1. Thạch quyển là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái đất và lớp Manti.
A. Đúng B. Sai
2. Khoảng cách trung bình từ trái đất đến mặt trời là:
A. 194.6 triệu km C. 146.9 triệu km.
B. 164.9 triệu km. D. 149.6 triệu km.
3. Cho biết nơi nào trên Trái đất trong 1 năm (viết tiếp vào chỗ .)
A. Mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần: .
B. Mặt trời lên thiên đỉnh 1 lần: .
C. Không có hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh:
4. Sắp xếp các ý thành 1 câu đúng (Điền A,B,C,D vào dấu phần mũi tên)
A. Gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kỳ của năm, đó chính là các mùa.
B. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt trời.
C. Đã làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt trời ở mỗi nửa cầu thay đổi trong năm.
D. Nên có thời kỳ nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, có thời kỳ nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 17: Kiểm tra 45 phút - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 Kiểm tra 45’
Ngày soạn:06/10/2013
Ngày giảng:08/10/2013
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào ý đúng
1. Thạch quyển là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái đất và lớp Manti.
A. Đúng B. Sai
2. Khoảng cách trung bình từ trái đất đến mặt trời là:
A. 194.6 triệu km C. 146.9 triệu km.
B. 164.9 triệu km. D. 149.6 triệu km.
3. Cho biết nơi nào trên Trái đất trong 1 năm (viết tiếp vào chỗ ...)
A. Mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần:..
B. Mặt trời lên thiên đỉnh 1 lần:..
C. Không có hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh:
4. Sắp xếp các ý thành 1 câu đúng (Điền A,B,C,D vào dấu phần mũi tên)
A. Gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kỳ của năm, đó chính là các mùa.
B. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt trời.
C. Đã làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt trời ở mỗi nửa cầu thay đổi trong năm.
D. Nên có thời kỳ nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, có thời kỳ nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời.
5. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở trong lục địa?
A. Đúng B. Sai
6. Dãy Anđet (Nam Mĩ) hình thành do:
A. Sự va chạm của mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương.
B. Sự va chạm của mảng Nam Mĩ với mảng Đại Tây Dương.
C. Sự va chạm của mảng Phi với mảng Nam Mĩ.
D. Sự va chạm của mảng Nam Cực với mảng Nam Mĩ.
I. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm) Trình bày tác động của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt Trái đất.
Câu 2 (2 điểm): Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phong hoá vật lí, hóa học và sinh học.
Câu 3 (2 điểm): So sánh sự khác nhau giữa vỏ Trái đất và Thạch quyển.
Đáp án kiểm tra 45' - kỳ I
I. Phần trắc nghiệm( 3 điểm)
1. Câu1: B
2. Câu2 : D
3. Câu3 : A. ở nội chí tuyến B. ở 2 chí tuyến C. Ngoại chí tuyến
4. Câu 4: B-> D-> C-> A
5. Câu 5: A 6. Câu 6: A
II. Phần tự luận(7 điểm)
Câu1 (3 điểm)
Trình bày sự tác động của vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt trái đất
- Vận động theo phương thẳng đứng là sự nâng lên hạ xuống của vỏ trái đất xảy ra trên một diện tích rộng trong khoảng thời gian lâu dài và chậm chạp gây nên hiện tượng biển tiến và biển thoái
- Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ trái đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.
+ Hiện tượng uốn nếp là hiện tượng các lớp đá uốn thành nếp, nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng. Xảy ra với biên độ lớn (sự va chạm của các mảng kiến tạo) cùng với tác động của ngoại lực -> miền núi uốn nếp.
+ Hiện tượng đứt gãy xảy ra ở những vùng đá cứng làm cho các lớp đá bị gãy, đứt rồi dịch chuyển dịch ngược hướng nhau-> tạo ra các hẻm vực, thung lũng. Sự dịch chuyển với biên độ lớn sinh ra địa lũy, địa hào.
Câu 2 (2 điểm)
Sự khác nhau cơ bản giữa phong hoá lý học, hoá học, sinh học
Hiện tượng phong hoá
Khác nhau
Lý học
- Đá bị phá huỷ thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau, mà không làm biến đổi về màu sắc và thành phần khoáng vật và hoá học.
Hoá học
- Làm biến đổi về thành phần khoáng vật, tính chất hoá học của đá.
Sinh học
- Làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.
Câu 3 (2 điểm)
Sự khác nhau giữa vỏ Trái đất và Thạch quyển
- Vỏ Trái đất: Là lớp vỏ cứng, dày từ 5 km (đại dương) -> 70 km (lục dịa)
- Thạch quyển: Là phần cứng ngoài cùng của Trái đất bao gồm cả vỏ Trái đất và phần trên cùng của lớp Manti.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45’
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái đất. Cấu trúc Trái đất. Thạch quyển
- Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí để liên kết thành 1 ý hoàn chỉnh
- Biết vận dụng kiến thức đã học để lựa chọn phương án đúng cho các câu.
3,0 đ
1,5 đ
1,5 điểm
Tác động của Nội lực đến địa hình bề mặt TĐ
- Phân biệt được các vận động theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang (các hệ quả của nó).
3,0 đ
3,0 đ
Tác động của Ngoại lực đến địa hình bề mặt TĐ
- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản của 3 loại phong hóa: lí học, hóa học, sinh học.
2,0 đ
2,0 đ
Cấu trúc Trái đất. Thạch quyển
Phân biệt giữa vỏ Trái đất và thạch quyển
2,0 đ
2,0đ
Cộng
10 điểm
3,0 đ
5,5 đ
1,5 đ
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_10_tiet_17_kiem_tra_45_phut_pham_quang_hu.doc