Giáo án Địa lí Khối 6 - Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả - Năm học 2020-2021

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.

( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: sử dụng hình vẽ SGK, quả địa cầu, thuyết trình mô tả.

 ( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động:cá nhân, theo nhóm.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- Bước 1: GV giới thiệu quả Địa Cầu, độ nghiêng của trục Địa Cầu. GV khẳng định: Thực tế trục Trái Đất chỉ là trục tưởng tượng nối cực Bắc và cực Nam của Trái Đất. Để quả Địa Cầu quay ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ cực Bắc xuống là thể hiện hướng vận động của Trái Đất quanh trục.

GV gọi 1 vài HS sử dụng quả Địa Cầu để thể hiện vận động tự quay của Trái Đất.

- Bước 2: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc SGK, quan sát hình 19, hãy điền tiếp thông tin vào dấu .:

+ Trái Đất quay quanh trục theo hướng

+ Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là

- Bước 3: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau sau đó đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.

- Bước 4: GV yêu cầu 1 HS đọc bài đọc thêm trang 24 SGK và chuẩn kiến thức:

 

docx9 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Khối 6 - Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần: Bài 7. SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (hướng và thời gian chuyển động, tính chất). - Trình bày được các hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất : Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bề mặt Trái Đất. 2. Kĩ năng: - Dựa vào hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất. - Dựa vào hình vẽ để mô tả hướng chuyển động tự quay, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích khoa học. 4. Định hướng phát triển năng lực : - Năng lực quan sát, mô tả, tư duy, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, thuyết trình. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao - Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất  - Mô tả hướng, sự chuyển động tự quay của Trái Đất trên quả địa cầu. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Giáo viên : - Quả địa cầu, đèn pin. (hoặc máy chiếu) - Hình vẽ SGK. 2.Học sinh : - sách giáo khoa. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. ĐẶT VẤN ĐỀ GV đặt câu hỏi: Hãy cho biết bây giờ ở Niu Iooc và Tô-ki-ô là ban ngày hay ban đêm? Tại sao các khu vực khác nhau trên bể mặt Trái Đất lại có hiện tượng ngày và đêm khác nhau? HS trả lời. GV định hướng vào bài: Trái Đất có nhiều vận động. Vận động tự quay quanh trục là nguyên nhân sinh ra hiện tượng ngày, đêm và làm lệch hướng các chuyển động trên bé mặt Trái Đất. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về vận động này. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. ( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: sử dụng hình vẽ SGK, quả địa cầu, thuyết trình mô tả. ( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động:cá nhân, theo nhóm. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: GV giới thiệu quả Địa Cầu, độ nghiêng của trục Địa Cầu. GV khẳng định: Thực tế trục Trái Đất chỉ là trục tưởng tượng nối cực Bắc và cực Nam của Trái Đất. Để quả Địa Cầu quay ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ cực Bắc xuống là thể hiện hướng vận động của Trái Đất quanh trục. GV gọi 1 vài HS sử dụng quả Địa Cầu để thể hiện vận động tự quay của Trái Đất. Bước 2: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc SGK, quan sát hình 19, hãy điền tiếp thông tin vào dấu ....: + Trái Đất quay quanh trục theo hướng + Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là Bước 3: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau sau đó đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. Bước 4: GV yêu cầu 1 HS đọc bài đọc thêm trang 24 SGK và chuẩn kiến thức: Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực. Hướng tự quay: từ Tây sang Đông Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm) Với đối tượng HS khá - giỏi GV đặt câu