I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
+ Biết được độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối là gì ?
+ Thấy được vì sao độ ẩm tương đối là một trong những căn cứ để dự báo thời tiết
+ Nắm được sự hình thành sương mù, mây và mưa
2. Về kĩ năng
Quan sát điều kiện để hình thành một số yếu tố của thời tiết như sương mù, mây mưa, tuyết đá
3. Thái độ:có ý thức trong học tập
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
GV dựa vào những kiến thức đã có của HS để dẫn dắt các em tự tìm đến nội dung của bài
III. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV : Bảng thống kê về mối quan hệ giữa sự thay đổi độ với lượng hơi nước tối đa chứa trong không khí
2. Chuẩn bị của HS:
Soạn bài trước ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp: (1’) kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy phân biệt các loại gió chính
81 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 nâng cao - Tiết 18-68 - Lê Thị Bích, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ..................... Tiết thứ 18
BÀI DẠY: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP - MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
+ Nắm được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp từ nơi này tới nơi khác
+ Nắm vững một số loại gió chính và nguyên nhân hình thành
2. Về kĩ năng
Nhận biết nguyên nhân hình thành các loại gió thông qua bản đồ và hình vẽ
3. Thái độ:
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Thảo luận dẫn dắt HS khai thác tri thức từ kênh hình
III. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV :
Phóng to các hình 15.2 và 15.3 SGK
2. Chuẩn bị của HS:
Soạn bài trước ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Ổn định lớp: (1’) kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
17’
10’
15’
HĐ1 Cả lớp
Khí áp là gì ?
Tại sao khí áp lại thay đổi ?
Yêu cầu HS diễn giải rõ từng nguyên nhân
Dựa vào hình 12.1 và sự hiểu biết hãy cho biết
Trên bề mặt trái đất khí áp phân bố như thế nào ?
Thực tế các đai khí áp có liên tục không
Vì sao như vậy ?
HĐ2 nhóm
B1: GV cho HS quan sát hình 15.1 yêu cầu HS nhớ lại kiến thức, nêu khái niệm về gió, nguyên nhân sinh ra gió và sự lệch hướng chuyển động của gió do ảnh hưởng của lực Côriôlit
B2: GV chia lớp thành 6 nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm nghiên cứu theo câu hỏi SGK và gợi ý của GV
B3: đại diện các nhópm trình bày kết quả, GV chuẩn xác kiến thức
Gió tây ôn đới gió mậu dịch hoạt động vào thời gian nào, ở đâu ? hướng và tính chất của nó
Gió mùa là gì ?
Nguyên nhân hình thành gió mùa ?
Gió đất và gió biển thường hoạt động ở đâu ?
Nguyên nhân
Gió phơn là gì ?
Gió phơn hoạt động ở các vùng núi ở nước ta vào mùa hạ gió mùa tây nam khi vượt qua dãy trường sơn nam do chịu hiệu ứng phơn nên trở nên khô và nóng
HS đọc để phân tích trả lời
HS dựa vào SGK để trả lời
- Do càng lên cao không khí càng loãng sức nén giảm nên khí áp giảm
- Nhiệt độ tăng không khí nở ra làm tỉ trọng giảm đi khí áp giảm và nhiệt dộ giảm
HS quan sát kỹ trả lời
+ Dọc xích đạo là đai áp thấp
+ Dọc 2 vĩ tuyến 300B và 300N là 2 đai áp cao
HS dựa vào SGK trang 44 để trả lời
Nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẻ giữa lục địa và đại dương
HS quan sát và trả lời các bạn khác bổ sung GV chuẩn bị kiến thức
Nhóm 1-2 thảo luận gió mậu dịch và gió tây ôn đới
Nhóm 3-4 thảo luận phần gió mùa
Nhóm 5-6 thảo luận phần gió địa phương
HS thảo luận và trả lời
