Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 8 - Bài 7: Thực hành hệ quả địa lý chuyển động quanh mặt trời của trái đất

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, học sinh cần:

1. Về kiến thức

 Vận dụng được kiến thức của bài 6, mục II – Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất để:

- Giải thích sự thay đổi số giờ chiếu sáng, các góc chiếu sáng và lượng nhiệt ở các điểm khác nhau trên bề mặt Trái Đất.

- Tính góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12 tại các vòng cực, chí tuyến và Xích đạo.

2. Về kỹ năng

- Xác định được thời gian các bán cầu ngả về phía Mặt Trời để giải thích về số giờ chiếu sáng trong ngày.

- Biết tính cụ thể về trị số góc chiếu sáng ở các vĩ tuyến đặc biệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Hình vẽ 6.4 – Các mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc, trang 29- SGK.

- Hình vẽ tính góc nhập xạ tại các chí tuyến và vòng cực vào lúc 12 giờ trưa các ngày 21/3 và 23/9; 22/6 và 22/12.

- Thước kẻ, máy tính, bút chì.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 8 - Bài 7: Thực hành hệ quả địa lý chuyển động quanh mặt trời của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8: Bài 7. Thực hành Hệ quả địa lý chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất I. Mục tiêu bài học Sau bài học, học sinh cần: 1. Về kiến thức Vận dụng được kiến thức của bài 6, mục II – Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất để: - Giải thích sự thay đổi số giờ chiếu sáng, các góc chiếu sáng và lượng nhiệt ở các điểm khác nhau trên bề mặt Trái Đất. - Tính góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12 tại các vòng cực, chí tuyến và Xích đạo. 2. Về kỹ năng - Xác định được thời gian các bán cầu ngả về phía Mặt Trời để giải thích về số giờ chiếu sáng trong ngày. - Biết tính cụ thể về trị số góc chiếu sáng ở các vĩ tuyến đặc biệt. II. Thiết bị dạy học - Hình vẽ 6.4 – Các mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc, trang 29- SGK. - Hình vẽ tính góc nhập xạ tại các chí tuyến và vòng cực vào lúc 12 giờ trưa các ngày 21/3 và 23/9; 22/6 và 22/12. - Thước kẻ, máy tính, bút chì. III. Hoạt động dạy học. Mở bài: Giáo viên nêu mục đích của bài thực hành. Bài mới: Hoạt động (HĐ) 1: cá nhân GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài thực hành trong SGK và xác định nhiệm vụ và yêu cầu của bài HS : Nêu được các ý Dựa vào bảng số liệu để: + Giải thích về sự giống nhau hoặc khác nhau của số giờ chiếu sáng trong ngày tại một số địa điểm +Tính góc chiếu sáng (góc nhập xạ) của tia Mặt trời lúc 12 giờ trưa tại Xích đạo, các chí tuyến và các vìng cực vào các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12. + Nhận xét chung về góc chiếu sáng và độ lớn góc chiếu sáng trong những ngày nói trên từ Xích đạo đến hai vòng cực. Bài 1: Nhận xét bảng số liệu và giải thích nguyên nhân giống hoặc khác nhau của số giờ chiếu sáng. HĐ 2: cá nhân Bước 1: GV hướng dẫn học sinh làm bài 1. + Dựa vào