ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
Tiết 47: Bài 41 ĐỊA LÍ TỈNH BẮC NINH
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
- Kiến thức: Xác định được tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vị trí có ý nghĩa đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Hiểu và trình bày được đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. những thuận lợi khó khăn để phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời có những giải pháp khắc phục khó khăn.
-Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích tổng hợp một số vấn đề địa lí thông qua hệ thống kênh hình và kênh chữ.
- Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu quê hương , gìn giữ bản sắc dân tộc của quê hương Kinh Bắc.
10 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí địa phương 9 tiết 47 bài 41: Địa lí tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 1/4/2009
địa lí địa phương
Tiết 47: Bài 41 địa lí tỉnh bắc ninh
I. Mục tiêu bài dạy:
- Kiến thức: Xác định được tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vị trí có ý nghĩa đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Hiểu và trình bày được đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. những thuận lợi khó khăn để phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời có những giải pháp khắc phục khó khăn.
-Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích tổng hợp một số vấn đề địa lí thông qua hệ thống kênh hình và kênh chữ.
- Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu quê hương , gìn giữ bản sắc dân tộc của quê hương Kinh Bắc.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết.
- Bản đồ tự nhiên , Bản đồ hành chính.
- Bản đồ tỉnh Bắc Ninh.
III. Tiến trình giờ dạy.
1.Ôn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự hoàn thiện bài thực hành.
3.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài mới.
Tỉnh nơi chúng ta đang sống thuộc vùng kinh tế nào? Vùng có đặc điểm gì nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên? CHúng ta tìm hiểu về vị trí địa lí cũng như về diều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bắc Ninh.
b/ Nội dung.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV yêu cầu HS đọc tài liệu địa lí tỉnh Bắc Ninh.
GV xác định vị trí Bắc Ninh Trên bản đồ hành chính việt Nam.
H: Bắc Ninh có diện tích là bao nhiêu?
H: Bắc Ninh nằm ở vĩ độ và kinh độ nào?
H: Tiếp giáp với những vùng nào?
GV yêu cầu HS dựa vào nội dung tài liệu trả lời.
H: Từ vị trí địa lí trên có ý nghĩa như thế nào?
H: Bắc Ninh đã trải qua với những tên gọi nào?
H: Hiện nay có tên gọi là gì?
H: Bắc ninh được tái lập từ năm nào? Hiện nay có bao nhiêu thành phố và huyện?
H: Bắc Ninh có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ntn?
H: Bắc Ninh có dạng địa hình chủ yếu nào?
H: Dạng địa hình như vậy có ý nghĩa ntn?
H: Bắc Ninh mang tính chất khí hậu nào? Và nó thuận lợi cho các loại cây trồng nào?
H: Có mạng lưới sông ngòi ntn?
H: Có mấy con sông chảy qua Bắc Ninh? có 4 con sông chảy qua: sông Đuống, sông Cầu, Thái Bình, Ngũ Huyện Khê.
H: Sông ngòi có nguồn lợi kinh tế ntn?
H: Thổ nhưỡng ở đây như thế nào? Có mấy loại đất chính? Và được chia làm mấy nhóm chủ yếu?
Có 15 loại đất chính, phân thành 3 nhóm chủ yếu.
+ Đất xám bạc màu phù sa cổ
+ Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm
+ Đất phù sa được bồi đắp hàng năm.
H: Bắc Ninh có tài nguyên sinh vật ntn?
- Thực vật ở đây chủ yếu là những cánh rừng tự nhiên như: rừng lim, thông
- Động vật hoang dã không còn mấy, nhất là các thú lớn như: hươu, nai, công, trĩ, ngỗng trời , vịt trời.
H: Khoáng sản ở đây ntn?
Là một tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản. Đây là khó khăn để PT nhiều ngành CN.
