ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức đã học về các phép đo độ dài, thể tích, lực, khối lượng; kết quả tác dụng của lực; hai lực cân bằng; trọng lượng; khối lượng riêng; trọng lượng riêng; máy cơ đơn giản.
- Vận dụng thành thạo các công thức đã học để giải một số bài tập đơn giản.
- Rèn tính tư duy lôgíc tổng hợp, thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi.
- HS ôn tập các kiến thức đã học và các bài tập trong sách bài tập.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý 6 tuần 18: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Ngày soạn:
Tiết 18
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức đã học về các phép đo độ dài, thể tích, lực, khối lượng; kết quả tác dụng của lực; hai lực cân bằng; trọng lượng; khối lượng riêng; trọng lượng riêng; máy cơ đơn giản.
- Vận dụng thành thạo các công thức đã học để giải một số bài tập đơn giản.
- Rèn tính tư duy lôgíc tổng hợp, thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi.
- HS ôn tập các kiến thức đã học và các bài tập trong sách bài tập.
III. Tổ chức hoạt động trên lớp:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.(6’)
- Kiểm tra sỉ số
- Kết hợp kiểm tra trong bài mới
- Báo cáo sỉ số.
- Trả lời.
2. Hoạt động 2: Tổ chức ôn tập (15’)
Cho học sinh nhắc lại một số kiến thức trọng tâm đã học trong Học kỳ 1. Chú ý cho phát biểu chuẩn xác các thuật ngữ vật lý.
2. Cần nhấn mạnh các kiến thức về lực và khối lượng tạo cơ sở vững chắc để giải bài tập vật lý một cách thành thạo.
Lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng?
Trình bày các dấu hiệu để nhận biết có lực tác dụng vào vật?
Giữa khối lượng và trọng lượng của cùng một vật có một quan hệ gì với nhau?
KLR và TLR của vật là gì?
Công thức và đơn vị.
Cho biết hệ thức liên hệ giữa KLR và TLR của cùng một vật.
- Nhắc lại.
- Tác dụng của 1 vật làm cho vật khác biến dạng hoặc biến đổi chuyển động
- Vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động
- P=10m.
- trả lời.
- Đo độ dài ta dùng thước.
Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, ca đong...
Thể tích của vật rắn bất kỳ không thấm nước có thể đo được bằng cách:
a. Thả chìm vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
b. Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ, thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
Người ta dùng cân để đo khối lượng.
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến động chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng.
Giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có hệ thức P=10m, trong đó P là trọng lượng của vật đo bằng Newton còn m là khối lượng đo bằng kilogam.
- KLR của một chất được xác định bởi khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó: D=m/V.
- Đơn vị KLR là kg/m3.
- TLR được xác định bởi trọng lượng của đơn vị thể tích (1m3) chất đó.
- Công thức tính TLR theo KLR là d=10D.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (18’)
1. Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg.
a. Thể tích của một tấn cát.
b. Trọng lượng của 3m3 cát.
2. 1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3. Tính KLR của kem giặt và so sánh với KLR của nước.
- Thảo luận nhóm làm các bài tập.
1a.10 l= 1 dm3=10.10-3m3.
KLR của cát
Vậy thể tích cát
b. P=10m=10DV
=10.1,5.103.3=45000N
Thể tích
V= 900cm3=9.10-4m3
Áp dụng công thức tính KLR ta tính được KLR của kem giặt là 1111kg/m3, vậy KLR của kem giặt lớn hơn KLR của nước.
4. Hoạt động 4: Củng cố Dặn dò (6’)
-Tự ôn tập lại các kiến thức đã học, giải lại các bài tập trong SBT
- Nghiên cứu lại cách kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy
File đính kèm:
- l6 tuan 18.doc