Giáo án dạy Vật lý 6 học kì 2

§16. RÒNG RỌC

I/ MỤC TIÊU:

• Nêu ví dụ sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ lợi ích của chúng

• Biết sử dụng ròng rọc hợp lý trong từng trường hợp

• Biết cách sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp, biết cách đo lực kéo của ròng rọc

II/ CHUẨN BỊ:

• Lực kế có giới hạn đo trên 2N, khối trụ kim loại nặng khoảng 2N

• Ròng rọc cố định, ròng rọc động, dây vắt qua ròng rọc, giá đỡ

• Phiếu học tập ghi kết quả thí nghiệm bảng 16.1 và 16.2

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Vật lý 6 học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 tiết 19 Ngày soạn: 12/01/2008 Ngày dạy: 14/01/2008 §16. RÒNG RỌC I/ MỤC TIÊU: Nêu ví dụ sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ lợi ích của chúng Biết sử dụng ròng rọc hợp lý trong từng trường hợp Biết cách sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp, biết cách đo lực kéo của ròng rọc II/ CHUẨN BỊ: Lực kế có giới hạn đo trên 2N, khối trụ kim loại nặng khoảng 2N Ròng rọc cố định, ròng rọc động, dây vắt qua ròng rọc, giá đỡ Phiếu học tập ghi kết quả thí nghiệm bảng 16.1 và 16.2 III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) HS 1: Nêu cấu tạo của đòn bẩy, khi kéo vật lên bằng đòn bẩy sẽ như thế nào? HS 2: Lấy 1 ví dụ có sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống, chỉ rõ 3 yếu tố của đòn bẩy đó. HS 1: trả lời câu hỏi. HS 2: Lấy ví dụ và trình bày. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc (10’) Treo tranh và giới thiệu các hình vẽ 16.2 (a, b) cho HS thấy rõ. GV mắc 1 bộ ròng rọc động và 1 bộ ròng rọc cố định trên bàn GV. Yêu cầu HS đọc phần I và quan sát hình vẽ 16.2, ròng rọc trên bàn GV để trả lời câu hỏi C1. GV giới thiệu chung về ròng rọc: 1 bánh xe có rãnh, quay quanh 1 trục có móc treo. Theo em như thế nào gọi là ròng rọc động và như thế nào gọi là ròng rọc cố định. Đọc sách, quan sát dụng cụ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. Rút ra kết luận, ghi vở: Hai loại ròng rọc: ròng rọc động và ròng rọc cố định. Hoạt động 3: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? (18’) 1/ Thí nghiệm: Để kiểm tra xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ta xét 2 yếu tố ở lực kéo của ròng rọc: + Hướng của lực + Cường độ của lực Tổ chức HS thảo luận nhóm: Phương án kiểm tra, đồ dùng cần thiết. GV hướng dẫn HS cách lắp thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm. Hướng dẫn HS cách lắp thí nghiệm với mục đích trả lời câu hỏi C2 ® Ghi kết quả thí nghiệm. Lưu ý HS kiểm tra lực kế, cách mắc ròng rọc. 2/ Nhận xét: Tổ chức cho HS nhận xét và rút ra kết luận. Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thí ngiệm, dựa vào két quả thí nghiệm của nhóm làm câu C3 để rút ra nhận xét. Hướng dẫn thảo luận trên lớp câu hỏi C3. 3/ Rút ra kết luận: Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành câu C4 Để rút ra kết luận GV chốt lại kết luận, HS ghi vở. Thảo luận trong nhóm đề ra phương án kiểm tra, chọn dụng cụ hợp lý, cần thiết. Cử đại diện các nhóm trình bày phương án. Hs nhận dụng cụ thí nghiệm và làm theo hướng dẫn của GV. Thực hiện thí ngiệm theo nhóm, cử đại diện đọc kết quả thí nghiệm, cá nhân HS ghi kết quả đó vào phiếu học tập. Trình bày kết quả thí nghiệm, thảo luận nhóm câu C3. Cử đại diện trình bày nhạn xét của nhóm, HS khác nhận xét. Cá nhân HS chọn từ thích hợp để hoàn thành kết luận C4. Thảo luận trên lớp để có kết luận đúng, ghi kết luận và vở. Hoạt động 4: Ghi nhớ và vận dụng (10’) Gọi 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ trang 52 SGK