TIẾNG VIỆT
Bài 17: u - ư
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức :Học sinh nhận biết được chữ u và ư; tiếng nụ và thư
2.Kĩ năng :Đọc được câu ứng dụng : Thứ tư, bé hà thi vẽ
3.Thái độ :Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Thủ đô.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Tranh minh hoạ có tiếng : nụ thư ; câu ứng dụng : Thứ tư, bé hà thi vẽ.
-Tranh minh hoạ phần luyện nói : Thủ đô.
-HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III.Hoạt động dạy học: Tiết1
1.Khởi động : Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ :
-Đọc và viết : tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề.
-Đọc câu ứng dụng : cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ.
-Nhận xét bài cũ.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy tuần thứ 5 lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai, ngày 22 tháng 9 năm 2008
TIẾNG VIỆT
Bài 17: u - ư
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức :Học sinh nhận biết được chữ u và ư; tiếng nụ và thư
2.Kĩ năng :Đọc được câu ứng dụng : Thứ tư, bé hà thi vẽ
3.Thái độ :Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Thủ đô.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Tranh minh hoạ có tiếng : nụ thư ; câu ứng dụng : Thứ tư, bé hà thi vẽ.
-Tranh minh hoạ phần luyện nói : Thủ đô.
-HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III.Hoạt động dạy học: Tiết1
1.Khởi động : Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ :
-Đọc và viết : tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề.
-Đọc câu ứng dụng : cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ.
-Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài :
+Mục tiêu:
+Cách tiến hành : Giới thiệu trực tiếp : Hôm nay học âm u, ư.
2.Hoạt động 2 : Dạy chữ ghi âm
a.Dạy chữ ghi âm u:
+Mục tiêu: nhận biết được chữ u và âm u
+Cách tiến hành :
-Nhận diện chữ: Chữ u gồm : một nét xiên phải, hai nét móc ngược.
Hỏi : So sánh u với i?
-Phát âm và đánh vần : u, nụ
+Phát âm : miệng mở hẹp như I nhưng tròn môi.
+Đánh vần : n đứng trước, u đứng sau, dấu nặng dưới âm u .
b.Dạy chữ ghi âm ư:
+Mục tiêu: nhận biết được chữ ư và âm ư
+Cách tiến hành :
-Nhận diện chữ: Chữ ư có thêm dấu râu trên nét sổ thứ hai.
Hỏi : So sánh u và ư ?
-Phát âm và đánh vần : ư và tiếng thư
+Phát âm : Miệng mở hẹp như phát âm I, u nhưng thân lưỡi nâng lên.
+Đánh vần:Am th đứng trước, âm ư đứng sau
c.Hướng dẫn viết bảng con :
+Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
+Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ.
d.Hướng dẫn đọc tiếng và từ ứng dụng:
cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ
-Đọc lại toàn bài trên bảng
3.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
Tiết 2:
1.Hoạt động 1: Khởi động: Ổn định tổ chức
2.Hoạt động 2: Bài mới:
+Mục tiêu: -Đọc được câu ứng dụng
-Phát triển lời nói tự nhiên .
+Cách tiến hành :
a.Luyện đọc:
-Đọc lại bài tiết 1
-Đọc câu ứng dụng :
+Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
+Tìm tiếng có âm mới học ( gạch chân : thứ, tư )
+Hướng dẫn đọc câu ứng dụng :
Thứ tư, bé hà thi vẽ.
b.Đọc SGK:
c.Luyện viết:
d.Luyện nói:
+Mục tiêu: Phát triển lời nói : Thủ đô
+Cách tiến hành :
Hỏi:-Trong tranh, cô giáo đưa học sinh đi thăm cảnh gì?
-Chùa Một Cột ở đâu?
-Mỗi nước có mấy thủ đô?
-Em biết gì về thủ đô Hà Nội?
3.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
Thảo luận và trả lời:
Giống : nét xiên, nét móc ngược.
Khác : u có tới 2 nét móc ngược, âm i có dấu chấm ở trên.
(Cá nhân- đồng thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn :nụ
Giống : đều có chữ u
Khác :ư có thêm dấu râu.
