ĐịA Lí ĐịA PHƯƠNG
Tuần.Tiết .Bài 41: Địa lí tỉnh Hưng Yên
Lớp dạy.
I.Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học sinh cần nắm:
a. Kiến thức:
Hưng Yên nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, là một tỉnh không giáp biển.
Địa hình đồng bằng,khí hậu nhiệt đới gió mùa, mạng lưới sông dày đặc,đất phù sa màu mỡ,giàu than nõu.
b. Kỹ năng:
Đọc,phân tích lược đồ, biểu đồ,bảng số liệu thống kê, tranh ảnh
9 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí địa phương 9 bài 41: Địa lí Tỉnh Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐịA Lí ĐịA PHƯƠNG
Tuần.......Tiết .....Bài 41: Địa lí tỉnh Hưng Yên
Ngày soạn:..............
Ngày dạy...............
Lớp dạy..................
I.Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học sinh cần nắm:
Kiến thức:
Hưng Yên nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, là một tỉnh không giáp biển.
Địa hình đồng bằng,khí hậu nhiệt đới gió mùa, mạng lưới sông dày đặc,đất phù sa màu mỡ,giàu than nõu.
Kỹ năng:
Đọc,phân tích lược đồ, biểu đồ,bảng số liệu thống kê, tranh ảnh.
c.Thái độ:
Yêu quê hương đất nước.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy:Bản đồ hành chính Hưng Yên
Bản đồ tự nhiên Hưng Yên.
Trò: Tìm hiểu bài ở nhà.
I.Các hoạt động trên lớp.
A. ổn định, tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ:
Nêu đăc điểm tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng?
C. Bài mới:
Mở bài: Việc học tập địa lí Hưng yên sẽ giúp các em có những kiến thức cơ bản, khái quát về thiên nhiên, con người và các hoạt động kinh tế diễn ra ở địa phương mình, cũng sẽ phần nào giúp các em vận dụng vào lao động sản xuất.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HS đọc phần I trang 6, QS lđ tr 5, cho biết đặc điểm vị trí và phạm vi lãnh thổ Hưng yên?
? ý nghĩa của vị trí địa lí?.
? Quá trình hình thành tỉnh?
?Các đơn vị hành chính?
? Những đặc điểm chính của địahình?
? Nét đăc trưng về khí hậu( nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, sự khác biệt giữa các mùa...)
? Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trang 7?
? ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất nông nghiệp?
? Mạng lưới sông? Đặc điểm , vai trò của sông?
? Nguồn nước ngầm ?
? Đặc điểm thổ nhưỡng? Vai trò, hiện trạng?
? Đặc điểm sinh vật?
? Các loại khoáng sản chính?
I.Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
1.Vị trí địa lí.
Hưng yên là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng.
Diện tích không lớn(923,45 km2), đứng thứ 61 trong 63 tỉnh thanh phố Việt Nam.
Phía bắc giáp Bắc Ninh.
Phía nam giáp Hà Nam, Thái Bình.
Phía đông giáp Hải Dương.
Phía tây giáp hà Nội.
* Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,có nhiều điều kiên thuận lợi để phát triển kinh tế
2. Sự phân chia hành chính:
Năm 1997, Hưng yên tách ra từ tỉnh Hải Hưng.
Gồm 9 huyện và một thành phố( H. Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mĩ, Mĩ Hào, Ân Thi, Khoái Châu, kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên.
II. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
Địa hình.
Địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng. Dân cư tập trung đông đúc, thuận lợi trồng lúa nước và cây hoa màu.
Khí hậu.
-* Đặc điểm chung:
Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
-Nhiệt độ trung bình 23,5 °
-Độ ẩm trên 80%
Lượng mưa trung bình năm từ 1500- 2000 mm.
Khí hậu Hưng Yên có 2 mùa: mùa hạ là mùa gió Đông Nam, nóng và mưa nhiều. Mùa đông là mùa gió Đông Bắc, lạnh, khô và mưa ít.
*Cây trồng, vật nuôi phát triển theo mùa,cơ cấu cây trồng đa dạng.
3. Thuỷ Văn
* Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc.Sông Hồng là sông lớn, đoạn chảy qua Hưng Yên có chiều dài 57 km, chảy theo hướng TB_ĐN, làm ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam.Sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn, bồi đắp nên vùng đất Hưng yên màu mỡ.
