Lớp: 5 Tiết 91 - Tuần 19
HÌNH TRÒN
I-Yêu cầu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như : Tâm, bán kính, đường kính.
- Biết sử dụng com - pa để vẽ đường tròn.
II- Đồ dùng dạy học:
- Compa, phấn màu.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Toán 5 tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2006
GV: Nguyễn Thị Thắng
kế hoạch dạy học Môn Toán
Lớp: 5
Tiết 91 - Tuần 19
hình tròn
I-Yêu cầu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như : Tâm, bán kính, đường kính.
- Biết sử dụng com - pa để vẽ đường tròn.
II- Đồ dùng dạy học:
- Compa, phấn màu.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, các hình thức
tổ chức dạy học tương ứng
ĐD DH
3’
1'
10’
A- Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sách vở học kì II.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài:
2-Bài mới:
a. Giới thiệu cách vẽ đường tròn.
+ Muốn vẽ đường tròn, ta mở compa, đặt mũi kim vào điểm O định trước, cho đầu chì sát mặt giấy rồi quay đúng một vòng.
. O....
b. Giới thiệu các yếu tố của đường tròn.
+ Tâm: Điểm đặt mũi kim O là tâm của hình tròn.
+ Bán kính: đoạn thẳng nối tâm O với một điểm bất kì trên đường tròn là bán kính của hình tròn. ( VD: OA; OB; OC)
Một đường tròn có nhiều bán kính.
Tất cả các bán kính đều bằng nhau. OA = OB =OC
+ Đường kính: đoạn thẳng MN nối hai điểm M,N của đường tròn và đi qua tâm O là đường kính của hình tròn.
Một hình tròn có nhiều đường kính
Trong một hình tròn, đường kính dài gấp đôi bán kính.
*PP kiểm tra, đánh giá:
- GV kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của HS
*PP thuyết trình:
-GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
* PP trực quan, thực hành
- GV vẽ đường tròn rồi giới thiệu cách vẽ.
- HS vẽ đường tròn ra giấy
- HS nối tâm O với một điểm A trên đường tròn.
- Một đường tròn có bao nhiêu bán kính?
- Độ dài các bán kính có bằng nhau không?
- HS vẽ đoạn thẳng MN nối hai điểm M,N của đường tròn và đi qua tâm O.
- Vậy một hình tròn có bao nhiêu đường kính?
- Độ dài của đường kính bằng mấy lần độ dài của bán kính? Vì sao?
- HS lên bảng chỉ lại tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
phấn màu
Com
pa
25’
3. Thực hành.
Bài 1. Muốn vẽ đường tròn có bán kính cho trước, mở compa sao cho mũi kim cách đầu chì một khoảng cách bằng bán kính đã cho.
a. 3 cm b.2,5 cm
Bài 2. Muốn vẽ đường tròn có đường kính cho trước, ta phải tính bán kính của đường tròn bằng cách lấy đường kính chia cho 2 rồi vẽ đường tròn theo bán kính đó.
bán kính: 4 : 2 = 2 cm
bán kính: 5,4 : 2 = 2,7 cm
Bài 3. Muốn vẽ được hai đường tròn đócần xác định trung điểm của đoạn thẳngAB.
Bài 4
Hình mẫu gồm một hình tròn to có bán kính 4 ô và hai nửa đường tròn nhỏ có bán kính 2 ô.
* PP thực hành, luyện tập:
HS làm bài trong vở.
- HS đọc yêu cầu.
- Muốn vẽ hình tròn có bán kính cho trước, ta làm ntn?
- HS làm bài vào vở – HS đổi vở cho nhau để kiểm tra độ dài của bán kính.
- HS đọc yêu cầu.
- Muốn vẽ hình tròn có đường kính cho trước, ta làm ntn?(Tính bán kính)
- Muốn tính bán kính của hình tròn, ta làm ntn?
- HS làm bài vào vở – HS đổi vở cho nhau để kiểm tra độ dài của đường kính.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu.
- Hình mẫu gồm những hình gì?
- HS vẽ theo mẫu.
1’
4. Củng cố – Dặn dò.
- GV hỏi lại về nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- HS nêu cách vẽ hình tròn.