bảng số liệu nhận xét về số giờ chiếu sáng trong ngày của các địa điểm. + Dựa vào bài học, phần II bài 6 để giải thích. HS: Làm bài tập 1 Bước 2: Học sinh trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức. Có sự giống hoặc khác nhau của số giờ chiếu sáng trong ngày tại một số vĩ tuyến là do: trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc không đổi 66033’. - Ngày 21/3 và 23/9, tia Mặt Trời chiếu vuông góc tại Xích đạo, đường phân chia sáng tối trùng với trục Bắc – Nam nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều có ngày dài bằng đêm và bằng 12 giờ. - Ngày 22/6 nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng tối đi sau cực Bắc, đi trước cực Nam, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại chí tuyến Bắc. Diện tích được chiếu sáng ở nửa cầu Bắc lớn hơn diện tích nằm trong bóng tối, vì vậy nửa cầu Bắc có ngày dài đêm ngắn, ở nửa cầu Nam thì ngược lại. Ngày 22/6 nửa cầu Bắc có ngày dài nhất, nửa cầu Nam có ngày ngắn nhất. Vòng cực Bắc có ngày dài 24 giờ, vòng cực Nam có đêm dài 24 giờ. - Ngày 22/12 ngược lại với ngày 22/6 Bài 2: Tính góc chiếu sáng (góc nhập xạ) HĐ 3: cá nhân GV: - Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm góc nhập xạ, GV vẽ hình lên bảng và yêu cầu HS xác định góc nhập xạ tại xích đạo và chí tuyến Bắc vào ngày 21/3 và 23/9 và góc nhập xạ tại chí tuyến Bắc vào ngày22/6. - Hướng dẫn HS cách tính góc nhập xạ của chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam theo phương pháp toán học và tính kết quả cụ thể. - Xây dựng công thức tính góc nhập xạ trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12 ở một địa điểm bất kỳ trên Trái Đất: Công thức tính góc nhập xạ Ngày 21/3 và 23/9, 22/6, 22/12 + Cùng bán cầu: h = 90 – ( ) nếu h = 90 – ( ) nếu + Khác bán cầu: h = 90 – () h là góc nhập xạ (góc chiếu sáng) là vĩ độ Mặt Trời lên Thiên đỉnh. là vĩ độ cần tính góc nhập xạ HS: Thực hiện yêu cầu của GV. HĐ 4: HĐ nhóm Bước 1: GV Chia lớp thành 10 nhóm (mỗi bàn học là một nhóm), cử nhóm trưởng. Yêu cầu mỗi nhóm tính góc nhập xạ của một vĩ tuyến (một hàng trong bài tập số 2) Bước 2: Các nhóm tính toán, GV theo dõi và hướng dẫn. Bước 3: Đại diện các nhóm lên điền kết quả vào bảng, các nhóm khác bổ sung; GV chuẩn kiến thức. Đáp án: Góc chiếu sáng (góc nhập xạ) của tia sáng lúc 12 giờ trưa tại: Xích đạo, các chí tuyến và các vòng cực trong các ngày 21-3, 22-6, 23-9, 22-12 Vĩ tuyến Góc chiếu sáng lúc giữa trưa 21-3 và 23-9 22-6 22 - 12 66033’B (vòng cực Bắc) 23027’ 46054’ 00 23027’B (chí tuyến Bắc) 66033’ 900 43006’ 00 (Xích đạo) 900 66033’ 66033’ 23027’N (chí tuyến Nam) 66033’ 43006’ 900 66033’N (vòng cực Nam) 23027’ 00 46054’ 3. Bài 3: Nhận xét về số giời chiếu sáng và độ lớn của góc chiếu sáng. HĐ 5: theo cặp Bước 1: GV chia 2 HS/cặp theo bàn, yêu cầu các cặp ở dãy bàn bên phải nhận xét số giờ chiếu sáng và các cặp dãy bàn bên trái nhận xét về góc chiếu sáng. Bước 2: Các cặp làm việc, GV theo dõi và hướng dẫn Bước 3: HS báo cáo (hai cặp