(C nhân- đ thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn thư
Viết bảng con : u, ư, nụ, thư
Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp
Đọc lại bài tiết 1 (C nhân- đ thanh)
Thảo luận và trả lời : bé thi vẽ
Đọc thầm và phân tích tiếng : thứ, tư
Đọc câu ứng dụng (C nhân- đthanh)
Đọc SGK(C nhân- đ thanh)
Tô vở tập viết : u, ư, nụ thư
Thảo luận và trả lời :
Chùa Một Cột Hà Nội
Có một thủ đô
(Nói qua tranh ảnh, chuyện kể, …)
ĐẠO ĐỨC
Bài3: GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP(tiết 1).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs biết được: Trẻ em có quyền được học hành. Giữ gìn sách vở, đồ dùng
học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học hành của mình.
2.Kĩ năng : Biết giữ sách vở, đồ dùng học tập.
3.Thái độ : Có ý thức tự giác giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập để học tập tốt.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: - Tranh BT1, BT3; bài hát “Sách bút thân yêu ơi ”.
- Điều 28 trong công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
- Phần thưởng cho các Hs có sách vở đẹp nhất.
.HS : -Vở BT Đạo đức 1, bút chì hoặc sáp màu.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:-Tiết trước em học bài đạo đứcnào?
- Thế nào là ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ ?
- Em phải làm gì để ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ ?
.Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Hoạt đông của GV
Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1:
Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp bài trong sgk.
3.2-Hoạt động2: Bài tập 1
+Mục tiêu: Hướng dẫn Hs làm BT1.
+Cách tiến hành: Yêu cầu Hs đọc Y/c BT1" hướng dẫn làm BT theo nhóm 2 em .
"Gv hướng dẫn sửa bài .
3.3-Hoạt động 3: Bài tập 2
+Mục tiêu: Hướng dẫn các em làm BT2.
+Cách tiến hành: Yêu cầu Hs đọc Y/c BT2" hướng dẫn làm BT theo nhóm 2 em" cho Hs thảo luận về đồ dùng học tập của mình:
.Tên đồ dùng học tập.
.Công dụng của đồ dùng đó.
.Cách giữ gìn đồ dùng đó.
.Vì sao em phải giữ gìn các đồ dùng học tập của
mình?
+Kết luận: Được đi học là quyền lợi của các em.
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp các em thực
hiện tốt quyền được học hành của mình.
-Giải lao.
3.4-Hoạt động 4: Bài tập3
+Mục tiêu: Hướng dẫn các em làm BT3.
+Cách tiến hành:Yêu cầu Hs đọc Y/c BT3" hướng
dẫn Hs làm BT:
.Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
.Việc làm của bạn ấy đúng hay sai? Vì sao ?
-Gv sửa BT:
.Hành động của các bạn trong bức tranh1,2,6 là đúng.
.Hành động của các bạn trong bức tranh3,4,5 là sai.
+Kết luận: Phải biết giữ gìn và bảo vệ sách vở, đồ
dùng học tập:
.Không xé sách vở, vẽ bậy lên sách vơ.
.Không làm nhàu nát sách vơ.
.Không vứt đồ dùng học tập lung tung hay dùng
chúng để nghịch. Phải cất giữ chúng cẩn thận sau
khi đã sử dụng xong.
" Chúng là phương tiện giúp ta học tập tốt nên chúng
ta phải biết giữ gìn và bảo vệ.
3.5-Hoạt động 5:
+Củng cố:
.Các em học được gì qua bài này?
.Các em cần phải làm gì để giữ gìn đồ dùng học tập?
.Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
+Dặn dò: Hôm sau học tiếp bài này.
Về nhà sửa sang lại sách vở chuẩn bị triển lãm tiết
Sau.
-Hs đọc Y/c BT.
-Hs làm việc theo nhóm 2 em "tìm và tô màu các đồ dùng học tập tranh 1.
"Hs trao đổi bài để sửa.
- Hs đọc Y/c BT.
-Nhóm cử đại diện trình bày trước lớp các đồ dùng học tập của mình.
"Hs khác cho nhận xét.
- Hs đọc Y/c BT.
- Hs làm BT.
-Hs trả lời một số câu hỏi của Gv để xây dựng kết luận .
-Hs trả lời Gv dưới hình thức nhắc lại các phần kết luận đã học.
