Giáo án Địa lý 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Bài 16:

SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Về kiến thức:

- Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển và sóng thần.

- Hiểu và trình bày được vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào.

- Nhận biết được quy luật phân bố của các dòng biển lớn trên các đại dương.

2. Về kỹ năng:

Từ hình ảnh và bản đồ, tìm ra nội dung của bài học.

3. Về thái độ, hành vi:

Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các hồ chứa nước.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức: - Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển và sóng thần.. - Hiểu và trình bày được vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào.. - Nhận biết được quy luật phân bố của các dòng biển lớn trên các đại dương. 2. Về kỹ năng: Từ hình ảnh và bản đồ, tìm ra nội dung của bài học. 3. Về thái độ, hành vi: Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các hồ chứa nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC Bản đồ tự nhiên thế giới. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Đàm thoại. - Đặt vấn đề. - Diễn giảng. - Hoạt động nhóm. IV. TIẾN TÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 1/ Vòng tuần hoàn lớn của nước diễn ra như thế nào? 2/ Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. 3. Dạy bài mới: Nước ở các biển và đại dương tham gia vào các vận động nào và vì sao lại có các vận động đó ? Đó là nội dung chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay. Thời lượng Nội dung chính Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15 phút 5 phút I. Sóng: 1. Khái niệm: - Sóng là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. 2. Nguyên nhân: Nguyên nhân gây ra sóng biển chủ yếu là do gió. 3. Đặc điểm: Có nhiều loại sóng khác nhau: sóng bạc đầu, sóng nhọn đầu, sóng thần - Sóng thần: là sóng có chiều cao khoảng 20 – 40 m, truyền theo chiều ngang với tốc độ khoảng 400 – 800 km. + Nguyên nhân: là do động đất, núi lửa ngầm dưới đáy biển, ngoài ra còn có bão. II. Thủy triều 1. Khái niệm: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương. 2. Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trời, Mặt Trăng đối với Trái Đất. 3. Đặc điểm: - Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn nhất (triều cường). - Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm ở vị trí vuông góc thì dao động thủy triều nhỏ nhất (triều kém). c. Vùng đất đá dễ bị thấm nước: Nước ngầm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho sông. III. Dòng biển - Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên xích đạo, chảy về hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực. - Các dòng biển lạnh thường xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 40 0, gần bờ đông của các đại dương và chảy về phía xích đạo. - Các dòng biển nóng và lạnh thường đối xứng với nhau qua bờ các đại dương. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sóng. CH: Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết sóng biển là gì ? - GV chuẩn kiến thức. CH: Nguyên nhân nào gây ra sóng biển ? - GV chuẩn kiến thức. (Gió càng mạnh thì sóng càng to, mặt biển càng nhấp nhô) CH: Sóng biển có đặc điểm gì ? - GV chuẩn kiến thức. CH: Thế nào là sóng bạc đầu ? - GV chuẩn kiến thức. (- Khi các giọt nước biển chuyển động lên cao, khi rơi xuống va đập vào nhau vỡ ra thành bọt trắng xóa, gọi là sóng bạc đầu) CH: Thế nào là sóng thần ? - GV chuẩn kiến thức. (Sức tàn phá của sóng thần rất lớn) CH: Nguyên nhân nào gây ra sóng thần ? - GV chuẩn kiến thức. CH: Em hãy cho một vài ví dụ về các đợt sóng thần mà em biết ? GV lấy thêm một vài ví dụ. (+ Cơn sóng thần ở Ấn Độ Dương ngày 26/12/2004 đã giết hại khoảng 230.000 người (gồm 168.000 người tại riêng Indonesia), biến nó trở thành trận sóng thần gây nhiều thiệt hại nhân mạng nhất trong lịch sử. + Trận sóng thần nam Đảo Java năm 2006 đã làm 600 người chết và khoảng 150 người vẫn đang mất tích) Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về thủy triều. CH: Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết thủy triều là gì ? CH: Vì sao có hiện tượng thủy triều ? - GV chia lớp ra thành 4 nhóm. + Nhóm 1, 2: Quan sát hình 16.1, SGK trang 59 và hình 16.2, SGK trang 60, em hãy cho