Toán
BẢNG NHÂN 3
I. Mục tiêu:
- Lập bảng nhân 3.
- Nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
- Biết đếm thêm 3.
- HS làm được BT 1; 2; 3 SGK.
II. Đồ dùng:
- Các tấm bìa có 3 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra kiến thức:
- 4 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 2.
- GV nhận xét ghi điểm.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy tuần thứ 20 lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ 2 ngày 21 tháng 01 năm 2013
Toán
Bảng nhân 3
I. Mục tiêu:
- Lập bảng nhân 3.
- Nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
- Biết đếm thêm 3.
- HS làm được BT 1; 2; 3 SGK.
II. Đồ dùng:
- Các tấm bìa có 3 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra kiến thức:
- 4 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 2.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn lập bảng nhân 3:
- GV gắn bảng tấm bìa có 3 chấm tròn và nói: Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa, tức là 3 (chấm tròn) được lấy 1 lần, ta viết: 3 x 1 = 3
- HS đọc: Ba nhân một bằng ba.
- HS làm tương tự lấy 2 tấm bìa mỗi tấm 3 chấm tròn.
? 3 được lấy mấy lần (2 lần)
GV ta có: 3 x 2 = 6
- HS đọc: Ba nhân hai bằng sáu.
- HS lấy tương tự: 3 x 3 = 9, ........ , 3 x 10 = 30
- HS đọc bảng nhân 3.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Thực hành:
Bài tập 1: (5') Làm miệng
- 2 HS nêu yêu cầu. Tính nhẩm
3 x 3 = 9 3 x 5 = 15 3 x 8 = 24
- HS nêu kết quả GV nhận xét.
Bài tập 2: (7') Làm vào vở
HS đọc bài toán và tóm tắt.
Mỗi nhóm: 3 học sinh
10 nhóm: ...... học sinh?
? Bài toán cho biết gì
? Bài toán hỏi gì
- HS giải vào vở, 1 HS lên bảng làm bài
Bài giải
10 nhóm có số học sinh là:
3 x 10 = 30 (học sinh)
Đáp số: 30 học sinh
- HS cùng GV nhận xét.
Bài tập3: (7') Làm vào vở
Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- GV các em hãy nhận xét đặc điểm của dãy số này
- HS từ số thứ hai, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng với 3.
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
3
6
9
12
15
18
21
24
27
30
- GV nhận xét.
- GV chấm, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại bảng nhân 3.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học thuộc lòng bảng nhân 3.
Tập đọc
Ông Mạnh thắng Thần Gió
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên - nhờ vào quyết tâm và lao động. Nhưng cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên. (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4). HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 5.
* KNS: - Giao tiếp: ứng xử văn hoá; - Ra quyết định: ứng phó, giải quyết vấn đề;
II. Đồ dùng:
- Tranh sgk
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức:
- 4 HS đọc thuộc lòng 12 dòng thơ trong bài Thư Trung thu.
? Bức thư có nội dung
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc đoạn 1, 2, 3:
a. GV đọc diển cảm bài văn.
- Đoạn 1: Giọng kể chậm rãi.
- Đoạn 2: Kể về sự hoà thuận, nhịp kể chậm rãi thanh bình.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
+ HS đọc tiếp nối nhau từng câu.
+ GV ghi bảng: hoành hành, lăn quay, ngạo nghễ.
+ HS đọc từ ngữ ở bảng.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ GV gắn bảng phụ và hướng dẫn HS đọc câu dài.
. Ông vào rừng / lấy gỗ / dựng nhà. //
. Cuối cùng / ông quyết định dựng một ngôi nhà vững chải.//
+ HS đọc cá nhân, cả lớp.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
+ GV nhận xét, sữa sai.
+ GV giải nghĩa một số từ.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ HS đọc theo nhóm 3 bạn.
+ GV theo dõi.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
- GV nhận xét.
3. Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1, 2, 3.
? Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận (gặp ông Mạnh, Thần Gió xô ông ngã lăn quay...)
? Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió (Ông vào rừng lấy gỗ ......)
- 2 HS đọc lại đoạn 1, 2, 3
- GV cùng HS nhận xét.