Vận dụng trả lời câu hỏi C5, C6. Câu C7 “ Sử dụng ròng rọc ở hình 16.6 giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào”? HS đọc ghi nhớ Cá nhân HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi C5, C6, C7. IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2’) Về nhà lấy 2 ví dụ thực tế có ứng dụng ròng rọc Làm bài tập 16.1, 16.2, 16.4, 16.5, 16.6 trong SBT Tuần 20 tiết 20 Ngày soạn: 19/01/2008 Ngày dạy: 21/01/2008 § 17 TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC I/ MỤC TIÊU: On lại kiến thức cơ bản về cơ học dã học trong chương I Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế II/ CHUẨN BỊ: Một số dụng cụ trực quan như nhãn ghi khối lượng tịnh của gói kem đánh răng, kéo cắt giấy, kéo cắt kim loại Chuẩn bị phiếu học tập có câu hỏi điền từ vào chỗ trống hoặc bảng phụ O chữ hình 17.2, 17.3 ở bảng phụ III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: On tập (15’) Gọi HS trả lời 4 câu hỏi đầu phần I chương I SGK trang 53 Hướng dẫn HS chuẩn bị và trả lời các câu hỏi lần lượt từ câu 6 đến câu 13 phần I. HS khác nhận xét. Cá nhân HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV Đọc và trả lời câu hỏi từ câu 6 đến câu 13 trong SGK Nhận xét các câu hỏi của các bạn trong lớp, ghi một số nội dung kiến thức cơ bản. Hoạt động 2: Vận dụng (15’) Yêu cầu HS trả lời câu 1 phần II trang 54 Yêu cầu HS đọc và trả lời bài tập 2, đưa đáp áp đúng cho bài tập 2 sau khi HS trả lời. Tương tự cho HS chữa bài tập 4, 5, 6 trang 55 sử dụng dụng cụ trực quan cho câu hỏi C6. HS lên bảng chưa bài, các HS khác chú ý và nhận xét HS đọc bài tập 2, trả lời trên lớp, HS khác nhận xét. Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ (10’) Treo bảng phụ đã vẽ sẵn ô chữ lên bảng Điều khiển HS tham gia trò chơi ô chữ. Các nhóm thảo luận, cử một đại diện lên điền chữ vào ô trống dựa vào việc trả lời thứ tự từng câu hỏi. IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (5’) Trả lời câu hỏi 3 trang 54 SGK On lại toàn bộ kiến thức trong chương chẩn bị cho kiểm tra Tuần 21 tiết 21 Ngày soạn: 26/01/2008 Ngày dạy: 28/01/2008 CHƯƠNG II NHIỆT HỌC §18. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN I/ MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được thể tích, chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn II/ CHUẨN BỊ: Một quả cầu kim loại va một vòng kim loại Một đèn cồn Một chậu nước Khăn khô, sạch Phiếu học tập III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5’) HD HS xem hình ảnh tháp Ep-phen ở Pari. Đặt vấn đề: Tại sao trong vòng 6 tháng một cái tháp bằng thép lại có thể cao thêm 10cm, qua bài này chúng ta sẽ giải thích được tại sao lại như thế. HS quan sát tranh, đọc phần mở đầu trong SGK. Hoạt động 2: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn (17’) Làm thí nghiệm Tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, nhận xét hiện tượng và hoàn thành phiếu học tập 1. Tiến hành thí nghiệm Hiện tượng Trước khi hơ nóng quả cầu kim loại thử cho quả cầu qua vòng kim loại. Quả cầu lọi qua vòng kim loại Dùng đèn cồn đốt nóng quả cầu cho quả cầu lọt qua vòng kim loại Quả cầu không lọi qua vòng kim loại Nhúng quả cầu bị hơ nóng vào nước rồi cho quả cầu lọi qua vòng kim loại thử. Quả cầu lọi qua vòng kim loại Yêu cầu các nhóm đọc nhận xét ở phiếu học tập của nhóm mình, các nhóm nhận xét. Trả lời câu hỏi Yêu cầu HS đọc câu hỏi C1, C2 thống nhất trong các nhóm trả lời. Làm việc theo nhóm: Quan sát hiện tượng và nhận xét, ghi kết quả vào phiếu học tập 1. Các nhóm thảo luận, cử đại diện trả lời các câu hỏi này trước lớp HS ghi