I. Vị trí địa lí, Phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
- Diện tích 803,87 km
- Toạ độ địa lí:
+Vĩ độ: Từ 2058’ đến 2116’ Bắc.
+ Kinh độ : Từ 10554’ đến 10618’ Đông.
- Tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp Bắc Giang.
+ Đông và Đông Nam giáp Hải Dương.
+ Tây và Tây Nam giáp Hưng Yên và Hà Nội.
-Bắc Ninh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc và thuộc tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng – Quảng Ninh.
* ý nghĩa: Tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2 . Phân chia hành chính.
- Bắc Ninh đã trải qua với cá tên gọi như: đạo Kinh Bắc, xứ Kinh Bắc, trấn Bắc NinhĐến 1831 có tên gọi là tỉnh Bắc Ninh.
1/4/1963 Hợp nhát 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc.
1/1/1997 Tỉnh Bắc Ninh được tái lập.
Hiện nay Bắc ninh có 1 Thành Phố và 7 huyện.
II . Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Địa hình.
Địa hình Bắc Ninh chủ yếu là ĐB châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của sông Đuống và sông Thái Bình. ( Đồi núi chiếm 1,87% diện tích toàn tỉnh).
Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc giao thông đi lại và các hoạt động KT khác.
Khí hậu.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh rất thích hợp cho trồng lúa, cây công nghiệp và cây thực phẩm.
Sông ngòi.
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày, có 4 con sông chảy qua: sông Đuống, sông Cầu, Thái Bình, Ngũ Huyện Khê.
Các sông ngoài nguồn lợi về thuỷ sản còn là nguồn nước tưới cho đồng ruộng và các tuyến giao thông đường thuỷ.
Đất đai.
Có 15 loại đất chính, phân thành 3 nhóm chủ yếu.
+ Đất xám bạc màu phù sa cổ có ở – Yên Phong, Quế Võ.
+ Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ở – Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành , Gia Bình, Lương Tài.
+ Đất phù sa được bồi đắp hàng năm ở ngoài đê sông Đuống, Thái Bình, S. Cầu.
5. Tài nguyên sinh vật.
- Thực vật ở đây chủ yếu là những cánh rừng tự nhiên như: rừng lim, thông
- Động vật hoang dã không còn mấy, nhất là các thú lớn như: hươu, nai, công, trĩ, ngỗng trời , vịt trời.
6. Khoáng sản.
Là một tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản. Đây là khó khăn để PT nhiều ngành CN.
4.Sơ kết và củng cố.
GV hệ thống toàn bộ kiến thức về vị trí địa lí ,phạm vi lãnh thổ, sự phân chia hành chính và về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bắc Ninh.
5.Hướng dẫn về nhà.
Học bài làm vở bài tập.
Đọc trước phần dân cư và lao động.
Ngày dạy: 8/4/2009
Tiết 48. Địa lí tỉnh Bắc Ninh( Tiếp theo)
Mục tiêu bài học.
Kiến thức: Nắm được đặc điểm chính về dân cư, lao động của địa phương: gia tăng dân số, kết cấu dân số, phân bố dân cư, tình hình pt văn hoá, giáo dục y tế. Nguồn lực có tính chất quyết định sự pt KT-XH của tỉnh Bắc Ninh.
Kĩ năng: có kĩ năng phân tích MLH địa lí, hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia XD địa phương.
Thái độ: Biết được đặc điểm chung củakinh tế tỉnh Bắc Ninh.
Các phương tiện dạy học cần thiết.
Bản đồ dân cư, dân tộc Việt Nam .
Bản đồ tỉnh Bắc Ninh.
Các tranh ảnh về hoạt sản xuất chính, tình hình pt y tế, VH_GD của địa phương.
Tiến trình dạy học.
Ôn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Trình bài vị trí , giới hạn lãnh thổ,phân chia hành chính Bắc Ninh.
Nêu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Bắc Ninh.
Bài mới:
a/ Giới thiệu vào bài.
Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự pt KT XH của địa phương. Nghiên cứudân cư – lao động giúp chúng ta thấy rõ sự pt, phân bố dân cư và lao động của địa phương để cókế hoạch điều chỉnh, sử dụng lao động và giảiquyết vấn đề lao động của địa phương.
b/ Nội dung.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
H. Bắc Ninh có số dân là bao nhiêu? (Dân số: 973.359 người (năm 2003).
H. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiêu ntn? (Tỉ lệ gia tăng: Giảm từ 1,67% năm1994 xuống còn1,12% năm 2003.)
H. Cho biết gia tăng cơ giới?( Gia tăng cơ giới: thường nhỏ hơn không bởi Bắc Ninh là 1 trọng điểm xuất cư của cả nước.)
H. Nguyên nhân của gia tăng cơ giới?( do tỉ suất di cư thuần tuý nên làm giảm tốc độ gia tăng dân số.)
H. Tác động của gia tăng DS tới đời sống và sx?( làm cho đời sống nhân dân ổn định, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế- XH, nâng ca chất lượng cuộc sống dân cư.)
H. Cho biết kết cấu theo giới tính?( +Năm 1999: Nam – 48,58%
Nữ - 51,42%
+ Năm 2001:Nam- 48,11%
Nữ - 51,89%)
H. Trình bày kết câu theo độ tuổi?
( + Dưới 15 tuổi trở xuống chiếm 33,94%.
+Từ 15-55 tuổi là 55,27%.
+ Trên 55 tuổi là 10,79%.)
H. ảnh hưởng của kết cấu DS?( đem lại thuận lợi về nguồn nhân lực và cả trợng nghiệp phát triển KT- XH. )
H. Bắc Ninh có mật độ dân số là bao nhiêu?( 1.201 người/km .( cả nước là 238 người/km) ).
H. Phân bố dân cư ntn? (Không đều, có sự khác biệt giữa các huyện , thành phố.)
H. Cho biết loại hình cư trú chủ yếu?( 2 dạng loại hình cư trú chính là quần cư nông thôn và quần cư đô thị.)
H. Nêu các loại hình văn hoá dân gian?( Truyền thống VH, địa danh, di tích lịch sử đó tạo nên nguồn tài nguyên nhân văn du lịch giá trị trong đời sống tinh thần, cũng như trong sự nghiệp PT KT- XH.)
H. Tình hình pt GD ntn? (Có hệ thống giáo dục hoàn chỉnh gồm giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp.)
H. Tình hình phát triển y tế?
Phát triển khá rộng năm 2001 có 147 cơ sở KCB: 1 BV đa khoa Tỉnh, 3 BV chuyên khoa tỉnh, 1 BV điều dưỡng, 1 trại phong, 7 BV huyện, 10 phòng khám đa khoa khu vực và 124 trạm y tế xã phường.
-Hoạt động KCB có nhiều tiến bộ, tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đat 99,7%.
H. Cho biết tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây?
Có trình độ PT ở mức trung bình, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
-Thời kì đổi mới sớm thực hiện chính sách KT nhiều thành phần.
-Cơ cấu KT có sự chuyển dịch giảm tỉ trọng NN, tăng tỉ trọng CN và DV.
II . Dân cư và lao động.
1.Gia tăng dân số.
-Dân số: 973.359 người (năm 2003).
-Tỉ lệ gia tăng: Giảm từ 1,67% năm1994 xuống còn1,12% năm 2003.
-Gia tăng cơ giới: thường nhỏ hơn không bởi Bắc Ninh là 1 trọng điểm xuất cư của cả nước.
- Nguyên nhân dân số tăng chậm : do tỉ suất di cư thuần tuý nên làm giảm tốc độ gia tăng dân số.
- Dân số tăng chậm làm cho đời sống nhân dân ổn định, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế- XH, nâng ca chất lượng cuộc sống dân cư.