Tiết 2
4. Luyện đọc đoạn 4, 5:
a. Đọc từng câu.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- GV ghi bảng: giận dữ, lồng lộn, thỉnh thoảng.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- GV hướng dẫn đọc câu dài:
. Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ, / lồng lộn / mà không thể xô đổ ngôi nhà. //
. Từ đó Thần Gió thường đến thăm ông, / đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa. //
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
- GV giải nghĩa: Lồng lộn (biểu hiện rất hung hăng, điên cuồng); an ủi (làm dịu sự buồn phiền, day dứt).
c. Đọc đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- GV nhận xét.
5. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 4, 5 và trả lời câu hỏi.
? Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió chịu bó tay (Cây cối bị đỗ rạp nhưng ngôi nhà vẫn đứng yên).
- GV so sánh: Những ngôi nhà xây tạm bằng tre nứa lá với những ngôi nhà xây bằng bê tông cốt thép. Ngôi nhà xây bằng bê tông cốt thép chắc hơn.
? Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình
? Hành động kết bạn với Thần Gió của ông Mạnh cho thấy ông là người như thế nào
- HS trả lời.
GV: Ông Mạnh là người nhân hậu, thông minh. Ông biết bỏ qua chuyện cũ để đối xử thân thiện với Thần Gió khiến Thần Gió từ chỗ là đối thủ mà ông đã chiến đấu chống lại, trở thành người bạn.
- HS khá, giỏi trả lời câu hỏi sau
? Ông Mạnh tượng trưng cho ai
? Thần Gió tượng trưng cho cái gì
- Cả lớp suy nghỉ trả lời câu hỏi sau.
? Câu chuyện nói lên điều gì
- HS trả lời.
6. Luyện đọc lại
- GV nhắc lại cách đọc.
- HS đọc theo phân vai nhân vật trong câu chuyện.
- HS đọc theo nhóm.
- GV nhận xét.
7. Củng cố, dặn dò:
? Để sống hoà thuận với thiên nhiên các em phải làm gì (Biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên...)
- GV nhận xét giờ học.
- Về tập kể câu chuyện.
Thứ 3 ngày tháng 01 năm 2013
Thể dục
Đứng kiễng gót hai tay chống hông (Dang ngang)
Trò chơi: “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”
I. Mục tiêu:
- Biết cách giữ thăng bằng khi đứng kiễng gót hai tay chống hông và dang ngang.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Sân trường, còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phố biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ.
- Ôn bài thể dục 2. 8 nhịp
- Xoay khớp cổ chân, đầu gối, hông.
2. Phần cơ bản.
- Ôn đứng kiễng gót, hai tay chống hông (Thực hiện 4 - 5 lần)
- Ôn động tác đứng kiễng gót, hai tay dang ngang bàn tay sấp (4 - 5 lần)
- Ôn phối hợp hai động tác trên ( 3 - 4 lần)
Trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”
- GV kiểm tra theo tổ, cá nhân.
3. Phần kết thúc.
- Vỗ tay và hát
- Cúi lắc người thả lỏng, nhảy thả lỏng
- Hệ thống nội dung bài
- Dặn dò. Về nhà ôn lại các động tác đã học vào buổi sáng.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
- HS làm được BT 1; BT 3; BT 4.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra kiến thức:
- 5 HS đọc bảng nhân 2, nhân 3.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: (5') Làm miệng
- 1 HS đọc yêu cầu: Số?
x 3 x 8 x 9
3 .... ; 3 .... ; 3 ......
- HS nêu kết quả, GV nhận xét ghi bảng.
? Vì sao lại điền số đó.
Bài tập 3: (7') Làm vào vở
HS đọc bài toán và tóm tắt.
- 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán và giải, cả lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt Bài giải
Mỗi can : 3 lít 5 can đựng được số lít dầu là:
5 can : ...lít? 3 x 5 = 15 (l)
Đáp số : 15 l
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 4: (7') Làm vào vở
HS đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì
? Bài toán hỏi gì
- HS trả lời và làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
Bài giải:
Số gạo trong 8 túi là:
3 x 8 = 24 (kg)
Đáp số : 24 kg
- HS nhận xét, GV chữa bài.
- HS khá giỏi làm thêm BT 2; BT 5.
Bài tập 2: (5') Làm miệng
Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
x 4
3 12
- HS khá, giỏi làm miệng
x…. x …...