vở câu trả lời C1, C2, C3 sau khi cả lớp thống nhất. Hoạt động 3: Rút ra kết luận (3’) Từ câu C3 rút ra kết luận, so sánh với kết luận trong SGK, GV chốt lại kết luận, HS ghi vào vở. Các chất rắn nở ra và co lại vì nhiệt, liệu các chất rắn khác nhau có nở vi nhiệt khac nhau hay không? Ghi vở phần kêt luận. Hoạt động 4: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau (5’) Treo bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100cm lên bảng. Đọc bảng và trả lời câu hỏi C4 Ghi vở Kết luận: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Hoạt động 5: Củng cố vận dụng (12’) Yêu cầu HS nhắc đặc điểm về sự nở vì nhiệt của chất rắn. Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C5, C6. C7. C5: Đưa ra 1 cái dao hoặc 1 cái liềm để HS nhận biết được cái khâu. C6: Cho HS nêu phương án làm thí nghiệm và nêu rõ lí do. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm kiểm chứng Vận dụng kiếm thức đã học để trả lời câu hỏi ở đầu bài. HS nhắc lại 2 kêt luận. HS hoạt động cá nhân, vận dung kiến thức của bài để trả lời các câu hỏi C5, C6, C7. HS tự rút ra phương án làm thí nghiệm. IV/ HƯỚNG DẴN VỀ NHÀ: Về nhà học kỹ phần kết luận Vận dụng trả lời các câu hỏi trong SGK, lấy một số ví dụ trong thực tế Tuần 22 tiết 22 Ngày soạn: 10/02/2008 Ngày dạy: 12/02/2008 §19. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG I/ MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được thể tích một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng II/ CHUẨN BỊ: Một bình thuỷ tinh đáy bằng, một ống thuỷ tinh, một nút cao su có đục lỗ Nước có pha màu, một phích nước nóng Một chậu nước Khăn khô, sạch Phiếu học tập III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7’) HS 1: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn, trả lời câu hỏi C5. HS 2: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn, trả lời câu hỏi C6. HS 1: Trả lời phần kết luận và câu hỏi C5 HS 2: Trả lời phần kết luận và câu hỏi C6 Hoạt động 2: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng (10’) Yêu cầu HS đọc phần yêu cầu thí nghiệm. Nêu các dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm. Nhắc nhở HS cẩn thận khi làm thí nghiệm với nước nóng. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C1, C2. GV: Nước và chất lỏng nói chung đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Đặt vấn đề: Liệu các chất lỏng khác nhau có nở vì nhiệt giống nhau hay không? Nêu các dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm. Các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra, cùng nhau thảo luận câu hỏi C1, C2 Kết luận: Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi Hoạt động 3: Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (10’) Điều khiển HS thảo luận phương án làm thí nghiệm kiểm tra. Làm thí nghiệm hình 19.3 với nước và rượu, yêu cầu HS theo dõi hiện tượng xảy ra sể trả lời câu hỏi C3. Nhắc nhở HS chú ý điều kiện ban đầu khi làm thí nghiệm. Nêu kết quả thí nghiệm từ đó cho biết đối với các chât lỏng khác nhau, sự nở vì nhiệt có khác nhau hay không? Tham gia thảo luận phương án làm thí nghiệm kiể tra xem các chất lỏng khác nhau, sự nở vì nhiệt có khác nhau hay không. Hoạt động cá nhân, quan sát hiện tượng xảy ra khi GV làm thí nghiệm. Trả lời câu hỏi C3 Nhận xét: Các chất lỏng khác nhau, sự nở vì nhiệt khác nhau. Hoạt động 4: Rút ra kết luận (5’) Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C4. Gọi HS đọc phần kết luận của mình, các HS khác nhận xét GV chốt lai kết luận đúng. Hoạt động cá nhân, tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống, hoàn