2. Kết cấu dân số.
- Kết cấu theo giới:
+Năm 1999:
Nam – 48,58%
Nữ - 51,42%
+ Năm 2001:
Nam- 48,11%
Nữ - 51,89%
- Kết cấu theo độ tuổi (Năm 1999):
+ Dưới 15 tuổi trở xuống chiếm 33,94%.
+Từ 15-55 tuổi là 55,27%.
+ Trên 55 tuổi là 10,79%.
Bắc Ninh có kết cấu dân số trẻ.
- Sự phát triển dân số đem lại thuận lợi về nguồn nhân lực và cả trợng nghiệp phát triển KT- XH.
3.Phân bố dân cư.
- Mật độ dân số: 1.201 người/km .( cả nước là 238 người/km)
- Phân bố dân cư: Không đều, có sự khác biệt giữa các huyện , thành phố.
- Các loại hình cư trú: có 2 dạng loại hình cư trú chính là quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
4.Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
a.Văn hoá.
-Kinh Bắc là mảnh đất nuôi dưỡng và PT nền văn hoá dân tộc, hấp thu nhiều giao lưu văn hoá.Hun đúc truyền thống chống giặc ngoại xâm.
-Truyền thống VH, địa danh, di tích lịch sử đó tạo nên nguồn tài nguyên nhân văn du lịch giá trị trong đời sống tinh thần, cũng như trong sự nghiệp PT KT- XH.
b.Giáo dục.
-Có hệ thống giáo dục hoàn chỉnh gồm giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp.
+ Chuyên nghiệp: có 103 cơ sở dạy nghề, dạy khoảng 5.000 người.Đại học 1 trường, CĐSP 1, Phân viện học viện ngân hàng 1.
+ GD phổ thông: Năm 2001 có 306 trường,6.092 lớp học, 233.654 HS, 9.028 GV.
+ GD mầm non: có 3.228 nhóm trẻ, cô nuôi dạy trẻ là 3.248, 1.319 lớp, 37.400 HS.
-Bắc Ninh hoàn thành phổ cập THCS ( năm 2003 cả nước có 17/54 tỉnh thành) đó là thành tựu đáng kể cụă nghiệp GD Bắc Ninh.
c .Y tế.
-Phát triển khá rộng năm 2001 có 147 cơ sở KCB: 1 BV đa khoa Tỉnh, 3 BV chuyên khoa tỉnh, 1 BV điều dưỡng, 1 trại phong, 7 BV huyện, 10 phòng khám đa khoa khu vực và 124 trạm y tế xã phường.
-Hoạt động KCB có nhiều tiến bộ, tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đat 99,7%.
III.Kinh tế.
1.Đặc điểm chung.
– Có trình độ PT ở mức trung bình, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
-Thời kì đổi mới sớm thực hiện chính sách KT nhiều thành phần.
-Cơ cấu KT có sự chuyển dịch giảm tỉ trọng NN, tăng tỉ trọng CN và DV.
-Thế mạnh KT của tỉnh là SX tiểu thủ CN, chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp.
4.Sơ kết và củng cố:
- Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của tỉnh Bắc Ninh. Gia tăng dân số có ảnh hưởng tới đời sống KT- XH?
- Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của tỉnh Và rút ra nhận xét.
5. Hướng dẫn về nhà.
Học bài, làm bài tập.
Đọc tìm hiểu tiếp nội dung : Kinh tế của tỉnh Bắc Ninh ( tiếp theo)
Ngày dạy: 15/4/2009
Tiết 49 địa lí tỉnh Bắc Ninh (Tiếp theo).
Mục tiêu bài học.
Sau bài học, HS cần:
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển các ngành KT CN, NN và dịch vụ, Xác định thế mạnh của ngành KT ở địa phương được phát triển dựa trên tiềm năng gì?
- Đánh giá được mức đọ khai thác tài nguyên và việc bảo vệ môi trường được đặt ra ntn?