3 3 3 6
Bài tập 5: (7') Làm vào vở
Số?
a. 3, 6, 9, ..., ....
b. 10, 12, 14, ...., .....
- HS nhận xét dãy số.
? Số trước bé hơn số sau mấy đơn vị
- HS trả lời: a. Số sau bằng số trước cộng thêm 3; b. Số sau bằng số trước cộng thêm 2.
- HS điền 2 số tiếp theo của dãy số.
- GV nhận xét.
- GV chấm bài và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại bài 1.
- GV nhận xét giờ học.
Kể chuyện
Ông Mạnh thắng Thần Gió
I. Mục tiêu:
- Biết sắp xếp lại thứ tự các tranh theo trình tự nội dung câu chuyện (BT1).
- Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trình tự
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT2); đặt tên khác cho câu chuyện (BT3).
- KNS.........
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ở SGK.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức:
- 3 HS kể lại câu chuyện “Chuyện bốn mùa”
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo nội dung câu chuyện.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV cho HS quan sát tranh ở SGK và trả lời câu hỏi sau:
? Bức tranh 1 vẽ gì (Ông Mạnh đang ngồi uống rượu với Thần Gió...)
? Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện (Đây là nội dung cuối của câu chuyện)
? Bức tranh 2 vẽ cảnh gì (Ông Mạnh đang vác cây, khiêng đá để dựng nhà)
? Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện (nội dung thứ hai)
? Nội dung thứ nhất của câu chuyện là bức tranh nào (Bức tranh thứ 4)
? Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3 (Thần Gió tìm cách xô đỗ ngôi nhà của ông Mạnh)
?Hãy sắp xếp lại thứ tự các bức tranh cho đúng với nội dung câu chuyện (4, 2, 3, 1)
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- HS kể tiếp nối nhau mỗi em 1 tranh.
- Các nhóm thi kể trước lớp.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét chung.
- 3 HS kể theo phân vai.
* HS khá, giỏi.
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS lần lượt kể, GV nhận xét.
d. Đặt tên khác cho câu chuyện
- HS đặt tên, GV ghi bảng.
3. Củng cố, dặn dò:
Câu chuyện cho biết điều gì
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà kể lại cho người thân nghe.
Chính tả (Nghe - viết)
Gió
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác, không mắc lỗi ở bài Gió. Biết trình bày bài thơ 7 chữ với hai khổ thơ.
- Làm đúng BT(2) a/ b hoặc BT(3) a / b.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 3a.
III. Hoạt đồng dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức:
- HS viết bảng con: thi đỗ, giã gạo, vui vẻ
- GV nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích,yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần
- 2 HS đọc lại bài.
? Bài thơ có mấy khổ thơ, mỗi khổ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ?
? Những chữ nào bắt đầu bằng r, gi, d?
? Những chữ nào có dấu hỏi, dấu ngã
- HS viết bảng con: mèo mướp, trèo cây, bưởi.
b. HS viết bài vào vở:
- GV đọc từng câu, HS nghe và viết bài.
- GV đọc thong thả lại từng câu.
- HS khảo bài bạn và nhận xét lỗi của bạn.
c. GV chấm, chữa lỗi cho SH.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 2a: Điền s hay x
- HS đọc yêu cầu: hoa ...en ,...en lẫn, hoa ...úng, ....úng xính.
- HS làm vào vở, 1HS lên làm bài.
- GV nhận xét.
Hoa sen, xen lẫn, hoa súng, xúng xính.
Bài 3. Tìm các từ:
a. Chứa tiếng có âm s hay x, có nghĩa như sau:
- Mùa đầu tiên trong bốn mùa.
- Giọt nước đọng trên lá buổi sáng.
- HS trả lời: Mùa đầu tiên trong bốn mùa: xuân
Giọt nước đọng trên lá buổi sáng: sương
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
? Các em vừa viết thể thơ mấy chữ (7 chữ)
- GV nhận xét giờ học.
Thủ công
Cắt, gấp, dán, trang trí thiếp chúc mừng (Tiết 2)
I. Mục Tiêu:
- Cắt,gấp và trang trí được thiệp chúc mừng.Có thể cắt gấp theo kích thước tuỳ chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Một số mẫu thiếp chúc mừng.
- Quy trình cắt gấp trang trí thiếp chúc mừng có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.
- Giấy trắng hoặc giấy thủ công; kéo, giấy màu, bút chì, thước kẻ.
III. Hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.(2')
B.Bài mới:
1.Hoạt động1: Giới thiệu bài(2')
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2.Hoạt động 2: Nhắc lại quy trình.(3')
1 HS nhắc lại các bước cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- Bước1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng.
- Bước2: Trang trí thiếp chúc mừng.
Cho học sinh xem 1số mẫu thiếp chúc mừng.
3. Hoạt động 3: Học sinh thực hành (28')
Học sinh làm việc cá nhân - GV theo dõi giúp đỡ các em.
Học sinh trưng bày sản phẩm - GV đánh giá sản phẩm.
4. Củng cố, dặn dò:(2')
Nhận xét giờ học.
Dặn chuẩn bị bài sau.
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần 20
I. Mục tiêu:
- HS biết nhận ra ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
- HS biết khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm
- Kế hoạch tháng tới.
II. Hoạt động dạy học:
1. Đánh giá tình hình trong tuần:
- Lớp trưởng lên điều khiển lớp sinh hoạt
- Các Sao trưởng điều hành tổ mình thảo luận về nề nếp, học tập, vệ sinh.
- Các Sao trưởng lên báo cáo trước lớp, các Sao nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét chung:
+ Về nề nếp: thực hiện tốt
+ Về học tập: Các em đã thực hiện tốt…..có tiến bộ về đọc…….
+ Về vệ sinh: Thực hiện tốt.
2. Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục duy trì nề nếp và sinh hoạt những yêu cầu của đội Sao đề ra.
- Học bài và làm bài đầy đủ, dành nhiều điểm 10.
- Vệ sinh luôn sạch sẽ.
______________________________
Luyện đọc:
Ông Mạnh thắng Thần Gió
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc trôi chảy cho HS đại trà.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm đối với HS khá giỏi.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu giờ học và ghi mục bài lên bảng.
2. Hướng dẫn luyện đọc:
a. Đọc từng câu:
- HS đọc từng câu trong bài.
- GV nhận xét.
b. Đọc từng đoạn:
- HS đọc từng đoạn trong bài.
- HS cùng GV nhận xét.
- GV sửa sai.
c. Đọc diễn cảm bài văn.
- HS thi đọc trước lớp.
- HS nhận xét, GV sửa sai.
3. Củng cố kiến thức:
- HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
Luyện chữ
Thư trung thu
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ phát hiện lỗi và sửa lỗi cho HS.
- HS viết một cách thành thạo và trình bày đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ chép sẵn bài: Thư Trung thu (đoạn thơ)
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (1')
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện viết: (25')
- GV gắn bảng phụ chép sẵn bài:Thư Trung thu (đoạn thơ)
- HS đọc thầm bài thơ.
- GV hướng dẫn HS cách trình bày thơ.
- HS viết vào vở luyện viết.
- GV theo dõi nhắc nhở.
3. Hoạt động 2: Chấm chữa bài: (4')
- HS ngồi tại chỗ GV đi từng bàn chấm và nhận xét.
- GV chữa lỗi:
4. Củng cố kiến thức: (5')
- HS nhắc lại cách trình bày bài viết
- GV nhận xét giờ học.
- Về viết lại cho đẹp hơn.
Tuần 20
Thứ 2 ngày 21 tháng 01 năm 2013
Bài soạn viết bằng tay
Thứ 3 ngày 22 tháng 01 năm 2013
Buổi sáng: Cô Lam dạy
Buổi chiều: Luyện Toán
Luyện: bảng nhân 3
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân trong bảng nhân 3
- Rèn kĩ năng giải toán
- HS làm bài toán bằng hai cách (phép cộng và phép nhân) đối với HS khá giỏi.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài(1')
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:(32')
Bước 1: Kiểm tra HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3
- Học sinh hoạt động nhóm đôi học thuộc bảng nhân 3.
- GV gọi 1 số HS đọc thuộc bảng nhân 3. Giáo viên cùng lớp nhận xét ghi điểm.
- GV cho học sinh chơi trò chơi đố bạn (câu hỏi là các phép tính trong bảng nhân 3)
Bước 2: Tổ chức cho HS làm một số bài tập
Bài tập 1: (5') Làm miệng
Nối (theo mẫu):
3 x 3 3 x 2 3 x 7 3 x 10 3 x 6
12 9 15 6 18 21 30 3 24
3 x 4 3 x 5 3 x 9 3 x 1 3 x 8
- GV hướng dẫn mẫu, HS làm miệng
- GV nối.