Vd: Mùa đông trên lục địa áp cao, gió thổi từ cao áp ra biển mang theo không khí khô
Mùa hạ áp thấp hình thành trên lục địa gió thổi từ đại dương vào lục địa mang theo khí ẩm và gây mưa
HS nghiên cứu SGK và trả lời
Ban ngày mặt đất nóng nhanh hơn nhiệt độ cao + gió biển
Ban đêm đất liền trả nhiệt nhanh -> gió đất
I. Sự phân bố khí áp
1. Khí áp, nguyên nhân sinh ra khí áp
a. khí áp : là sức nén của không khí xuống mặt trái đất
b. Nguyên nhân thay đổi khí áp
- Do độ cao thay đổi
Nâng lên cao khí áp càng giảm
- Do nhiệt độ thay đổi nhiệt độ tăng khí áp giảm và ngược lại
2. Phân bố các đai khí áp trên trái đất
- Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẻ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo
Thực tế các đai khí áp bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt
II. Một số loại gió chính
1. Gió tây và ôn đới
- Thổi quanh năm từ cao áp cận chí tuyến về áp thấp ôn đới
- Hướng
+ Tây Nam ở bán cầu Bắc
+ Tây bắc ở bán cầu nam
- Tính chất ẩm mưa nhiều
2. Gió mậu dịch:
- Thổi quanh năm từ cao áp cận chí tuyến về áp thấp xích đạo
- Hướng
+ Đông Bắc ở Bắc bán cầu
+ Đông Nam ở bán cầu Nam
- Tính chất : khô
3. Gió mùa :
- Gió mùa là gió thổi theo mùa. Hai mùa mà gió thổi trong năm có hướng và tính chất trái ngược nhau
Nguyên nhân do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương
4.Gió địa phương
a. gió đất, gió biển
- hình thành vùng ven biển
Hướng thay đổi theo ngày và đêm
+ Ban ngày gió thổi từ biển đến đất liền
+ Ban đêm ngược lại
b. Gió phơn : là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng
. Củng cố kiến thức : Hãy phân biệt các loại gió chính. hướng, tính chất của một số loại gió
. Bài tập về nhà :Trả lời câu hỏi sau SGK, xem trước bài mới
V. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : ..................... Tiết thứ 19
BÀI DẠY: ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ - SỰ NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
+ Biết được độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối là gì ?
+ Thấy được vì sao độ ẩm tương đối là một trong những căn cứ để dự báo thời tiết
+ Nắm được sự hình thành sương mù, mây và mưa
2. Về kĩ năng
Quan sát điều kiện để hình thành một số yếu tố của thời tiết như sương mù, mây mưa, tuyết đá
3. Thái độ:có ý thức trong học tập
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
GV dựa vào những kiến thức đã có của HS để dẫn dắt các em tự tìm đến nội dung của bài
III. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV : Bảng thống kê về mối quan hệ giữa sự thay đổi độ với lượng hơi nước tối đa chứa trong không khí
2. Chuẩn bị của HS:
Soạn bài trước ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Ổn định lớp: (1’) kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Hãy phân biệt các loại gió chính
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
20’
16’
HĐ1 cả lớp
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm độ ẩm không khí, hơi nước có trong không khí là do ao hồ, sông biển đại dương đã học ở lớp 6
Độ ẩm tương đối giúp ta biết được không khí khô hay ẩm, còn chứa thêm được bao nhiêu nước khi độ ẩm tương đối là 1000C
HĐ2 nhóm
B1: GV chia lớp ra làm 6 nhóm sau đó dựa vào SGK và vốn hiểu biết thảo luận theo ý
- khi nào hơi nước trong không khí ngưng đọng
- Nguyên nhân làm cho nhiệt độ không khí giảm
Sương mù hình thành ở đâu ? điều kiện để hình thành sương mù
HĐ3: cá nhân
Mưa được hình thành như thế nào ?
nước rơi trong điều kiện nào được gọi là tuyết ?
