Giáo án dạy thêm văn 6

A. MỤC TIÊU

Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về nội dung, nghệ thuật văn bản đã học.

Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản miêu tả để vận dụng vào bài tập làm văn của mình.

B. CHUẨN BỊ

-G/v: Đáp án và những tình huống

-H/s đọc kĩ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ :

- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy thêm văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN A. MỤC TIÊU Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về nội dung, nghệ thuật văn bản đã học. Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản miêu tả để vận dụng vào bài tập làm văn của mình. B. CHUẨN BỊ -G/v: Đáp án và những tình huống -H/s đọc kĩ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung - G hướng dẫn H tóm tắt lại đoạn trích. - H tóm tắt G nhận xét góp ý. - G giới thiệu thêm về tác gỉa Tô Hoài và các chương của tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. * Xuất xứ: Không cam chịu cảnh sống đơn điệu, tù túng và nạt nhẽo, Dế Mèn quyết định ra đi với mục đích mở mang hiểu biết, tìm ra ý nghĩa cho cuộc sống. Tính tình xốc nổi, lại qúa tự tin, cuộc hành trình mạo hiểm ấy Dế Mèn gặp rất nhiều khó khăn, trải qua nhiều vấp váp, sai lầm…Nhưng cuối cùng Dế Mèn đã thu được những bài học bổ ích. Viết Dế Mèn phiêu lưu kí, nhà văn Tô Hoài kể lại những cuộc phiêu lưu đầy sóng gió của Dế Mèn. - Củng cố lại nội dung bài học. ? Dế Mèn đã có bài học nào sau lần ở gần nhà với Dế Choắt? ? Thái độ của Mèn đối với Choắt như thế nào? ? Thấy chị Cốc, Mèn đã làm gì? Việc làm đó đã gây ra hậu qủa gì? ? Lời nói của Mèn có ác ý gì không? ? Việc trêu chị Cốc có phải Mèn đang chứng tỏ sự dũng cảm của mình không? ? Sau hậu qủa đó Mèn đã có tâm trạng như thế nào? ? Từ đấy em có nhận xét gì về Dế Mèn? ? Dế Mèn đã có được bài học nào cho mình trong lần này? ?Qua truyện chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân? ? Em thấy tác gỉa đã dùng những câu văn như thế nào để tạo nên sự thành công của truyện? - G hướng dẫn viết đọan vă miêu tả tâm trạng của Dế Mèn. - H thực hiện theo hướng dẫn. - G nhận xét góp ý. - Hướng dẫn đọc phân vai 3 nhân vật, chú ý ngữ điệu từng nhân vật để có giọng đọc phù hợp. - Hướng dẫn viết đoạn văn trình bày cảm nhận về Dế Mèn. - H thực hiện, đọc kết quả và nhận xét cho nhau. - G nhận xét bổ sung. I. Nội dung kiến thức 1. Tãm t¾t ®o¹n trÝch "Bµi häc ®­êng ®êi…" - Mèn là chàng Dế thanh niên cường tráng, kiêu ngạo, xốc nổi. - Mèn coi thường chê bai anh hàng xóm Dế Choắt ốm yếu xấu xí. - Một chiều Mèn trêu chị Cốc xong trốn vào hang khiến chị hiểu lầm đánh Choắt trọng thương. - Trước khi chết Choắt khuyên Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ. - Mèn xót thương Choắt và ân hận vô cùng về bài học đường đời đầu tiên. 2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: - Dế Mèn khinh thường Dế Choắt, gây sự với Cốc gây ra cái chết của Dế Choắt * Dế Mèn đối với Dế Choắt: - Gọi Dế Choắt là "chú mày" mặc dù chạc tuổi với Choắt; - Dưới con mắt của Dế Mèn Dế Choắt rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh - Rất kiêu căng - Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ. * Dế Mèn khi trêu chị Cốc - Qua câu hát ta thấy DM xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả. - Việc trêu chị Cốc không phải dũng cảm mà ngông cuồng vì nó gây ra hậu quả nghiêm trọng cho DC. - Diễn biến tâm trạng của DM: + Sợ hãi khi nghe Cốc mổ DC: "Khiếp nằm im thiêm thít" + Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được. + Hốt hoảng lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của DC + Ân hận sám hối chân thành ...nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá.