Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 1-47

I- Mục tiêu bài học:

 Sau bài học, học sinh cần:

1. Về kiến thức:

- Nêu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau.

- Hiểu rõ 1 số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.

2. Về kĩ năng:

- Phân biệt được một số dạng lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ; từ đó biết được lưới kinh vĩ tuyến đó của phép chiếu hình bản đồ nào.

- Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của bản đồ, khu vực nào kém chính xác hơn.

3. Về thái độ , hành vi:

 Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.

II- Thiết bị dạy học:

- Bản đồ Thế giới, bản đồ vùng cực Bắc, bản đồ Châu Âu, Châu Á.

- Quả Địa cầu:

- Một tấm bìa kích thước A3.

III – Hoạt động dạy học:

Khởi động: GV yêu cầu học sinh quan sát 3 bản đồ: Bản đồ Thế giới, bản đồ vùng cực Bắc và bản đồ Châu Âu: Phát biểu khái niệm bản đồ.

 

doc82 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 1-47, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm Phần một: địa lí tự nhiên Chương I : Bản đồ Tiết 1: Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1. Về kiến thức: - Nêu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau. - Hiểu rõ 1 số phép chiếu hình bản đồ cơ bản. 2. Về kĩ năng: - Phân biệt được một số dạng lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ; từ đó biết được lưới kinh vĩ tuyến đó của phép chiếu hình bản đồ nào. - Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của bản đồ, khu vực nào kém chính xác hơn. 3. Về thái độ , hành vi: Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập. II- Thiết bị dạy học: - Bản đồ Thế giới, bản đồ vùng cực Bắc, bản đồ Châu Âu, Châu á. - Quả Địa cầu: - Một tấm bìa kích thước A3. III – Hoạt động dạy học: Khởi động: GV yêu cầu học sinh quan sát 3 bản đồ: Bản đồ Thế giới, bản đồ vùng cực Bắc và bản đồ Châu Âu: Phát biểu khái niệm bản đồ. Hoạt động của GV & HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cá nhân - Bước 1: GV yêu cầu học sinh quan sát quả cầu ( mô hình của Trái Đất ) và bản đồ Thế giới, suy nghĩ cách thức chuyển hệ thống kinh vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt phẳng. - Bước 2: GV yêu cầu học sinh quan sát lại 3 bản đồ và trả lời các câu hỏi: + Tại sao hệ thống kinh vĩ tuyến trên 3 bản đồ này lại có sự khác nhau? + Tại sao phải dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau? Hoạt động 2: Cả lớp - Bước 1: GV sử dụng tấm bìa thay mặt chiếu, giữ nguyên là mặt phẳng còn cuộn lại là hình nón và hình trụ. - Bước 2: GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1 sgk và cho biết các phép chiếu cơ bản. Bước 3: GV cho mặt phẳng, hình nón, hình trụ lần lượt tiếp xúc với quả địa cầu tại các vị trí khác nhau. Hoạt động của GV & HS Hoạt động 3: Nhóm - Bước 1: GV chia lớp thành 8 nhóm từ 4 – 6 HS. - Bước 2: GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu nội dung trong sgk. Tiếp theo có thể phân công 2 nhóm cùng nghiên cứu một phép chiếu về các nội dung: + Khái niệm về phép chiếu + Các vị trí tiếp xúc của mắt chiếu với quả cầu để có các loại của phép chiếu + Phép chiếu đứng. Đặc điểm của lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ, sự chính xác trên bản đồ, dùng để vẽ khu vực nào trên Trái đất? Nhóm 1 & 2: Phép chiếu phương vị. Nhóm 3 & 4: Phép chiếu hình nón. Nhóm 5 & 6: Phép chiếu hình trụ. - Bước 3: GV yêu cầu đại diện 3 nhóm trình bày những điều đã quan sát và nhận xét. Dựa vào H 1.3b em hãy cho biết theo phép chiếu hình này khu vực nào của bản đồ chính xác, kv nào kém chính xác? Dựa vào H1.5a hãy cho biết khi thể hiện trên mặt chiếu: vĩ tuyến tiếp xúc với hình nón và các vĩ tuyến không tiếp xúc với hình nón, vĩ tuyến nào chính xác, vĩ tuyến nào không chính xác? Chỉ có vĩ tuyến tiếp xúc giữa địa cầu và mặt nón là cxác còn các vĩ tuyến khác đều dài ra nên phép chiếu này không đảm bảo được hình dạng và diện tích. IV- Đánh giá: I- Phép chiếu hình bản đồ: - Khái niệm bản đồ: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ1 phần hay toàn bộ bề mặt Trái đất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các hiện tượng ĐLTN, ĐL KT- XH và mối quan hệ giữa chúng; thông qua khái quát hoá nội dung và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ. 