-Sông Luộc là một nhánh lớn cuă sông Hồng, chảyqua Hưng yên có chiều dài 26 km, tạo nên ranh giới tự nhiên với tỉnh Thái Bình.
- Sông Kẻ Sặt, đoạn này dài 20 km, nhận nước từ sông Thái Bình, đổ vào sông Luộc, làm ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên và Hải Dương.
*Nguồn nước ngầm rất phong phú.
4. Thổ nhưỡng .
Chủ yếu là đất phù sa do sông Hồng bồi đắp, rất màu mỡ, thuận lợi cho trồng lúa, hoa màu.
Do quá trình canh tác lâu dài,đất trong đê nhiều nơi bị thoái hoá, bạc màu.
5. Tài nguyên sing vật.
Thảm thực vật tự nhiên còn rất ít, chủ yếu là hệ sinh thái nông nghiệp.
6. Khoáng sản.
Hưng Yên là tỉnh ít khoáng sản. Các loại chính là cát, sét, than nâu. Có giá trị nhất là than nâu ( trữ lượng 30 tỉ tấn, nằm ở độ sâu 200-1700 m)
D. Củng cố:
E. HDVN: Trả lời câu hỏi SGK trang 147
Tiết sau học bài 42
Tuần.......Tiết .....Bài 42 : Địa lí tỉnh Hưng Yên
Ngày soạn:..............
Ngày dạy...............
Lớp dạy..................
I.Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học sinh cần nắm:
a.Kiến thức:
Hưng Yên nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, có diện tích hẹp
Dân số đông, mật độ cao, nguồn lao động dồi dào, tăng dân số đã giảm đáng kể.
Cơ cấu kinh tế chuyển biến nhanh.
b.Kỹ năng:
Đọc,phân tích lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê, tranh ảnh.
c.Thái độ:
Yêu quê hương đất nước.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy:Bản đồ hành chính Hưng Yên
Bản đồ Kinh tế Hưng Yên.
Trò: Tìm hiểu bài ở nhà.
III.Các hoạt động trên lớp.
A. ổn định, tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ:
Nêu đăc điểm tự nhiên của Hưng yên?
C. Bài mới:
Mở bài: Hưng Yên là một tỉnh thuần nông ở ĐBSH, người dân cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, có ý chí vươn lên để xây dựng quê hương đất nước.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
? Số dân? Tăng dân số? Tăng cơ giới?
? Kết cấu dân số? ảnh hưởng đến kinh tế xã hội?
? Mật độ dân số?Phân bố? Cư trú?
? Tình hình văn hoá, giáo dục, y tế?
? Đặc điểm chung về kinh tế?
III. Dân cư và lao động.
Gia tăng dân số.
-Sốdân năm 2008 là 1167,1 nghìn người.
- Tốc độ tăng dân số đã giảm đáng kể 2%( những năm 80), 1,14%( những năm 90), hiện nay 1%.
-Tăng cơ giới không đáng kể.
2. Kết cấu dân số.
-Theo giới tính:tỉ lệ nữ thường cao hơn nam.
-Theo độ tuổi: dân số trẻ. Tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động giảm, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng.
-Theo lao động: Nguồn lao đông tập trung chủ yếu trong nông nghiệp (60,3% năm 2007)
3.Phân bố dân cư.
Mật độ dân số trung bình là 1264 người/ km²(năm 2008), đứng thứ 3 toàn quốc, sau Hà Nội, Hồ Chí Minh.
-Phân bố dân cư tương đối đều giữa các huyện. TP Hưng Yên có mật độ cao nhất 1788 người/ km².
- 2 loại hình cư trú: nông thôn và thành thị, chủ yếu là nông thôn.
4 . Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
* Văn hoá dân gian đa dạng: hát ả đào, hát xẩm, hát chèo....
-Có nhiều di tích lịch sử, văn hoá: có 1210 di tích, trong đó có 157 di tích xếp hạng cấp quốc gia.
Có nhiều lễ hội: đền Mẫu, đền Dạ Trạch,đền Đa Hoà...
*Giáo dục: số lượng và chất lượng giáo dục được nâng cao rõ rệt với nhiều loại hình đào tạo từ tư thục, dân lập, bán công, công lập ở nhiều cấp đào tạo...
*Y tế: Số bệnh viện, bệnh xá, cán bộ y tế tăng nhanh, chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn.
IV. Kinh tế.
Đặc điểm chung.