- Chỉ tâm, bán kính, đường kính
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2006
GV: Nguyễn Thị Thắng
kế hoạch dạy học Môn Toán
Lớp: 5
Tiết 92 - Tuần 19
Chu vi hình tròn
I-Yêu cầu:
- Giúp HS nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn.
II- Đồ dùng dạy học:
- Compa, phấn màu.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, các hình thức
tổ chức dạy học tương ứng
ĐD DH
3’
10’
20’
5’
A- Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra việc chữa bài về nhà của HS
B – Bài mới.
1 Giới thiệu bài:
2.Bài mới:
1. Hình thành công thức tính chu vi hình tròn.
+ Giới thiệu chu vi hình tròn: Chu vi hình tròn là đường bao xung quanh hình tròn.
+ Công thức tính chu vi hình tròn:
* Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14.
C = d x 3,14 C: là chu vi
d:là đường kính
hoặc
* Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14.
C = r x 2 x 3,14 C là chu vi
r là bán kính
2. Ví dụ.
VD 1. Tính chu vi hình tròn có đường kính 4cm.
Chu vi hình tròn là:
4 x 3,14 = 12,56 cm
VD 2. Tính chu vi hình tròn có bán kính 5 cm.
Chu vi hình tròn là:
5 x 2 x 3,14 = 31,4 cm
3. Thực hành.
Bài 1.
Tính chu vi hình tròn có đường kính:
Hình tròn
1
2
3
d
0,6cm
2,5dm
C
1,884cm
7,85dm
2,512m
Bài 2.
Tính chu vi hình tròn có bán kính r
Hình tròn
r
C
1
1,2m
7,536m
2
2,75cm
17,27cm
3
6,5dm
40,82dm
4
3,14m
Bài 3.
Chu vi của mặt bàn hình tròn đó là:
Đáp số: 4,71 m
Bài 4.
Chu vi của bánh xe đó là:
1,9
Đáp số: 5,966 m
4. Củng cố – dặn dò.
Chữa lại bài tập sai trong vở toán lớp.
* PP kiểm tra, đánh giá
- Gv kiểm tra vở của 1 số HS
*PP thuyết trình:
-GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng lớp
* PP trực quan , thực hành
- HS hoạt động theo nhóm.
- Mỗi tổ vẽ lên bìa cứng một hình tròn có bán kính khác nhau: 2cm; 3cm; 4cm; 5cm rồi cắt rời hình tròn đó ra.( mỗi tổ chia làm 2 nhóm.)
- GV vẽ một hình tròn lên bảng.
- HS lên chỉ chu vi hình tròn.
- Các nhóm dùng các hình tròn vừa cắt trên thước để đo độ dài đường bao quanh hình tròn.
- GV hướng dẫn HS nhận xét về mối quan hệ giữa chu vi và đường kính. Từ đó rút ra công thức tính chu vi hình tròn.
- HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn.
- GV nêu VD.
- HS làm vào vở nháp.
* PP thực hành, luyện tập
- HS làm bài trong vở.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn khi biết đường kính.
- HS làm bài – chữa bài
- HS đọc yêu cầu.
- HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính.
- HS làm bài – chữa bài
- HS đọc yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- HS làm bài – 1 HS lên bảng làm.
- Chữa bài – nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- HS làm bài – 1 HS lên bảng làm.
- Chữa bài – nhận xét.
- HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn.
Com pa,
Bìa
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ tư ngày 4 tháng 1 năm 2006
GV: Nguyễn Thị Thắng
kế hoạch dạy học Môn Toán
Lớp: 5
Tiết 93 - Tuần 19
Luyện tập
I-Yêu cầu:
- Giúp học sinh rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn.
II- Đồ dùng dạy học:
- Compa, phấn màu.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, các hình thức
tổ chức dạy học tương ứng
Đ D D H
4’
35’
5’
A.Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra việc chữa bài của HS
B.Bài mới.
1. Thực hành.
Bài 1.
Tính chu vi hình tròn có bán kính r:
Hình tròn
r
C
1
15,7cm
2
9m
56,52m
3
21,98cm
4
4,4dm
27,632dm
Bài 2
- Muốn tính đường kính hình tròn khi biết chu vi, ta làm ntn?