đại diện cử 2 HS báo cáo) lần lượt, các HS khác lắng nghe và bổ sung. GV chuẩn kiến thức. Đáp án: a) Thời gian chiếu sáng: - Ngày 21/3 và 23/9 mọi nơi trên Trái Đất đều có số giờ chiếu sáng là 12 giờ. - Ngày 22/6 số giờ chiếu sáng giảm dần từ vòng cực Bắc (24 giờ) tới vòng cực Nam (0 giờ). - Ngày 22/12 số giời chiếu sáng tăng dần từ vòng cực Bắc (0 giờ) tới vòng cực Nam (24 giờ). b) Độ lớn của góc chiếu sáng - Ngày 21/3 và 23/9: Xích đạo có góc chiếu sáng lớn nhất (900), góc chiếu sáng giảm dần từ xích đạo về hai cực. - Ngày 22/6: Góc chiếu sáng lớn nhất ở chí tuyến Bắc, giảm dần về phía hai cực, tại vòng cực Nam góc chiếu sáng bằng 0. - Ngày 22/12: Góc chiếu sáng lớn nhất ở chí tuyến Nam, giảm dần về phía hai cực, tại vòng cực Bắc góc chiếu sáng bằng 0. IV. Đánh giá Hãy tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưa tại Hà Nội (vĩ tuyến 210B) vào các ngày 21/3 và 22/6. Đáp án: Ngày 21/3 : h = 690 Ngày 22/6 : h = 870 33’ V. Hoạt động nối tiếp Làm bài tập sau: Hãy tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưa tại vĩ tuyến 400B và 400 N vào các ngày 21/3 và 22/6. Bài 7 Thực hành Hệ quả địa lý chuyển động xung quanh Mặt trời của trái đất 1. Cho bảng số liệu về số giờ chiếu sáng trong ngày ở một số vĩ tuyến: Vĩ tuyến Số giờ chiếu sáng trong ngày 21- 3 22- 6 23 - 9 22 - 12 66033’B (vòng cực Bắc) 12 24 12 0 23027’B (chí tuyến Bắc) 12 131/2 12 101/2 00 (Xích đạo) 12 12 12 12 23027’N (chí tuyến Nam) 12 101/2 12 131/2 66033’N (vòng cực Nam) 12 0 12 24 Hãy tìm nguyên nhân để giải thích về sự khác nhau hoặc giống nhau của số giờ chiếu sáng trong ngày tại một số vĩ tuyến ở bảng trên? 2. Hãy tính góc chiếu sáng (góc nhập xạ) của tia sáng lúc 12 giờ trưa tại: Xích đạo, các chí tuyến và các vòng cực trong các ngày 21-3, 22-6, 23-9, 22-12 rồi điền vào bảng theo mẫu dưới đây: Vĩ tuyến Góc chiếu sáng lúc giữa trưa 21-3 và 23-9 22-6 22 - 12 66033’B (vòng cực Bắc) 23027’B (chí tuyến Bắc) 00 (Xích đạo) 23027’N (chí tuyến Nam) 66033’N (vòng cực Nam) 3. Nhận xét chung về giờ chiếu sáng và độ lớn góc chiếu sáng trong những ngày nói trên từ xích đạo đến hai vòng cực. Số giờ chiếu sáng trong ngày ở một số vĩ tuyến Vĩ tuyến Số giờ chiếu sáng trong ngày 21- 3 22- 6 23 - 9 22 - 12 66033’B (vòng cực Bắc) 12 24 12 0 23027’B (chí tuyến Bắc) 12 131/2 12 101/2 00 (Xích đạo) 12 12 12 12 23027’N (chí tuyến Nam) 12 101/2 12 131/2 66033’N (vòng cực Nam) 12 0 12 24 Góc chiếu sáng (góc nhập xạ) của tia sáng lúc 12 giờ trưa tại: Xích đạo, các chí tuyến và các vòng cực trong các ngày 21-3, 22-6, 23-9, 22-12 Vĩ tuyến Góc chiếu sáng lúc giữa trưa 21-3 và 23-9 22-6 22 - 12 66033’B (vòng cực Bắc) 23027’ 46054’ 00 23027’B (chí tuyến Bắc) 66033’ 900 43006’ 00 (Xích đạo) 900 66033’ 66033’ 23027’N (chí tuyến Nam) 66033’ 43006’ 900 66033’N (vòng cực Nam) 23027’ 00 46054’ Nhận xét chung về giờ chiếu sáng và độ lớn góc chiếu sáng trong những ngày nói trên từ xích đạo đến hai vòng cực.

File đính kèm:

  • docBAI7NC.doc
Giáo án liên quan