Þ DM còn có tình cảm đồng loại, biết ăn năn hối lỗi. - Bài học đường đời đầu tiên: Là bài học về tác hại của tính nghịch ranh, ích kỉ, vô tình giết chết DC... tội lỗi của DM thật đáng phê phán nhưng dù sao anh ta cũng nhận ra và hối hận chân thành. - ý nghĩa: Bài học về sự ngu xuẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác. - Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc. II. Bài tập Bài 1:(Trang 11SGK) Viết đoạn văn tả tâm trạng Mèn * Nội dung: + Cay đắng vì lỗi lầm + Xót thương Dế Choắt + Ăn năn về hành động tội lỗi + Lời hứa với người đã khuất: thay đổi cách sống (Chú ý khung cảnh xung quanh nấm mồ) * Hình thức: + Đoạn văn 5 - 7 câu + Ngồi kể 1 - nhân vật Mèn xưng tôi Bài 2: Đọc phân vai 3 nhân vật III- Bài tập bổ sung: BT1: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn * Ngoại hình: - Nét đẹp, khoẻ mạnh * Tính cách: - Nét chưa đẹp; kiêu căng tự phụ - Nét đẹp; yêu đời, tự tin - ân hận, sám hối BT2: Viết đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt. Gợi ý: Chú ý vào ngôi kể và tâm trạng hối hận ăn năn của Dế Mèn. Có thể tham khảo đoạn văn sau. Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay, cũng may mà thoát nạn nhưng nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên. Bài văn tham khảo Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật dế Mèn Từ chớm hoa niên đến tuổi bạc đầu, nếu đã được đọc qua, dễ có mấy ai quên được nhân vật “Dế Mèn” trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Yêu thích nhân vật Dế Mèn vì mỗi người có thể soi rọi mình trong hình ảnh ấy: nỗi khát vọng ước mơ và hành động. Dù chỉ được nhân hóa, hình ảnh ấy cứ lồng lộng trong tâm trí người đọc bởi vẻ đẹp trong, ngoài riêng biệt rất thật tính người mà chỉ Dế Mèn mới có, qua bút pháp tuyệt vời của nhà văn Tô Hoài, bậc kỳ tài trong làng văn Việt Nam. Dế Mèn dù dưới hình thức loài vật, sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng đã được nhà văn sử dụng nguyên mẫu thực tế mà ta thường bắt gặp đó đây trong cuộc sống. Mọi người yêu Dế Mèn vì đây là anh chàng dế thanh niên, cường tráng, cả thân hình một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Không chỉ vậy, chàng còn có đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng cáp và nhọn hoắt. Tính ương bướng còn thể hiện bởi cái đầu to và nổi cứng từng tảng cùng cặp râu dài uốn cong, hùng dũng. Dế Mèn thật đẹp dáng so với các nhân vật khác trong truyện hay cùng loài như : Dế Choắt gầy gò, lêu nghêu, Dế Trũi mình dài thườn thượt, anh Dế Cả bệ vệ hay anh Dế Hai gầy khoeo, ốm yếu, ho hen cùng mẹ với Dế Mèn.  