- Muốn tính bán kính hình tròn khi biết chu vi, ta làm ntn?
Tính đường kính hình tròn có chu vi C:
Vì C = d x 3,14
Nên d = C : 3,14
Đường kính của hình tròn đó là:
25,12 : 3,14 = 8( cm)
15,7 : 3,14 = 5( m )
Bài 3
Tính bán kính hình tròn có chu vi C:
Vì C = r x 2 x 3,14
Nên r = C : 2 :3,14
Bán kính của hình tròn đó là:
18,84 : 2 : 3,14 = 3 (dm)
37,68 : 2: 3,14 = 6 (cm)
Bài 4
Chu vi của bánh xe đó là:
0,65 x 3,14 = 2,041 (m)
b. Quãng đường người đi xe đạp sẽ đi được nếu bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng là:
2,041 x 10 = 20,41 (m)
Quãng đường người đi xe đạp sẽ đi được nếu bánh xe lăn trên mặt đất 100 vòng là:
2,041 x 100 = 204,1 (m)
Đáp số: a) 2,041 m
b) 20,41m; 204,1 m
Bài 5
Chu vi hình (H) là:
6x3,14:2+ 6 = 15,42( cm)
Vậy đáp án đúng là D. 15,42 cm
2. Củng cố - dặn dò.
Chữa lại bài tập sai trong vở toán lớp.
* PP kiểm tra, đánh giá
- Gv kiểm tra vở của 1 số HS
* PP thực hành, luyện tập
- HS làm bài trong vở.
- HS đọc yêu cầu.
- Muốn tính chu vi hình tròn khi biết bán kính, ta làm ntn?
- HS làm bài – chữa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài – 2 HS lên bảng.
- Chữa bài – nhận xét.
- Muốn tính bán kính hình tròn khi biết chu vi, ta làm ntn?
- HS làm bài – 2 HS lên bảng.
- Chữa bài – nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Câu a HS tự làm.
- Câu b, GV có thể gợi ý: quãng đường bánh xe lăn một vòng bằng bao nhiêu? ( bằng chu vi của hình tròn.)
-HS làm bài – chữa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- Muốn tính chu vi hình (H) ta phải làm gì?( Tính nửa chu vi của hìnhtròn có đường kính 6cm rồi cộng với đoạn thẳng 6cm.)
- HS làm bài – chữa bài.
- HS nhắc lại cách tính đườngkính, bán kính của hình tròn khi biết chu vi của nó?
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2006
GV: Lưu Thị Lan Hương
kế hoạch dạy học Môn Toán
Lớp: 5
Tiết 94 - Tuần 19
Diện tích hình tròn
I-Yêu cầu:
- Giúp học sinh nắm được quy tắc , công thức tính diện tích hình tròn và biết vận dụng để tính diện tích hình tròn.
II- Đồ dùng dạy học:
- Compa, phấn màu.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, các hình thức
tổ chức dạy học tương ứng
Đ D D H
5’
10’
20’
5’
A. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra việc chữa bài của HS
- Nêu cách tính đường kính, bán kính của hình tròn khi biết chu vi của nó?
B. Bài mới.
1. Giới thiệu cách tính diện tích hình tròn.
Muốn tính diện tích hình tròn, ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14.
S = r x r x 3,14
S là diện tích hình tròn,
r là bán kính hình tròn.
2. Thực hành.
Bài 1.
Tính diện tích hình tròn có bán kính r:
Hình tròn
r
S
1
5cm
78,5cm2
2
0,4m
0,5024m2
3
2,5dm
19,625dm2
4
1,395m2
Bài 2.
Tính diện tích hình tròn có đường kính d:
Hình tròn
d
S
1
12cm
113,04cm2
2
7,2dm
40,6944dm2
3
8,4cm
5,3896cm2
4
0,5024m2
Bài 3.
Diện tích cái khay hình tròn đó là:
15x15x3,14 = 706,5(cm2)
Đ/S: 706,5cm2
Bài 4.
