Giáo án Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử

I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, con người xứ Huế, tâm hồn khát khao yêu cuộc sống và nỗi cô đơn, âu lo, mặc cảm của nhà thơ trước hạnh phúc, tình yêu

2. Kí năng: Rèn luyện kĩ cảm thụ và phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ

3. Thái độ: bồi dưỡng lòng tự hào, lòng yêu thiên nhiên đất nước và thái độ trân trọng, cảm thông đối với một tài năng thơ mà số phận gặp nhiều bất hạnh, éo le.

II. Yêu cầu của bài dạy 1. Về kiến thức của HS:

a. Kiến thức về CNTT: Có kiến thức cơ bản về tin học

b. Kiến thức chung về môn học: Nắm được những mục tiêu đã đặt ra trong phần Mục tiêu bài dạy

2. Về trang thiết bị/ Đồ dùng dạy học : Phòng học hợp lí, Máy chiếu, máy tình đảm bảo

III. Chuẩn bị cho bài giảng: 1. Chuẩn bị của Giáo viên:

- Các phương pháp dạy học

- Phương tiện dạy học: Giáo án, tư liệu về tác giả, tác phẩm

- Đồ dùng dạy học: Máy tính, máy chiếu, phấn, thước kẻ.

2. Chuẩn bị của trò:

- Soạn bài chu đáo, cẩn thận, theo câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa

- Sách giáo khoa, vở ghi, tư liệu về tác giả, tác phẩm (nếu có)

IV. Nội dung và tiến trình bài dạy 1. Tổ chức lớp (1phút):

- Kiểm tra sĩ số

- Nhắc nhở, tạo tâm thế học tập

2. Kiểm tra bài cũ (3phút)

- Câu hỏi: Đọc thuộc một khổ thơ trong bài Tràng giang, tìm hệ thống hình ảnh thơ gợi sự liên tưởng đến số bấp bênh, vô định, bế tắc của những kiếp người trong xã hội cũ.

3. Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, con người xứ Huế, tâm hồn khát khao yêu cuộc sống và nỗi cô đơn, âu lo, mặc cảm của nhà thơ trước hạnh phúc, tình yêu 2. Kí năng: Rèn luyện kĩ cảm thụ và phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ 3. Thái độ: bồi dưỡng lòng tự hào, lòng yêu thiên nhiên đất nước và thái độ trân trọng, cảm thông đối với một tài năng thơ mà số phận gặp nhiều bất hạnh, éo le. II. Yêu cầu của bài dạy Về kiến thức của HS: Kiến thức về CNTT: Có kiến thức cơ bản về tin học Kiến thức chung về môn học: Nắm được những mục tiêu đã đặt ra trong phần Mục tiêu bài dạy Về trang thiết bị/ Đồ dùng dạy học : Phòng học hợp lí, Máy chiếu, máy tình đảm bảo III. Chuẩn bị cho bài giảng: Chuẩn bị của Giáo viên: Các phương pháp dạy học Phương tiện dạy học: Giáo án, tư liệu về tác giả, tác phẩm Đồ dùng dạy học: Máy tính, máy chiếu, phấn, thước kẻ. Chuẩn bị của trò: Soạn bài chu đáo, cẩn thận, theo câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa Sách giáo khoa, vở ghi, tư liệu về tác giả, tác phẩm (nếu có) IV. Nội dung và tiến trình bài dạy Tổ chức lớp (1phút): Kiểm tra sĩ số Nhắc nhở, tạo tâm thế học tập Kiểm tra bài cũ (3phút) Câu hỏi: Đọc thuộc một khổ thơ trong bài Tràng giang, tìm hệ thống hình ảnh thơ gợi sự liên tưởng đến số bấp bênh, vô định, bế tắc của những kiếp người trong xã hội cũ. 3. Bài mới Thời gian Phương pháp, cách thức tiến hành Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Dẫn vào bài mới: Trong phong trào thơ mới, chúng ta đã được biết đến tác giả Xuân Diệu với bài Vội vàng, Huy Cận với bài Tràng giang, hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với một tác giả mới cũng trong phong trào này đó là thi sĩ Hàn Mặc tử với bài thơ Đây thôn Ví Dạ. GV: Ghi tiêu đề lên bảng, chiếu trên máy ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu Tiểu dẫn GV: Ghi tiêu đề lên bảng, chiếu trên máy G GV: Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, Em hãy cho biết những nét cơ bản về tác giả Hàn Mặc Tử? GGV: Chốt lại, ghi bảng Tiểu dẫn I . Tác giả: - Tên thật: Nguyễn Trọng Trí (1972 - 1940) - Bút danh: Người có duyên nợ với văn chương. - Quê quán: Làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình) . Học ở Huế, sống nhiều ở Qui Nhơn, một thời gian làm ở Sở Đạc Điền, vào Sài Gòn làm báo, trở về Qui Nhơn. - Xuất thân, hoàn cảnh: + Gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa. + Mắc bệnh phong (1936), mất khi còn rất trẻ, tài năng đang nở rộ. - Tác phẩm chính (SGK) - Đặc điểm thơ: + Diện mạo phức tạp, đầy bí ẩn, bộc lộ tình yêu đến đớn đau hướng về cuộc sống trần thế. - Đóng góp: Là một gương mặt thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, phong cách độc đáo, góp phần làm phong phú nền thơ ca Việt Nam. GV: Chuyển ý sang phần tìm hiểu tác phẩm, ghi bảng, chiếu trên máy GV: Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về xuất xứ bài thơ ? GV: Chốt lại ý, ghi bảng II. Tác phẩm: Sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ điên (Đau thương). Hoạt động 3: Hướng dẫn HS Đọc - hiểu GV: Chiếu trên máy. Ghi tiêu đề lên bảng, gọi HS đọc bài. GV: Gọi HS phát hiện thể thơ, chia đoạn và tìm ý bao quát từng đoạn, GV chốt lại ý, ghi bảng GV: Chuyển ý, hướng dẫn HS phân tích bài thơ. Đọc - hiểu Thể thơ, bố cục 1. Thể thơ: thất ngôn trường thiên 2. Bố cục: 3 đoạn + Khổ 1: Cảnh vườn tược thôn Vĩ + Khổ2: Cảnh đêm trăng trên sông Hương + Khổ 3: Hình ảnh thiếu nữ trong nhạt nhoà sương khói xứ Huế. GV: Chiếu trên máy. Ghi tiêu đề lên bảng GV: Định hướng phân tích: Tấm bưu thiếp gợi hứng để thi sĩ viết lên bài thơ, phân tích bài thơ là phân tích mối quan hệ giữa cảnh, người thôn Vĩ và thi sĩ , qua đó làm rõ khát khao sống, khát khao tình yêu, hạnh phúc và nỗi đau thân phận, sự mặc cảm vô vọng của tác giả về hạnh phúc, tình yêu. GV: Chiếu trên máy. Ghi đề mục lên bảng. Hướng dẫn HS phân tích nhan đề GV: Cảm nhận của em khi đọc nhan đề bài thơ HS: Trả lời, GV chốt ý, chiếu trên máy. GV:Chuyển ý, hướng dẫn HS phân tích khổ 1, ghi tiêu đề lên bảng, chiếu trên máy Phân tích 1. Nhan đề: Đây thôn Vĩ Dạ - Đây: đại từ gắn với từ xác định - Khẳng định tình cảm, tình yêu của nhà thơ với đất và người thôn Vĩ - Nhan đề : linh hồn của bài thơ - tả cảnh để ngụ tình, nói xa xôi , ý nhị để giãi bày tình yêu mãnh liệt, thiết tha. GV: Gọi HS đọc khổ 1 GV: Em hiểu câu thơ đầu của bài thơ ? GV: Nhận xét, chốt ý, ghi bảng. GV: Em biết gì về thôn Vĩ qua câu thơ thứ hai? HS trả lời, GV ghi bảng, chiếu cảnh thôn bình minh thôn Vĩ trên máy. GV: Minh hoạ bằng ca dao về mặt chữ điền GV: Em hãy khái quát lại bức tranh Vĩ Dạ buổi bình minh, GV nhận xét, minh hoạ : Vĩ Dạ thôn…say, chốt ý, chiếu trên bảng. GV: Chuyển ý , hướng dẫn HS phân tích khổ 2, ghi tiêu đề lên bảng, chiếu trên máy 2. Khổ 1: Thôn Vĩ trong tình yêu thiết tha của thi nhân Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Sự đa nghĩa : + Đối tượng: Lời của cô gái, độc thoại của thi nhân, lời của người thôn Vĩ, một ai đó. + Giọng điệu: trách móc, giận hờn, mời mọc, tự vấn =====> Câu thơ như lời mời gọi ý nhị, nhẹ nhàng, chân thành, tha thiết. Cảnh thôn Vĩ buổi bình minh + Nắng hàng cau: nắng mới ấm áp, trong trẻo, lung linh + Mướt: non tơ, mượt mà, xanh tươi + Xanh như ngọc: so sánh ==> đẹp, trong, long lanh. + Mặt chữ điền: hiền lành, phúc hậu, đáng tin===> hài hoà cảnh và người thôn Vĩ, cảnh đẹp, người đáng mến Tiểu kết: thôn Vĩ đẹp, tươi sáng, trong trẻo, hài hoà gợi cảm, tràn trề sức sống GV: Gọi HS đọc khổ 2, trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về cảnh vật qua hai câu thơ đầu của đoạn GV: nhận xét, chốt ý, ghi bảng. GV: Cảm nhận về không gian qua từ buồn thiu? GV: Nhận xét, chốt ý, ghi bảng. GV: Đã bắt gặp hình ảnh thuyền, bến, thuyền chở trăng, bến sông trăng? Hình ảnh ấy thường để nói điều gì? Cảnh thực hay mộng? GV: Tâm trạng của thi nhân qua câu hỏi Có…kịp tối nay? GV: Cảm nhận của em về cảnh sắc của bức tranh ở khổ 2, GV chốt ý, ghi bảng, chiếu trên máy. 3. Khổ 2: Cảnh sông nước, mây trời xứ Huế và nỗi khát khao tình yêu, cuộc sống trong mong ngóng, âu lo của thi nhân. - Nhịp thơ: 2/2/3: chậm rãi, nỗi buồn như mỗi lúc một thấm sâu trong lòng thi nhân. -Hình ảnh + Gió theo lối gió, mây đường mây dời dạc, chia lìa + Dòng nước buồn thiu: nhân hoá ==>Lạnh lẽo, hoang vắng + Hoa bắp lay: khẽ khàng, yếu ớt + Thuyền chở trăng, đậu bến sông trăng ==> hư ảo, lãng mạn - Câu hỏi: Kịp tối nay?: đầy âu lo, khắc khoải, mong ngóng - Đại từ: ai, đó, nay ==> tâm trạng hoài nghi, mặc cảm, xót xa trong nỗi trống vắng, cô đơn. Tiểu kết: Cảnh vật, con người hờ hững, thiếu gắn bó, không gian hoang lạnh, ảm đạm, nỗi lòng thi nhân cô đơn, hoài vọng, xót xa. GV: Ghi tiêu đề, chiếu trên máy gọi HS đọc khổ 3, trả lời câu hỏi: Tại sao tác giả dùng điệp từ trong câu thơ đầu khổ 3? GV: Em hiểu thế nào về hình ảnh thơ Trắng quá nhìn không ra? GV: nhận xét, ghi bảng. GV: Thử lí giải vì sao tác giả lại có sự liên tưởng giữa sương khói nhạt nhoà của Huế với tình cảm của con người? GV:Nhận xét kết cấu của bài thơ? hệ thống từ phiếm chỉ, câu nghi vấn… GV: Cảnh Huế và tâm trạng thi nhân biểu hiện như thế nào qua khổ thơ? GV: Nhận xét, chốt ý, ghi bảng, chiếu trên máy. 4. Khổ 3: Cảnh và người xứ Huế trong nhạt nhoà sương khói và nỗi hoài nghi vô vọng về hạnh phúc, tình yêu của thi nhân - Điệp từ: Khách đường xa => xa lạ, thiếu sự gắn bó, gần gũi. - Tính từ: Trắng quá: ==> khoảng cách quá xa vời, không thể đến được với hạnh phúc, tình yêu. - Hình ảnh: Sương khói mờ nhân ảnh: thực, ảo, nhấn mạnh nỗi hoài nghi, mặc cảm trong thi nhân - Câu hỏi đa nghĩa: Ai biết tình ai có đậm đà? ==> như sự trả lời câu hỏi ban đầu: không dám về vì chưa tìm được niềm tin ở tình yêu, hạnh phúc - =>Càng khẳng định tình yêu mãnh liệt của thi nhân với cuộc sống. Tiểu kết: Tình yêu, hạnh phúc trở nên vô vọng, xót xa trước nỗi khát khao sống, khát khao được yêu thương của thi nhân trước cuộc đời. Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết GV Ghi bảng, gọi HS trả lời câu hỏi: Qua phân tích bài thơ em hãy khái quát lại những giá trị nội dung cơ bản của bài thơ HS Trả lời, GV nhận xét, chiếu trên máy. 5. Tổng kết a. Nội dung: - Vẻ đẹp của thiên nhiên, con người xứ Huế - Khát vọng sống, khát vọng tình yêu của thi nhân - Lòng tự hào về đất và người Việt GV : Để thể hiện những nội dung trên, tác giả đã dùng những hình thức nghệ thuật nào, tái hiện lại quá trình phân tích và chỉ rõ ? HS trả lời, GV ghi bảng, chiếu trên máy. GV: Để có cái nhìn tổng quát và hiểu sâu hơn giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, chúng ta cùng nhìn lại quá trình phân tích qua sơ đồ, GV chiếu trên máy b. Nghệ thuật Kết cấu chặt chẽ Ngôn ngữ sáng tạo, giản dị, gợi cảm. Sử dụng hiệu quả các biện pháp nghệ thuật: câu hỏi tu từ, đại từ phiếm chỉ, so sánh, nhân hoá. Hình tượng nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo. GV Gọi HS đọc diễn cảm lại toàn bài, trả lời câu hỏi: So sánh tâm trạng và sắc thái tình cảm của các tác giả: Xuân Diệu, Huy Cận, Tử qua các bài thơ đã học HS trả lời, GV chốt ý, chiếu trên máy 6. Củng cố - Giống nhau: buồn, yêu cuộc sống - Khác: Xuân Diệu buồn xót xa, tiếc nuối, Huy Cận buồn u uất, chất chứa, Hàn Mặc Tử buồn mặc cảm, vô vọng. GV: yêu cầu HS về nhà học thuộc bài thơ, phân tích được tâm sự của tác giả qua từng khổ, soạn bài mới 7. Hướng dẫn học bài, soạn bài

File đính kèm:

  • docVan hoc Viet Nam.doc
Giáo án liên quan