-Hưng Yên có nhiều điều kiên thuận lợi để phát triển một nền kinh tế với cơ cấu công- nông nghiệp theo hướng hiên đại.
-Trong 10 năm qua, kinh tế Hưng Yên có tố độ tăng trưởng cao và ổn định(12,7%/ năm), cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực.
D. Củng cố:
E. HDVN: Trả lời câu hỏi SGK trang 149
Tiết sau học bài: 43
Tuần.......Tiết .....Bài 43: Địa lí tỉnh Hưng Yên
Ngày soạn:..............
Ngày dạy...............
Lớp dạy..................
I.Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học sinh cần nắm:
a.Kiến thức:
Hưng Yên là một tỉnh có nên kinh tế phát triển nhanh. Cơ cấu kinh tế đa dạng, có nhiều chuyển biến tích cực.
b.Kỹ năng:
Đọc,phân tích lược đồ, biểu đồ,bảng số liệu thống kê, tranh ảnh.
c.Thái độ:
Yêu quê hương đất nước.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy:Bản đồ hành chính Hưng Yên
Bản đồ kinh tế Hưng Yên.
Trò: Tìm hiểu bài ở nhà.
I.Các hoạt động trên lớp.
A. ổn định, tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ:
Nêu đăc điểm tự dân cư, xã hội của Hưng Yên?
C. Bài mới:
Mở bài: Kinh tế Hưng Yên phát triển khá nhanh, có nhiều chuyển biến theo hướng hiện đại hoá.Cơ cấu kinh tế đa dạng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
? Vị trí, cơ cấu, phân bố?
? Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu?
?Phương hướng công nghiệp?
? Vị trí ngành nông nghiệp?
? Cơ cấu ngành nông nghiệp?
? Đăc điểm ngành trồng trọt?
? Đặc điểm ngành chăn nuôi?
? Đặc điểm ngành thuỷ sản?
? vị trí ngành dich vụ?
? Đăc diểm các nganh dịch vụ?
( GTVT, BCVT, thương mại, đầu tư nước ngoài.)
? Sự phân hoá lãnh thổ?
? Dấu hiệu suy giảm tài nguyên, môi trường? Biện pháp?
? Phương hướng phát triển kinh tế?
Các ngành kinh tế.
Công nghiệp.
* Vị trí
Công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực, phát triển khá nhanh và vững chắc.
*Cơ cấu.
-Có 2 hình thức sở hữu: nhà nước, ngoài nhà nước. Khu vưc nhà nước chiếm chưa tới 10% giá tri sản xuất công nghiệp.
-Trong cơ cấu ngành, ngành công nghiệp chế biến chiếm ưu thế (98-99%).Các ngành điện, khí đốt, nước, khai thác mỏ chiếm tỉ trọng rất thấp.
* Phân bố tập trung ở thành phố Hưng Yên, Phố Nối, Như Quỳnh.
* Sản phẩm công nghiệp rất đa dạng:
-Phụ tùng xe máy, phụ tùng ô tô, xe máy lắp ráp, ống nhựa, thép xây dựng, động cơ điezen , ti vi màu, màn hình máy tính,..
- Rượu bia, gạo ngô xay xát, niến dong, thịt chế biến, hoa quả đóng hộp, bánh kẹo, giấy bìa các loại...
*Phương hướng.
Phấn đấu đên năm 2020 Hưng Yên trở thành một tỉnh công nghiệp với cơ cấu ngàng đa dạng, hiên đại.
b.Nông nghiệp.
*Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh.
*Ngành trồng trọt.
-Đây là ngành giữ vị trí quan trọng nhất.
Cây lúa là cây trông chính, chiếm 90% diện tích trồng cây lương thực.Các địa phương có diên tích trồng lúa lớn là ân Thi, Phù Cừ, Kim Động,...
Ngoài trồng lúa Hưng Yên còn trồng các loại cây rau màu, cây công nghiệp (đậu tương,lạc, đay,mía....), cây ăn quả (nhãn, cam, quýt, chuối, táo,vải, bưởi...), trong đó nhãn là cây đặc sản nổi tiếng.
*Ngành chăn nuôi đang được coi trongj và trỏ thành ngành sản xuất chính, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nông nghiệp.Vật nuôi chủ yếu là trâu, bò (Mỹ Hào, ân Thi, Văn Lâm...), lợn, gia cầm (ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ...)
*Thuỷ sản:
Hưng Yên là tỉnh không có biển. Nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cả tỉnh có 233 trang trại (2008), tập trung chủ yếu ở các huyện Khoái Châu,Văn Giang, Phù Cừ...