hỏi: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết thời gian quay thực tế của Trái Đất có phải là 24 giờ không? (Thời gian quay thực tế của Trái Đất là 23 giờ 56 phút - ngày thiên văn. Còn 3 phút 56 giây là thời gian Trái Đất phải quay thêm để thấy được vị trí xuất hiện ban đầu của Mặt Trời). Hoạt động 2: Tìm hiểu các khu vực giờ trên Trái Đất (Theo cặp) ( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: sử dụng hình vẽ SGK. ( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động: theo cặp. Bước 1: GV đặt câu hỏi: Quan sát hình 20, hãy cho biết Trái Đất được chia thành mấy khu vực giờ? Việt Nam ở khu vực giờ số mấy? Khu vực giờ gốc có gì đặc biệt? Bước 2: HS trao đổi, bổ sung cho nhau. Bước 3: Đại diện HS phát biểu, các HS khác nhận xét. Bước 4: GV lưu ý và chuẩn kiến thức: (Mỗi nước trên thế giới có giờ quy định riêng. Những nước có diện tích rộng như LB Nga có 1 1 khu vực giờ hay Ca-na-đa 5 khu vực giờ thì dùng mủi giờ đi qua thủ đô nước đó làm giờ chung cho quốc gia đó - gọi là giờ hành chính hay giờ pháp lệnh). Trái Đất có 24 khu vực giờ. Khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua được coi là khu vực giờ số 0. Ví dụ: Hà Nội ở khu vực giờ số 7. Trái Đất có 24 khu vực giờ. Khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua được coi là khu vực giờ số 0. Ví dụ: Hà Nội ở khu vực giờ số 7. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tính giờ của các khu vực khác nhau trên Trái Đất . ( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: sử dụng bản đồ, hình vẽ SGK. ( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động:theo cặp. Bước 1: GV đặt câu hỏi: Quan sát hình 20 cho biết: + Bắc Kinh và Mat-xcơ-va thuộc khu vực giờ số mấy? + Nếu khu vực giờ gốc là 12 giờ thì Việt Nam, Bắc Kinh, Mat-xcơ-va là mấy giờ? Bước 2: HS trao đổi với bạn để trả lời, các HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 3: GV chuẩn kiến thức. (Nếu khu vực giờ gốc là 12 giờ thì: + Việt Nam là: 12 + 7 = 19 giờ. + Bắc Kinh là: 12 + 8 = 20 giờ. + Mat-xcơ-va là: 12 + 3 = 15 giờ). Hoạt động 4: Tìm hiểu hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất (Cả lớp) ( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: sử dụng quả địa cầu, hình vẽ SGK. ( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân. Bước 1 : HS trả lời câu hỏi: Quan sát quả Địa Cầu quay cho biết: + Khi Trái Đất tự quay tại sao chỉ có một nửa cầu được chiếu sáng? + Nếu Trái Đất không tự quay thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Bước 2: Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 3: GV bổ sung và chuẩn kiến thức: (Vì Trái Đất hình cầu nên khi Trái Đất tự quay chỉ có một nửa cầu được chiếu sáng. Nếu Trái Đất không tự quay thì chỉ có một nửa Trái Đất hướng về phía Mặt Trời nhận được ánh sáng, nửa cầu đó sẽ rất nóng, nửa cầu còn lại không nhận được ánh sáng sẽ rất giá lạnh,...). Do Trái Đất tự quay quanh trục nên: Khắp nơi trên Trái Đất có ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng Do Trái Đất tự quay quanh trục nên: Khắp nơi trên Trái Đất có ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng. Hoạt động 5: Tìm hiểu hiện tượng các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng. ( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: sử dụng hình vẽ SGK. ( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động: theo cặp. Bước 1: GV đặt câu hỏi: Quan sát hình 22, hãy cho biết ở Bắc bán cầu, các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị lệch về phía bên phải hay bên trái? Bước 2: Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, GV đánh giá. Bước 3: GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh ảnh hưởng của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất làm lệch hướng chuyển động của các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất như hướng gió, hướng chuyển động của các dòng biển, dòng sông,... Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hưởng: + Ở nửa cầu Bắc các vật chuyển động bị lệch về phía bên phải. + Ở nửa cầu Nam các vật chuyển động bị lệch về phía bên trái. Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hưởng: + Ở nửa cầu Bắc các vật chuyển động bị lệch về phía bên phải. + Ở nửa cầu Nam các vật chuyển động bị lệch về phía bên trái. C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ Câu 1: Trên Trái Đất, giờ khu vực phía đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía tây là do:    A. Trục Trái đất nghiêng    B. Trái đất quay từ Tây sang Đông    C. Ngày đêm kế tiếp nhau    D. Trái đất quay từ Đông sang Tây Hiển thị đáp án Trên Trái Đất, giờ khu vực phía đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía tây là do: Trái đất quay từ Tây sang Đông. Chọn: B. Câu 2: Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng:    A. Ngày đêm nối tiếp nhau.    B. Làm lệch hướng chuyển động.    C. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.    D. Hiện tượng mùa trong năm Hiển thị đáp án Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục tạo ra hiện tượng: Ngày đêm luân phiên nhau; sự lệch hướng chuyển động của các vật thể theo chiều kinh tuyến. Giờ trên Trái Đất. Chọn: D. Câu 3: Mọi nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau do:    A. Ánh sáng Mặt trời và các hành tinh chiếu vào.    B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.    C. Các thế lực siêu nhiên, thần linh.    D. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo. Hiển thị đáp án Nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau do: Trái Đất hình khối cầu Mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa. Do đó, nửa được chiếu sáng sẽ là ban ngày, nửa bị che khuất nằm trong bóng tối là ban đêm. Nhờ sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông mà khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. Chọn: B. Câu 4: Trục Trái Đất là:    A. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.    B. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định. C. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.    D. Một đường thẳng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định. Hiển thị đáp án Trục quay của Trái Đất: Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định, ngiêng 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo. Chọn: B. Câu 5: So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc:    A. 56o27’    B. 23o27’    C. 66o33’    D. 32o27’ Hiển thị đáp án Trục quay của Trái Đất: Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định, ngiêng 66o33' trên mặt phẳng quỹ đạo. Chọn: C. Câu 6: Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh tuyến:    A. 20       B. 30    C. 25       D. 15 Hiển thị đáp án Người ta chia Trái Đất thành 24 múi giờ (khu vực giờ). Mỗi khu vực có một giờ riêng, đó là giờ khu vực. Mỗi khu vực giờ rộng 15 kinh tuyến. Chọn: D. Câu 7: Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?    A. 24 giờ    B. 21 giờ    C. 23 giờ    D. 22 giờ Hiển thị đáp án Người ta chia Trái Đất thành 24 múi giờ (khu vực giờ). Mỗi khu vực có một giờ riêng, đó là giờ khu vực. Chọn: A. Câu 8: Khi khu vực giờ gốc là 4 giờ, thì ở nước ta là:    A. 11 giờ    B. 5 giờ    C. 9 giờ    D. 12 giờ Hiển thị đáp án Việt Nam thuộc múi giờ số 7. Khi khu vực giờ gốc là 4 giờ thì ở nước ta là: 11 giờ. Chọn: A. Câu 9: Khi khu vực giờ kinh tuyến số 0 là 1 giờ thì ở Thủ đô Hà Nội là:    A. 8 giờ    B. 7 giờ    C. 9 giờ    D. 6 giờ Hiển thị đáp án Thủ đô Hà Nội thuộc múi giờ số 7. Khi khu vực giờ kinh tuyến số 0 (giờ gốc) là 1 giờ. → Thủ đô Hà Nội là: 8 giờ. Chọn: A. Câu 10: Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành 1 góc:    A. 66o33’    B. 33o66’    C. 23o27’    D. 27o23’ Hiển thị đáp án Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành 1 góc: 23o27’ Chọn: C. D. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Tính giờ ở Mat-xcơ-va, Niu-Iooc, Tô-ki-ô biết Hà Nội đang là 10 giờ. Gió Tín phong thổi từ 30°B về Xích đạo và từ 30°N về Xích đạo, hãy vẽ mũi tên thể hiện hướng gió Tín phong vào hình vẽ dưới đây: 90°B V. RÚT KINH NGHIỆM .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_khoi_6_bai_7_su_van_dong_tu_quay_quanh_truc_c.docx
Giáo án liên quan