I.Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
*HS khá, giỏi:
+ Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long: do nước sông đổ ra biển qua chín cửa sông.
+ Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông: để nước lũ đưa phù sa vào cánh đồng.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II. Chuẩn bị
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
III. Hoạt động dạy học
7 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy thao giảng cấp Tỉnh môn Địa lí Lớp 4 - Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY THAO GIẢNG CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: Địa lí lớp 4 – Tiết 3. Bài: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
Người thực hiện: Lê Thị Hòa
Đơn vị: Trường Tiểu học Yên Hợp, phòng GD&ĐT Quỳ Hợp
Ngày lên lớp: 15/01/2019
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
*HS khá, giỏi:
+ Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long: do nước sông đổ ra biển qua chín cửa sông.
+ Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông: để nước lũ đưa phù sa vào cánh đồng.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II. Chuẩn bị
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
III. Hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
- Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ
-Nhận xét
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Ngoài đồng bằng Bắc Bộ, em hãy kể tên những đồng bằng khác của nước ta mà em biết.
Để biết đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì, tiết địa lí hôm nay sẽ cho các em biết được điều đó qua bài Đồng bằng Nam Bộ.
2. Phát triển bài
Hoạt động 1: Đồng bằng lớn nhất của nước ta (12 phút)
-Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên VN và đọc tên bản đồ.
Cho HS xung phong lên chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ.
-GV chỉ lại vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ và nói thêm về giới hạn: Đây là đồng bằng Nam Bộ. Phía Bắc giáp Cam-pu-chia, phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía đông và ĐN giáp biển đông.
-Trình chiếu lên bản đồ vị trí đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ
-Em hãy so sánh diện tích của ĐBNB với đồng bằng Bắc Bộ.
-Vậy đây là đồng bằng có diện tích như thế nào của nước ta.
GV chốt, trình chiếu: 1. Đồng bằng lớn nhất nước ta
Bây giờ ta tiếp tục tìm hiểu các đặc điểm về địa hình, đất đai của đồng bằng Nam Bộ.
- Gọi 1HS đọc phiếu thảo luận nhóm: đọc thông tin trang 116 và quan sát lược đồ hình 2, thảo luận nhóm 4 các câu hỏi sau:
Câu 1: -Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
Câu 2: Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai của Đồng bằng Nam Bộ
-Phát phiếu cho các nhóm và YC thảo luận trong thời gian 3 phút.
- Mời đại diện nhóm trình bày lần lượt trả lời từng câu hỏi, nhóm khác nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung: Đất phèn, đất mặn là hai loại đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng
- Bạn nào giỏi cho cô biết vì sao ở đồng bằng Nam Bộ còn có nhiều đất phèn, đất mặn ?
-GV nhận xét, bổ sung: Do địa hình thấp, thủy triều lên sẽ xâm nhập vào đất liền làm cho đất vùng ven biển bị ngập mặn. Bên cạnh đó có mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt nghiêm trọng làm cho đất tăng độ chua, mặn trong đất.
- Quan sát hình 2: Lược đồ tự nhiên Việt Nam, em hãy chỉ vị trí của đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
-Khi quan sát lược đồ chúng ta cần chú ý điều gì?
- Yêu cầu làm việc theo nhóm đôi
- Gọi 2HS lên chỉ trên lược đồ
-GV chỉ trên lược đồ
- Cho QS một số hình ảnh về vùng đất trũng: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau
-GV nhận chốt lại ý chính của HĐ1: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam nước ta. Đây là đồng bằng lớn nhất của đất nước, do phù sa của hệ thống sông Mê Công à sông Đồng nai bồi đắp. Đất đai màu mỡ nhưng cũng có nhiều đát phen, đất mặn cần phải cải tạo
Hoạt động 2: Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt
-Cho HS quan sát hình 2, thảo luận nhóm 4 theo kĩ thuật khăn trải bàn (5 phút):
-Tìm và nêu tên một số sông lớn, kênh, rạch của ĐBNB
-Nhận xét, chốt ý đúng
-Cho các nhóm đổi chéo khăn kiểm tra lẫn nhau.
-Cho HS lên chỉ các sông lớn, kênh rạch trên lược đồ.
- Qua đây các em hãy nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ.
-Chốt và trình chiếu: 2. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Em hãy nêu đặc điểm sông Mê Công.
- Bạn nào giỏi cho cô biết vì sao sông Mê Công chảy qua nước ta lại có tên là sông Cửu Long?
-Trình chiếu sông lớn, kênh và chín cửa sông.
-Thảo luận nhóm đôi:
Câu 1: Ở Tây Nam Bộ, vào mùa lũ, mùa khô, nước sông có đặc điểm gì ?
Câu 2: Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông?