thành kết luận. Hoạt động 5: Củng cố vận dụng (12’) Yêu cầu HS nhắc đặc điểm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C5, C6. C7. C6: Chỉ yêu cầu HS giải thích đơn giản là để tránh tình trạng nắp chai bị bật ra khi chất lỏng nở ra nếu chúng ta đóng chai thật đầy. HS nhắc lại 2 kêt luận. HS hoạt động cá nhân, vận dung kiến thức của bài để trả lời các câu hỏi C5, C6, C7. IV/ HƯỚNG DẴN VỀ NHÀ: Về nhà học kỹ phần kết luận Vận dụng trả lời các câu hỏi trong SGK, lấy một số ví dụ trong thực tế Tuần 23 tiết 23 Ngày soạn: 16/02/2008 Ngày dạy: 18/02/2008 §20. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ I/ MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được thể tích một chất khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi Các chất khác khác nhau nở vì nhiệt giống nhau Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí II/ CHUẨN BỊ: Một bình thuỷ tinh đáy bằng, một ống thuỷ tinh, một nút cao su có đục lỗ Nước có pha mà Khăn khô, sạch Phiếu học tập III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7’) HS 1: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng, trả lời câu hỏi C5. HS 2: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng, trả lời câu hỏi C6. HS 1: Trả lời phần kết luận và câu hỏi C5 HS 2: Trả lời phần kết luận và câu hỏi C6 Hoạt động 2: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất khí (15’) Thảo luận phương án làm thí nghiệm kiểm tra (Lưu ý cho HS thấy chât khí nở vì nhiệt nhiều nên chỉ cần áp tay ấm vào là được) Hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm, giao dụng cụ thí nghiệm cho từng nhóm. Yêu cầu HS đọc các bước tiến hành thí nghiệm. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. Trong thí nghiệm này giọt nước màu có tác dụng gì? Điều khiển HS thảo luận các câu hỏi C1, C2, C3, C4. HS thảo luận phương án làm thí nhiệm, nêu phương án. Đọc các bước tiến hành thí nghiệm, chọn dụng cụ thí nghiệm cần thiết. Tiến hành thí nghiệm theo các bước, chọn dụng cụ thí nghiệm cần thiết. Tiến hành theo các bước Quan sát hiện tượng xảy ra vói giọt nước màu, cử đại diện trình bày kết quả thí ghiệm. Trả lời câu hỏi của GV HS trong nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi C1, C2, C3, C4. Từ đó rút ra nhận xét chung ghi vở. Nhận xét: chát khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức trong HĐ 2 để giải thích một số hiện tượng (8’) Điều khiển HS thảo luận câu hỏi vận dụng C7, C8. Treo hình 20.3 yêu cầu HS đọc câu hỏi C9, suy nghĩ tìm câu trả lời. Chú ý: Ta thấy rằng các chất rắn, lỏng và khí đều bị giãn nở vì nhiệt nhưng sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau có khác nhau hay không? HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi C7, C8 Quán sát hình 20.3, đọc kỹ câu hỏi C9, giải thich hoạt động của dụng cụ đó. Hoạt động 4: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau (7’) Treo bảng 20.1 yêu cầu HS đọc bảng, nêu nhận xét và ghi vào phiếu học tập: Sự nở vì nhiệt Nhận xét Của các chất khí khác nhau Giống nhau Của các chất lỏng khác nhau Khác nha Của các chất rắn khác nhau Khác nhau So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí (Số liệu ở bảng chi đúng khi áp suất chất khí không đổi) Điều khiển HS về các kết luận trên GV chốt lại: Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. HS đọc bảng 20.1 ® đưa ra nhận xét. Thảo luận ghi nhận xét vào phiếu học tập. 2 đến 3 em đọc phiếu học tập, các em còn lại nhận xét. Ghi kết luận vào vở. Hoạt động 5: Rút ra kết luận, ghi nhớ, vận dụng (5’) Yêu cầu HS hoàn thành câu C6. Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ, ghi vở. Chốt lại sự nở vì nhiệt của chất khí, so sánh sự nở vì nhiệt của các chất Tìm từ thích hợp để hoàn thành câu C6. Một HS đọc kết luận, HS khác nhận xét, ghi nhớ kết luận. Ghi vở: + Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. IV/ HƯỚNG DẴN VỀ NHÀ: (3’) Về nhà học kỹ phần kết luận Vận dụng trả lời các câu hỏi trong SGK, lấy một số ví dụ trong thực tế Trả lời các câu hỏi C7, C8, C9 Tuần 24 tiết 24 Ngày soạn: 23/02/2008 Ngày dạy: 25/02/2008 §21. MỘT SỐ ỨNG DỤNG VỀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT I/ MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản sẽ gây ra một lực rất lớn Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép Giải thích một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt II/ CHUẨN BỊ: Một băng kép và một giá thí nghiệm để lắp băng kép Một đèn cồn Khăn khô, sạch Một chậu nước III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) HS 1: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí, so sánh sự nở vì nhiệt của các chất. HS 2: Nhắc lại kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. HS 1: Nêu kết luận và so sánh HS 2: Nhắc lại kết luận. Hoạt động 2: Quan sát lực xuất hiện trong sự co giãn vì nhiệt (15’) Tiến hành thí nghiệm như trong SGK Điều khiển lớp thảo luận trả lời câu hỏi C1, C2. Hướng dẫn HS đọc câu hỏi C3, quan sát hình 21.1b để dự đoán hiện xảy ra, nêu nguyên nhân Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán. Diều khiển HS hoàn thành kết luận C4. Một HS đọc cách tiến hành thí nghiệm Quan sát hiện tượng xảy ra Đọc và trả lời câu hỏi C1, C2 Đọc câu hỏi C3, suy nghĩ và đưa ra dự đoán Quan sát hiện tượng xảy ra khi GV làm thí nghiệm kiểm chứng Nêu kết luận Hoàn thành kết luận và ghi vào vở Hoạt động 3: Vận dụng (7’) Treo tranh vẽ hình 21.2, nêu câu hỏi C5, kêu HS trả lời. Giới thiệu phần “Có thể em chưa biết” để HS thấy được lực do sự co giãn vì nhiệt gây ra là rất lớn. Tương tự với câu hỏi C6. Lưu ý HS sử dụng đúng chỗ các thuật ngữ. Kết luận: Sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. Quan sát tranh, suy nghĩ trả lời câu hỏi phần vận dụng C5, C6 Hoạt động 4: Nghiên cứu về băng kép (10’) Giới thiệu cấu tạo của băng kép Hướng dẫn HS đọc SGK và lắp rắp thí nghiệm, chú ý vị trí của băng kép và ngọn đèn. Lần 1: Thang đồng ở phía dưới. Lần 2: Thang đồng ở phía trên. Hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi C7, C8, C9. Quan sát và tìm hiểu cấu tạo của băng kép. Làm việc theo nhóm, tiến hành thí nghiệm đúng theo chỉ dẫn của GV va SGK. Quan sát và ghi lại hiện tượng xảy ra tương ứng với hai lần làm thí nghiệm. Suy nghĩ, thảo luận trong nhóm, cử đại diện để trình bày trước lớp. Hoạt động 5: Vận dụng (5’) Băng kép được sử dụng nhiều ở các thiết bị tự động đóng – ngắt mạch điện khi có sự thay đổi nhiệt độ Treo và giới thiệu hình vẽ21.5, nêu sơ qua cấu tạ của bàn là điện. Khi dòng điện của Hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. Hoạt động 6: Củng cố (2’) Gọi 2 HS đọc lại phần ghi nhớ, yêu cầu HS tự ghi vào vở. IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1’) Về nhà làm bài tập 21.2, 21.3, 21.4, 21.5, 21.6 Tuần 25 tiết 25 Ngày soạn: 01/03/2008 Ngày dạy: 03/03/2008 §22. NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI I/ MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của các chất. Mô tả được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau. Biết hai loại nhiệt giai Celsius và Fahrenheit. II/ CHUẨN BỊ: 3 chậu thuỷ tinh tinh Một ít nước đá, một phích nước nóng. Một nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế thuỷ ngân, một nhiệt kế y tế. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) HS 1: Nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của cc chất. HS 2: Nu cấu tạo, nguyn lý hoạt động và ứng dụng của băng kép. HS 1: Nêu kết luận. HS 2: Nêu đặc diểm của băng kép. Hoạt động 2: Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh (10’) Hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm ở hình 22.1 v 22.2. Hướng dẫn HS thảo luận trên lớp về kết luận rút ra từ thí nghiệm. GV tĩm lại: Qua thí nghiệm ta thấy cảm gic của tay l khơng chính xc, vì vậy để biết chính xác nhiệt độ ta phải dùng dụng cụ gọi là nhiệt kế. HS hoạt động thoe nhóm, tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK. Thảo luận trên lớp về kết luận rút ra từ kết luận thí nghiệm. Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhiệt kế (15’) Nu cch tiến hnh thí nghiệm ở hình vẽ 22.3 v 22.4 v mục đích của thí nghiệm này. Treo hình vẽ 22.5 yu cầu HS quan st để trả lời câu hỏi C3 ghi vào vở theo bảng 22.1. Gọi 1 HS lên thực hiện trên bảng phụ, gọi HS khác nhận xét. Hướng dẫn HS trả lời câu C4 HS đọc câu C3 và suy nghĩ trả lời ghi bảng 22.1. Loại nhiệt kế GHĐ ĐCNN Công dụng Nhiệt kế rượu Từ -2oC đến 50C 2oC …… Nhiệt kế thuỷ ngân Từ -30oC đến 130oC 1oC …… Nhiệt kế y tế Từ 35oC đến 42oC 0,1oC …… HS thảo luận về chỗ thắt của nhiệt kế y tế. Ghi câu trả lời C4 vào vở. Hoạt động 4: Tìm hiểu cc loại nhiệt giai (10’) Yêu cầu HS đọc phần 2. Nhiệt giai Giới thiệu nhệt giai Celsius và Fahrenheit cho HS thấy r được từng mốc tính của hai loaij nhiệt giai. Treo hình vẽ nhiệt kế rượu trên đó có các nhiệt độ được ghi cả hai nhiệt giai Celsius và Fahrenheit → Tìm nhiệt độ tương ứng của hai loại nhiệt giai: Celsius Fahrenheit Nước đá đang tan 0oC 32oF Hơi nước đang sôi 100oC 212oF Vậy khoảng chia 1oC ứng với khoảng chia 1,8oF. Vận dụng: Gọi HS trả lời câu C5. HS đọc SGK và theo di hướng dẫn của GV. Ghi vở: Trạng thái Celsius Fahrenheit Nước đá đang tan 0oC 32oF Hơi nước đang sôi 100oC 212oF Khoảng chia 1oC ứng với khoảng chia 1,8oF. Hoàn thành câu C5: 30oC = 0 + 30oC = 32oF + (30.1,8)oF = 86oF 37oC = 0 + 37oC = 32oF + (37.1,8)oF = 98,6oF IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (5’) Học thuộc phần ghi nhớ. chuẩn bị dụng cụ cho buổi thí nghiệm. Tuần 26 tiết 26 Ngày soạn: 08/03/2008 Ngày dạy: 10/03/2008 §23. THỰC HÀNH: ĐO NHIỆT ĐỘ I/ MỤC TIÊU: Biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế. Biết theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi này. II/ CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm 1 nhiệt kế y tế, một nhiệt kế thuỷ ngân, đồng hồ, bông y tế. Mẫu báo cáo thí nghiệm như trong SGK. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra việc chuận bị cho bài thực hành (5’) Yêu cầu HS bỏ mẫu báo cáo và nhiệt kế y tế lên bàn để GV kiểm tra. Nhắc nhở HS về thái độ cần có khi thực hành, đặc biệt là tính cẩn thận, trung thực. Hoạt động 2: Đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế (15’) Hướng dẫn HS làm theo các bước: Tìm hiểu 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế Đo theo tiến trình hướng dẫn trong SGK. Chú ý theo dõi để nhắc nhở HS thực hiện thí nghiệm đúng trình tự và đúng phương pháp tránh làm hỏng nhiệt kế. Tránh để nhiệt kế va chạm với các vật cứng khác. Khi đo cần cho bầu thuỷ ngân tiếp xúc trực tiếp với da. Khi đọc không cầm và bầu nhiệt kế. Thảo Luận Trả Lời C1, C2, C3, C4, C5 → 5 Đặc Điểm Của Nhiệt Kế Y Tế. - Nhiệt Độ Thấp Nhất - Nhiệt Độ Cao Nhất - Phạm Vi Đo - Độ Chia Nhỏ Nhất - Số chỉ nhiệt độ đo