Giáo án Địa lí Lớp 10 - Bài 1-12

I. MỤC TIÊU:

1. kiến thức:

- Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó.

- Khi đọc bản đồ địa lí trước hết phải tìm hiểu bảng chú giải.

2. kĩ năng:

học sinh nhận biết được một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ qua các đặc điểm kí hiệu bản đồ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Bản đồ công nghiệp Việt Nam, khí hậu Việt Nam, phân bố dân cư Châu á.

- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Kểm tra bài cũ:

- Bài mới: treo bản đồ công nghiệp Việt Nam, nông nghiệp Việt Nam yêu cầu học sinh cho biết bằng cách nào chúng ta biểu hiện được nội dung bản đồ?

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Bài 1-12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngày soạn: ...../....../........ 10 - cơ bản Ngày giảng: ..../....../....... phần một: Tiết 1 Địa lí tự nhiên Chương I: bản đồ Bài 1: các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Mục tiêu: Kiến thức: Vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau. Hiểu rõ một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản. Kỹ năng: Phân biệt được một số dạng lưới kinh – vĩ tuyến khác nhau của bản đồ, từ đó biết được lưới kinh – vĩ tuyến của phép chiếu hình bản đồ nào. Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của bản đồ, khu vực nào kém chính xác hơn. Thái độ, hành vi: Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập. Thiết bị dạy học: Tập bản đồ thế giới và các châu. Các hình 1.3 a + b ; 1.5 a + b; 1.7 a + b (phóng to). Tiến trình dạy học: ổn định tổ chức:................................................................. Kiểm tra:........................................................................... Bài mới: Trong thực tế chúng ta gặp những bản đồ các lưới kinh tuyến – vĩ tuyến khác nhau. Bản đồ thế giới có các đường kinh tuyến vĩ tuyến là đường thẳng, trong khi đó bản đồ bán cầu chỉ có xích đạo và đường kinh tuyến ở chính giữa bản đồ là đường thẳng còn lại tất cả là đường cong; vì sao lại có sự khác nhau như vây. T Lượng Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HĐ1: cá nhân giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 3 bản đồ: Thế giới, vùng cực bắc, Châu âu -> phát biểu khái niệm bản đồ. Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát quả cầu ( mô hình trái đất) và bản đồ thế giới -> làm thế nào để chuyển hệ thống kinh – vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt phẳng. Tại sao hệ thống kinh – vĩ tuyến trên 3 bản đồ này có sự khác nhau ? Tại sao phải dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau. HĐ 2: cả lớp Bước 1: GV sử dụng tấm bìa thay mặt chiếu giữ nguyên là mặt phẳng hoặc cuộn lại thành hình nón hoặc hình trụ. Bước 2: GV cho mặt phẳng hình nón, hình trụ lần lượt tiếp xúc với quả cầu tại các vị trí khác nhau. HĐ 3: Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm. Bước 2: GV cho học sinh nguyên cứu SGK – phân công: Nhóm 1: phép chiếu phương vi - hình 1.3 a + b. Nhóm 2: phép chiếu hình nón 1.5 a + b. Nhóm 3: phép chiếu hình trụ 1.7a + b. Nhận xét -> trả lời các câu hỏi: vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với quả cầu. Hệ thống kinh – vĩ tuyến bản đồ. Sự chính xác trên bản đồ. Dùng để vẽ khu vực nào trên địa cầu. Bước 3: GV yêu cầu đại diện nhóm 1 trình bày những vấn đề đã quan sát và nhận xét. Quan sát hình 1.4 -> nhận xét gồm: phép chiếu hình nón đứng. phép chiếu hình nón ngang. phép chiếu hình nón nghiêng. Đại diện nhóm 2: Hình 1.5a Hình 1.5b Đại diện nhóm 3: Tùy theo vị trí của hình trụ với quả cầu, có các yêu cầu khác: Hình trụ đứng. Hình trụ ngang. Hình trụ nghiêng. chuẩn bị phiếu. Phép chiếu hình bản đồ: Khái niệm phép chiếu hình bản đồ: Là cách biểu diễn mặt cong của trái đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với 1 điểm trên mặt phẳng. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản: Phép chiếu phương vị. Khái niệm: là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh – vĩ tuyến trên địa cầu lên mặt chiếu là mặt phẳng. Tùy theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với địa cầu mà các phép chiếu phương vị khác nhau. gồm: - phép chiếu phương vị đứng 1.2a phương vị ngang : 1.2b phương vị nghiêng: 1.2c phép chiếu phương vị đứng: mặt phẳng tiếp xúc với địa cầu ở các cực. Hệ thống kinh – vĩ tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vị trí nhà những đường tròn đồng tâm ở cực. Những khu vực ở gần cực tương đối chính xác. Dùng để vẽ những khu vực quanh cực. phép chiếu hình nón: KN: là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh – vĩ tuyến trên địa cầu lên mặt chiếu là hình nón... tùy theo vị trí tiếp xúc của hình nón với địa cầu có các phép chiếu hình nón khác nhau. Phép chiếu hình nón đứng: Hình nón tiếp xúc với quả cầu tại một vòng vĩ tuyến. Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở đỉnh hình nón vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón. Những khu vực ở vĩ tuyến tiếp xúc tương đối chính xác. Dùng để vẽ các khu vực vĩ độ TBình. Phép chiếu hình trụ: Là cách thể hiện lưới kinh – vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là hình trụ, sau đó triển khai mặt trụ ra mặt phẳng. phép chiếu hình trụ đứng: Hình trụ tiếp xúc với quả cầu theo vòng XĐ. Kinh tuyến + vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song. Những khu vực XĐ tương đối chính xác. vẽ khu vực gần XĐ. 4. Củng cố – dặn dò: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: ...../....../........ Ngày giảng: ..../....../....... Bài 2 Tiết 2 một số phương pháp biểu hiện Các đối tượng địa lí trên bản đồ Mục tiêu: kiến thức: Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó. Khi đọc bản đồ địa lí trước hết phải tìm hiểu bảng chú giải. kĩ năng: học sinh nhận biết được một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ qua các đặc điểm kí hiệu bản đồ. thiết bị dạy học: Bản đồ công nghiệp Việt Nam, khí hậu Việt Nam, phân bố dân cư Châu á. Bản đồ nông nghiệp Việt Nam. Tiến trình dạy học: Kểm tra bài cũ: Bài mới: treo bản đồ công nghiệp Việt Nam, nông nghiệp Việt Nam yêu cầu học sinh cho biết bằng cách nào chúng ta biểu hiện được nội dung bản đồ? T Lượng Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HĐ: nhóm Bước 1: chia 4 nhóm. Bước 2: GV yêu cầu các nhóm quan sát các bản đồ trong SGK, nhận xét và phân tích về đối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện của từng phương pháp. + Nhóm 1: nghiên cứu 2.1; 2.2 + Nhóm 2: hình 2.3 + Nhóm 3: hình 2.4; 4 hình 2.5 Bước 3: GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày những điều đã quan sát và nhận xét. GV cho HS cùng nhóm góp ý. Các nhóm khác bổ xung. GV giúp học sinh chuẩn bị kiến thức. ( cho từng nhóm trình bày hoặc đồng thời cả 4 nhóm lên bảng trình bày ). Đánh giá: Hãy điền những nội dung thích hợp và bảng; phương pháp biểu hiện đối tượng – khả năng. Chuẩn bị: Bài mới bài số 3. Phương pháp kí hiệu: đối tượng biểu hiện: biểu hiện những đối tượng phân bố theo đặc điểm cụ thể, những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. Các dạng kí hiệu: Kí hiệu hình học, chữ, tượng hình. Khả năng biểu diễn: vị trí phân bố của đối tượng. Số lượng của đối tượng ( qui mô). Chất lượng của đối tượng. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động. Đối tượng biểu hiện: biểu hiện sự di chuyển của đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội. Khả năng biểu hiện: Hướng di chuyển của đối tượng. Khối lượng của đối tượng di chuyển ( tốc độ ): mũi tên dài ngang, dày, mảnh. Chất lượng của đối tượng di chuyển. Phương pháp châm điểm: Đối tượng biểu hiện: biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị khác nhau. Khả năng biểu hiện: Sự phân bố của đối tượng; Số lượng của đối tượng. phương pháp bản đồ – biểu đồ. Đối tượng biểu hiện: biểu hiện những đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó. Khả năng biểu hiện: số lượng, chất lượng, cơ cấu của đối tượng. Ngày soạn: ...../....../........ Ngày giảng: ..../....../....... Bài 3 Tiết 3 Sử dụng bản đồ trong học tập – đời sống Mục tiêu: Kiến thức: Trình bày sự cần thiết của bản đồ trong học tập - đời sống. Nắm được 1 số điều cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập. Kĩ năng: phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ. Thái độ: Có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Thiết bị dạy học: Một số bản đồ về địa lí Tự nhiên – kinh tế xã hội. Tập bản đồ thế giới và các châu lục, át lát Viêt Nam. Tiến Trình dạy học: ổn định tổ chức:................................................................................. Kiểm tra:............................................................................................ bài mới: Tại sao học địa lí cần phải có bản đồ. T Lượng Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HĐ 1: cả lớp Bước 1:GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và phát triển về vai trò trong học tập và đời sống. Bước 2: GV ghi tất cả các ý kiến của HS lên bảng. Bước 3: GV nhận xét các ý kiến phát biểu và sắp xếp các ý kiến theo từng lĩnh vực tương ứng. HĐ 2: cả lớp. Bước 1: GV yêu cầu HS phát biểu về những vấn đề lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập được nêu ra trong SGK. Bước 2: GV yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa của những điều cần lưu ý đó và cho ví dụ thông qua 1 số bản đồ cụ thể: Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống. Trong học tập: Học tại lớp. Học tại nhà. Kiểm tra. Trong đời sống: Bảng chỉ đường. Phục vụ các ngành sản xuất. Trong quân sự. Sử dụng bản đồ - át lát trong học tập. Những vấn đề cần lưu ý: Chọn bản đồ phù hợp. Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ, kí hiệu. Xác định phương hướng trên bản đồ. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ - át lát. Đánh giá: Yêu cầu học sinh chuẩn bị và trình bày trước lớp về việc sử dụng bản đồ trong học tập của mình. Dặn dò: Chuẩn bị bài thực hành. Ngày soạn: ...../....../........ Ngày giảng: ..../....../....... Bài 10: Thực hành Tiết . Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên thế giới. Nhận xét, nêu được mối quan hệ của các khu vực nói trên với các mảng kiến tạo. Rèn luyện kĩ năng đọc, xác định vị trí của các khi vực nói trên bản đồ. Xác địn mối quan hệ, trình bày các mối quan hệ đó bằng lược đồ, bản đồ Thiết bị dạy học. Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa trên thế giới. Bản đồ tự nhiên thế giới. Tập bản đồ thế giới và các châu lục. Hoạt động dạy học: Mở bài: giáo viên nêu nhiệm vụ của bài học. T lượng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: làm theo cặp GV yêu cầu HS quan sát hình 10.1 bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa; bản đồ tự nhiên thế giới hoặc tập bản đồ Thế giới và các châu lục để xác định: + Các khu vực có nhiều động đất, núi lửa hoạt động. + các vùng núi trẻ. + Trên bản đồ những khu vực này được biểu hiện về kí hiệu, màu sắc địa hìnhnhư thế nào? nhận xét về sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ. + Sử dụng lược đồ, bản đồ để đối chiếu, so sánh nêu được mối liên quan giữa các vành đai: sự phân bố ở đâu? đó là nơi như thế nào của TráI đất? Vị trí của chúng có trùng với nhau không?... + Kết hợp với kiến thức đã học về thuyết kiến tạo mảng trình bày về mối liên quan của các vành đai động đất, núi lửa; các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch quyển. HĐ 2: cả lớp Đại diện HS xác định và nhận xét sự phân bố các khu vực động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ và trình bày kết quả trên bản đồ. Cả lớp bổ sung, góp ý kiến. GV chuẩn xác lại kiến thức như sau: Có sự trùng lặp về vị trí các vùng có nhiều động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ. Sự hình thành chúng có liên quan với vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo của thạch quyển. Sự phân bố của động đất, núi lửa theo khu vực. Núi lửa thường tập trung thành một số vùng lớn, trùng với những miền động đất và tạo núi hoặc trùng với những kiến tạo lớn của Trái đất. Đó là: vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực Địa Trung HảI, khu vực Đông Phi, Hoạt động núi lửa cũng là kết quả của các thời kì kiến tạo ở trong lòng Trái Đất, có liên qua với vùng tiếp xúc của các mảng. Các núi trẻ, mới hình thành cách đây không lâu, các dãy núi chưa bị bào mòn, hạ thấp mà còn đang nâng cao thêm: dãy Anpơ, Capca, Pirene (Châu Âu), Himalaya ở Châu á và Coóc die, Andet ở Châu Mỹ Sự hình thành chúng cũng liên quan với các vùng tiếp xúc của mảng kiến tạo. Xác định các vành đai động đất và núi lửa; các vùng núi trẻ trên bản đồ. Sự phân bố các vành đai động đất và núi lửa; các vùng núi trẻ. 3. Mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảnh kiển tạo của thạch quyển. Ngày soạn: ...../....../........ Ngày giảng: ..../....../....... Bài 11: khí quyển Tiết . Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất Mục tiêu bài học: Sau bài học này học sinh cần: Trình bày thành phần không khí và cấu trúc của khí quyển. Trình bày được sự phân bố các khối khí, frông. Nêu đặc điểm chính và sự tác động của chúng. Trình bày và giải thích về sự phân bố nhiệt trên Trái đất. Phân tích hình vẽ, bảng số liệu, bản đồ Để biết được cấu tạo của khí quyển, phân bố nhiệt và giả thích sự phân bố đó. thiết bị dạy học: Sơ đồ các tầng khí quyển. Các bản đồ: nhiệt độ, khí áp và gió khí hậu thế giới, tự nhiên thế giới. họat động dạy học. Khởi động: GV hỏi HS: ở lớp 6 chúng ta đã được học về khí quyển, các khối khí frông. Bạn nào còn nhớ được khí quyển gồm những tầng nào? Trên Trái đất có những khối khí nào? Sau khi HS trả lời, GV nói: bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trên đồng thời còn giúp các em biết được nhiệt độ không khí trên trái đất thay đổi theo những nhân tố nào? T. Lượng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân hoặc theo cặp GV giới thiệu khái quát cho HS biết khí quyển gồm những chất khí nào, tỉ lệ của chúng trong không khí và vai trò của hơi nước trong khí quyển. Bước 1: HS đọc nội dung SGK, quan sát hình 11.1 kết hợp với vốn hiểu biết hoàn thành phiếu học tập. Nếu có thể, GV chiếu hình ảnh về cầu vồng, một số hiện tượng tự nhiên xảy ra trong lớp không khí, đặc biệt ở tầng đối lưu giúp HS nhấn mạnh được vai trò quan trọng nhất của tầng đối lưu. Bước 2: HS trình bày kết quả GV giúp HS chuẩn kiến thức của phiếu học tập ( phục lục ). HĐ 2: cá nhân / cặp. Bước 1: HS đọc mục 1.2; 1.3. + Nêu tên và xác định vị trí các khối khí. + Nhận xét và giải thích về đặc điểm của các khối khí. Nêu ví dụ về tính chất khối khí ôn đới lục địa (Pc), xuất phát từ Xibia tác động đến Châu á và Việt