Bài tập 2: (7') Làm vào vở
Viết số thích hợp vào ô trống
x 4 +5
x 2 3
3
x 6 x 5 - 4
3 3
- GV hướng dẫn mẫu, HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm.
- HS nhận xét
- GV chữa bài.
Bài tập 3: (7') Làm vào vở
Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
Thừa số
3
3
3
3
Thừa số
7
4
8
9
Tích
21
- HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn mẫu, HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
- GV chữa bài.
Bài tập 4: (7') Làm vào vở
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Mỗi xe máy: 2 bánh xe
6 xe máy :...bánh xe?
- HS đọc bài toán và trả lời câu hỏi.
? Bài toán cho biết gì
? Bài toán hỏi gì
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm
Bài giải:
6 xe máy có số bánh là:
2 x 6 = 12 (bánh)
Đáp số: 12 bánh xe.
* Dành cho HS khá giỏi.
Bài tập 1: (7') Làm vào vở
Khúc gỗ thứ nhất dài 36 dm, khúc gỗ thứ hai ngắn hơn khúc gỗ thứ nhất 12 dm. Hỏi:
a. Khúc gỗ thứ hai dài bao nhiêu đề xi mét?
b. Hai khúc gỗ dài tổng cộng bao nhiêu đề xi mét?
- HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa bài, GV nhận xét.
- GV chữa bài:
a. Khúc gỗ thứ hai dài là: 36 - 12 = 24 (dm)
b. Hai khúc gỗ tổng cộng là: 36 + 24 = 60 (dm)
Đáp số: a. 24 dm; b. 60 dm.
Bài tập 2: (7') Làm vào vở
Tìm hai số có tích bằng 10 và hiệu bằng 3.
- HS đọc đề toán và làm vào vở
- GV theo dõi và chữa bài.
10 = 1 x 10 10 - 1 = 9 (loại)
10 = 2 x 5 5 - 2 = 3 (đúng)
Vậy hai số cần tìm là 5 và 2.
Bài tập 3: (7') Làm vào vở
Hình vẽ dưới đây có bao nhiêu hình tứ giác, bao nhiêu hình tam giác.
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- GV chữa bài: Có 6 hình tam giác và 3 hình tứ giác.
- GV chấm, chữa bài.
3. Củng cố kiến thức: (2')
- 1HS đọc lại thuộc bảng nhân 3.
- GV nhận xét giờ học.
Luyện chữ
bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng trình bày văn xuôi.
- Rèn kĩ năng viết đúng và đẹp ở vở ô li.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (1’) Tiết học hôm nay các em luyện viết bài ‘Ông Mạnh thắng Thần gió’
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện viết vào vở: (25’)
- GVđọc bài viết.
- 2HS đọc lại bài viết.
- GV nhắc HS viết đúng một số tiếng dễ sai: ven biển, ngạo nghễ, vững chãi,lấy gỗ …
- GV hướng dẫn HS cách trình bày.
- HS mở SGK trang 13-14 đọc thầm viết bài vào vở.
- HS viết bài, GV theo dõi và nhắc nhở.
3. Hoạt động 2: Chấm bài:(7’)
- HS ngồi tại chỗ GV đến từng bàn chấm và nhận xét.
- GV chữa một số lỗi phổ biến.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS nhắc lại cách trình bày bài viết
- GV nhận xét giờ học.
- Về viết lại cho đẹp hơn.
Hoạt động tập thể
Vệ sinh cá nhân: Phòng bệnh mắt hột
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được các biểu hiện và tác hại của bệnh mắt hột.
- Biết cách phòng tránh bệnh mắt hột.
2. Kĩ năng:
- Thường xuyên rửa tay, rửa mặt sạch sẽ.
- Dùng khăn mặt riêng, chậu rửa mặt sạch, nước sạch.
3. Thái độ:
- Luôn gương mẫu thực hiện các hành vi vệ sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ tranh vệ sinh cá nhân số 8 (3 tranh)
- VSCN 1a, VS CN 7; VS CN 8c; VSMT 6 d, g, i; VS MT 9 a.
III. Hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1')
2. Hoạt động 2: Bệnh mắt hột: (16’)
*Mục tiêu: Nêu được các biểu hiện và tác hại của bệnh mắt hột.
* Đồ dùng:
- Bộ tranh vệ sinh cá nhân số 8 (3 tranh)
- VS CN 1a, VS CN 7; VS CN 8c; VS MT 6 d, g, i; VS MT 9 a.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- GVphát tranh VSCN 8a cho các nhóm, yêu cầu các em quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Mắt bị bệnh khác mắt thường ở điểm nào ?
+ Nêu các dấu hiệu của bệnh mắt hột.
Bước 2:
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát và thảo luận
Bước 3:
- Đại diện các nhóm trình bày
GV hỏi tiếp
? Hãy tưởng tượng các em bị bệnh mắt hột, các em sẽ có cảm giác thế nào ? Có ảnh hưởng đến việc học tập không.
? Bệnh mắt hột có tác hại gì
Kết luận: - Khi bị bệnh mắt hột người ta thường có những biểu hiện như ngứa mắt, đỏ mắt, cộm mắt, có dử mắt, hay chảy nước mắt, sưng mí mắt.
- Bệnh mắt hột làm ảnh hưởng tới học tập, lao động, vui chơi; vẻ đẹp của đôi mắt và có thể làm cho mắt bị lông quặm, dẫn đến mù loà vĩnh viễn.
3. Hoạt động 3: Phòng bệnh mắt hột: (16’)
* Mục tiêu: Biết cách phòng tránh bệnh mắt hột.
Bước 1:
- GV nêu: Bệnh mắt hột nguy hiểm như vậy, theo các em chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh bệnh mắt hột?
- HS trả lời.
Bước 2: GV cho HS quan sát tranh và nêu những việc làm thể hiện trong tranh và biện pháp phòng bệnh.
Bước 3: Các nhóm thảo luận
Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
Kết luận: Cách tốt nhất để phòng bệnh mắt hột là:
* Giữ vệ sinh cá nhân:
-Thường xuyên rửa mặt sạch sẽ, ít nhất 3 lần mỗi ngày vào các buổi sáng, trưa và tối.
- Dùng khăn riêng để rửa mặt, giặt khăn mặt bằng nước sạch và xà phòng, phơi khăn nơi khô, thoáng, nên phơi ngoài nắng. Nhớ rửa tay trước khi rửa mặt.
- Dùng gối riêng khi ngủ.
* Giữ vệ sinh môi trường:
- Xử lí phân, rác hợp vệ sinh.
- Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
- Xây dựng, bảo quản tốt nguồn nước của gia đình và cộng đồng.
- Tích cực diệt ruồi.
- Khi bị đau mắt phải đi khám bác sĩ.
4. Củng cố dặn dò: (2')
Nhận xét giờ học.
Thứ 4 ngày 23 tháng 01 năm 2013
Thể dục
Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay đưa ra trước
(sang ngang lên cao chếch chữ V)
Trò chơi: “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”
I.Mục tiêu:
- Biết cách đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng, phía trước ), hai tay đưa ra trước (sang ngang, lên cao chếch chữ V)
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau
II. Địa điểm, phương tiện:
-Trên sân trường, kẻ sân chơi cho trò chơi.
III.Nội dung:
1. Hoạt động 1: Phần mở đầu: (5’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
- HS đứng vỗ tay và hát.
- HS tập một số động tác bài thể dục phát triển chung.
-Xoay khớp cổ chân, đầu gối, vai, hông.
2. Hoạt động 2: Phần cơ bản: (25’)
- Ôn dứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đa ra trước- sang ngang- lên cao chếch hình chữ V- về TTCB: 2- 4 lần
- HS làm dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- HS tập theo tổ, GV nhận xét.
- Ôn trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau ”
- HS nêu trò chơi, cách chơi.
- GVđọc vần điệu: Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau hai....ba!
- HS đọc thuộc vần điệu.
- HS vừa chơi kết hợp với vần điệu.
- GV nhận xét sửa sai.
3. Hoạt động 3: Phần kết thúc (5’)
- Cúi lắc người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
-Về nhà nhớ chơi lại cho tốt hơn.
Toán
Bảng nhân 4
I. Mục tiêu:
- Lập bảng nhân 4.
