Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 18, Bài 15: Thủy quyển. một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, một số sông lớn trên Trái Đất - Phạm Quang Hưng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết KN về thủy quyển.

- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên Trái đất.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy, chế độ nước của 1 con sông.

- Biết được đặc điểm và sự phân bố của một số sông lớn trên Trái Đất.

2. Kỹ năng

- Phân tích được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên đối với chế độ dòng chảy của 1 con sông.

- Tích hợp GD kỹ năng sống; GD bảo vệ môi trường (mục I, II (1,2)); Tiết kiệm năng lượng (mục II, III)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ tự nhiên TG

- Bản đồ khí hậu TG.

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 18, Bài 15: Thủy quyển. một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, một số sông lớn trên Trái Đất - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18 BÀI 15 THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT. Ngày soạn: 08/10/2013 Ngày giảng: 10/10/2013 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết KN về thủy quyển. - Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên Trái đất. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy, chế độ nước của 1 con sông. - Biết được đặc điểm và sự phân bố của một số sông lớn trên Trái Đất. 2. Kỹ năng - Phân tích được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên đối với chế độ dòng chảy của 1 con sông. - Tích hợp GD kỹ năng sống; GD bảo vệ môi trường (mục I, II (1,2)); Tiết kiệm năng lượng (mục II, III) II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ tự nhiên TG - Bản đồ khí hậu TG. - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Thủy quyển là gì? ND tích hợp: GD bảo vệ môi trường - Thủy quyển là 1 thành phần của môi trường - Thủy quyển có vai trò quan trọng với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên trái đất, đặc biệt đối với con người. ? Dựa vào hình 15 trong SGK(trang 56). Hãy trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn? GV: Do tác động của năng lượng Mặt trời, nước biển, đại dương, sông suối, đất ẩm và cả các rừng cây bay hơi vào trong khí quyển. Trong điều kiện nhiệt độ thấp và khi các hạt mây đủ lớn dưới tác dụng của trọng lực sẽ rơi xuống đất. - Số lượng này rơi chủ yếu ở dạng lỏng => Đó là mưa - Một phần dạng xốp là tuyết và dạng rắn là mưa đá. - Khi tới bề mặt đất, 1 phần còn lại tham gia vào quá trình bốc hơi, còn phần kia tạo thành dòng chảy. Các dòng chảy chủ yếu ở thể lỏng (nước sông ngòi); Có khi ở thể rắn (băng hà); Một bộ phận nước thấm xuống đất, hình thành nướcđưới đất, cuối cùng chảy ra cung cấp cho sông ngòi (dưới dạng suối nguồn) và đổ ra biển. GV: Như vậy nước lại trở về nơi xuất phát ban đầu => Tạo thành 1 vòng tuần hoàn khép kín. ND tích hợp: Giáo dục kỹ năng sống ND tích hợp: GD bảo vệ môi trường - Liên hệ thực tế để thấy được những tác động làm thay đổi chế độ nước sông. ? Tại sao nói chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm lại ảnh hưởng đến chế độ nước sông? Nguyên nhân: Do nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các sông ở KV này là nước mưa. VD: Sông Hồng - Mùa lũ (từ tháng 6->10) gần trùng với mùa mưa (tháng 5 -> 10). - Mùa cạn (tháng 11 -> 4) gần trùng với mùa khô, ít mưa. VD: Sông Ôbi, Iênitxây, Lêna, khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng, tuyết tan, mực nước sông dâng cao. ND tích hợp: Tiết kiệm năng lượng - Chế độ nước sông có ảnh hưởng đến công suất các nhà máy thủy điện cũng như khả năng cung cấp điện. - Thấy được vai