Giải thích sự hình thành mưa đá
HS dựa vào SGK phân biệt
- khái niệm độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối, độ ẩm bảo hoà
HS chia nhóm thảo luận và câu hỏi của GV
HS trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV
Dựa vào hình 16 đọc tên các loại mây từ thấp lên cao. Mây nào thường gay ra mưa
Mây tầng tích thấp nhất hình thành ở độ cao vài trăm met
+ Mây trung tính ở độ cao trên 4000m
+ Mây ti ở độ cao trên 6000m
1. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối
a. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm bảo hoà
- Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước tính bằng gam trong 1m3 không khí ở một thời điểm nhất định
- Độ ăm bảo hoà là lượng hơi nước tối đa mà 1m3 không khí có thể chứa được
b. Độ ẩm tương đối
là tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối của không khí với độ ẩm bảo hoà cùng nhiệt độ
2. Sương mù và mây
a. Sự ngưng đọng hơi nước
+ Hơi nước sẽ ngưng tụ khi có hạt nhân ngưng đọng
+ không khí chứa hơi nước bảo hoà
+ không khí gặp lạnh
b. Sương mù : Điều kiện hình thành độ ẩm cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.
c. Mây : Hơi nước ngưng đọng thành những giọt nước nhỏ và nhẹ tụ thành đám mây ở trên cao
Mưa : Các hạt nước trong đám mây kết hợp nhau ngưng tụ tạo thành mưa
- Mưa đá
+ sảy ra khi trời nóng, oi bức
+ không khí đối lưu mạnh đẩy lên cao gặp lạnh rơi xuống đất
. Củng cố kiến thức : Câu hỏi trắc nghiệm
. Bài tập về nhà :Trả lời câu hỏi sau SGK, xem trước bài mới
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn : ..................... Tiết thứ 20
BÀI DẠY: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA- SỰ PHÂN BỐ MƯA
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
+ Hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa
+ Nhận biết sự phân bố mưa theo vĩ độ
+ Hiểu rõ ảnh hưởng của đại dương đến sự phân bố mưa
2. Về kĩ năng
Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố nhiệt độ, khí áp, dòng biển với lượng mưa. đọc bản đồ và phân tích đồ thị phân bố mưa
3. Thái độ:Cần tiếp thu kiến thức
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Giải thích, thảo luận nhóm
III. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV : Bản đồ phân bố lượng mưa trên Thế Giới
Phóng to biểu đồ các kiểu khí hậu
2. Chuẩn bị của HS:
Soạn bài trước ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Ổn định lớp: (1’) kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: không
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
20’
HĐ1 nhóm
Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 nhân tố
Theo gợi ý của GV
- Khi áp suất cao mưa nhiều hay ít ? vì sao?
ở các vùng ven biển gió từ đại dương thổi vào mang theo hơi nước thường có mưa nhiều
ở vùng ôn đới gió tây mang hơi nước từ biển di chuyển vào gây mưa ở ven các lục địa như tây âu, sườn tây hệ thống núi, ở sau trong lục địa mưa ít
HĐ2: Cặp
Cho HS dựa vào hình 17.1 và 17.2 kiến thức đã học nhận xét và giải về tình hình phân bố lượng mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến
HS chia nhóm thảo luận
Khu vực áp thấp : mưa nhiều
Khu vực áp cao : mưa ít hoặc không mưa
Gió tây ôn đới mưa nhiều
Miền có gió mùa mưa nhiều
Miền có gió mậu dịch mưa ít
Vùng khí hậu nóng có lượng mưa lớn hơn vùng khí hậu lạnh
Ôn đới mưa nhiều do áp thấp khuất gió
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
1. Khí áp
- Áp cao
- Áp thấp
2. Frông
miền frông dải hội tụ đi qua thường có mưa nhiều
3. Gió :
- Gió tây ôn đới
- Gió mùa
- Gió mậu dịch
4. Dòng biển
- Dòng biển nóng : Mưa nhiều
- Dòng biển lạnh : mưa ít
5. Địa hình :
- Địa hình cao mưa nhiều
- Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít
II. Sự phân bố lượng mưa
1. Lượng mưa trên trái đất phân bố không đều theo vĩ độ
- Khu vực xích đạo mưa nhiều
- khu vực hai chí tuyến mưa ít
- Hai khu vực ôn đới mưa nhiều
2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương
- Sự phân bố mưa không đều
- Ảnh hưởng của lục địa và đại dương
