Giáo án dạy lớp II tuần 31

MÔN: TẬP ĐỌC

Tiết: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm tư.

- Đọc phân biệt lời của các nhân vật.

2. Kỹ năng:

- Hiểu ý nghĩa của các từ mới: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.

3. Thái độ: Ham thích môn học.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi từ, câu cần luyện đọc.

- HS: SGK.

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy lớp II tuần 31, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31 Thứ ngày tháng năm 200…… HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ ------------------------------ MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I. Mục tiêu Kiến thức: Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm tư. Đọc phân biệt lời của các nhân vật. Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa của các từ mới: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc. Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi từ, câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Cháu nhớ Bác Hồ. Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài. Nội dung bài thơ nói gì? Nhận xét cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) GV treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Muốn biết Bác Hồ và chú cần vụ nói chuyện gì về chiếc rễ đa, chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Chiếc rễ đa tròn. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài. Giọng người kể chậm rãi. Giọng Bác ôn tồn dịu dàng. Giọng chú cần vụ ngạc nhiên. Gọi HS đọc chú giải. GV có thể giải thích thêm nghĩa các từ này và những từ khác mà HS không hiểu. b) Luyện phát âm Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ sau: + ngoằn ngoèo, rễ đa nhỏ, vườn, tần ngần, cuốn, vòng tròn, khẽ cười, … Yêu cầu HS đọc từng đoạn. c) Luyện đọc đoạn Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó đặt câu hỏi: Câu chuyện này có thể chia thành mấy đoạn. Từng đoạn từ đâu đến đâu? Gọi 1 HS đọc đoạn 1. Yêu cầu HS luyện ngắt giọng câu văn thứ 2 của đoạn. Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1. Yêu cầu HS đọc đoạn 2. Hướng dẫn HS cách ngắt giọng câu văn dài. Gọi HS đọc lại đoạn 2. Yêu cầu HS đọc đoạn 3. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai chú cần vụ). Kết luận: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác. Chuẩn bị bài sau: Cây và hoa bên lăng Bác. Hát 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. Bác Hồ và chú cần vụ đang nói chuyện về một cái rễ cây. Theo dõi, lắng nghe GV đọc mẫu. Nghe GV đọc mẫu và đọc lại các từ bên. Mỗi HS đọc 1 câu, đọc cả bài theo hình thức nối tiếp. Câu chuyện có thể chia thành 3 đoạn. + Đoạn 1: Buổi sớm hôm ấy … mọc tiếp nhé! + Đoạn 2: Theo lời Bác … Rồi chú sẽ biết. + Đoạn 3: Phần còn lại. 1 HS khá đọc bài. Luyện ngắt giọng câu: Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.// 1 HS đọc bài. 1 HS khá đọc bài. Luyện ngắt giọng câu văn: Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.// 1 HS đọc bài. Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng) Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN (TT) III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chiếc rễ đa tròn (tiết 1). 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Chiếc rễ đa tròn (tiết 2). Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài Gọi 1 HS đọc toàn bài. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì? Chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn? Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn? Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào? Các bạn nhỏ thích chơi trògì bên cây đa? Gọi HS đọc câu hỏi 5. Các con hãy nói 1 câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, về thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh. Nhận xét, sửa lỗi câu cho HS, nếu có. Khen những HS nói tốt. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai chú cần vụ). Kết luận: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác. Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Cây và hoa bên lăng Bác. Hát HS đọc bài. Bác bảo chú cần vụ trồng cho chiếc rễ mọc tiếp. Chú xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất. Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng là tròn. Các bạn vào thăm nhà Bác thích chui qua lại vòng lá tròn được tạo nên từ rễ đa. Đọc bài trong SGK. HS suy nghĩ và nối tiếp nhau phát biểu: + Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi./ Bác Hồ luôn nghĩ đến thiếu nhi./ Bác rất quan tâm đến thiếu nhi/… + Bác luôn thương cỏ cây, hoa lá./ Bác luôn nâng niu từng vật./ Bác quan tâm đến mọi vật xung quanh./… - Đọc bài theo yêu cầu. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TOÁN Tiết: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS: Luyện kĩ năng tính cộng các số 3 chữ số (không nhớ). On tập về 1/4. On tập về chu vi của hình tam giác. Ong tập về giải bài toán về nhiều hơn. 2Kỹ năng: Tính đúng, nhanh, chính xác. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000. Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: Đặt tính và tính: a) 456 + 123 ; 547 + 311 b) 234 + 644 ; 735 + 142 c) 568 + 421 ; 781 + 118 - Chữa bài và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Luyện tập. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 1 HS đọc bài trước lớp. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính. Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK, sau đó TLCH: + Hình nào được khoanh vào ¼ số con vật? + Vì sao em biết điều đó? + Hình b đã khoanh vào một phần mấy số con vật? Vì sao em biết điều đó? Nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài. Giúp HS phân tích đề toán và vẽ sơ đồ: + Con gấu nặng bao nhiêu kg? + Con sư tử nặng ntn so với con gấu?( Vì con sư tử nặng hơn con gấu nên đoạn thẳng biểu diễn số cân nặng của sư tử cần vẽ dài hơn đoạn thẳng biểu diễn số cân nặng của gấu). + Để tính số cân nặng của sư tử, ta thực hiện phép tính gì? Yêu cầu HS viết lời giải bài toán. Chữa bài và cho điểm HS. v Hoạt động 2: Thi đua. Gọi 1 HS đọc đề bài toán. Hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác? Yêu cầu HS nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC. Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu cm? Nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000. Hát 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 1 HS đọc bài trước lớp. Bạn nhận xét. HS đặt tính và thực hiện phép tính. Sửa bài, bạn nhận xét. HS quan sát hình vẽ trong SGK + Hình a được khoanh vào ¼ số con vật. + Vì hình a có tất cả 8 con voi, đã khoanh vào 2 con voi. + Hình b đã khoanh vào một phần ba số con vật vì hình b có tất cả 12 con thỏ, đã khoanh tròn vào 4 con thỏ. Con gấu nặng 210 kg, con sư tử nặng hơn con gấu 18 kg. Hỏi con sư tử nặng bao nhiêu kg? 210 kg Gấu: I I Sư tử: I I18 kg I ? kg Thực hiện phép cộng: 210 + 18 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Sư tử nặng là: 210 + 18 = 228 ( kg ) Đáp số: 228 kg. Tính chu vi hình của tam giác. Chu vi của một hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó. Cạnh AB dài 300cm,cạnh BC dài 400cm, cạnh CA dài 200cm Chu vi của hình tam giác ABC là: 300cm + 400cm + 200cm = 900cm. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: CHÍNH TẢ Tiết: VIỆT NAM CÓ BÁC I. Mục tiêu 1Kiến thức: Nghe và viết lại chính xác, đẹp bài thơ Việt Nam có Bác. Trình bày đúng, đẹp thể thơ lục bát. 2Kỹ năng: Biết cách viết hoa các danh từ riêng. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi và dấu hỏi/dấu ngã. 3Thái độ:Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Bài thơ Thăm nhà Bác, chép sẵn vào bảng phụ. Bài tập 3 viết vào giấy to và bút dạ. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Cháu nhớ Bác Hồ. Gọi 5 HS lên bảng đặt câu có từ chứa tiếng bắt đầu bằng c h/tr hoặc từ chứa tiếng có vần êt/êch. Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của bài tập 3, SGK trang 106. Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng. Nhận xét, chữa bài, cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Giờ Chính tả này các con sẽ nghe đọc và viết lại bài Việt Nam có Bác. Đây là một bài thơ rất hay về Bác Hồ của nhà thơ Lê Anh Xuân. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung GV đọc toàn bài thơ. Gọi 2 HS đọc lại bài. Bài thơ nói về ai? Công lao của Bác Hồ được so sánh với gì? Nhân dân ta yêu quý và kính trọng Bác Hồ ntn? b) Hướng dẫn cách trình bày Bài thơ cá mấy dòng thơ? Đây là thể thơ gì? Vì sao con biết? Các chữ đầu dòng được viết ntn? Ngoài các chữ đầu dòng thơ, trong bài chúng ta còn phải viết hoa những chữ nào? c) Hướng dẫn viết từ khó Yêu cầu HS đọc các tiếng khó viết. Yêu cầu HS viết các từ này. Chỉnh sửa lỗi cho những HS viết sai chính tả. d) Viết chính tả GV đọc bài cho HS viết. e) Soát lỗi g) Chấm bài v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 Gọi HS đọc yêu cầu. Gọi HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 đoạn thơ. Gọi HS nhận xét, sau đó chữa bài và cho điểm HS. Bài 3 Gọi HS đọc yêu cầu. Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng, yêu cầu 2 nhóm thi làm bài theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS chỉ điền 1 từ rồi đưa phấn cho bạn. Nhóm nào nhanh và đúng sẽ thắng. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập chính tả. Chuẩn bị: Cây và hoa bên lăng Bác. Hát Thực hiện yêu cầu của GV. Theo dõi bài trong SGK. Theo dõi và đọc thầm theo. 2 HS đọc lại bài. Bài thơ nói về Bác Hồ. Công lao của Bác Hồ được so sánh với non nước, trời mây và đỉnh Trường Sơn. Nhân dân ta coi Bác là Việt Nam, Việt Nam là Bác. Bài thơ có 6 dòng thơ. Đây là thể thơ lục bát vì dòng đầu có 6 tiếng, dòng sau có 8 tiếng. Các chữ đầu dòng thì phải viết hoa, chữ ở dòng 6 tiếng lùi vào 1 ô, chữ ở dòng 8 tiếng viết sát lề. Viết hoa các chữ Việt Nam, Trường Sơn vì là tên riêng. Viết hoa chữ Bác để thể hiện sự kính trọng với Bác. Tìm và đọc các từ ngữ: non nước, Trường Sơn, nghìn năm, lục bát. 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp. 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. 3 HS làm bài nối tiếp, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. …… Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa Có rào râm bụt đỏ hoa quê …… Có bốn mùa rau tươi tốt lá Như những ngày cháo bẹ măng tre… …… Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi son Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối… Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống. 2 nhóm cùng làm bài. a) Tàu rời ga Sơn Tinh dời từng dãy núi đi Hổ là loài thú dữ Bộ đội canh giữ biển trời. b) Con cò bay lả bay la Không uống nước lã Anh trai em tập võ Vỏ cây sung xù xì Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC I. Mục tiêu 1Kiến thức: HS đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩu, giữa các cụm từ. Giọng đọc trang nghiêm, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác. 2Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa của các từ mới: uy nghi, tụ hội, tam cấp, non sông gấm vóc, tôn kính. Hiểu nội dung bài: Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập trong SGK. Tranh ảnh sưu tầm về Quảng Trường Ba Đình, nhà sàn, các loài cây, hoa xung quanh lăng Bác. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chiếc rễ đa tròn Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Chiếc rễ đa tròn. Nhận xét cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh chụp cảnh ở đâu? Con có nhận xét gì về cảnh vật ở đây? Lăng Bác là một cảnh đẹp nổi tiếng, là nơi Bác Hồ yên nghỉ. Các loài cây và hoa từ khắp mọi miền đất nước về đây tụ hội tạo cho lăng Bác một vẻ đẹp độc đáo. Bài tập đọc Cây và hoa bên lăng Bác sẽ cho các con thấy rõ điều đó. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài lần 1. Chú ý: Giọng đọc trang trọng, thể hiện niềm tôn kính của toàn dân tộc đối với Bác. Nhấn giọng ở các từ ngữ : uy nghi, gần gũi, khắp miền, đâm chồi, phô sắc, toả ngát, khoẻ khoắn, reo vui, toả hương ngào ngạt, tôn kính thiêng liêng. b) Luyện phát âm Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các HS. Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp) Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài. Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có. Yêu cầu HS đọc chú giải và chuyển sang đọc đoạn. c) Luyện đọc đoạn Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn ntn? Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn. Sau mỗi lần có 1 HS đọc, GV dừng lại để hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài và giọng đọc thích hợp. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài GV đọc mẫu cả bài lần 2. GV có thể giải thích thêm về một số loại cây và hoa mà HS của từng địa phương chưa biết. Kể tên các loại cây được trồng phía trước lăng Bác? Những loài hoa nổi tiếng nào ở khắp mọi miền đất nước được trồng quanh lăng Bác? Tìm những từ ngữ hình ảnh cho thấy cây và hoa luôn cố gắng làm đẹp cho lăng Bác? Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi: Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho ai? Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị:Bảo vệ như thế là rất tốt. Hát 3 HS đọc bài nối tiếp, mỗi HS một đoạn. 1 HS đọc toàn bài. Sau đó trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 của bài. Chụp cảnh ở lăng Bác. Khung cảnh ở đây đẹp, có rất nhiều cây và hoa. HS theo dõi và đọc thầm theo. HS đọc bài. Từ: lăng Bác, lịch sử, nở lứa đầu, khoẻ khoắn, vươn lên, tượng trưng,… Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu. Đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. Bài được chia làm 3 đoạn. + Đoạn 1: Trên quảng trường … hương thơm. + Đoạn 2: Ngay thềm lăng … đã nở lứa đầu. + Đoạn 3: Sau lăng … toả hương ngào ngạt. + Đoạn 4: Phần còn lại. Đọc từng đoạn kết hợp luyện ngắt giọng các câu: Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội,/ đâm chồi,/ phố sắc,/ toả ngát hương thơm.