trò của tài nguyên nước với ngành thủy điện. - Có ý thức bảo vệ tài nguyên nước. ? Tại sao nói địa thế lại ảnh hưởng đến chế độ nước sông? ? Dựa vào hiểu biết của mình, hãy cho biết vì sao mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh? - Sông có độ dốc lớn, lòng sông hẹp, khi có mưa nước đổ nhanh về lòng sông. - Sông có dạng hợp lũ, có nhiều phụ lưu cấp nước vào 1 dòng chảy chính. - Mưa tập trung, với lượng lớn và trong thời gian ngắn. ? Tại sao nói thực vật có vai trò điều hòa dòng chảy của sông, giảm lũ? Khi có mưa xuống + Một phần nước mưa được giữ lại trên tán cây. + Một phần nhờ rễ cây thấm nhanh xuống đất. + Một phần được thảm mục giữ lại. => Vai trò của rừng phòng hộ đầu nguồn. ND tích hợp: GD bảo vệ môi trường - Thái độ: Tích cực bảo vệ và trồng rừng. ? Tại sao nói hồ, đầm lại có tác dụng điều hòa chế độ nước sông? - Khi nước sông lên, 1 phần chảy vào hồ đầm. - Khi nước sông xuống, nước hồ đầm lại chảy ra làm cho sông đỡ cạn. GV: Nếu so sánh thủy chế giữa sông Hồng và sông Mê Kông, thì sông Mê Kông có thủy chế điều hòa hơn nhờ có Biển Hồ (Tôn-lê-xap) điều tiết dòng chảy của sông. Vào mùa cạn diện tích mặt hồ chỉ khoảng 3000 km2 nhưng mùa lũ có thể lên gấp 3 lần => Làm cho miền đồng bằng sông Cửu Long nước sông lên xuống từ từ. Bên cạnh đó còn phải kể đến sự điều hòa nước của các hồ thủy lợi, thủy điện: Hòa Bình, Sơn La Hoạt động nhóm ND tích hợp: Tiết kiệm năng lượng - Giá trị của 1 số sông lớn trên Trái đất đối với thủy điện. - Thấy được vai trò của tài nguyên nước với ngành thủy điện. - Có ý thức bảo vệ tài nguyên nước. I. Thủy quyển 1. Khái niệm Thủy quyển là lớp nước trên Trái đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. 2. Tuần hoàn của nước trên Trái đất. a. Vòng tuần hoàn nhỏ Nước biển bốc hơi lên cao tạo thành mây và mưa rồi lại rơi xuống biển. b. Vòng tuần hoàn lớn * Nước biển bốc hơi lên cao tạo thành mây, mây được gió đưa vào sâu trong lục địa, hóa lạnh, tạo mưa (dạng nước, tuyết rơi) * Nước rơi xuống lục địa: - Một phần bốc hơi ngay vào trong khí quyển. - Một phần tạo thành nước trên mặt: Sông suối, ao, hồ - Một phần ngấm vào đất tạo thành nước ngầm. => Các dòng chảy ngầm và trên mặt cuối cùng lại đưa nước về biển và đại dương. II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông 1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm a. Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của KV khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa. b. Ở miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết và băng tan. c. Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể. 2. Địa thế - thực vật và hồ đầm. a. Địa thế Ở miền núi, khi có mưa -> lũ lên nhanh, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng. b. Thực vật Vai trò: Điều hòa dòng chảy của sông, giảm lũ lụt. c. Hồ, đầm Điều hòa chế độ nước sông III. Một số sông lớn trên Trái đất 1. Sông Nin 2. Sông Amadôn 3. Sông I-ê-nit-xây Tên sông Nơi bắt nguồn Cửa sông đổ ra Chảy qua các KV khí hậu nào? ở đâu? Diện tích lưu vực (km2) Chiều dài sông (km) Nguồn cung cấp nước chính Sông Nin Hồ Víctoria Địa Trung Hải xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt Châu Phi 2.881.000 km2 6685 km Nước mưa và nước ngầm Sông Amadôn dãy Anđét Đại Tây Dương xích đạo Châu Mĩ 7.170.000 km2 6437 km Nước mưa và nước ngầm Sông Iênitxây Dãy Xaian Biển Cara thuộc Bắc Băng Dương ôn đới lạnh Châu Á 2.580.000 Km2 4102 km Băng tuyết tan và nước mưa. IV. CỦNG CỐ CMR: nước trên Trái đất tham gia vào nhiều vòng tuần hoàn, cuối cùng trở thành 1 đường vòng khép kín? Trình bày những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_tiet_18_bai_15_thuy_quyen_mot_so_nhan.doc