Bán kính mặt bàn hình tròn là:
376,8 : 2 : 3,14 = 60 (cm)
Diện tích mặt bàn hình tròn đó là:
60x60x 3,14 = 11304 (cm2)
Đ/S: 11304 cm2
3. Củng cố – dặn dò.
Dặn HS chữa lại bài tập sai trong vở toán lớp.
* PP kiểm tra, đánh giá
- HS cùng bàn kiểm tra chéo
- 2 HS nhắc lại
- GV nhận xét
* PP trực quan, thực hành
- GV vẽ một hình tròn lên bảng và giới thiệu phần diện tích của hình tròn.
- GV giới thiệu cách tính diện tích hình tròn.
- HS nhắc lại cách tính diện tích hình tròn.
* PP thực hành, luyện tập
- HS làm bài trong vở
- HS đọc yêu cầu.
- HS nhắc lại cách tính diện tích hình tròn.
- HS làm bài – chữa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- Muốn tính diện tích hình tròn, trước tiên ta cần tìm gì?( bán kính).
- HS làm bài – chữa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài – chữa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- Muốn tính diện tích hình tròn, ta cần biết gì?( bán kính hình tròn)
- Muốn tính bán kính hình tròn, ta tính ntn?
- HS làm bài – chữa bài.
- HS nhắc lại cách tính diện tích hình tròn.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2006
GV: Lưu Thị Lan Hương
kế hoạch dạy học Môn Toán
Lớp: 5
Tiết 95 - Tuần 19
Luyện tập
I-Yêu cầu:
- Giúp học sinh rèn kĩ năng tính chu vi , diện tích hình tròn và vận dụng để tính diện tích của 1 số hình “ tổ hợp”.
II- Đồ dùng dạy học:
- Compa, phấn màu.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, các hình thức
tổ chức dạy học tương ứng
Đ D D H
5’
A. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra việc chữa bài của HS
B. Bài mới.
Thực hành.
Bài 1.
Tính chu vi và diện tích hình tròn có bán kính r :
Hình tròn
r
C
S
1
6cm
37,68cm
113,04cm2
2
14cm
87,92cm
615,44cm2
3
0,35dm
2,198dm
0,038465dm2
4
4,4857m
1,6020m2
Bài 2.
Tính diện tích hình tròn biết chu vi hình tròn C:
Hình tròn
C
r
S
1
6,28cm
1cm
3,14cm2
2
3,768dm
0,6dm
1,1304dm2
Bài 3.
Diện tích phần gạch chéo bằng diện tích hình vuông trừ đi diện tích hình tròn.
Vậy đáp án A. 13,76 cm2 là đúng.
Bài 4.
Diện tích miệng giếng là:
0,7x0.7x 3,14 = 1,5386 (m2)
Bán kính miệng giếng( cả thành giếng) là:
0,7 + 0,3 = 1 (m)
Diện tích miệng giếng( cả thành giếng) là:
1x1x3,14 = 3,14 (m2)
Diện tích của miệng thành giếng là: 3,14 – 1,5386 = 1,6014 (m2)
Đ/S: 1,6014 (m2)
2. Củng cố - dặn dò.
- Dặn HS về nhà chữa lại bài tập sai trong vở toán lớp.
* PP kiểm tra, đánh giá
- HS cùng bàn kiểm tra chéo
- HS nhắc lại cách tính diện tích hình tròn khi biết bán kính hoặc đường kính của nó?
* PP thực hành, luyện tập
- HS làm bài trong vở
- HS đọc yêu cầu.
- HS nhắc lại cách tính chu vi, diện tích hình tròn.
- HS làm bài – chữa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- Muốn tính diện tích hình tròn, ta cần biết gì? ( bán kính hình tròn)
- Muốn tính bán kính hình tròn khi biết chu vi, ta tính ntn?
- HS làm bài – chữa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- Muốn tính diện tích phần gạch chéo, ta làm ntn?
- HS làm bài và khoanh vào đáp án đúng.
- HS đọc yêu cầu.
- Muốn tính diện tích của miệng thành giếng, ta làm ntn?
- HS làm bài – 1 HS lên bảng làm.
- HS nhắc lại cách tính chu vi, diện tích hình tròn.
30’
5’
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TOAN - TUAN 19.1.doc