Vì hoàn cảnh sống độc lập từ bé, theo tục lệ lâu đời của họ nhà Dế, Dế Mèn chỉ ở với mẹ được hai hôm đã phải ra riêng. Thiếu sự chăm bẵm dạy dỗ của gia đình, Dế Mèn đã có hành động quá xốc nổi, ngông cuồng, hiếp đáp chị Cào Cào, anh Gọng Vó, khinh thường Dế Choắt – từ chối không cho thông ngách nhà và còn vô tình tinh nghịch gây ra cái chết thảm thương của người bạn láng giềng. Ân hận đấy, nhưng nào sửa đổi được ngay. Dế Mèn trở về với cái tính tự đắc, tự mãn khi được bọn trẻ tâng xưng. Để rồi chính anh Xiến tóc đã “dạy” chàng bài học nhớ đời, cắn cụt luôn hai sợi râu mượt óng trên đầu để mãi về sau “trọc trơn lông lốc”. Vẻ đẹp nội tâm đã được định hình và phát triển từ đó. Dần dần thấu hiểu lí lẽ ở đời, trên đường tìm về quê hương xa lắc xa lơ, Dế Mèn gặp chị Nhà Trò, (vốn dòng họ bướm) bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát. Với sức khỏe mạnh mẽ và tài võ thuật, chàng đã hoá giải hiềm khích, giúp chị Nhà Trò xóa nợ và cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Dẫu xa lìa mẹ, hai anh từ bé, Dế mèn vẫn luôn nhớ về gia đình, một lòng hiếu thảo mẹ già và nhường nhịn anh, chẳng màng bất đồng ý kiến. Trên bước đường phiêu linh, Dế Mèn kết bạn cùng Dế Trũi, tình anh em thủy chung sâu sắc. Có lúc Trũi mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, chàng nhiều lần ngửa mặt vào không, gọi to tên em thảm thiết. Thế mới biết cuộc sống Dế Mèn cần phải có bạn bè, thân thích, dẫu phải chia tay nhưng đi đến đâu cũng không có cảm giác lẻ loi, cô độc và luôn thấy lòng vui, đầm ấm vì bây giờ có bạn, có bè, có người giúp đỡ chung quanh. Nhưng thật sự, người đọc nhớ mãi đến “Dế Mèn” bởi sự phát triển về tính cách. Thuyết phục được độc giả, bởi sự thay đổi về tính cách hoàn thiện dần dần và cũng có khi lập lại cái tính nết nghịch ngợm, kiêu căng, hợm hĩnh, coi trời bằng vung để phải đôi lần ân hận không nguôi về cái chết của Dế Choắt và gây thương tật cho bọn dế khác trong những lần tỉ thí trên võ đài bạn trẻ. Nhưng rồi, chúng ta lại cười tán thưởng bởi cái tâm hồn thuần hậu, “giữa đường dẫu thấy bất bình chẳng tha” trước tình cảnh của chị Nhà Trò yếu ớt khi bị bọn Nhện kéo bè ức hiếp, đòi nợ cũ. Với tính cách đó, dường như ai cũng thích đi du lịch, chẳng phải riêng chỉ Dế Mèn. Cái thú giang hồ xê dịch mãi: đi để nhìn, để ngắm, để nghe, để tích lũy vốn sống, thỏa chí tang bồng. Chẳng thể ở yên một chỗ, dù cậu ta yêu biết mấy cái bờ ruộng, góc đầm nước quê hương; đôi lần trở về thăm thú, chàng vẫn khát khao trước viễn cảnh thiên nhiên mênh mông, bát ngát. Khát khao đất trời, núi non, sông biển, gió mây; lại thèm tiếng nỉ non hay ồn ả của những người bạn chung quanh; thèm cả một bầu trời biêng biếc ráng chiều khi tìm chốn dừng chân lãng tử đôi ngày trên chuyến đường viễn du xa ngát. Nỗi khát khao cứ kéo dài vô tận khi chàng về thăm quê nhà ít lâu, nằm duỗi chân qua khe cỏ ấu, trông thấy mảnh trời xanh như ước vọng đời mình, cứ muốn tiếp tục bay xa, xa mãi. Qua các chuyến lữ hành, tính cách con người trong Dế Mèn tốt đẹp hơn lên, biết ân hận khi dại dột, biết mưu trí để tìm đường thoát hiểm, biết hiếu cùng mẹ, anh, biết thủy chung cùng bè bạn, không ngại nguy khó giúp người cô thế hay trên đường tìm bạn. Cứ lên đường! Lên đường! Mỗi bước chân giúp chàng đổi thay tính cách. Mỗi sớm, mỗi chiều lại được gặp một cảnh vật mới. Lúc nào cũng mong đi tới một nơi xa lạ, nao nức, bồi hồi được thấy trời xanh, ánh sáng vàng những nắng. Ôi, người đọc gần với Dế Mèn là thế, yêu thích Dế Mèn vì được gởi gắm tâm trạng hoài bão của mình qua gót chân phiêu lãng. Theo bước chân chàng, tâm hồn ta rộng mở. Sau mọi trải nghiệm buồn vui, thành bại ở đời, qua các chuyến phiêu du, ta lại cùng Dế Mèn hăm hở bày cuộc chơi khác. Chính cái say sưa đó, với cách nhìn lạc quan về thế giới đã đem lại cho người đọc đôi nét bâng khuâng, mềm mại cõi lòng. Những