm nêu kết quả Bài 3: Thảo luận nhóm Đại diện nhóm nêu kết quả Rút ra ghi nhớ SGK HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành Bài 1 HS làm việc cá nhân GV treo bảng phụ Gọi 2 HS trình bày bài -Ai có thể thay thế bằng cách khác? Bài 2 HS làm việc cá nhân Gọi HS trình bày HĐ4: Củng cố ,dặn dò - Nhắc lại ghi nhớ SGK - NX tiết học. Lớp đọc thầm theo Cả lớp đọc thầm lần 2 +..nói về Trần Quốc Toản +Hưng Đạo Vương, Ông, Quốc công tiết chế, Người, +..vì : đoạn văn trên từ ngữ được sử dụng linh hoạt, cùng một đối tượng dùng nhiều từ ngữ khác nhau, tánh sự lặp lại đơn điệu, nhàm chán và nặng nề như ở đoạn văn thứ 2 Đó gọi là phép thay thế từ ngữ. HS nhắc lại nhiều lần Nhiều HS nhắc lại ghi nhớ SGK ……. +anh, người liên lạc,anh, đó. Lớp NX, sửa sai ….. + “Nàng”bảo “chồng” Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian. - Vận dụng giải các bài toán thực tiễn. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy học: Ôn bài cũ: GV cho HS nêu cách thực hiện phép cộng và trừ số đo thời gian. Bài 1. Cho HS tự làm bài rồi thống nhất kết quả. Bài 2. Thực hiện phép cộng số đo thời gian. GV cho HS tự làm, cả lớp thống nhất kết quả. Bài 3. Thực hiện phép trừ số đo thời gian. GV cho HS tự làm bài, cả lớp thống nhất kết quả. Bài 4. Thực hiện bài tập tổng hợp. GV cho HS nêu cách tính sau đó tự giải. Một HS trình bày lời giải, cả lớp nhận xét. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Đạo đức Thực hành đạo đức giữa kỳ II I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức các bài đạo đức đã học trong kỳ II thông qua việc luyện tập thực hành. - Rèn kĩ năng luyện tập thành thạo, nhanh nhẹn thông qua nội dung: đọc, hát, vẽ ... theo chủ đề. - GD học sinh ý thức yêu và bảo vệ giữ gìn quê hương đất nước. II. Chuẩn bị.- Tranh ảnh, sưu tầm theo nội dung bài học. - Giấy vẽ khổ A4, bút chì, bút màu. III. Hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài (1'). 2. Nội dung thực hành. a. Trưng bày tranh ảnh (7'). - GV yêu cầu HS để hết tranh ảnh sưu tầm được nói về chủ đề, ca ngợi quê hương, đất nước. - Gọi một số đại diện các tổ đứng lên giới thiệu tranh ảnh về tổ chức đã sưu tầm được. - Tổ khác nhận xét, GV nhận xét chung. b. Thi đọc thơ, hát về chủ đề quê hương, đất nước. - GV gọi HS xung phong lên đọc thơ, hoặc theo chủ đề. c. Thi vẽ tranh (15'). - HS lấy giấy vẽ và bút vẽ, bút màu, mỗi HS vẽ 1 bức tranh nói về cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà mình thích, yêu cầu vẽ nhanh. - GV gọi một số em giới thiệu tranh mà mình vẽ. - HS - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Tiếng Việt (BS) Ôn: Liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: Bài 1. Thay thế từ "em" cho từ Va-li-a ở những chỗ thích hợp trong truyện sau sau khi thay viết lại truyện). Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc. Va-li-a thích nhất tiết mục "Cô gái phi ngựa, đánh đàn" và mơ ước thành diễn viên biểu dưỡng tiết mục ấy. Va-li-a vào học nghề tại rạp xiếc. Ông giám đốc rạp xiếc giao cho em quét dọn chuồng ngựa.Va-li-a ngạc nhiên nhưng rồi cũng nhận lời. Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn trong suốt thời gian học. Về sau, Va-li-a trở thành một diễn viên như Va-li-a

File đính kèm:

  • docBæ sung tuÇn 25.doc