. Củng cố kiến thức : Hãy phân biệt các loại gió chính. hướng, tính chất của một số loại gió
. Bài tập về nhà :Trả lời câu hỏi sau SGK, xem trước bài mới
V. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : ..................... Tiết thứ 21
BÀI DẠY: THỰC HÀNH : ĐỌC BẢN ĐỒ CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT – PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
+ Hiểu rõ sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất
+ Thấy được sự phân hoá các kiểu khí hậu ở nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ, ở ôn đới chủ yếu theo kinh độ
+ Hiểu rõ một số kiểu khí hậu tiêu biểu
2. Về kĩ năng
Đọc bản đồ xác định ranh giới của các đới khí hậu, sự phân hoá các kiểu khí hậu trong từng đới
3. Thái độ:có ý thức trong học tập
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Mục I và phần a mục 2 nên để HS nghiên cứu và tự trả lời
Phần b của mục 2 tiến hành thảo luận
III. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV : Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất
2. Chuẩn bị của HS:
Soạn bài trước ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Ổn định lớp: (1’) kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
20’
GV yêu cầu HS nêu tên và xác định được vị trí cụ thể của các đới khí hậu trên bản đồ
Em có nhận xét gì về vị trí các đới khí hậu trên bản đồ
Đới khí hậu ôn đới cận nhiệt và nhiệt đới phân hoá thành các kiểu khí hậu nào
HĐ2: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một biểu đồ theo yêu cầu của SGK
Các nhóm thảo luận sau đó đại diện nhóm trình bày
Cho HS quan sát hình và trình bày vào bảng phụ
HS dựa vào hình 18.1 để làm bài : lưu ý
-Ranh giới khí hậu trên bản đồ có màu đỏ
- Phạm vi một số đới không liên tục từ đông sang tây
HS dựa vào hình 18.1 để xác định được các kiểu khí hậu của từng đới
HS quan sát kỹ bản đồ chú ý ranh giới giữa các kiểu khí hậu trong mỗi đới theo kinh tuyến và vĩ tuyến và kết luận
Nhóm 1: biểu đồ Hà Nội
Nhóm 2 : biểu đồ Upha
Nhóm 3 : biểu đồ Valenxia
Nhóm 4 : biểu đồ palecmô
1. Đọc bản đồ các đới khí hậu trên trái đất
a. Các đới khí hậu
- Mỗi bản đồ có 2 đới khí hậu là :
+ Cực
+ Cận cực
+ Ôn đới
+ Cận nhiệt
+ Nhiệt đới
+ Cận xích đạo
+ Xích đạo
b. Sự phân hoá khí hậu ở một số đới
- Đới khí hậu ôn đới
+ Kiểu lục địa
+ Kiểu hải dương
- Đới khí hậu cận nhiệt
+ Kiểu lục địa
+ Kiểu gió mùa
+ Kiểu địa trung hải
- Đới khí hậu nhiệt đới
+ Kiểu lục địa
+ Kiểu gió mùa
c. Sự khác biệt trong phân hoá khí hậu ở ôn đới và nhiệt đới
- Ở ôn đới các kiểu khí hậu phân hoá chủ yếu theo kinh độ
- Ở nhiệt đới các kiểu khí hậu phân hoá chủ yếu theo vĩ độ
2. Phân tích biểu đồ nhiệt dộ và lượng mưa của các kiểu khí hậu
a. Đọc bản đồ
b. So sánh điểm giống nhau và khác nhau của một số kiểu khí hậu
. Củng cố kiến thức : Cho HS nhắc lại những kiến thức đã thảo luận
. Bài tập về nhà :Còn lại về nhà làm
V. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : ..................... Tiết thứ 22
Chương V THUỶ QUYỂN
BÀI DẠY: THUỶ QUYỂN - TUẦN HOÀN NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
+ Hiểu rõ vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất
+ Nhận biết sự hình thành nước ngầm và vai trò của nước ngầm đối với đời sống và sản xuất
+ Hiểu rõ nguồn gốc và đặc điểm quá trình phát triển của nó
2. Về kĩ năng
Phân tích hình ảnh để nhận biết các vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất, sự phát triển của hồ đầm
3. Thái độ:
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Hệ thống hoá kiến thức, thảo luận nhóm
III. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV : Tận dụng kênh hình đã có của SGK để dạy và học. Sưu tầm một số tranh ảnh về các hồ có nguồn gốc khác nhau
2. Chuẩn bị của HS:
Soạn bài trước ở nhà và học bài cũ
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Ổn định lớp: (1’) kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở thực hành
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
3’
15’
10’
HĐ1 Cá nhân
thuỷ quyển là gì ?