1. Khái niệm phép chiếu hình bản đồ: Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu diễn mặt cong của Trái đất lên một mặt phẳng để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mắt phẳng. 2. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản: - Phép chiếu phương vị. - Phép chiếu hình nón. - phép chiếu hình trụ. Những nội dung chính a. Phép chiếu phương vị: - Phép chiếu phương vị đứng. - Phép chiếu phương vị ngang. - Phép chiếu phương vị nghiêng. + Phép chiếu phương vị đứng: b. Phép chiếu hình nón: - Phép chiếu hình nón đứng. - Phép chiếu hình nón ngang. - Phép chiếu hình nón nghiêng. + Phép chiếu hình nón đứng: c. . Phép chiếu hình trụ: - Phép chiếu hình trụ đứng. - Phép chiếu hình trụ ngang. - Phép chiếu hình trụ nghiêng. + Phép chiếu hình trụ đứng: Ngày tháng năm Tiết 2 – Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. I- Mục tiêu bài học: Sau bài học , HS cần: 1. Về kiến thức: - Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó. - Khi đọc bản đồ địa lí trước hết phải chú giải của bản đồ. 2. về kĩ năng: HS có thể nhận biết được một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ qua các đặc điểm kí hiệu bản đồ. II- Thiết bị dạy học: Bản đồ khung Việt Nam, bản đồ công nghiệp VN, bản đồ nông nghiệp VN, bản đồ khí hậu VN, bản đồ tự nhiên VN, bản đồ phân bố dân cư Châu á. III- Hoạt động dạy học: Mở bài: Hoạt động của GV & HS Nội dung chính Hoạt động nhóm: - Bước 1: GV chia lớp ra thành các nhóm nhỏ từ 10 – 12 HS. - Bước 2: GV yêu cầu các nhóm quan sát các bản đồ trong sgk, nhận xét và phân tích về: đối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện của từng phương pháp. + Nhóm 1: Nghiên cứu h.2.1 và 2.2 trong sgk hoặc bản đồ công nghiệp VN. + Nhóm 2: Nghiên cứu h.2.3 trong sgk và bản đồ khí hậu VN. + Nhóm 3: Nghiên cứu h.2.4 trong sgk . + Nhóm 4: Nghiên cứu h.2.5 trong sgk và bản đồ nông nghiệp VN. - Bước 3: GV yêu cầu đại diện 3 nhóm trình bày những điều đã quan sát và nhận xét. Sau khi HS trình bày GV giúp HS chuẩn kiến thức. Quan sát H2.1 hãy cho biết có những dạng kí hiệu nào? - Dựa vào H2.2 hãy CMR phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí của đối tượng mà Hoạt động của GV & HS còn thể hiện cả chất lượng của các Hoạt động của GV & HS đối tượng trên bản đồ. - Sự di chuyển của các hiện tượng địa lí thể hiện trên bản đồ đó là những hiện tượng nào trên bản dồ tự nhiên, KT – XH ? - Quan sát H2.3 cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ? - Quan sát H2.4 cho biết : + Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng những phương pháp nào? + Mỗi chấm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu người? IV- Đánh giá: HS làm BT 1,2 trang 14 sgk. 1.Phương pháp kí hiệu: a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể ( điểm dân cư, TTCN, mỏ khoáng sản, hải cảng...). Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố cuả đối tượng trên bản đồ. b. Các dạng kí hiệu: - Kí hiệu hình học - Kí hiệu chữ. - Kí hiệu tượng hình. c. khả năng biểu hiện: Nội dung chính - Vị trí phân bố của đối tượng. Nội dung chính: - Số lượng của đối tượng. - Chất lượng của đối tượng. 