-GV nhận xét, bổ sung: Ở Tây Nam Bộ, sông vào mùa lũ còn gọi là mùa nước nổi. Người dân ở đây không đắp đê ngăn lũ bởi vì nước sông ở Nam Bộ không lên nhanh và đột ngột, qua mưa lũ, đồng bằng được bồi đắp thêm phù sa, đồng thời còn để thau chua rửa mặn, cung cấp nước cho sinh hoạt, ngoài ra thu được nhiều nguồn lợi từ đánh bắt cá
-Trình chiếu hình ảnh sông vào mùa lũ, mùa khô
Cá nhân: Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì?
-GV chỉ vị trí của hồ lớn trên lược đồ hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An ở Đông Nam Bộ và xem hình ảnh
-Sông ngòi, kênh rạch ở đồng bằng Nam bộ có đặc điểm gì?
C. Củng cố, dặn dò:
-Qua bài học hôm nay các con đã nắm được những đặc điểm gì về đồng bằng Nam Bộ?
- Hãy nhắc lại cho cô đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
-Trình chiếu bài học
- Cho HS đọc bài học SGK
- Kĩ thuật trình bày một phút: Qua tiết học này, các em đã nắm được điều gì và có điều gì còn thắc mắc, suy nghĩ trong một phút và nêu ra trước lớp.
-Liên hệ
- Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
-Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của nước ta, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi; ven các sông có đê để ngăn lũ.
-HS nêu
-HS nối tiếp nêu tên bài
-1HS đọc tên bản đồ
+1-2 HS lên bảng chỉ.
-Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam của nước ta.
-ĐBNB có diện tích gấp hơn ba lần đồng bằng Bắc Bộ
-Là đồng bằng lớn nhất của nước ta
-HS đọc lại
-1HS đọc yêu cầu bài tập
-3HS phát phiếu
-Đại diện nhóm trình bày lần lượt từng câu hỏi, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
Câu 2:
- Địa hình: Phần Tây nam có nhiều vùng trũng dễ ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
- Đất đai: Có đất phù sa màu mỡ, còn có nhiều đất phèn, đất mặn.
-Vị trí có 3 mặt giáp biển, địa hình ở đây thấp, có nhiều vùng trũng. Thủy triều lên xâm nhập vào đất liền làm đất bị ngập mặn.
- Cần đọc chú giải
- HS làm việc theo nhóm đôi.
-2HS lên bảng chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau
-1HS đọc lại
-1hs đọc lại nội dung câu hỏi
-Đại diện nhóm lên nhận phiếu
- Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào khăn
- 1 nhóm dán khăn lên bảng lớp và trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung:
- Sông lớn: Sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Sài Gòn
- Kênh Vĩnh Tế, kênh Phụng Hiệp, Rạch Sỏi, kênh Tháp Mười
-Đổi chéo khăn kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra
-1-2HS lên chỉ bản đồ các sông lớn, các kênh lớn
- Có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- 1HS nêu lại
- là một trong những con sông lớn của thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua nhiều nước và đổ ra biển Đông. Đoạn hạ lưu chảy qua nước ta dài khoảng 200km
- Do nước sông đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long.
-HS quan sát lược đồ chín cửa sông
-Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả:
-Câu 1: Ở Tây Nam Bộ, sông mùa lũ: dâng cao làm ngập một diện tích lớn. Mùa khô, nước sông hạ thấp, vào mùa này thiếu rất nhiều nước ngọt.
Câu 2: Vì để qua mùa lũ, đồng bằng được bồi đắp thêm phù sa
-HS quan sát
-Ở Đông Nam Bộ xây nhiều hồ chứa nước để cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất
-Ở Tây Nam Bộ người dân đào thêm kênh rạch nối các sông với nhau để dẫn nước, làm cho đồng ruộng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
-HS quan sát.
-Có mạng lưới sông ngòi,kênh rạch chằng chịt.
-Vị trí, sự hình thành, diện tích, địa hình, đất đai.
-HS nhắc lại theo bài học
-Vài HS đọc
-HS trình bày.
Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của những con sông nào bồi đắp nên ?
Câu 2: Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai của đồng bằng Nam Bộ.
Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của những con sông nào bồi đắp nên ?
Câu 2: Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai của đồng bằng Nam Bộ.
Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của những con sông nào bồi đắp nên ?
Câu 2: Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai của đồng bằng Nam Bộ.
Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của những con sông nào bồi đắp nên ?
Câu 2: Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai của đồng bằng Nam Bộ.
Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của những con sông nào bồi đắp nên ?
Câu 2: Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai của đồng bằng Nam Bộ.
Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của những con sông nào bồi đắp nên ?
Câu 2: Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai của đồng bằng Nam Bộ.
Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của những con sông nào bồi đắp nên ?
Câu 2: Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai của đồng bằng Nam Bộ.
File đính kèm:
- giao_an_day_thao_giang_cap_tinh_mon_dia_li_lop_4_bai_17_dong.docx