HĐ2 Cả lớp
Nước trên lục địa và trên các đại dương với nước ngầm, hơi nước trong khí quyển có quan hệ với nhau như thế nào ?
dựa vào hình 19.1 em hãy trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất
Ngay trên ao hồ sông suối nước vừa chảy vừa bốc hơi, vừa thấm xuống đất để hoà tan vào các dòng chảy ngầm
Hai phần còn lại GV chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm thảo luận, 1 nhóm nhân tố
Nước ngầm có những đặc điểm gì ?
Nước ngầm có vai trò gì trong sản xuất và sinh hoạt của con người ?
Hồ được hình thành từ những nguồn gốc nào ?
HS quan sát SGK trang 66 trả lời
HS quan sát hình 19.1 để trình bày 2 vòng tuần hoàn nước
Nhóm 1-2 nước ngầm
Nhóm 3-4 Hồ
HS nghiên cứu SGK trang 67 để trả lời
HS nghiên cứu SGK và liên hệ thực tiễn
I. Thuỷ quyển
- Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm các biển Đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển
II. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất
a. Vòng tuần hoàn nhỏ : Nước từ biển bốc hơi lên cao tạo thành mây và mưa lại rơi xuống biển
b. Vòng tuần lớn : Nước bốc hơi lên cao tạo thành mây, mây được gió đưa vào đất liền gặp lạnh => mưa
Nước rơi xuống lục địa một phần được bốc hơi lên khí quyển phần khác thấm qua tầng đá thấm nước, nước ngầm
Còn lại là dòng chảy trên mặt như ao hồ
III. Nước ngầm
Là lượng nước nhiều nhất trên Trái Đất
- Nước ngầm phụ thuộc
+ Nguồn cung cấp nước
+ Địa hình
+ Cấu tạo của đất đá
+ Lớp phủ của thực vật
- Vai trò
+ Phục vụ sinh hoạt
+ cung cấp nước cho CN và NN
IV. Hồ
- Có nhiều nguồn gốc hình thành
+ Hồ móng ngựa
+ Hồ băng hà
+ Hồ miệng núi lửa
+ Hồ kiến tạo
- Tính chất hình thành
+ Hồ nước mặn
+ Hồ nước ngọt
. Củng cố kiến thức : Thuỷ quyển là gì ? mô tả 2 vòng tuần hoàn trên Trái Đất. nước ngầm và Hồ có vai trò như thế nào
. Bài tập về nhà :Về nhà làm bài tập trong SGK
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : ..................... Tiết thứ 23
BÀI DẠY: MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỐC ĐỘ DÒNG CHẢY VÀ CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG - MỘT SỐ SONG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
+ Hiểu rõ những nhân tố ảnh hưởng tốc độ dòng chảy của sông
+ Nắm được những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông. Biết cách phân loại
2. Về kĩ năng
Phân biệt mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của sông
3. Thái độ: có ý thức bảo vệ rừng và bảo vệ hồ chứa nước
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Giải thích minh hoạ, thảo luận nhóm
III. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV : Bản đồ tự nhiên Thế Giới.