2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động: a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội. b. khả năng biểu hiện: - Hướng di chuyển của đối tượng. - Khối lượng của đối tượng di chuyển. - Chất lượng của đối tượng di chuyển. 3. Phương pháp chấm điểm: a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị ( số lượng hoặc khối lượng nào đó ) b. Khả năng biểu hiện: - Sự phân bố của đối tượng. - Số lượng của đối tượng. 4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ: a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó. b. khả năng biểu hiện: - Số lượng của đối tượng. - Chất lượng của đối tượng. - Cơ cấu của đối tượng. Ngoài ra còn có các phương pháp: Phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp khoanh vùng ( h 2.6 ), phương pháp nền chất lượng. Ngày tháng năm Tiết 3 – Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức: - Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống. - Hiểu rõ một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ và Atlát trong học tập. 2. Về kĩ năng: Củng cố và rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ và Atlát trong học tập. 3. Về thái độ, hành vi: Có thói quen sử dụng bản đồ trong một quá trình học tập ( theo dõi bài mới ở trên lớp, học bài ở nhà, làm bài kiểm tra). II. Thiết bị dạy học: - Một số bản đồ về địa lí tự nhiên vầ địa lí KT- XH. - Tập bản đồ thế giới và các Châu lục, Atlát địa lí Việt Nam. III. Hoạt động dạy học: Mở bài: Hoạt động của GV & HS Nội dung chính Hoạt động1: Cả lớp GV hướng dẫn HS quan sát bản đồ tự nhiên để tìm hiểu về một con sông với các gợi ý sau: - Địa hình các miền sông chảy qua. - Độ dài và độ dốc của lòng sông. - Với vị trí của lưu vực sông thì nguồn cung cấp nước chủ yếu của sông là gì ( nước mưa và nước ngầm, băng tuyết... ) - Dựa vào lượng mưa và phân bố lượng mưa trong năm của lưu vực kết hợp với hướng chảy và độ dốc của sông phán đoán chế độ nước của sông. Trên cơ sở thảo luận và trình bày của đại diện học sinh, GV kết luận về vai trò và sự cần thiết của bản đồ đối với việc học tập địa lí. - Hoạt động 2: Cả lớp + Bước 1: GV yêu cầu HS phát biểu về những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập được nêu ra trong sgk. + Bước 2: GV yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của những điều cần lưu ý đó và cho ví dụ thông qua 1 số Hoạt động của GV & HS bản đồ cụ thể. IV. Đánh giá: yêu cầu học sinh chuẩn bị và trình bày trước lớp về việc sử dụng bản đồ trong học tập của mình. I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống: 1. Trong học tập: - Học tại lớp. - Học ở nhà. - Kiểm tra. 2. Trong đời sống: - Bảng chỉ đường. - Phục vụ các ngành sản xuất.VD: NN, CN, GTVT. - Trong quân sự. II. Sử dụng bản đồ, Atlát trong học tập: 1. Những vấn đề cần lưu ý: a. Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu. Nội dung chính b. Đọc bản đồ phải tìm hiểu về tỉ lệ và kí hiệu bản đồ. c. Xác định phương hướng trên bản đồ. 2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ, átlát: Ngày tháng năm Tiết 4 – Bài 4: thực hành Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: - Hiểu rõ các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ bằng những phương pháp nào. - Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ. - Phân biệt được các phương pháp biểu hiện trên các bản đồ khác nhau. II. Thiết bị dạy học: Một số bản đồ: Công nghiệp, nông nghiệp, khí hậu, phân bố dân cư, địa hình Vnam. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động: Cả lớp, nhóm. - Bước 1: +GV nêu lên mục đích, yêu cầu của giờ thực hành cho cả lớp rõ. + Phân công và giao bản đồ đã được chuẩn bị trước cho cả nhóm. - Bước 2: Hướng dẫn nội dung trình bày của các nhóm theo trình tự sau: + Tên bản đồ. + Nội dung bản đồ. + Phương pháp thể hiện nội dung trên bản đồ: Tên phương pháp. Đối tượng biểu hiện của phương pháp. Khả năng biểu hiện của phương pháp. - Bước 3: + Lần lượt các nhóm lên trình bày về phương pháp đã được phân công. Nhóm 1: Phương pháp kí hiệu. Nhóm 2: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động. Nhóm 3: Phương pháp chấm điểm. Nhóm 4: Phương pháp bản đồ, biểu đồ. + Sau mỗi lần trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - Bước 4: GV nhận xét về nội dung trình bày của từng nhóm và tổng kết bài thực hành. IV. Đánh giá: Tổng kết bài thực hành: Tên bản đồ Phương pháp biểu hiện Tên phương pháp biểu hiện Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện Ngày tháng năm Chương II: vũ trụ – hệ quả các chuyển động của trái đất Tiết 5 – Bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời và Trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất. I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức: - Nhận thức được vũ trụ vô cùng rộng lớn. Hệ mặt trời, trong đó có Trái đất là 1 bộ phận rất nhỏ bé trong vũ trụ. - Hiểu khái quát về Hệ mặt trời, Trái đất trong Hệ mặt trời. - Giải thích được các hiện tượng: Sự luân phiên ngày đêm, giờ trên trái đất, lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt trái đất. 2. Về kĩ năng: Dựa vào các hình trong sgk, biết: - Xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời, vị trí của trái đất trong hệ mặt trời. - Xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt đất. 3. Về thái độ, hành vi: Nhận thức đúng đắn qui luật hình thành và phát triển của các thiên thể. II. Thiết bị dạy học: Quả địa cầu; tranh ảnh về hệ mặt trời; đĩa CD, băng hình về vũ trụ, Trái đất và bầu trời; hình vẽ phóng sự luân phiên ngày đêm, sự lệch hướng chuyển động của vật thể. III. Hoạt động dạy học: Mở bài: Hoạt động của GV & HS Nội dung chính HĐ1:Cả lớp HS dựa vào H5.1, kênh chữ trong sgk, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi: - Vũ trụ là gì? - Phân biệt thiên hà với dải ngân hà? HĐ2: Cá nhân, cặp. HS dựa vào H5.2, kênh chữ trong sgk, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi: - Hãy mô tả về Hệ mặt trời. - Nhận xét hình dạng quĩ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh. - Các hành tinh trong hệ mặt trời có những chuyển động chính nào? HĐ3: Cặp/ nhóm. B1: HS quan sát H5.2 sgk và dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi sau: - Trái đất là hành tinh thứ mấy tính từ mặt trời? Vị trí đó có ý nghĩa như thế Hoạt động của GV & HS nào đối với sự sống? - Trái đất có mấy chuyển động chính? đó là các chuyển động nào? - Trái đất tự quay theo hướng nào? trong khi tự quay có điểm nào trên bề mặt trái đất không thay đổi vị trí? Thời gian trái đất tự quay? B2: HS trình bày kq, GV biểu diễn sự tự quay: Đặt quả địa cầu lên bàn, dùng tay đẩy sao cho quả địa cầu quay từ tay trái sang tay phải, đó chính là hướng tự quay của trái đất. HĐ4: Cả lớp. GV y/c HS cả lớp dựa vào kiến thức đã học, trả lời câu hỏi: - Vì sao trên trất có ngày và đêm? - Vì sao ngày đêm kế tiếp không ngừng trên trái đất. GV làm thực nghiệm bằng quả địa cầu vầ 1 ngọn nến đã được thắp sáng. HS tự rút ra nhận xét. HĐ5: Cá nhân/ cặp HS quan sát H5.3 và kênh chữ sgk, kết hợp với kiến thức đã học trả lời câu hỏi: - Phân biệt giữa giờ địa phương và giờ quốc tế? - Vì sao người ta phải chia ra các kv giờ và thống nhất cách tính giờ trên Thế giới? - Trên trái đất có bao nhiêu múi giờ? cách đánh số các múi giờ, VN ở múi giờ số mấy? - Vì sao ranh giới các múi giờ không hoàn toàn thẳng theo kinh tuyến? - Vì sao phải có đường đổi ngày quốc tế? Hoạt động của GV & HS HĐ6:Cá nhân/ cặp HS dựa vào H5.4 sgk T28 và vốn hiểu biết : - Cho biết ở bán cầu bắc các vật chuyển động bị lệch sang phía nào, ở bán cầu nam các vật chuyển động bị lệch sang phía nào