Nam. + Frông là gì? + Tên và vị trí của frông. + Tác động của frông khi đia qua một khu vực. Bước 2: Đại diện HS trình bày kết quả và xác định trên bản đồ vị trí hình thành các khối khí ( ở lục địa, đại dương, vĩ độ thấp, vĩ độ cao). Các nhóm khác bổ sung, góp ý. GV chuẩn xác kiến thức, giải thích rõ hơn về nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của các khối khí: Sự hình thành các khối khí nóng, lạnh liên quan tới lượng nhiệt nhận được từ Mắt Trời ở các vĩ độ cao, thấp khác nhau. Các khối khí còn được hình thành ở những nơi có sự khác biệt về nhiệt độ, độ ẩm, ảnh hưởng tới lớp không khí gần mặt đất. Khối khí luôn di chuyển, chúng làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua và biến tính. Trong một khối khí, các tính chất về nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, trọng lượng đồng nhất. Nhưng, ở các frông, gió thổi ngược hướng nhau, nhiệt độ chênh nhau Khi các frông chuyển động đến đâu làm cho nhiệt độ, áp suất, hướng gió thay đổi nhanh chóng, có mây và mưa. Vì vậy, dẫn đến sự biến đổi đột ngột của thời tiết nơi đó. HĐ 3: Cả lớp. GV nói: nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ mặt trời. GV nêu rõ hơn về mặt trời. Là các dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời tới Trái Đất, chủ yếu là các sang điện từ – các tia ánh sáng nhìn thấy và không nhìn thấy. Hỏi: Dựa và SGK, cho biết bức xạ mặt trời tới Trái Đất được phân bố như thế nào? Hỏi: Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là do đâu mà có? Nhiệt lượng do Mặt trời mang đến trái đất thay đổi theo yếu tố nào? cho ví dụ. Kết luận: Nhiệt lượng do mặt trời mang đến bề mặt Trái Đất thay đổi theo góc chiếu. Nhìn chung, tia bức xạ càng gần hai cực càng chếch, góc chiếu càng nhỏ, lượng bức xạ càng giảm. HĐ 4: Cặp / nhóm có thể chia lớp thành 6 nhóm. Bước 1: HS nhóm 1, 2 dựa vào hình 11.1; 11.2 bảng thống kê trang 41 SGK bản đồ tản nhiệt, khí áp và gió thế giới, hãy nhận xét và giải thích: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ. Sự thay đổi biên độ nhiệt trong năm theo vĩ độ. Tại sao có sự thay đổi đó? HS các nhóm 3;4 dựa vào hình 11.2 kênh chữ SGK. Xác định địa điểm Vec – Khôi – An trên bản đồ. Đọc trị số nhiệt độ trung bình năm của địa điểm này. Xác định khu vực có nhiệt độ cao nhất, đường đẳng nhiệt năm cao nhất trên bản đồ. Nhận xét sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 520B. Giải thích tại sao có sự khác nhau về nhiệt giữa lục địa và đại dương? HS các nhóm 5, 6 dựa vào hình 11.3 kênh chữ, vốn hiểu biết: Cho biết địa hình có ảnh hưởng thế nào tới nhiệt độ. Giải thích vì sao càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Phân tích mối quan hệ giữa hướng phơi của sườn với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được. Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả dựa trên bản đồ, cả lớp bổ xung góp ý, GV giúp HS chuẩn kiến thức. Giáo viên có thể giới thiệu thêm ( khi cần): Tùy theo vĩ độ, góc chiếu của tia sáng. Mặt Trời khác nhau, mặt đất nhận được một lượng nhiệt không giống nhau. Nhìn chung, nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về cực ( từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao ). Các địa điểm ở giữa lục địa có chế độ nhiệt cực đoan ( nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở khu vực sa mạc Sahara ở Châu Phi, Vec – khôi – an có nhiệt độ trung bình là 160C, biên độ nhiệt là 650C ). ở những miền gần biển về mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn, biên độ nhiệt nhỏ hơn những miền nằm sâu trong lục địa. Càng vào sâu trong lục địa do mùa đông lạnh, mùa hè nóng nên biên độ nhiệt năm càng tăng. Do nhiệt