2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ và soạn bài mới
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Ổn định lớp: (1’) kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
8’
20’
15’
HĐ1 Cá nhân
Độ dốc lòng sông ảnh hưởng tới chế độ nước sông như thế nào ?
Liên hệ VD thực tiễn
Trong thực tế nơi có lòng sông rộng và lòng sông hẹp nơi nào nước chảy mạnh hơn ? vì sao ?
HĐ2 Cả lớp
Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm ảnh hưởng đến chế độ nước sông như thế nào ?
Cho HS trả lời câu hỏi SGK
Địa thế thực vật hồ đầm ảnh hưởng tới chế độ nước sông như thế nào ?
Cho HS trả lời câu hỏi SGK ?
HĐ3 nhóm
B1: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 con sông
B2: Đại diện các nhóm lên trình bày GV chuẩn bị kiến thức kết hợp lược đồ tự nhiên thế giới
HS nghiên cứu SGK trang 69 trả lời
HS dựa vào thức tế mà trả lời
HS nghiên cứu mục II.1 SGK trang 69 trả lời
HS trả lời
HS nghiên cứu SGK mục II.2 trang 69 trả lời
HS dựa vào nội dung mục III trang 70 SGK và gợi ý của GV để trình bày
I. Một số nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông
1. Độ dốc dòng sông
- Nước sông chảy nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào độ dốc. Độ dốc càng cao độ chảy càng mạnh và ngược lại
- Chiều rộng lòng sông
Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc bề ngang lòng sông
Sông càng rộng nước chảy càng chậm và ngược lại
II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
1. Chế độ nước mưa, băng tuyết, nước ngầm
- Ở vùng khí hậu nóng hoặc địa hình thấp phụ thuộc chế độ mưa
- Ở vùng khí hậu lạnh hoặc nơi có địa hình cao phụ thuộc lượng tuyết và băng tan
- Ở vùng đá thấm nước
2. Địa thế thực vật, hồ, đầm
- Địa thế: miền núi nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng
- Thực vật: Nước rơi xuống một phần tán cây giữ lại 1 phần thẩm thực vật giữ 1 phần qua tầng đá thấm đá
3. Một số sông lớn trên Trái đất
a. Sông Nin
b. Sông Amzôn
c. Sông Vôn ga
d. Sông Ênitxây
Tên sông
Nơi bắt nguồn
Cửa sông đổ ra
Chảy qua KV khí hậu
Diện tích lưu vực (km2)
Chiều dài (km)
Nguồn cung cấp nước chính
S Nin
Hồ victoria
Địa trung hải
Xích đạo, cận xích đạo
2881000
6685
Mưa và nước ngầm
S Amazôn
Dãy Anđet
Đại tây dương
Xích đạo, châu mĩ
7170000
6437
Mưa và nước ngầm
S Vôn ga
Dãy Anpơ
Biển ban tích
Ôn đới, châu âu
1360000
3531
Mưa và băng tan
S Ênitxây
Dãy Xaian
Biển Cara
Ôn đới lạnh, châu á
2580000
4102
Băng tuyết tan và mưa
. Củng cố kiến thức : Câu hỏi trắc nghiệm
. Bài tập về nhà :Về nhà làm bài tập trong SGK và chuẩn bị bài mới
V. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................
Ngày soạn : ..................... Tiết thứ 24
BÀI DẠY: NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
+ Nhận biết được một số tính chất cảu nước biển và đại dương, hiểu rõ nguyên nhân của sự thay đổi đó
+ Thấy rõ mối quan hệ giữa các yếu tố nhiệt độ, mưa với tính chất nước biển
+ Hiểu rõ vai trò của biển và đại dương đối với đời sống con người
2. Về kĩ năng
Giải thích mối quan hệ nhân quả : Ở chí tuyến nước biển và đại dương có đọ mặn cao là vì khu vực này có nhiệt độ cao, mưa ít
3. Thái độ: Thấy được biển và đại dương có tài nguyên phong phú, bảo vệ và chống ô nhiễm biển và đại dương
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Giải thích minh hoạ, thảo luận nhóm
III. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV : Phóng to hình 21.1 “nhiệt dộ nước biển giảm theo độ sâu”
2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ và soạn bài mới
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Ổn định lớp: (1’) kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Đặc điểm 1 số sông lớn trên trái đất
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
25’
HĐ1 Cá nhân
Thành phần của nước biển bao gồm những gì ?
