Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ.
A/MỤC TIÊU:
1/Kiến thức: - Trình bày các biểu hiện của toàn cầu hoá khu vực hoá và hệ quả của toàn cầu hoá.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2/ Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên, quy mô về dân số, GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực
3/ Thái độ: Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá. Từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội tại địa phương.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn :
Tiết CT 2 Ngày dạy :
Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ.
A/MỤC TIÊU:
1/Kiến thức: - Trình bày các biểu hiện của toàn cầu hoá khu vực hoá và hệ quả của toàn cầu hoá.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2/ Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên, quy mô về dân số, GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực
3/ Thái độ: Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá. Từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội tại địa phương.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV, HS:
1/Chuẩn bị của GV: - Giáo án, Bản đồ các nước trên thế giới.
2/Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài.
- Vẽ lược đồ câm thế giới trên giấy Ao.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1/Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Hãy nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế xã hội thế giới?
- Chấm vở bài tập.
3/ Bài mới :
Khởi động: Toàn cầu hoá và khu vực hoá, là xu hướng tất yếu, dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế; đồng thời tạo ra những động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thế giới. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiều những vấn đề đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1: Cả lớp.
PV:
- Toàn cầu hoá nền kinh tế là gì? Nguyên nhân?
- Hãy nêu các biểu hiện rõ nét của toàn cầu hoá kinh tế?
- Hãy tìm ví dụ chứng minh các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế. Liên hệ với Việt Nam?
- Đối với các nước đang phát triển , trong đó có Việt Nam, theo em toàn cầu hoá là cơ hội hay thử thách?
HĐ2: Cả lớp.
Dựa vào SGK hãy trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:
- Toàn cầu hoá kinh tế tác động tích cực, tiêu cực gì tới nền kinh tế? Giải thích?
- Sử dụng bảng 2.2 So sánh dân số, GDP giữa các khối; rút ra nhận xét về quy mô, vai trò của các khối với nền kinh tế thế giới?
- Nguyên nhân làm cho các nước ở từng khu vực liên kết với nhau?
Chuyển ý: Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế thế giới đang tồn tại song song. Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Chúng ta đi vào tìm hiểu phần II.
HĐ3: Cả lớp.
PV:
- Nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực?
- Đặc điểm một số tổ chức kinh tế khu vực
- Hãy chỉ trên bản đồ các tổ chức kinh tế lớn?
PV: Khu vực hoá có những mặt tích cực nào? Đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia?
- Liên hệ Việt Nam trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay?
I. Xu hướng toàn cầu hoá:
1. Toàn cầu hoá kinh tế:
- Nguyên nhân:
+ Tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ.
+ Nhu cầu phát triển của từng nước.
+ Xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết.
- Biểu hiện:
+ Thương mại thế giới phát triển mạnh.
+ Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
+ Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
+ Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
2. Hệ quả của toàn cầu hoá:
a. Tích cực:
- Sản xuất: Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Khoa học – công nghệ: Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
- Hợp tác quốc tế: Tăng cường sự hợp tác giữa các nước theo hướng ngày càng toàn diện trên phạm vi toàn cầu.
b. Tiêu cực: Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước.
II.Xu hướng khu vực hoá kinh tế:
1.Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực:
a. Nguyên nhân hình thành:
Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới,các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau.
b. Đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực: (Bảng 2- SGK )
c. Các tổ chức lớn: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR.
2.Hệ quả của khu vực hoá kinh tế:
- Tích cực:
+ Các tổ chức vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, hiện đại hoá nền kinh tế.
+ Tăng cường tự do hoá thương mại, đầu tư dịch vụ.
+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường từng nước - > tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn -> thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.
- Tiêu cực:
+ Ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia.
+ Các ngành kinh tế bị cạnh tranh quyết liệt, nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ.
4/Củng cố:
a. Chọn câu trả lời đúng nhất về Toµn cÇu ho¸:
A. Lµ qu¸ tr×nh liªn kÕt mét sè quèc gia trªn thÕ giíi vÒ nhiÒu mÆt.
B. Lµ qu¸ tr×nh liªn kÕt c¸c níc ®ang ph¸t triÓn trªn thÕ giíi vÒ kinh tÕ, v¨n ho¸, khoa häc.
C. T¸c ®éng m¹nh mÏ ®Õn toµn bé nÒn kinh tÕ – x· héi cña c¸c níc ®ang ph¸t triÓn.
D. Lµ qu¸ tr×nh liªn kÕt c¸c quèc gia trªn thÕ giíi vÒ kinh tÕ, v¨n ho¸, khoa häc.
a. Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến những hệ quả gì.
b. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào?
c.Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.
5/Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà
- Làm bài tập số 3 SGK trang 12.
- Đọc bài : Một số vấn đề mang tính toàn cầu.
File đính kèm:
- bai 2 - tiet 2.doc