so với hướng chuyển động ban đầu? - Giải thích vì sao lại có sự lệch hướng đó? - Lực làm lệch hướng các chuyển động có tên là gì? Nó có tác động tới CĐ của các vật thể nào trên trái đất? IV. Đánh giá: HS làm BT 2, 3 sgk trang 21. I. Khái quát về Vũ trụ, Hệ mặt trời, Trái đất trong Hệ mặt trời: 1. Vũ trụ: Là khoảng không gian vô tận, chứa hàng trăm tỉ thiên hà. 2. Hệ mặt trời: - Khái niệm hệ mặt trời: Hệ mặt trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong dải ngân hà. Hệ mặt trời gồm có Mặt trời ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh( đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi khí. - Hệ mặt trời gồm 9 hành tinh: Thuỷ tinh, kim tinh, Trái đất, hoả tinh, mộc tinh, thổ tinh, thiên vương tinh, hải vương tinh và diêm vương tinh. 3. Trái đất trong hệ mặt trời: - Vị trí thứ 3, khoảng cách TB từ tráiđất đến mặt Nội dung chính trời là 149,6 triệu km, k/c này cùng với sự tự quay giúp trái đất nhận được lượng nhiệt trời là 149,6 triệu km, k/c này cùng với sự tự quayvà ánh sáng phù hợp với sự sống. - Trái đất vừa tự quay, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt trời tạo ra nhiều hệ quả địa lí quan trọng. - Hướng: Ngược chiều kim đồng hồ ( từ tây sang đông ), 24 giờ / 1 vòng quay, 2 điểm không thay đổi vị trí: Cực Bắc và cực Nam. II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất: 1. Sự luân phiên ngày - đêm: Do trái đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm. 2. Giờ trên trái đất và đường chuyển ngày quốc tế: - Giờ địa phương: ( giờ mặt trời ): Các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau. - Giờ quốc tế: Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế ( hay giờ GMT ). - Trái đất hình khối cầu và tự quay từ T - Đ nên cùng 1 thời điểm có giờ khác nhau nên phải thống nhất. - 24 múi giờ ( mỗi múi rộng 15 độ kinh tuyến ) VN thuộc múi giờ số 7. - Ranh giới các múi giờ thường được qui định theo biên giới quốc gia ( LBNga 10 múi ). - Theo cách tính giờ múi, trên trái đất lúc nào cũng có 1 múi giờ mà ở đó có 2 ngày lịch khác nhau. Vì vậy phải chọn 1 kinh tuyến làm mốc để đổi ngày: Kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở TBD làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ T - Đ qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại 1 ngày lịch còn nếu đi từ Đ - T qua kinh tuyến 1800 thì tăng thêm 1ngày lịch. Nội dung chính 3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: - Lực làm lệch hướng là lực Côriôlít. - Biểu hiện: + Nửa cầu bắc: lệch về bên phải. + Nửa cầu nam: lệch về bên trái. - Nguyên nhân: Trái đất tự quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ. - Lực Côriôlít tác động đến sự chuyển động của khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt đất... Ngày tháng năm Tiết 6 – Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất. I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức: Giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái đất xung quanh mặt trời: chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt trời, các mùa, ngày đêm dài ngắn tuỳ theo mùa. 2. Về kĩ năng: Dựa vào hình vẽ trong sgk để: - Xác định đường chuyển động biểu kiến của mặt trời trong 1 năm. - Xác định góc chiếu sáng của tia mặt trời trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12 lúc 12 giờ trưa để rút ra kết luận: Trục trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động xung quanh mặt trời, dẫn tới sự thay đổi góc chiếu sáng tại mọi địa điểm ở bề mặt trái đất, dẫn tới hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa. 3. Về thái độ , hành vi: Nhận thức đúng các hiện tượng tự nhiên. II. Thiết bị dạy học: - Phóng to các hình vẽ trong sgk. - Mô hình trái đất, mặt trời. III. Hoạt động dạy học: Khởi động: Hoạt động của GV & HS Nội dung chính HĐ1: Cá nhân/ cặp Dựa vào kênh chữ và H6.1 sgk để trả lời: - Thế nào là chuyển động biểu kiến của mặt trời trong 1 năm? - Câu hỏi mục I-sgk: Xác định trên trái đất khu vực nào có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần? nơi nào chỉ 1 lần? kv nào không có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh? Tại sao? Trong vòng 1 năm các địa điểm ở nội chí tuyến đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh ( tia nắng mặt trời tạo góc nhập xạ bằng 90o lúc 12 giờ trưa ). HĐ2: Cặp/nhóm: HS dựa vào H 6.2, 6.3 và kiến thức đã học để thảo luận: - Vì sao có hiện tượng mùa trên trái đất? - Xác định trên hình 6.2: + Vị trí và khoảng thời gian của các mùa: xuân, hạ, thu, đông. + Vị trí các ngày: xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí. HĐ3: Cặp/ nhóm. HS dựa vào h6.2,6.3 và kênh chữ, vốn hiểu biết; thảo luận theo gợi ý: Hoạt động của GV & HS - Thời gian nào, những mùa nào nửa cầu bắc có ngày dài hơn đêm, nửa cầu nam có ngày ngắn hơn đêm? vì sao. - Thời gian nào, những mùa nào nửa cầu bắc có ngày ngắn hơn đêm, nửa cầu nam có ngày dài hơn đêm? vì sao. - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau có thay đổi như thế nào theo vĩ độ? vì sao? Gợi ý: Quan sát H6.5 chú ý: - Vị trí đường phân chia sáng tối so với 2 cực bắc và nam. - So sánh diện tích được chiếu sáng với diện tích trong bóng tối của 1 nửa cầu trong cùng 1 thời điểm ( 22/6 hoặc 22/12 ) Gợi ý: HS dựa vào H 6.3 có thể đo độ dài vĩ tuyến thuộc phần ban ngày & phần ban đêm ở 1 vĩ tuyến nào đó, trừ xích đạo. - Vào những ngày nào khắp nơi trên trái đất có ngày bằng đêm? I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt trời: - Chuyển động giả của mặt trời hằng năm giữa 2 chí tuyến. - Nguyên nhân: Trục trái đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động quanh mặt trời. II. Các mùa trong năm: - Mùa: Là khoảng thời gian trong 1 năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. - Có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông ở bán cầu nam, 4 mùa diễn ra ngược lại với bán cầu bắc. - Nguyên nhân: Do trục trái đất nghiêng và không đổi phương nên bán cầu nam và bán cầu bắc lần lượt ngả về phía mặt trời khi trái đất chuyển động trên quĩ đạo. III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa: - Do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh mặt Nội dung chính trời nên tuỳ vị trí trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa. - Mùa xuân và hạ có ngày dài đêm ngắn, mùa thu vầ đông có ngày ngắn đêm dài. - 21/3 và 23/9: ngày dài bằng đêm. - ở xích đạo: độ dài ngày đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo về 2 cực độ dài ngày đêm càng chênh lệch. - Từ 2 vòng cực về 2 cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ. Tại 2 cực số ngày hoặc đêm dài 24 gời kéo dài 6 tháng. IV. Đánh giá: HS làm BT 1, 3. Ngày tháng năm Chương III: Cấu trúc của Trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí. Tiết 7 – Bài 7: Cấu trúc của Trái đất – Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức: - Mô tả được cấu trúc của trái đất và trình bày được đặc điểm của mỗi lớp bên trong trái đất. Biết khái niệm thạch quyển, phân biệt được vỏ trái đất và thạch quyển. - Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng. 2. Về kĩ năng: Quan sát, nhận xét cấu trúc của trái đất, các mảng kiến tạo và các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo qua tranh ảnh, bản đồ. 3. Về thái độ, hành vi: Khâm phục lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học để tìm hiểu cấu trúc của trái đất và giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên có liên quan. II. Thiết bị dạy học: - Mô hình ( hoặc tranh ảnh ) về