Dịch vụ.
Đây là ngành quan trọng có tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế.
-Giao thông vận tải.
-2 loại hình quan trọng là đường ô tô, đường sông.
Nhìn chung mạng lưới ô tô đang được nâng cấp, cải tạo, chất lượng ngày càng tốt (quốc lộ 5, 39, 38 )
- Bưu chính viễn thông có bước phát triển vượt bậc. Số thuê bao điện thoại,
Internet tăng nhanh, các dịch vụ ngày càng đa dạng.
- Thương mại
Nội thương : chú trọng lưu thông các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống: phân bón,vật tư nông nghiệp,vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, hàng tiêu dùng...
- Ngoại thương: luôn trong tình trạng nhập siêu.
-Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Năm 2007 có 575 dự án được cấp giáy chứng nhận đầu tư.
3. Sự phân hoá kinh tế theo lãnh thổ.
* Chia thành 3 tiểu vùng.
-Thành phố Hưng Yên là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh.
- Tiểu vùng kinh tế phát triển nhất , gồm các huyên nằm dọc quốc lộ 5 (Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mĩ, Mĩ hào)
-Tiểu vùng đang phát triển ( Khoái Châu, Kim Động, ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ)
*3 trung tâm kinh tế : TP Hưng Yên, Phố Nối, Như Quỳnh.
V.Bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Hiện nay môi trường nước và không khí bị ô nhiễm nặng, nhiều tài nguyên cạn kiệt.
-Biên pháp : xử lí chất thải trước khi đưa ra môi trường, bảo vệ bầu khí quyển.
VI.Phương hướng phát triển kinh tế.
Phấn đấu năm 2020 trở thành 1 tỉnh công nghiệp
D. Củng cố:
E. HDVN: Trả lời câu hỏi SGK trang 150
Tiết sau học bài 44
Tuần.......Tiết .....Bài 41: thưc hành.
Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế Hưng yên.
Ngày soạn:..............
Ngày dạy...............
Lớp dạy..................
I.Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học sinh cần nắm:
Kiến thức:
Hưng Yên nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, là một tỉnh không giáp biển.
Địa hình, khí hậu, sông, đất, khoáng sản, sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Kỹ năng:
Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ,bảng số liệu thống kê, tranh ảnh.
c.Thái độ:
Yêu quê hương đất nước.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy:Bản đồ hành chính Hưng Yên
Bản đồ tự nhiên Hưng Yên.
Trò: Tìm hiểu bài ở nhà.
III.Các hoạt động trên lớp.
A. ổn định, tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ:
Nêu đăc điểm các ngành kinh tế của Hưng Yên?
C. Bài mới:
Mở bài: Việc học tập địa lí Hưng yên sẽ giúp các em có những kiến thức cơ bản, khái quát về thiên nhiên, con người và các hoạt động kinh tế diễn ra ở địa phương mình, cũng sẽ phần nào giúp các em vận dụng vào lao động sản xuất.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
? Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu, sông ngòi ?
? Khí hậu có ảnh hưởng gì tới sông ngòi?
? Địa hình và khí hậu có ảnh hưởng gì tới thổ nhưỡng?
? Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng có ảnh hưởng gì tới phân bố động thực vật?
? HS vẽ 2 biểu đồ hình tròn, có bán kính khác nhau?
?Nhận xét sự biến động cơ cấu kinh tế ?
1.Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.
*Địa hình đồng bằng: khí hậu ít phân hoá, sông ngòi có độ dốc nhỏ, nước chảy hiền hoà.
*Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh khô, ít mưa: sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa. Mùa hạ mưa nhiều lượng nước sông dồi dào, mùa đông mưa ít, đây là mùa cạn của các con sông.
*Địa hình đồng bằng, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu nhiệt đới, tầng phong hoá đất dày.
*Địa hình đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều sinh vật phát triển mạnh.
2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế . Phân tích sự biến động kinh tế địa phương.
-Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) .ĐV: %
Năm
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
1997
51,9
20,2
27,9
2007
28,9
41,1
30,0
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; giảm tỉ trọng của ngành nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp dịch vụ.
D. Củng cố:
E. HDVN: Học bài, đọc thêm trong tài liệu ĐLĐP
Tiết sau ôn tập.
File đính kèm:
- giao an dia li dia phuongdia li Hung Yen.doc