ĐẠO ĐỨC
BÀI 5: GIỮ VỆ SINH THÂN THỂ
A. Mục tiêu:
-Kiến thức :Biết: Các việc nên làm và không nên làm để cơ thể luôn sạch sẽ ,khoẻ mạnh
-Kĩ năng :Biết việc nên làm và không nên làm để da luôn sạch sẽ
-Thái độ:Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ cơ thể luôn sạch sẽ.
B.Đồ dùng dạy-học:
-GV: Các hình trong bài 4 SGK
-HS: Vở bài tập TN&XH bài 4.Một số tranh,ảnh về các hoạt động giữ vệ sinh thân thể.
Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Tiết học trước các con học bài gì? ( Bảo vệ mắt và tai)
- Muốn bảo vệ mắt con phải làm gì?
- Muốn bảo vệ tai con làm như thế nào?
- Nhận xét bài cũ .
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài : HS hát tập thể - Ghi đề
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
*Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể.
*Cách tiến hành:
Bước 1:
GV cho cả lớp khám tay - GV theo dõi
Tuyên dương những bạn tay sạch
- GV cho HS thảo luận nhóm 4( Nội dung thảo luận HS nhớ lại những việc mình đã làm đễ cho cơ thể sạch sẽ)
GV theo dõi HS thực hiện .
Bước 2:
Đại diện một số em lên trình bày.
- GV theo dõi sửa sai
GV kết luận : Muốn cho cơ thể luôn khoẻ mạnh, sạch sẽ các con cần phải thường xuyên tắm rửa , thay quần áo,cắt móng tay ,móng chân…
Hoạt động2 : Làm việc với SGK
*Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và không nên làm để giữ da , cơ thể luôn sạch sẽ
*Cách tiến hành:
Bước 1:
-Gv hướng dẫn HS quan sát hình/11SGK và tập đặt câu hỏi cho từng hình.ví dụ:
-HS chỉ vào hình đầu tiên bên trái trang sách và hỏi:
+ Hai bạn đang làm gì?
+Theo bạn việc làm đó là đúng hay sai?
Bước 2:
-GV cho HS xung phong trả lời
* Kết luận:
Muốn cho cơ thể luôn sạch sẽ , khoẻ mạnh các con nên: tắm rửa thường xuyên, mặc đủ ấm , không tắm những nơi nước bẩn.
Hoạt động 3: Thảo luận chung :
Mục tiêu: Biết trình bày các việc làm hợp vệ sinh như tắm ,rửa tay , … biết làm vào lúc nào.
Cách tiến hành:
Bước 1
GV nêu: Hãy nêu các việc làm cần thiết khi tắm?
- GV theo dõi HS nêu
GV kết luận:
-Trước khi tắm các con cần chuẩn bị nước , xà bông, khăn tắm , áo quần ,
- Tắm xong lau khô người . Chú ý khi tắm cần tắm nơi kín gió.
Bước 2 -Khi nào ta nên rửa tay?
- Khi nào ta nên rửa chân?
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài học
Cách tiến hành:
-GV hỏi lại nội dung bài vừa học
- Vừa rồi các con học bài gì?
Dặn dò: Cả lớp thực hiện tốt nội dung bài học
Nhận xét tiết học
- Cả lớp hát bài:Khám tay
HS thực hiện
HS nêu lại những việc đã làm để cho cơ thể luôn khoẻ mạnh là:
- Tắm rửa,gội đầu, thay quần áo, cắt móng tay,móng chân,…
-HS theo dõi
-HS thay phiên nhau tập đặt câu hỏi và trả lời.
- Đại diện một số em lên trả lời.
- Hình 1: Bạn đang còn tắm
- Hình2: 2 bạn dã đầy đủ đồ ấm đi học
- Hình 3: 1 bạn chải tóc
- Hình 4: 1 bạn đi học chân không mang dép.
- Hình 5: 1 bạn đang tắm cùng với trâu ở hồ:
-HS trả lời
-HS theo dõi
HS nêu
HS trả lời
Thứ ba, ngày 23 tháng 9 năm 2008
TOÁN
Bài: Số 7
I.MỤC TIÊU:
-Kiến thức: Giúp HS có khái niệm ban đầu vế số 7.