cấu tạo trái đất. - Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất, và núi lửa Thế giới. - Bản đồ tự nhiên Thế giới. III. Hoạt động dạy học: Mở bài: Hoạt động của GV & HS Nội dung chính HĐ1: Cá nhân/ cặp - GV giới thiệu khái quát tại sao các nhà khoa học thường dùng phương pháp địa chấn để nghiên cứu cấu trúc của trái đất? - HS đọc nội dung kênh chữ và quan sát H 7.1, 7.2 ( sgk ) cho biết: + Cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp? + Trình bày đặc điểm của từng lớp. + Trình bày vai trò quan trọng của lớp vỏ trái đất, lớp man ti. GV: Thuyết kiến tạo mảng là thuyết về sự hình thành và phân bố các lục địa, đại dương trên bề mặt trái đất. Thuyết này được xây dựng dựa trên các thuyết về lục địa trôi và về sự tách tách dãn đáy đại dương. Hoạt động của GV & HS - HS quan sát, nhận xét về sự ăn khớp cuả bờ Đông các lục địa Bắc Mĩ, Nam Mĩ với bờ Tây lục địa Phi trên bản đồ tự nhiên Thế giới. - HS quan sát các H 7.3, 7.4, kết hợp đọc nội dung sgk để nhận xét, pt, giải thích được nội dung của thuyết kiến tạo mảng theo những gợi ý sau: + Tên của 7 mảng kiến tạo lớn trên trái đất. + Nêu 1 số đặc điểm của các mảng kiến tạo? ( cấu tạo, sự di chuyển... ) + Trình bày 1 số cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nêu kq của mỗi cách tiếp xúc. + Nêu nguyên nhân của sự chuyển dịch các mảng kiến tạo. - HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. I. Cấu trúc của trái đất: - Trái đất có cấu tạo không đồng nhất: + Ba lớp chính: Vỏ trái đất, man ti, nhân. + Các lớp có đặc điểm khác nhau về độ dày, thể tích, vật chất cấu tạo. + Lớp vỏ trái đất gồm: Vỏ lục địa và vỏ đại dương. - Khái niệm thạch quyển: Trước kia người ta cho rằng thạch quyển (quyển đá) và vỏ trái đất là một. Nhưng thực ra các hoạt động của vỏ trái đất như động đất, núi lửa đều liên quan đến lớp trên của bao man ti. Vì vậy, vỏ trái đất và lớp trên cùng của bao man ti đến độ sâu khoảng 100 km vật chất ở trạng thái cứng, được gộp lại gọi chung là Thạch quyển. II. Thuyết kiến tạo mảng: Nội dung chính Nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng: - Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo. + Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển. + Nguyên nhân chuyển dịch của các mảng kiến tạo: Do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man ti trên. + Ranh giới, chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa... IV. Đánh giá: HS hoàn thành sơ đồ thể hiện cấu tạo của Trái đất. Ngày tháng năm Tiết 8 – Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất. I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: 1/ Về kiến thức: - Hiểu khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực. - Phân tích được tác động của vận động theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang đến địa hình bề mặt trái đất. 2/ Về kĩ năng: Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạođến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng, đĩa hình. II. Thiết bị dạy học: - Các hình vẽ về uốn nếp, địa hào, địa luỹ. - Bản đồ tự nhiên thế giới, tự nhiên Việt Nam. III. Hoạt động dạy học: Mở bài: Hoạt động của GV & HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp GV: Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực? Chuyển ý: Nội lực gồm những vận động nào? Chúng có tác động như thế nào đến địa hình bề mặt trái đất? Hoạt động 2: Cả lớp. - Hỏi: Dựa vào SGK, vốn hiểu biết, em hãy cho biết tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất thông qua những vận động nào? - Hs đọc kênh chữ mục I. 1 sgk trả lời câu hỏi: + Những biểu hiện của vận động theo phương thẳng đứng và hệ quả của nó. + Những biểu hiện của vận động the

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_tiet_1_47.doc