- Nhớ được bảng nhân 4.
- Biết giải toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4).
- Biết đếm thêm 4.
- HS làm được BT 1; 2; 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- 10 tấm bìa mỗi tấm 4 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: (4')
- HS đọc bảng nhân 3.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1')
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS lập bảng nhân 4 (10')
- GV gắn bảng tấm bìa và hỏi: Có mấy chấm tròn? (4 chấm tròn)
- GV ta lấy 1 tấm bìa, tức là 4 (4 được lấy 1 lần) ta viết:
4 x 1 = 4
- HS đọc: Bốn nhân một bằng bốn.
- HS lấy 2, 3, 4, 5,..... ,10 tấm bìa và nêu phép nhân tương tự.
- GV ghi bảng 4 x 1 = 4, 4 x 2 = 8 , 4 x 3 = 12, 4 x 4 = 16, 4 x 5 = 20,
4 x 6 = 24, 4 x 7 = 28, 4 x 9 = 36 , 4 x 10 = 40
- GV nói: Đây là bảng nhân 4.
- HS đọc nhiều lần.
3. Hoạt động 2: Thực hành (19')
Bài 1: (Nêu miệng):
- 2 HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm
2 x 1 = 4 x 6 = 4 x 5 = 4 x 9 =
4 x 4 = 4 x 3 = 4 x 10 = 4 x 8 =
- HS lần lượt nêu kết quả, GV nhận xét ghi bảng.
Bài 2: HS đọc bài toán và trả lời câu hỏi
? Bài toán cho biết gì (Mỗi ô tô có 4 bánh xe)
? Bài toán hỏi gì (5 ô tô có mấy bánh xe )
- HS tóm tắt và giải vào vở, 1HS lên bảng làm.
Bài giải
5 ô tô có số bánh xe là:
4 x 5 = 20 (bánh)
Đáp số: 20 bánh xe
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV chữa bài.
Bài 3: Đếm thêm 4 rồi viết số vào ô trống cho thích hợp:
4
8
12
16
20
24
28
32
36
40
- HS nhìn vào dãy số và nhận xét đặc điểm của dãy số(Số sau bằng số trước nó cộng thêm 4).
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng chữa bài.
- Lớp nhận xét, GV chữa bài.
- GV chấm bài và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:(1')
- HS đọc lại bảng nhân 4.
- GVnhận xét giờ học.
- Về nhớ học bảng nhân 4.
Tập đọc
Mùa xuân đến
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc rành mạnh được bài văn.
- Hiểu nội dung: Bài văn ca ngợi vẽ đẹp của mùa xuân. (Trả lời câu hỏi 1, 2; câu hỏi 3a). HS khá, giỏi trả lời được đầy đủ câu hỏi 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh loại chim, bảng phụ chép sẵn câu dài.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức:(4')
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Ông Mạnh thắng Thần Gió và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1')
2. Hoạt động 1: Luyện đọc (9')
a. GV đọc mẫu.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu:
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
+ GV ghi bảng: ngọt, khướu, đỏm dáng, thoảng qua, trầm ngâm.
+ HS đọc cá nhân, lớp.
- Đọc tứng đoạn trước lớp:
+ GV hướng dẫn cách đọc câu dài.
.Nhưng trong trí nhớ ngây thơ của chú / còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, / biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới, ..... //
- GVchia bài thành 3 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu ......thoảng qua; Đoạn 2: vườn cây...... trầm ngâm; Đoạn 3: đoạn còn lại.
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp, GV nhận xét.
+ 1 HS đọc chú giải.
- Đọc đoạn trong nhóm:
+ HS đọc.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc bài.
- GVnhận xét.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (12')
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
? Dấu hiệu nào bào hiệu mùa xuân đến (Hoa mận tàn báo mùa xuân đến)
? Ngoài dấu hiệu hoa mận tàn, các em còn biết dấu hiệu nào của các loài hoa báo hiệu mùa xuân đến (Hoa đào, hoa mai nở....)
? Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến (Bầu trời ngày càng thêm xanh...., mọi vật: vườn cây đâm chồi nãy lộc, ....)
? Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân, (hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua......)
- HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 3 b
? Vẻ riêng của mỗi loài chim.
4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (7
File đính kèm:
- Giao an lop 2 tuan 20 nam 2013 2014.doc