-Kĩ năng : Biết đọc, viết số 7; đếm và so sánh các số trong phạm vi 7; nhận biết số lượng trong phạm vi 7;vị trí của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
-Thái độ: Thích học Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Phóng to tranh SGK, phiếu học tập, bảng phu ghi bài tập 3, 4.
- HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: Ổn định tổ chức (1’).
2. Kiểm tra bài cũ:( 4’) Bài cũ học bài gì? (số 6) 1HS trả lời.
Làm bài tập 3/27: Viết số thích hợp vào ô trống:
1, 2, … , … , … , 6 ; 6, … , … , … , … 1. (2HS viết bảng lớp -cả lớp viết bảng con).
Làm bài tập 4/27: Điền dấu , =:
6 … 5 ; 6 … 2
4 … 6 ; 6 … 6
3 … 3 ; 2 … 4 ( 2 HS lên bảng làm- cả lớp làm bảng con).
GV Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu bài trực tiếp (1’).
HOẠT ĐỘNG II: (12 ’). Giới thiệu số 7:
+Mục tiêu : Có khái niệm ban đầu về số 7.
+Cách tiến hành : Bước 1: Lập số 7.
- Hướng dẫn HS xem tranh và hỏi:”Có sáu bạn đang chơi cầu trượt, một em khác đang chạy tới. Tất cả có mấy em?”.
-GV yêu cầu HS:
-Sau đó cho HS quan sát tranh vẽ trong sách và giải thích”sáu chấm tròn thêm một chấm tròn là bảy chấm tròn, sáu con tính thêm một con tính là bảy con tính”.
-GV chỉ vào tranh vẽ trong sách.Yêu cầu HS:
-GV nêu:”Các nhóm này đều có số lượng là bảy”.
Bước 2: Giới thiệu chữ số 7 in và số 7 viết.
-GV nêu:”Số bảy được viết bằng chữ số 7”.
-GV giới thiệu chữ số 7 in, chữ số 7 viết.
-GV giơ tấm bìa có chữ số 7:
Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
GV hướng dẫn:
GV giúp HS:
HOẠT ĐỘNG III: Thực hành (12’).
+Mục tiêu: HS biết đọc, viết số 7, đếm và so sánh các số trong phạm vi 7; nhận biết số lượng trong phạm vi 7; vị trí số 7 trong phạm vi từ 1 đến 7.
+Cách tiến hành:Hướng dẫnHS làm các bài tập ở SGK
*Bài 1: HS làm ở vở bài tập Toán.
GV hướng dẫn HS viết số 7:
GV nhận xét bài viết của HS.
*Bài 2: HS làm ở phiếu học tập.
GV nêu câu hỏi để HS nhận ra cấu tạo số 7.VD:Có mấy con bướm trắng, mấy con bướm xanh ? Trong tranh có tất cả mấy con bướm? Nêu câu hỏi tương tự với các tranh còn lại.
GV chỉ vào tranh và yêu cầu HS nhắc lại:
GV KT và nhận xét bài làm của HS.
*Bài 3: HS làm phiếu học tập.
GV HD HS làm bài :
GV chấm một số phiếu học tập và nhận xét.
*Bài 4: HS làm ở vở Toán.
HD HS thực hành so sánh các số trong phạm vi 7.
GV chấm một số vở và nhận xét.
HOẠT ĐỘNG IV: Trò chơi.( 4 ’).
Chơi các trò chơi nhận biết số lượng hoặc thứ tự giữa các số trong phạm vi 7 bằng các tờ bìa các chấm tròn và các số.
GV nhận xét thi đua của hai đội.
HOẠT ĐỘNG CUỐI: Củng cố, dặn dò: (3 ’).
-Vừa học bài gì ? Xem lại các bài tập đã làm.
-Chuẩn bị: sách Toán 1, vở Toán, hộp đồ dùng học Toán để học bài: “Số 8”
- HS xem tranh
-TL:” Có tất cả 7 em”.
-HS lấy ra 6 hình tròn, sau đó thêm 1 hình tròn và nói: sáu hình tròn thêm một hình tròn là bảy hình tròn.
-Quan sát tranh.
-Vài HS nhắc lại.
-HS đọc:”bảy”.
HS đếm từ 1 đến 7 rồi đọc ngược lại từ 7 đến 1.