dung khác nhau. Nước có khả năng truyền nhiệt nhỏ hơn so vơi đất nên nóng lên và nguội đi chậm hơn đất. Khi nóng, nhiệt độ không khí trên mặt nước thấp hơn trên mặt đất. Khi lạnh thì nhiệt độ không khí trên mặt nước lại cao hơn trên mặt đất. Do sự khác biệt đó, nhiệt độ không khí ở những miền gần biển về mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn, biên độ nhiệt nhỏ hơn những miền nằm sâu trong lục địa. Trong tầng đối lưu trung bình lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,60C do: càng lên cao, không khí càng loãng hơn ở dưới thấp, không giữ được nhiều nhiệt ở các vùng miền núi, độ cao của địa hình càng lớn thì nhiệt độ không khí càng giảm. Sườn núi ( có các tia bức xạ chiếu thẳng tới) càng dốc thì góc nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng cao. Sườn núi ( có mặt dốc theo hướng các tia bức xạ) thì góc nhập xạ nhỏ hơn, sườn càng dốc thì góc càng nhỏ, cường độ bức xạ càng kém. Hướng phơi của sườn núi ngược với chiều nằm của ánh sáng Mặt Trời thường có góc nhập xạ lớn hơn, lượng nhiệt nhận được cao. Hướng phơi của sườn núi cùng chiều với ánh sáng Mặt Trời, thường có góc nhập xạ nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được thấp hơn. Sự tác động của các nhân tố như dòng biển nóng, lạnh cũng làm cho nhiệt độ không khí thay đổi. Khí quyển. Gồm các chất khí như nitơ ( 78%), ô xi(21%), các khí khác (3%) và hơi nước, bụi,tro Cấu trúc của khí quyển Khí quyển là lớp khí bao quanh trái đất. Gồm 5 tầng: Đối lưu, bình lưu, khí quyển giữa, tầng không khí cao, tầng khí quyển ngoài. Các tầng có đặc điểm khác nhau về giới hạn , độ dày, khối lượng không khí thành phần Các khối khí Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: khối khí địa cực, ôn đới chí tuyến, khối khí xích đạo. Đặc điểm: khác nhau về tính chất, luôn luôn di chuyển, bị biến tính. Frông Là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc, tính chất khác nhau. Mỗi nửa cầu có hai frông cơ bản: Frông địa cực ( FA ), frông ôn đới ( FP). Dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai nửa cầu ( FIT). Nơi frông đi qua có sự biến đổi thời tiết đột ngột. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên trái đất. Bức xạ và nhiệt độ không khí Bức xạ mặt trời + Là các dòng vật chất và năng lượng của mặt trời tới trái đất. + Được mặt đất hấp thụ 47 %, khí quyển hấp thụ một phần, còn lại phản hồi lại không gian. Nhiệt của không khí ở tầng đối lưu chủ yếu do nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng cung cấp. Góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời càng lớn, cường độ bức xạ càng lớn, lượng nhiệt thu được càng lớn và ngược lại. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất. Phân bố theo vĩ độ địa lí: Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về cực ( từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao ). Phân bố theo lục địa và đại dương. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Nguyên nhân: Do sự hấp thụ nhiệt của trái đất và nước khác nhau. Phân bố theo địa hình. Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao. Nhiệt độ không khí dôi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. Nhiệt độ không khí có sự tác động của các nhân tố: dòng biển nóng lạnh; lớp phủ thực vật; hoạt động con người. Đánh giá Nêu những đặc điểm, vai trò khác nhau của các tầng khí quyển. Phân tích sự khác nhau về nguồn gốc, tính chất của khối khí, frông. Phân tích và trình bày những nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất bằng hình vễ, bảng số liệu, bản đồ Nối các ý cột A với cột B sao cho phù hợp A. Tầng khí quyển B. Đặc điểm chủ yếu 1. Đối lưu a. Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao 2. Bình lưu b. Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng, nhiệt độ giảm theo độ cao. 3. Tầng giữa c. Không khí rất loãng 4. Tầng không khí trên cao d. Không khí chứa nhiều ion 5. Tầng khí quyển ngoài e. Không khí chuyển động theo chiều ngang Khoanh tròn chữ cái ở đầu ý em cho là đúng. Các khối khí được hình thành ở: Tầng đối lưu Tầng bình lưu Tầng khí quyển giữa Sự phân chia các khối khí căn cứ vào: Hướng di chuyển của không khí Phạm vi ảnh hưởng của không khí Vị trí hình thành ( Vĩ độ, bề mặt tiếp xúc là lục địa hay đại dương ). Các câu sau đúng hay sai? Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ Nhiệt độ trung bình năm tăng theo vĩ độ thấp lên theo vĩ độ cao Biên độ nhiệt giảm từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp Đại dương có biên độ nhiệt lớn, lục địa có biên độ nhiệt nhỏ. ở tầng đôi lưu càng lên cao nhiệt độ càng giảm do không khí loãng, bức xạ mặt đất tăng. hoạt động nối tiếp HS làm câu 3 trang 43 SGK. Ngày soạn: ...../....../........ Ngày giảng: ..../....../....... Bài 12 Tiết 3 Sự phân bố khí áp. một số loại gió chính MỤC TIấU BÀI HỌC Biết được nguyờn nhõn dẫn ddens sự thay đổi của khớ ỏp, sự phõn bố khớ ỏp trờn Trỏi Đất. Trỡnh bày nguyờn nhõn sinh ra một số loại giú cớnh và sự tỏc động của chỳng trờn Trỏi Đất. Đọc, phõn tớch lược đũ, bản đồ, hỡnh vẽ về khớ ỏp , giú. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ khớ ỏp và giú thế giới. III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động: GV núi : ở lớp 6 và cỏc lớp 7.8 cỏc em đó được học về khớ ỏp và giú. Bạn nào cú thể cho biết khớ ỏp là gỡ? Trờn Trỏi Đất cú những cú những đai khớ ỏp và giú thường xuyờn nào? Sauk hi HS trả lời. GV dẫn dắt vào bài. Họat hộng của GV và HS Nội dung chớnh HĐ 1: cả lớp GV yờu cầu HS đọc mục 2 SGK kết hợp với kiến thức đó học ở lớp 6 THCS, trao ddooir cả lớp để biết khỏi niệm về khớ ỏp, giải thớch được nguyờn nhõn dón dến sự thay đổi cua khớ ỏp. GV cú thể sử dụng hỡnh vẽ thể hiện độ cao , độ dày của cột khụng khớ tạo sức ộp lờn bề mặt Trỏi Đất. HS quan sỏt hỡnh 12.2 và 12.3 kết hợp với kiến thức đó học . cho biết: + Trờn bề mặt Trỏu Đất khớ ỏp được phõn bố như thế nào? + Cỏc đai khớ ỏp thấp và khớ ỏp cao từ xớch đạo đến cực cú liờn tục khụng? Tại sao cú sự chia cắt như vậy? kết luận: Càng lờn cao . khụng khớ càng loóng, sức ộp càng nhỏ. Khớ ỏp càng giảm. Những nơi cú nhiệt độ cao, khụng khớ mở ra, tỉ trọng giảm đi, khớ ỏp hạ. Những nơi cú nhiệt độ thấp, khụng khớ co lại, tỉ trọng tăng len , khớ ỏp tăng. Kụng khớ cú chứa nhiờu hơi nuớc khớ ỏp cũng hạ vỡ trụng lựơng riờng của khụng khớ ảm nhỏ hơn khụng khớ khụ. Ở những vựng cú nhiệt độ cao, hơi nước bốc lờn nhiều, chiếm dần chỗ của khụng khớ khụ làm khớ ỏp giảm đi. Dọc xớch đạo là đai ỏp thấp . Hai đai ỏp cao cận chớ thuyến ở khoảng 2 vĩ tuyến 30 B và N.Hai đai ỏp thấp ở khoảng 2 vĩ tuyến 60 B và N. Hai ỏp cao ở cực Bắc Và Nam.thực tế , chủ yếu do sự phõn bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương nờn cỏc đai khớ ỏp riờng biệt. HĐ 2: Cặp/nhúm Bước 1: GV sử dụng Sơ đồ cỏc đai giú để gợi ý và yờu cầu HS nhắc lại khỏi quỏt kiến thức cũ về khỏi niệm giú, nguyờn nhõn sinh ra giú, lực CO-ri-ụ-lit làm lệch hướng chuyển động của giú. Cỏc vành đai là những trung tõm hoạt động điều khiển cỏc chuyển động chung của khớ quyển lamd sinh ra cỏc loại giú cú tớnh chất vành đai như giú Mậu dịch .giú Tõy , giú Đụng cực. Bước 2: HS làm việc theo nhúm Nhúm số chẵn tỡm hiểu về giú Tõy và giú mậu dịch Đọc nội dung nục 1. quan sỏt hỡnh 12.1 trỡnh bày

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_bai_1_12.doc