Tiêt 22. CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NTN?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Kể được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách
- Bước đầu biết được TNo mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa TNo mô hình và hiện tượng cần giải thích.
2. Kĩ năng:
- Dùng hiểu biết cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản
- Làm TNo mô hình
3. Thái độ:
- Cẩn thận, nghiêm túc trong học tập
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Vật lý lớp 8 tiết 22: Các chất được cấu tạo như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 / 2 / 2011
Ngày dạy: 8B: 22/ 2 / 2011
8A: 01/ 3/ 2011
CHƯƠNG III: NHIỆT HỌC
Tiêt 22. CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NTN?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Kể được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách
- Bước đầu biết được TNo mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa TNo mô hình và hiện tượng cần giải thích.
2. Kĩ năng:
- Dùng hiểu biết cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản
- Làm TNo mô hình
3. Thái độ:
- Cẩn thận, nghiêm túc trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: + 2 bình thuỷ tinh hình trụ đường kính cỡ 20mm
+ 100cm3 rượu và 100cm3 nước
+ ảnh chụp kính hiển vi hiện đại
- 1 nhóm HS: + Hai bình chia độ đến 100cm3, ĐCNN 2cm3
+ Khoảng 100cm3 ngô, 100cm3 cát khô, mịn
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Hoạt động nhóm, thảo luận, vấn đáp
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* ổn định tổ chức lớp, đặt vấn đề vào bài
- Mục tiêu: gây hứng thú học tập cho hs.
- Đồ dùng dạy học: SGK.
- Thời gian: 5’
- Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp
- GV: giới thiệu dụng cụ làm TNo gồm 1 bình thuỷ tinh hình trụ chia độ đến 100cm3
- GV: làm TNo: đổ 50cm3 nước vào bình, đổ từ từ 50cm3 rượu vào bình sao cho thể tích của hỗn hợp là 100cm3, HS đọc
- GV hỏi: nếu cô lắc mạnh bình hoặc dùng quae nhỏ khuấy thì theo các em thể tích hỗn hợp rượu, nước có thay đổi không ?
- GV: làm TNo chứng minh, yêu cầu các HS quan sát đọc thể tích ntn ? KL nào đúng?
- GV: Vậy ... cm3 còn lại đã biến đi đâu, để giúp các em trả lời câu hỏi đó ® bài mới.
- HS lớp trưởng báo cáo
- HS: Có
Không
Hoạt động1: Tìm hiểu về cấu tạo của các chất
Mục tiêu: Nắm được cấu tạo của các chất, nguyên tử, phân tử là gì?
Thời gian:12p
Đồ dùng dạy học: ảnh chụp kính hiển vi hiện đại
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV: thông báo cho HS những thông tin về cấu tạo của vật chất trình bày trong SGK
- GV: treo tranh kính hiển vi hiện đại và tranh nguyên tử Silic, hướng dẫn HS quan sát
- GV: dưới ảnh chụp các nguyên tử Silic qua kính hiển vi hiện đại cho biết điều gì ?
- HS: nghe thông báo, ghi vở những ý chính
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử
- HS: quan sát
-HS: cho biết được công thức từ các hạt
- Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử
Mục tiêu: Nắm được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
Thời gian:15p
Đồ dùng dạy học:
+ Hai bình chia độ đến 100cm3, ĐCNN 2cm3
+ Khoảng 100cm3 ngô, 100cm3 cát khô, mịn
Cách tiến hành:
- Để giải đáp câu hỏi đó chúng ta cùng làm TNo mô hình
- GV: yêu cầu HS làm C1 theo nhóm
Hướng dẫn:
+ Đổ ngô vào bình 1 đúng 50cm3
+ Đổ cát vào bình 2 đúng 50cm3
+ Đổ cát vào bình chứa ngô lắc nhẹ xem có được 100cm3 không, giải thích tại sao ?
- GV: gọi đại diện các nhóm trả lời - thảo luận toàn lớp ® kết quả đúng
Hỏi: yêu cầu các nhóm thảo luận C2
- GV: qua sự hụt thể tích giữa hỗn hợp rượu, nước em có kết luận gì ?
- GV: h19.3 còn cho chúng ta biết điều gì ?
- HS: làm TNo theo nhóm theo hướng dẫn. Thảo luận trả lời câu hỏi
Thể tích hỗn hợp không được 100cm3.
- HS: thảo luận trả lời C2
- HS: giữa các nguyên tử, phân tử Silic có khoảng cách.
Hoạt động3: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng
Thời gian:10p
Cách tiến hành:
- GV: yêu cầu HS vận dụng kiến thức trả lời C3, C4, C5
- GV: giải thích C5 nếu HS không giải thích được và nói thêm: còn lý do các phân tử nước có thể chui xuống nước mặc dù không khí nhẹ hơn nước thì sẽ học ở bài sau về chuyển động phân tử.
- HS: suy nghĩ cá nhân trả lời, thảo luận toàn lớp ® rút ra câu trả lời đúng
- C3: khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại
- C4: thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài
- C5: vì các phân tử khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (3p):
-Qua bài học này em thu được những kiến thức gì ?
-Về nhà học bài,
Đọc phần " Có thể em chưa biết ".
Xem trước bài mới.
File đính kèm:
- ti_t 22 li 8 c£c ch_t đư_c c_u t_o ntn.doc