HS nhận ra số 7 đứng liền sau số 6 trong dãy các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
-HS đọc yêu cầu bài 1:” Viết số 7”.
-HS viết số 7 một hàng.
-HS đọc yêu cầu:” Điền số”.
-HS viết số thích hợp vào ô trống.
-HS trả lời:…
7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6.
7 gồm 5 và 2, gồm 2 và 5.
7 gồm 4 và 3, gồm 3 và 4.
-HS đọc yêu cầu bài 3:” Viết số thích hợp vào ô trống”.
-HS điền số thích hợp vào ô trống rồi đọc theo thứ tự từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1.
-Nhận biết số 7 là số đứng liền sau số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
-HS đọc yêu cầu bài 4:”Điền dấu >, <, =”. HS làm bài xong đổi vở chấm bài của bạn.
HS thực hành chơi thi đua giữa hai đội.
Trả lời (Số 7).
Lắng nghe.
TIẾNG VIỆT
Bài 18: x - ch
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức :Học sinh nhận biết được chữ x và ch; tiếng xe và chó
2.Kĩ năng :Đọc được câu ứng dụng : Xe ô tô chở cá về thị xã.
3.Thái độ :Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Xe bò, xe lu, xe ô tô.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Tranh minh hoạ có tiếng : xe, chó; Câu ứng dụng : Xe ô tô chở cá về thị xã.
-Tranh minh hoạ phần luyện nói : Xe bò, xe lu, xe ô tô.
-HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III.Hoạt động dạy học: Tiết1
1.Khởi động : Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ :
-Đọc và viết : u, ư, nụ, thư
-Đọc câu ứng dụng : Thứ tư, bé hà thi vẽ.
-Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài :
+Mục tiêu:
+Cách tiến hành : Giới thiệu trực tiếp : Hôm nay học âm x, ch.
2.Hoạt động 2 : Dạy chữ ghi âm
a.Dạy chữ ghi âm x:
+Mục tiêu: nhận biết được chữ x và âm x
+Cách tiến hành :
-Nhận diện chữ: Chữ x gồm : nét cong hở trái, nét cong hở phải.
Hỏi : So sánh x với c?
-Phát âm và đánh vần : x, xe.
+Phát âm : khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng lợi, hơi thoát ra xát nhẹ không có tiếng thanh.
+Đánh vần : x đứng trước, e đứng sau.
b.Dạy chữ ghi âm ch :
+Mục tiêu: nhận biết được chữ ch và âm ch
+Cách tiến hành :
-Nhận diện chữ: Chữ ch là chữ ghép từ hai con chữ c và h.
Hỏi : So sánh ch và th?
-Phát âm và đánh vần : ch và tiếng chó
+Phát âm : Lưỡi trước chạm lợi rồi bật nhẹ, không có tiếng thanh.
+Đánh vần:Am ch đứng trước, âm o đứng sau, dấu sắc trên đầu âm o.
c.Hướng dẫn viết bảng con :
+Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
+Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ.
d.Hướng dẫn đọc tiếng và từ ứng dụng:
thợ xẻ, xa xa, chì đỏ, chả cá.
-Đọc lại toàn bài trên bảng
3.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
Tiết 2:
1.Hoạt động 1:Khởi động: Ổn định tổ chức
2.Hoạt động 2: Bài mới:
+Mục tiêu: -Đọc được câu ứng dụng
-Phát triển lời nói tự nhiên .
+Cách tiến hành :
a.Luyện đọc:
-Đọc lại bài tiết 1
-Đọc câu ứng dụng :
+Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
+Tìm tiếng có âm mới học ( gạch chân : xe, chở, xã)
+Hướng dẫn đọc câu ứng dụng : Xe ô tô chở cá về thị xã
b.Đọc SGK:
c.Luyện viết:
d.Luyện nói:
+Mục tiêu: Phát triển lời nói : Xe bò, xe lu, xe ô tô
+Cách tiến hành :
Hỏi: -Có những gì trong tranh? Em hãy chỉ từng loại xe?
-Xe bò thường dùng để làm gì?
-Xe lu dùng làm gì? Xe lu còn gọi là xe gì?
-Xe ô tô trong tranh còn gọi là xe gì? Nó dùng để làm gì?