- Thấy được xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh.
- Có ý thức trách nhiệm trong vấn đề khai thác tàinguyên và bảo vệ môi trường.
II. các phương tiện dạy học cần thiết.
Bản đồ kinh tế Việt Nam.
Bản đồ kinh tế tỉnh Bắc ninh.
Tranh ảnh về hoạt động các ngành kinh tế của tỉnh.
III. Tiến trình dạy học.
1 Ôn định tổ chức.
2 . Kiểm tra bài cũ.
Dân cư và lao động có đặc điểm gì?
3 Bài mới.
a/ Giới thiệu vào bài.
Trong cơ cấu kinh té của địa phương em, ngành nào chiếm vị trí quan trọng? Dựa trên những cơ sở nào? Trong tương lai tỉnh sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay không? Hướng chuyển dịch ra sao? Tìm hiểu nội dung của bàihôm nay.
b/ Nội dung.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS dựa vào át lát trang 14,15,16,17 kết hợp với kênh chữ, bản đồ của tỉnh Bắc Ninh trả lời các câu hỏi sau:
H: Công nghiệp của tỉnh BN chiếm vị trí ntn?
H: Trình bày về cơ cấu ngành Công nghiệp ?
+ Cơ cấu theo hình thức sở hữu(2003).
CN trung ương 20,7% CN có vốn đầu tư nước ngoài 20,4%
CN địa phương 58,9% + Cơ cấu theo ngành(2002)
Chế biến nông- lâm- thực phẩm 29,50%
SX vật liệu xây dựng 45,0% Dệt, da, may mặc 3,69% Cơ kim khí, điện , điện tử 20,45 CN khác, phân bón, hoá chất 1,66%
H: Công nghiệp được phân bố như thế nào?
H: Kể tên các sản phẩm chủ yếu của công nghiệp?
H: Trình bày về phương hướng phát triển công nghiệp?
HS phát biểu , HS khác nhận xét, GV chuẩn kiến thức.
H: Trình bày về nhóm ngành kt của NN?
H: NN có cơ cấu ngành như thế nào?
+ Ngành trồng trọt: chiếm 64,6% giá trị
+ Ngành chăn nuôi: Là ngành chiếm vị trí khiêm tốn
+ Ngành thuỷ sản: chiếm 4,3% tổng giá trị
+ Ngành lâm nghiệp: BN có khoảng 1500ha đất đồi núi, chiếm 1,87%...
H: Trình bày về phương hướng phát triển nông nghiệp?
H: Dịch vụ Bắc Ninh phát triển như thế nào?
H: Nêu thực trạng của việc khai thác tài nguyên và môi trường của tỉnh?
H: Nguyên nhân? Biện Pháp?
H:Nêu thế mạnh của nền kinh tế địa phương. Những tồn tại lớn?
H: Nêu phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh?
IV Kinh tế.
2.Các ngành kinh tế.
a.Công nghiệp( Kể cả tiểu thủ công nghiệp).
– Vị trí của ngành công nghiệp trong nền KT của
tỉnh: là ngành SX ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Trong thời kì đổi mới CN được chú trọng đầu tư phát triển. Năm 2003 giá trị sx toàn ngành đạt 4332,9 tỉ đồng.
-Cơ cấu ngành công nghiệp:
+ Cơ cấu theo hình thức sở hữu(2003).
CN trung ương 20,7%
CN có vốn đầu tư nước ngoài 20,4%
CN địa phương 58,9%
+ Cơ cấu theo ngành(2002)
Chế biến nông- lâm- thực phẩm 29,50%
SX vật liệu xây dựng 45,00%
Dệt, da, may mặc 3,69%
Cơ kim khí, điện , điện tử 20,45%
CN khác, phân bón, hoá chất 1,66%
-Sự phân bố CN: của tỉnh không đều. Tính đến 2003 có 2 khu CN với qui mô lớn là khu CN Tiên Sơn và KCN Quế Võ cùng với 21 cụm CN vừa và nhỏ.