Tại sao vùng biển đỏ lại có độ muối cao nhất và biển Ban tích lại có độ muối thấp nhất
HĐ2: Cả lớp
Em hãy so sánh tỉ trọng nước biển và tỉ trọng nước ngọt ? tỉ trọng nước biển thay đổi như thế nào?
HĐ3: Cá nhân
Dựa vào hình 21.1 nhận xét sự giảm nhiệt độ của nước biển theo độ sâu ?
Dựa vào kiến thức đã học giải thích vì sao nhiệt độ nước biển giảm từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao
Các nhóm đọc SGK thảo luận và tìm các VD cụ thể về vấn đề được giao liên hệ VN
Em hãy kể tên một số bãi tắm đẹp và những địa điểm du lịch ở nước ta
HS nghiên cứu SGK trả lời
+ Muối khoáng
+ Khí
Biển đỏ có đọ muối cao vì xung quanh là hoang mạc ít mưa, bốc hơi nhiều, sông cung cấp nước ngọt ít
Biển Ban tích có độ muối thấp nhất là nằm khu vực ôn đới, nhiều sương mù, nước bốc hơi ít, lại có nhiều sông đổ nước ngọt nhiều
Nước biển có tỉ trọng lớn hơn nước ngọt
HS dựa hình 21.1 trả lời
Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí giảm do góc nhập xạ nhỏ nên nước biển càng giảm theo
Nhóm 1: Biển và đại dương là nguồn cung cấp nước vô tận cho khí quyển
Nhóm 2: Biển và đại dương là kho tài nguyên phong phú
Nhóm 3: Biển và đại dương là cầu nối các lục với nhau
Nhóm 4: Biển và đại dương là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng và du lịch hấp dẫn
HS kể tên:
Sầm sơn – Thanh Hoá
Vũng Tàu
Nha Trang
I. Một số tính chất của nước biển và đại dương
1. Thành phần của nước biển
- Các chất muối, chất khí và các chất hữu cơ
- Độ muối
+ Độ muối trung bình của nước biển là 35%
+ Độ muối đại dương thay đổi theo vĩ độ tương quan giữa độ bốc hơi và lượng mưa, lượng nước sông đổ ra biển
2. Tỉ trọng của nước biển
- Nước biển có tỉ trọng lớn hơn nước ngọt
- Độ muối càng cao thì tỉ trọng càng lớn và ngược lại
- Độ muối ở đại dương thay đổi theo vĩ độ
+ Dọc xích đạo độ muối 34.5%
+ Chí tuyến : 36.8%
+ Hai cực : 34%
3. Nhiệt độ của nước biển
a. Nhiệt độ nước : giảm dần theo độ cao
+ Từ 0-100m nhiệt độ giảm chậm
+ Từ 100-300m nhiệt độ giảm trung bình
+ 300-1000m nhiệt độ giảm nhanh
b. Thay đổi tuỳ theo mùa trong năm
c. Giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao
II. Vai trò của nước biển và đại dương đối với đời sống con người
- Cung cấp hơi nước => mây mưa => duy trì cuộc sống
- Điều kiện khí hậu của Trái Đất
- Là kho tài nguyên sinh vật phong phú
- Là kho tài nguyên khoáng sản
- Nơi nghỉ ngơi an dưỡng du lịch hấp dẫn
. Củng cố kiến thức : Trình bày thành phần và tỉ trọng nước biển
Vai trò của nước biển và đại dương đối với đời sống con người
. Bài tập về nhà :Về nhà làm bài tập trong SGK và chuẩn bị bài mới
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : ......
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_10_nang_cao_tiet_18_68_le_thi_bich.doc