-Còn có những loại xe ô tô nào nữa?
3.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
Thảo luận và trả lời:
Giống : nét cong hở phải.
Khác : x còn một nét cong hở trái.
(Cá nhân- đồng thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn :xe
Giống : chữ h đứng sau
Khác : ch bắt đầu bằng c, th bắt đầu bằng t
(C nhân- đ thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn tiếng chó.
Viết bảng con : x, ch, xe, chó
Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp
Đọc lại bài tiết 1 (C nhân- đ thanh)
Thảo luận và trả lời : xe ô tô chở cá
Đọc thầm và phân tích tiếng : xe, chở, xã.
Đọc câu ứng dụng (C nhân- đthanh)
Đọc SGK(C nhân- đ thanh)
Tô vở tập viết : x, ch, xe, chó
Thảo luận và trả lời :
Thứ tư, ngày 24 tháng 9 năm 2008
TIẾNG VIỆT
Bài 19: s - r
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức :Học sinh nhận biết được chữ s và r ; tiếng sẻ và rễ
2.Kĩ năng :Đọc được câu ứng dụng : Bé tô cho rõ chữ và số.
3.Thái độ :Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Rổ, rá.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Tranh minh hoạ có tiếng : sẻ, rễ; Câu ứng dụng : Bé tô cho rõ chữ và số.
-Tranh minh hoạ phần luyện nói : Rổ, rá.
-HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III.Hoạt động dạy học: Tiết1
1.Khởi động : Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ :
-Đọc và viết : x, ch. xe, chó; thợ xẻ, xa xa, chì đỏ, chả cá.
-Đọc câu ứng dụng : Xe ô tô chở cá về thị xă.
-Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài :
+Mục tiêu:
+Cách tiến hành : Giới thiệu trực tiếp : Hôm nay học âm s, r.
2.Hoạt động 2 : Dạy chữ ghi âm
a.Dạy chữ ghi âm s:
+Mục tiêu: nhận biết được chữ s và âm s
+Cách tiến hành :
-Nhận diện chữ: Chữ s gồm : nét xiên phải, nét thắt, nét cong hở trái.
Hỏi : So sánh s với x?
-Phát âm và đánh vần : s, sẻ.
+Phát âm : uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh.
+Đánh vần : s đứng trước, e đứng sau, dấu hỏi trên e.
b.Dạy chữ ghi âm r:
+Mục tiêu: nhận biết được chữ r và âm r
+Cách tiến hành :
-Nhận diện chữ: Chữ r gồm nét xiên phải, nét thắt và nét móc ngược.
Hỏi : So sánh r và s?
-Phát âm và đánh vần : r và tiếng rễ
+Phát âm : uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát xát, có tiếng thanh.
+Đánh vần:Am r đứng trước, âm ê đứng sau, dấu ngã trên đầu âm ê.
c.Hướng dẫn viết bảng con :
+Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
+Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ.
d.Hướng dẫn đọc tiếng và từ ứng dụng:
su su, chữ số, rổ rá, cá rô.
-Đọc lại toàn bài trên bảng
3.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
Tiết 2:
1.Hoạt động 1:Khởi động: Ổn định tổ chức
2.Hoạt động 2: Bài mới:
+Mục tiêu: -Đọc được câu ứng dụng
-Phát triển lời nói tự nhiên .
+Cách tiến hành :
a.Luyện đọc:
-Đọc lại bài tiết 1
-Đọc câu ứng dụng :
+Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
+Tìm tiếng có âm mới học ( gạch chân : rõ, số)
+Hướng dẫn đọc câu ứng dụng : Bé tô cho rõ chữ và số.
b.Đọc SGK:
c.Luyện viết:
d.Luyện nói:
+Mục tiêu: Phát triển lời nói : Rổ, rá
+Cách tiến hành :
Hỏi: -Rổ dùng làm gì,rá dùng làm gì?
-Rổ, rá khác nhau như thế nào?
-Ngoài rổ, rá còn có loại nào khác đan bằng mây tre. Nếu không có mây tre, rổ làm bằng gì?
3.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
Thảo luận và trả lời:
Giống : nét cong
Khác : s có thêm nét xiên và nét thắt.
(Cá nhân- đồng thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn sẻ.