// Trên bậc tam cấp,/ hoa dạ hương chưa đơm bông,/ nhưng N hoahài trắng mịn,/ hoa mộc,/ N hoagâu kết chùm,/ đang toả hương ngào ngạt.// Cây và hoa của non sông gấm vóc/ đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng/ theo đoàn người vào lăng viếng Bác.// Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4. (Đọc 2 vòng) Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Theo dõi và đọc thầm theo. Cây vạn tuế, cây dầu nước, cây hoa ban. Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, N hoahài, hoa mộc, N hoagâu. Tụ hội, đâm chồi, phô sắc, toả ngát hương thơm. Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho nhân dân Việt Nam luôn tỏ lòng tôn kính với Bác. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TOÁN Tiết: PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS: Biết cách đặt tính và thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số(không nhớ) theo cột dọc. 2Kỹ năng: On tập về giải bài toán về ít hơn. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập. Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: Đặt tính và tính: a) 456 + 124 ; 673 + 216 b) 542 + 157 ; 214 + 585 c) 693 + 104 ; 120 + 805 - GV nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) a) Giới thiệu phép trừ: GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK. Bài toán: Có 635 hình vuông, bớt đi 214 hình vuông. Hỏi còn lại bao nhiêu hình vuông? Muốn biết còn lại bao nhiêu hình vuông, ta làm thế nào? Nhắc lại bài toán và đánh dấu gạch 214 hình vuông như phần bài học. b) Đi tìm kết quả: Yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn phép trừ và hỏi: Phần còn lại có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông? 4 trăm, 2 chục, 1 hình vuông là bao nhiêu hình vuông? Vậy 635 trừ 214 bằng bao nhiêu? c) Đặt tính và thực hiện tính: Nêu yêu cầu: Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 3 chữ số, hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính trừ 635 – 214. Nếu HS đặt tính đúng, GV cho HS nêu lại cách đặt tính của mình, sau đó cho 1 số em khác nhắc lại. Nếu HS đặt tính chưa đúng, GV nêu cách đặt tính cho HS cả lớp cùng theo dõi. * Đặt tính: Viết số thứ nhất (635), sau đó xuống dòng viết tiếp số thứ hai (214) sao cho chữ số hàng trăm thẳng cột với chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị. Viết dấu trừ vào giữa 2 dòng kẻ, kẻ vạch ngang dưới 2 số.(vừa nêu cách đặt tính, vừa viết phép tính). Yêu cầu HS dựa vào cách thực hiện tính trừ với các số có 2 chữ số để tìm cách thực hiện phép tính trên. Nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách thực hiện tính của mình, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhắc lại cách tính và thực hiện tính 635 – 214. Tổng kết thành quy tắc thực hiện tính trừ và cho HS học thuộc: + Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị. + Tính: Trừ từ phải sang trái, đơn vị trừ đơn vị, chục trừ chục, trăm trừ trăm. v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Nhận xét và chữa bài. Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS làm bài. Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu HS vừa lên bảng làm bài nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp, mỗi HS chỉ thực hiện 1 con tính. Nhận xét và hỏi: Các số trong bài tập là các số ntn? Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài. Hướng dẫn HS phân tích bài toán và vẽ sơ đồ bài toán, sau đó viết lời giải. Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập. Hát 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp. Theo dõi và tìm hiểu bài toán. HS phân tích bài toán. Ta thực hiện phép trừ 635 – 214 Còn lại 4 trăm, 2 chục, 1 hình vuông. Là 421 hình vuông. 635 – 214 = 421 2 HS lên bảng lớp đặt tính, cả lớp làm bài ra giấy nháp. Theo dõi GV hướng dẫn và đặt tính theo. 635 - 124 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài ra giấy nháp. 635 - 124 421 Cả lớp làm bài, sau đó 8 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng con tính trước lớp. Đặt tính rồi tính. 4 HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. 548 732 592 395 - 312 -201 -222 - 23 236 531 370 372 Tính nhẩm, sau đó ghi kết quả nhẩm vào vở bài tập. Là các số tròn trăm. Đàn vịt có 183 con, đàn gà ít hơn đàn vịt 121 con. Hỏi đàn gà có bao nhiêu con? Tóm tắt: 183con Vịt Gà 121 con ? con Bài giải: Đàn gà có số con là: 183 – 121 = 62 (con) Đáp số: 62 con gà. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: LUYỆN TỪ Tiết:TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY. I. Mục tiêu 1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về Bác Hồ. 2Kỹ năng: Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Bài tập 1 viết trên bảng. Thẻ ghi các từ ở BT1. BT3 viết vào bảng phụ. Giấy, bút dạ. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về Bác Hồ. Gọi 3 HS lên viết câu của bài tập 3 tuần 30. Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của bài tập 2. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay các em sẽ được ôn tập về dấu chấm, dấu phẩy và mở rộng vốn từ theo chủ đề Bác Hồ. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi 2 HS đọc các từ ngữ trong dấu ngoặc. Gọi 1 HS lên bảng gắn các thẻ từ đã chuẩn bị vào đúng vị trí trong đoạn văn. Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập 2. Nhận xét chốt lời giải đúng. Bài 2 Gọi HS đọc yêu cầu. Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy cho từng nhóm và yêu cầu HS thảo luận để cùng nhau tìm từ. Gợi ý: Các em có thể tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ ở những bài thơ, bài văn các em đã học. Sau 7 phút yêu cầu các nhóm HS lên bảng dán phiếu của mình. GV gọi HS đếm từ ngữ và nhận xét, nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ và đúng sẽ thắng. GV có thể bổ sung các từ mà HS chưa biết. Bài 3 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Treo bảng phụ. Yêu cầu HS tự làm. Vì sao ô trống thứ nhất các con điền dấu phẩy? Vì sao ô trống thứ hai các con điền dấu chấm? Vậy còn ô trống thứ 3 con điền dấu gì? Dấu chấm viết ở cuối câu. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 5 HS đặt câu với từ ngữ tìm được ở BT 2. Gọi HS nhận xét câu của bạn. Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ ngữ về Bác Hồ, tập đặt câu với các từ này. Chuẩn bị: Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy. Hát HS thực hiện yêu cầu của GV. 1 HS đọc yêu cầu của bài. 2 HS đọc từ. HS làm bài theo yêu cầu. HS đọc đoạn văn sau khi đã điền từ. Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng tinh khiết. Nhà Bác lở là một ngôi nhà sàn khuất trong vườn Phủ Chủ tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng râm bụt, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường tự tay chăm sóc cây, cho cá ăn. Tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ. Ví dụ: tài ba, lỗi lạc, tài giỏi, yêu nước, thương dân, giản dị, hiền từ, phúc hậu, khiêm tốn, nhân ái, giàu nghị lực, vị tha,… Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống. 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập. Một hôm, Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lệ thường, ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác đi cả dép vào. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào. Vì Một hôm chưa thành câu. Vì Bác không đồng ý đã thành câu và chữ đứng liền sau đã viết hoa. Điền dấu phẩy vì Đến thềm chùa chưa thành câu. 5 HS đặt câu. Bạn nhận xét. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TOÁN Tiết:LUYỆN TẬP. I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS: Luyện kĩ năng thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) theo cột dọc. Ôn luyện về tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ. Ôn luyện cách tìm số bị trừ, số trừ, hiệu. Ôn luyện về giải bài toán về ít hơn. 2Kỹ năng: Củng cố biểu tượng, kĩ năng nhận dạng hình tứ giác. 3Thái độ: Ham thích học Toán. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ, bộ thực hành Toán. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000. Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: Đặt tính và tính: a) 456 – 124 ; 673 – 212 b) 542 – 100 ; 264 – 135 c) 698 – 104 ; 789 – 163 GV nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Luyện tập. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả của bài toán. Bài 2: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc đặt tính và thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số. Yêu cầu HS cả lớp làm bài. Chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: Yêu cầu HS tìm hiểu đề bài. Chỉ bảng và cho HS đọc tên các dòng trong bảng tính: Số bị trừ, số trừ, hiệu. Muốn tìm hiệu ta làm thế nào? Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? Muốn tìm số trừ ta làm thế nào? Yêu cầu HS làm bài. Chữa bài và cho điểm HS. Bài 4: Gọi HS đọc đề bài. Hướng dẫn HS phân tích bài toá

File đính kèm:

  • docTUAN 31.doc
Giáo án liên quan