sinh hoạt đời thường, cách đấu tranh sinh tồn của Dế Mèn bình dị mà ấm áp bời lòng nhân hậu và ý chí dấn thân, cái xấu trở nên tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn. Qua hình ảnh Dế Mèn, người đọc như được thấy chính mình, nỗi ước vọng khát khao trong cuộc sống; yêu thích, muốn mong được tìm hiểu nhiều điều mới mẻ. Và đó cũng là niềm tha thiết được đi, được bơi, được thỏa chí tang bồng thoát khỏi cái vỏ bọc an nhiên, làm kiềm hãm sự phát triển, đa dạng của vẻ đẹp muôn màu cuộc sống. Đi cũng là học – Hỡi các bạn học sinh của tôi ơi, mình cũng sẽ đồng hành cùng Dế Mèn tìm đến chân trời bao la của trí tuệ để được đổi thay tính cách và số phận. Chỉ thay đổi được hoàn cảnh khi biết ước mơ và hành động. Chắc chắn Dế Mèn mãi mãi là người bạn định hướng thủy chung của thế hệ tuổi thơ Việt Nam và thế giới. Củng cố Nhắc lại các kiến thức về văn bản Hướng dẫn: Học bài Làm các bài tập vào vở Xem trước phần TLV đã học. TUẦN 21 Ngày soạn:11/1 Ngày dạy: 16/1 ÔN TẬP VỀ PHÓ TỪ LUYỆN VIẾT VĂN MIÊU TẢ A. MỤC TIÊU Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về phó từ Nắm khái niệm , các loại phó từ và chức năng ngữ pháp của phó từ Nhận diện phó từ trong câu, đoạn văn Rèn kĩ năng sử dụng phó từ khi nói và viết đoạn văn - Giúp h/s nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trớc khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập văn bản miêu tả - Nhận diện được những đoạn văn, những bài văn miêu tả - Hiểu được trong những tình huống nào người ta sử dụng văn miêu tả - Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ miêu tả khi tạo lập văn bản B. CHUẨN BỊ -G/v: Đáp án và những tình huống -H/s đọc kĩ bài Phó từ, làm trước BT C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Phó từ là gì? cho VD và đặt câu? ? Phó từ có khả năng làm thành phần chính của câu không? ? Phó từ thường giữ chức vụ gì? ? Người ta thường dùng phó từ để phân biệt dt với đt, tt như thế nào? ? Phó từ gồm những loại nào? ? Hãy đặt câu với mỗi loại phó từ đó? G bổ sung thêm một số kiến thức mới. ? Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra và đọc lại những đoạn văn miêu tả đó ? - Tả Dế Mèn : “Bởi tôi ăn uống ….vuốt râu” - Tả Dế Choắt : “Cái anh…hang tôi” * Hai đoạn giúp em nhận ra đặc điểm nổi bật của hai chú dế ? Những chi tiết và hình ảnh nào giúp em nhận ra đặc điểm đó ? - Dế mèn :càng, chân, vuốt, râu ,đầu, cánh, răng - Dế choắt :người, cánh ,râu… ? Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng trong các chi tiết trên? - Chủ yếu là các từ gợi tả. ? Em hiểu thế nào là văn miêu tả ? ? Em thường gặp những dạng văn miêu tả nào? Ví dụ? - Tả bàn, cây bàng, con mèo, em bé, cô giáo đang chấm bài, tâm trạng vui mừng của bạn khi được học sinh giỏi, cánh đồng lúa, một buổi lao động... I, Lí thuyết 1. Phó từ a, Khái niệm phó từ Phó từ là những từ chuyên đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho đt, tt VD: hãy, đừng, chớ… Phó từ được coi là những từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, không có ý nghĩa từ vựng b, Chức năng ngữ pháp - Thường làm phụ ngữ trong cụm đt, cụm tt. Chúng không có khả năng làm thành phần chính của câu - Dùng phó từ để phân biệt dt với đt, tt.Danh từ không có khả năng kêt hợp với phó từ VD: không thể nói: rất hét, đã trẻ hoặc đã áo c, Các loại phó từ - Phó từ chỉ thời gian: đã, sẽ, đang, vừa, mới, sắp, từng… - Phó từ chỉ mức độ: rất, hơi, khá, quá, lắm, cực kì - Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: đều, cùng, vẫn, cứ, cũng, còn, nữa… - Phó từ khẳng định, phủ định: không, chưa, chẳng… - Phó từ chỉ ý cầu khiến: hãy, đừng, chớ… - Phó từ chỉ kết quả, hướng: được, ra, vào, lên, xuống… - Phó từ tần số: thường thường, ít, hiếm… * Dựa vào vị trí đứng trước, sau đt,tt ta có thể chia làm 2 nhóm: + Nhóm phó từ đứng trước động từ, tính từ bổ sung ý các nghĩa sau: thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự khẳng định, phủ định, cầu khiến… + Nhóm phó từ đứng sau động từ, tính từ bổ sung ý các nghĩa sau: mức độ, khả năng, kết qủa, chỉ sự hoàn thành,chỉ tình huống, cách thức… 2.Tìm hiểu chung về văn miêu tả a, Ví dụ b, Kết luận Miêu tả là giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự việc , con người, phong cảnh…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc , người nghe … c.Các dạng văn miêu tả thường gặp - Tả đồ vật, loài vật, cây cối. - Tả người: Tả người nói chung, trong trạng thái hoạt động, tâm trạng nhất định. - Tả cảnh: Tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt. II, Luyện tập Bài 1: Xác định phó từ và ý nghĩa của phó từ đó G đưa đoạn văn lên bảng phụ: “ Biển vẫn gào thét. Gió vẫn từng cơn đẩy nước dồn ứ lại rồi đột ngột dãn ra. Con tàu vẫn lặn hụp như con cá kình giữa muôn nghìn lớp sóng.Thuyền trưởng Thắng vẫn điềm tĩnh chỉ huy đoàn tàu vượt cơn lốc dữ Vẫn: chỉ sự tiếp diễn của thiên nhiên và sự điềm tĩnh của thuyền trưởng Thắng-> tính cách kiên định, không nao núng của người chỉ huy Bài 2: Tìm phó từ trong đoạn trích sau và xác định ý nghĩa của phó từ đó G đưa đoạn văn lên bảng phụ: “ Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được. Đụng đến việc là em thở rồi không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này…” Học sinh chơi trò chơi tiếp sức, thời gian chuẩn bị 1 phút, trong thời gian 2 phút nhóm nào thay nhau viết đúng, đủ các phó từ trong đoạn trích thì chiến thắng - cũng: chỉ sự tiếp diễn tương tự - không: chỉ ý phủ định - được : chỉ kết quả - không( còn..đâu): chỉ ý phủ định - cũng : chỉ sự tiếp diễn tương tự - đã: chỉ quan hệ thời gian - không( biết): chỉ ý phủ định Bài 3: Đặt hai câu có phó từ đứng trước và hai câu có phó từ đứng sau động từ hoặc tính từ. Tôi sẽ còn đi nhiều nơi. Lúa sắp vàng rồi. Bạn có cái mũ đẹp quá! Cậu đi ngay nhé. Bài 4: Viết đoạn văn tả cảnh buổi sáng mùa hè trên quê hương em trong đó có sử dụng phó từ. Bài 5 Viết đoạn văn tả cảnh mùa đông ? ? Em sẽ cảm nhận bắt đầu bằng hiện tượng nào? Thời gian miêu tả? Cảnh vật tiêu biểu diểm cho màu đông? H/s thực hiện g/v theo dõi Gọi 2 h/s trình bày , G/v hướng dẫn h/s nhận xét bổ sung G/v cho h/s đọc đoạn văn tham khảo : “Lá rụng” của nhà văn Khái Hưng tr/17/sgk Bài 6: Em hãy miêu tả cảnh sân trường em giờ ra chơi Dàn bài tham khảo Dàn bài 1- Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ... 