Giống : nét xiên phải, nét thắt
Khác : kết thúc r là nét móc ngược, còn s là nét cong hở trái.
(C nhân- đ thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn tiếng rễ.
Viết bảng con : s,r, sẻ, rễ.
Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp
Đọc lại bài tiết 1 (C nhân- đ thanh)
Thảo luận và trả lời : bé tô chữ, số
Đọc thầm và phân tích : rõ, số
Đọc câu ứng dụng (C nhân- đthanh)
Đọc SGK(C nhân- đ thanh)
Tô vở tập viết : s, r, sẻ, rễ
Thảo luận và trả lời
TOÁN
Bài: Số 8
I.MỤC TIÊU:
-Kiến thức: Giúp HS có khái niệm ban đầu vế số 8.
-Kĩ năng : Biết đọc, viết số 8; đếm và so sánh các số trong phạm vi 8; nhận biết số lượng trong phạm vi 8; vị trí của số 8 trong dãy số từ 1 đến 8.
-Thái độ: Thích học Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Phóng to tranh SGK, phiếu học tập, bảng phu ghi bài tập 3, 4.
- HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1, vở Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: Ổn định tổ chức (1’).
2. Kiểm tra bài cũ:( 4’) Bài cũ học bài gì? (số 7 ) 1HS trả lời.
Làm bài tập 3/29: Viết số thích hợp vào ô trống:
1, …, 3 , … , … , …, 7 ; 7, … , … , 4 , … , … , 1. (2HS viết bảng lớp -cả lớp viết bảng con).
Làm bài tập 4/29: Điền dấu , =:
7 … 6 ; 5 … 7
6 … 7 ; 7 … 3
2 … 5 ; 7 … 7 ( 2 HS lên bảng làm- cả lớp làm bảng con).
GV Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu bài trực tiếp (1’).
HOẠT ĐỘNG II: (12 ’). Giới thiệu số 8 :
+Mục tiêu : Có khái niệm ban đầu về số 8.
+Cách tiến hành : Bước 1: Lập số 8.
- Hướng dẫn HS xem tranh và hỏi:”Có bảy bạn đang chơi nhảy dây, một em khác đang chạy tới. Tất cả có mấy em?”.-GV yêu cầu HS:
ChoHS quan sát tranh vẽ trong sách và giải thích”bảy chấm tròn thêm một chấm tròn là tám chấm tròn, bảy con tính thêm một con tính là tám con tính”.
-GV nêu:”Các nhóm này đều có số lượng là tám”.
Bước 2: Giới thiệu chữ số 8 in và số 8 viết.
-GV nêu:”Số tám được viết bằng chữ số 8”.
-GV giới thiệu chữ số 8 in, chữ số 8 viết.
-GV giơ tấm bìa có chữ số 8:
Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 8 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
GV hướng dẫn:
GV giúp HS:
HOẠT ĐỘNG III: Thực hành (12’).
+Mục tiêu: HS biết đọc, viết số 8, đếm và so sánh các số trong phạm vi 8; nhận biết số lượng trong phạm vi 8; vị trí số 8 trong phạm vi từ 1 đến 8.
+Cách tiến hành: HD HS làm các bài tập ở SGK.
*Bài 1: HS làm ở vở bài tập Toán.
GV hướng dẫn HS viết số 8:
GV nhận xét bài viết của HS.
*Bài 2: HS làm ở phiếu học tập.
GV nêu câu hỏi để HS nhận ra cấu tạo số 8.VD:Bên trái có mấy chấm tròn,bên phải có mấy chấm tròn?Tất cả có mấy chấm tròn?
Nêu câu hỏi tương tự với các tranh còn lại.
GV chỉ vào tranh và yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo số 8.
GV KT và nhận xét bài làm của HS.
*Bài 3: HS làm phiếu học tập.
GV HD HS làm bài :
GV chấm một số phiếu học tập và nhận xét.
*Bài 4: HS làm ở vở Toán.
HD HS thực hành so sánh các số trong phạm vi 8.
GV chấm một số vở và nhận xét.
HOẠT ĐỘNG IV: Trò chơi.( 4 ’).
Chơi các trò chơi nhận biết số lượng hoặc thứ tự giữa các số trong phạm vi 8 bằng các tờ bìa các chấm tròn và các số. GV nhận xét thi đua của hai đội.