được. Hoạt động 3: Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước (20’) Yêu cầu các nhóm phân công trong nhóm của mình: 1 bạn theo dõi thời gian 1 bạn theo dõi nhiệt độ 1 bạn ghi kết quả vào bảng Hướng dẫn HS quan sát nhiệt kế để tìm hiểu 4 đặc điểm của nhiệt kế thuỷ ngân. Hướng dẫn HS lắp ráp dụng cụ thí nghiệm theo hình 23.1, kiểm tra lại trước khi cho HS đốt đèn cồn. Nhắc nhở HS cẩn thận khi làm thí nghiệm với nước nóng. Sau 10 phút tắt đèn cồn, để nguội nước. Hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn trong mẫu báo cáo. Trước khi hết giờ nếu HS chưa làm xong, thì giao cho HS về nhà làm nốt. Yêu cầu HS tháo cất dụng cụ thí nghiệm. HS làm việc theo nhóm. Phân công trong nhóm về các công việc theo yêu cầu của giáo viên. Quan sát tìm hiểu 4 đặc điểm của nhiệt kế thuỷ ngân, ghi báo cáo thí nghiệm phần b của mục 2. Lắp đặt dụng cụ theo hình 23.1, tiến hành đun khi có sự nhất trí của giáo viên. Theo dõi ghi lại nhiệt độ của nước vào bảng. Cá nhân học sinh tự vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian vào mẫu báo cáo thí nghiệm. Phân công các bạn trong nhóm tháo cất dụng cụ thí nghiệm. IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: ( 5’) Hoàn thành nốt mẫu báo cáo thí nghiệm. Chuẩn bị cho bài sau. Tuần 27 Tiết 27 Ngày soạn: 15/03/2008 Ngày dạy: 17/03/2008 § KIỂM TRA I/ MỤC TIÊU: Giúp HS tổng hợp lại toàn bộ kiến thức đã được học từ đầu năm. Giúp GV đánh giá được đúng trình độ của HS để từ đó kịp thời uốn nắn. II/ CHUẨN BỊ: Hai đề kiểm tra Chẵn và Lẻ. Đáp án trả lời và biểu điểm III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Đề kiểm tra (kèm theo) Đáp án: I/ Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 B C B D D A II/ Phần lý thuyết: Câu 1: ( 2 đ) Ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi đun nước và ấm nhôm đều sẽ nở ra nhưng do chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên nước sẽ bị tràn ra bên ngoài. Câu 2: ( 2 đ) Tại vì đối với cốc dày khi đổ nước nóng vào phía bên trong đã nóng lên và nở ra ngay nhưng bên ngoài chưa kịp nóng và nở ra, do đó lớp bên trong khi nở sẽ bị lớp bên ngoài cản lại làm xuất hiện một lực rất lớn gây ra vỡ cốc. Còn nếu ta đổ nước nóng và cốc mỏng thì cả bên trong và bên ngoài sẽ đều nở ra ngay do đó cốc sẽ khó bị vỡ hơn. Câu 3: ( 2 đ) Khi nung nóng lên cái khâu sẽ nở ra, sau khi tra vào trong cán và làm nguội đi cái khâu sẽ co lại làm bó chặt cán dao hơn. Câu 4: ( 1 đ) Gọi Dn là khối lượng riêng của không khí nóng: Dn = m/Vn Gọi Dl là khối lượng riêng của không khí lạnh: Dl = m/Vl Khi nóng lên không khí sẽ nở ra nên Vn > Vl vậy ta thấy Dl > Dn Vậy không khí nóng sẽ nhẹ hơn không khí lạnh Tuần 28 tiết 28 Ngày soạn: 22/03/2008 Ngày dạy: 24/03/2008 Bài 24 SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶC I/ MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được thế nào là sự nóng chảy. HS nắm được trong quá trình nóng chảy nhiệt độ của chất không thay đổi. HS vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian. II/ CHUẨN BỊ: Nhiệt kế, bộ dụng cụ thí nghiệm về sự nóng chảy. Giấy kẻ ô ly để vẽ đường biểu diễn sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (2’) Gọi một HS đọc phần mở đầu trong SGK Þ Đặt vấn đề: Việc đúc đồng có liên quan đến sự nóng chảy và đông đặc. Đặc điểm của hiện tượng này như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. HS đọc phần mở đầu trong SGK Hoạt động 2: Giới thiệu thí nghiệm về sự nóng chảy (5’) Lắp ráp thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến trên bàn giáo viên

File đính kèm:

  • docVL 6 hk II.doc