2- Thân bài: a- Tả bao quát: - Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi ( ồn ào, náo nhiệt hẳn lên ). - Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh ( các trò chơi được bày ra thật nhanh ... ) b- Tả chi tiết : - Hoạt động vui chơi của từng nhóm ( trai: đá cầu, rượt bắt, .... nữ: nhảy dây, đá cầu .... ) - Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học. - Âm thanh ( hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vả .... ) - Không khí ( nhộn nhịp, sôi nổi ... ) c- Cảnh sân trường sau giờ chơi: Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn. 3- Kết luận: Nêu ích lợi của giờ chơi: - Giải tỏa nỗi mệt nhọc. - Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn. Bài văn tham khảo Đối với mỗi học sinh, giờ ra chơi như một người bạn giúp chúng ta thư giãn sau những tiết học căng thẳng. Tiếng trống giờ ra chơi đã vang lên bên tai mỗi học sinh. Từ các lớp, học sinh ùa ra như những chú chim non, tò mò muốn bước ra ngoài không gian. Nắng đuổi bắt chùm lộc non xanh mơn mởn, rồi đứng lại bên những cành phượng vĩ đỏ rực đang khoe sắc. Dưới gốc cây đa già sừng sững, các bạn gái rủ nhau chơi nhảy dây. Những đôi chân xinh xắn ấy, cùng bạn nhảy dây từng bước uyển chuyển. Bạn nào bạn nấy cũng cố gắng nhảy thật nhịp nhàng, để đáp lại sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn xung quanh. Ngỡ rằng, đây chính là những thiên thần bé nhỏ, đang chơi đùa trong khung cảnh ngây thơ, trong sáng của tuổi học trò. Gần đó là trò chơi đá cầu cũng lí thú không kém. Quả cầu nhiều màu sắc như bảy màu tinh tú của cầu vồng. Nó được đôi chân khoẻ khoắn, nhanh nhẹn của các bạn nam làm cho có sức sống. Chẳng có thể nhìn thấy quả cầu xinh xinh đâu nữa, mà chỉ thấy đôi chân nhanh nhẹn thoắt lên, thoắt xuống của các bạn. mấy bạn đứng xem, người thì chăm chú nhìn quả cầu tung lên hạ xuống, người thì trổ tài dự đoán xem bàn chân nào khéo nhất. Cuối cùng, bạn nam lớp tôi cũng giành chiến thắng bởi những cú đá hiểm hóc. Thật sung sướng! Khi nhận được danh hiệu mà các bạn yêu thích tăng cho đó là: “quả cầu thần”. Có bạn muốn tìm cho mình một sự thư giãn nhẹ nhàng, lại đến bên gốc bàng xanh mướt kia ngồi đọc những cuốn sách lí thú. Vẻ chăm chú ấy làm cho ai cũng tin rằng đó là những cô gái, chàng trai sẽ là những tinh hoa cho xã hội, làm nên một cuộc sống tươi đẹp cho chính mình và cả đất nước. Với những “nhà thơ nhí” luôn thả mình vào trong bầu không khí sôi động, hồn nhiên, để có thể nảy ra những vần thơ chứa chan thi vị. Ngược lại, các bạn trai hiếu động lại tìm thấy niềm vui riêng trong trò chơi đuổi bắt. Mồ hôi nhễ nhại toát ra như tắm, nhưng dường như nó chẳng là gì đối với các bạn, bởi lẽ ai cũng thấy lòng rộn lên niềm vui của trẻ thơ. Vì là một vận động viên điền kinh, nên bảo luôn là một “đối thủ” đáng gờm. Chẳng vậy, mà bạn nào bạn nấy cũng cố gắng thoát khỏi vòng vây của Bảo “vận động viên điền kinh tương lai”. Chị gió tốt bụng dùng chiếc quạt của mình xua tan cái nắng nóng cho cả sân trường. Những bạn gái nhút nhát, dịu dàng lại luôn quây quần lại luôn quây quần bên gốc cây phượng vĩ tâm sự về mọi việc mà  các bạn cho là lí thú nhất. Sân trường vui thật đấy! Làm cho các chú chim sâu cũng phải ngó xuống nhìn. Những chùm hoa sữa nở rộ toả hương thơm quyến rũ, dù chỉ với bông hoa li ti, trắng muốt. Trên không trung, ông mặt trời cháy bỏng, ngó xuống nhìn nở nụ cười với đàn em thơ đang nô đùa. Bỗng ba hồi trống vang lên, các bạn học sinh lần lượt vào lớp, ai cũng tươi tắn như những đoá hoa ban mai. Bởi các bạn sắp bước vào những tiết học sôi nổi hào hứng. Giờ ra chơi ở trường em là vậy đó, nó mang lại cho chúng em biết bao kỉ niệm thân thương, dưới mái trường mến yêu. 4.Củng cố - Hướng dẫn: Nhắc lại các kiến thức về phó từ? Làm các bài tập vào vở Xem trước phần văn bản đã học.

File đính kèm:

  • docGiao an day them Van 6.doc