+ Một số cơ sở CN lớn như công ti Kính Đáp Cầu, liên doanh Kính nổi, Công ti may Đáp Cầu
- Các sản phẩm CN chủ yếu ngày càng đa dạng, chất lượng cao, mẫu mã cải tiến và có tốc độ tăng trưởng khá. Các sản phẩm như bánh kẹo, đậu phụ, rượu trắng, bia hơi, thuốc lá, nước mắm
- Phương hướng phát triển CN: tăng qui mô sx CN tập trung các ngành CN hiện đang là thế mạnh như CN chế biến, sx vật liệu xd, đầu tư pt CN có kĩ thuật cao, giá trị kt lớn có khả năng cạnh tranh thị trường, hội nhập nền kt trong khu vực ĐNA và thế giới. Phấn đấu 2010 Bắc Ninh trở thành 1 tỉnh CN.
b.Nông nghiệp( gồm cả thuỷ sản và lâm nghiệp)
- Nông- lâm –ngư nghiệp là nhóm ngành KT chủ yếu trong nhiều năm qua chiếm 90,3% DS; 76,8% lđ xh và 29,7% GDP 2003
- Cơ cấu ngành nông nghiệp:
+ Ngành trồng trọt: chiếm 64,6% giá trị sx toàn ngành. Cơ cấu cây trồng thuộc 3 nhóm là: Cây LT, cây thực phẩm và cây CN trong đó cây LT chiếm 86,7%, TP 9,4%, CN 3,5%.
+ Ngành chăn nuôi: Là ngành chiếm vị trí khiêm tốn trong nông nghiệp, năm 2001 chiếm 32% giá trị sản xuất NN của tỉnh.
+ Ngành thuỷ sản: chiếm 4,3% tổng giá trị sxNN(năm2001).
+ Ngành lâm nghiệp: BN có khoảng 1500ha đất đồi núi, chiếm 1,87%. Diện tích lâm nghiệp 623ha chiếm 0,7%(2001) tập trung chủ yếu ở Quế Võ, Tiên Du.
- Phương hướng phát triển nông nghiệp: Trong công cuộc CNH, HĐH KT của tỉnh chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng giảm dần tỉ trọng NN,tăng dần tỉ trọng CN,DV.
c. Dịch vụ.
Cùng với sự phát triển của các ngành CN và NN , Dịch vụ có sự phát triển mạnh mẽ.
- BN có hệ thống đường bộ thuận lợi việc vận chuyển, giao lưu KT trong và ngoài tỉnh.
- Du lịch : ở BN có nhiều khu di tích ls và các hoạt động VH mang bản sắc của vùng Kinh Bắc. Chủ yếu là du lịch lễ hội nằm giới thiệu truyền thống văn hoá, cm của địa phương.
V.Bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Tỉnh có dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường do hoạt động của các nhà máy CN, chất thải sinh hoạt, thuốc trừ sâu của nhà nôngchưa qua xử lí.
- BP bảo vệ TN và MT: Khai thác phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững KT – XH của tỉnh.
VI. Phương hướng phát triển KT.
Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng nông – lâm- ngư nghiệp.
+ Tăng tỉ trọng công nghiệp- XD và dịch vụ.
- Phấn đấu 2010 Bắc Ninh trở thành 1 tỉnh CN.
4.Sơ kết và củng cố.
Nêu tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Ngành nào chiếm vai trò quan trọng nhất? Dựa trên những điều kiện gì?
Tại sao vấn đề bảo vệ TNMT luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương?
5.Hướng dẫn về nhà.
Học bài.
Trả lời câu hỏi và làm vở bài tập.
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa các TP tự nhiên . vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu KT của địa phương.
File đính kèm:
- Giao an Dia ly Dia phuong tinh Bac Ninh lop 9.doc