HOẠT ĐỘNG CUỐI: Củng cố, dặn dò: (3 ’).
-Vừa học bài gì ? Xem lại các bài tập đã làm.
-Chuẩn bị: sách Toán 1, vở Toán, hộp đồ dùng học Toán để học bài: “Số 9”.
-Nhận xét tuyên dương.
- HS xem tranh
-TL:” Có tất cả 8 em”.
-HS lấy ra 7 hình tròn, sau đó thêm 1 hình tròn và nói: bảy hình tròn thêm một hình tròn là tám hình tròn
-Quan sát tranh.
-Vài HS nhắc lại:Bảy thêm một là tám.
-HS đọc:“tám”.
HS đếm từ 1 đến 8 rồi đọc ngược lại từ 8 đến 1.
HS nhận ra số 8 đứng liền sau số 7 trong dãy các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
-HS đọc yêu cầu bài 1:” Viết số 8”.
-HS viết số 8 một hàng.
-HS đọc yêu cầu:” Điền số”.
-HS viết số thích hợp vào ô trống.
-HS trả lời:…
8 gồm 7 và 1, gồm 1 và 7.
8 gồm 6 và 2, gồm 2 và 6.
8 gồm 5 và 3, gồm 3 và 5.
8 gồm 4 và 4.
-HS đọc yêu cầu bài 3:” Viết số thích hợp vào ô trống”.
-HS điền số thích hợp vào ô trống rồi đọc theo thứ tự từ 1 đến 8 và từ 8 đến 1.
-Nhận biết số 8 là số đứng liền sau số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,8.
-HS đọc yêu cầu bài 4:”Điền dấu >, <, =”. HS làm bài xong đổi vở chấm bài của bạn.
HS thực hành chơi thi đua giữa hai đội.
Trả lời:(số 8).
Lắng nghe.
MỸ THUẬT
Bài 5: VẼ NÉT CONG
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
_ Nhận biết được nét cong
_ Biết cách vẽ nét cong
_ Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
_ Một số đồ vật có dạng hình tròn
_ Một vài hình vẽ hay ảnh có hình là nét cong (cây, dòng sông, con vật…)
2. Học sinh:
_ Vở tập vẽ 1
_ Bút chì đen, bút dạ, sáp màu…
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu các nét cong:
_ GV vẽ lên bảng một số nét cong, nét lượn sóng, nét cong kín… và hỏi: Đây là nét gì?
_ GV vẽ lên bảng: quả, lá cây, sóng nước, dãy núi…
GV gợi ý HS: các hình vẽ trên được tạo ra từ nét gì?
2.Hướng dẫn HS cách vẽ nét cong:
_ GV vẽ và hướng dẫn cho HS nhận ra:
+ Cách vẽ nét cong.
+ Các hình hoa, quả được vẽ từ nét cong (h2, bài 5, Vở tập vẽ 1)
3.Thực hành:
_ GV gợi ý HS làm bài tập (Cho HS xem tranh gợi ý)
+ Cho HS vẽ vào vở những gì HS thích nhất:
_ GV giúp HS làm bài: Gợi ý để HS tìm hình định vẽ.
Nhắc HS vẽ to vừa với phần giấy ở vở vẽ.
4. Nhận xét, đánh giá:
_ GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ đạt yêu cầu về hình vẽ, màu sắc
5.Dặn dò:
_Quan sát và trả lời
_ Quan sát và trả lời
+ Vẽ vườn hoa, vườn cây ăn quả, thuyền và biển, núi và biển.
_Vẽ thêm những hình khác có liên quan.
_Vẽ màu theo ý thích.
_ Quan sát hình dáng và màu sắc của quả cây, hoa, quả
_ Chuẩn bị bài: Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn
Thứ năm, ngày 25 tháng 9 năm 2008
THỂ DỤC
Bài 5: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI
I. MỤC TIÊU:
_ Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ.Yêu cầu HS thực hiện được động tác cơ bản đúng, nhanh và trật tự và kỉ luật hơn giờ trước
_Học quay phải, quay trái.Yêu cầu nhận biết đúng hướ
File đính kèm:
- GA Lop 1 T5 tong hop.doc