biết dao động thủy triều lớn nhất xảy ra khi nào ? Khi đó ở trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng ra sao ? + Nhóm 3, 4 : Qan sát hình 16.1 và hình 16.3, SGK trang 60, em hãy cho biết dao động thủy triều nhỏ nhất xảy ra khi nào ? Khi đó ở trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng ra sao ? - Đại diện nhóm 1 và 3 trình bày kết quả thảo luận, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV chuẩn kiến thức. (Triều cường xảy ra ở hai thời điểm: + Không trăng (ngày 1 âm lịch). + Trăng tròn (ngày 15 âm lịch). - GV: Trong một năm, thủy triều lại có hai lần lớn vào ngày xuân phân. Những ngày đó mặt Trời chiếu thẳng góc ở xích đạo nên sức hút của Mặt Trời đối với Trái Đất lúc đó là lớn nhất. (Triều kém xuất hiện ở các thời điểm trăng khuyết , tương ứng với các vị trí 2 và 3 trong hình 16.1) CH: Con người đã lợi dụng thủy triều để làm gì ? - GV chuẩn kiến thức. (Con người đã lợi dụng thủy triều để : + Phục vụ cho ngành hàng hải, đánh cá, làm muối. + Phục vụ cho công nghiệp năng lượng. + Trong quân sự: quân và dân ta đã lợi dụng thủy triều để đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trận thủy chiến Bạch Đằng được xem là đỉnh cao nghệ thuật của quân sự thế giới.) Chuyển ý: Trên bề mặt lục địa có các dòng sông. Giữa lòng địa dương cũng có những dòng nước chảy liên tục, đó chính là các dòng hải lưu hay dòng biển. Chúng ta sẽ tìm hiểu về dòng biển trong mục III sau đây. Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về dòng biển. - GV: Có hai loại dòng biển: dòng biển nóng và dòng biển lạnh. CH: Dựa vào hình 16.4, SGK trang 61, kết hợp với bản đồ tự nhiên thế giới, em hãy cho biết nơi xuất phát, hướng chảy và quá trình thay đổi hướng chảy của các dòng biển nóng. - GV chuẩn kiến thức. CH: Ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có các dòng biển nóng nào ? - GV chuẩn kiến thức. (Bảng phụ lục) - GV yêu cầu một số HS lên xác định vị trí của các dòng biển nóng trên bản đồ tự nhiên thế giới. CH: Dựa vào hình 16.4, SGK trang 61, kết hợp với bản đồ tự nhiên thế giới, em hãy cho biết những dòng biển lạnh thường xuất phát ở khoảng vĩ độ nào ? Ở bờ nào của địa dương ? CHảy về đâu ? - GV chuẩn kiến thức. CH: Ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có các dòng biển lạnh nào ? - GV chuẩn kiến thức. (Phần phụ lục) - GV yêu cầu một số HS lên xác định vị trí của các dòng biển lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới. - GV: Các dòng biển lạnh hợp với các dòng biển nóng tạo thành những vòng hoàn lưu của các đại dương ở mỗi bán cầu. + Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam theo chiều ngược lại. + Ở bán cầu Bắc còn có các dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo. + Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa. Ví dụ : Tại bắc Ấn Độ Dương, về mùa hạ dòng biển nóng chảy theo vòng từ Xri-lan-ca lên vịnh Bengan rồi xuống In-đô-nê-xi-a, vòng sang phía tây rồi trở về Xri-lan-ca. Về mùa đông, dòng nước này chảy theo chiều ngược lại. CH: Dựa vào hình 16.4, em hãy chứng minh rằng có sự đối xứng nhau của các dòng biển nóng và lạnh ở bờ Đông và bờ tây của các đại dương. - GV chuẩn kiến thức. (+ Khoảng 300 B bờ Đông Đại Tây Dương có dòng biển lạnh, bờ Tây của Đại Tây Dương lại có dòng biển nóng. + Khoảng 600 B ở bờ Đông của Đại Tây Dương có dòng biển nóng, bờ Tây Đại Tây Dương có dòng biển lạnh...) CH: Các dòng biển có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và kinh tế của các khu vực chúng chảy qua ? - GV chuẩn kiến thức. (Dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu những nơi chúng chảy qua. Những nơi có dòng biển nóng mưa nhiều, những nơi có dòng biển lạnh chảy qua thường ít mưa > hình thành các cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc. + Ảnh hưởng đến sự phân bố thủy sản. Nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và lạnh thường là các bãi cá lớn.) Hoạt động 1: Cả lớp - Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của mình để nêu khái niệm sóng biển.  - Trả lời câu hỏi. - Dựa vào SGK để trình bày đặc điểm của sóng biển. . - Trả lời câu hỏi. - Trả lời câu hỏi. - Trả lời câu hỏi. - Cho một vài ví dụ về các đợt sóng thần. - Dựa vào hình 15 để trả lời câu hỏi. Hoạt động 2: Cá nhân, nhóm. - Nghiên cứu SGK để đưa ra khái niệm thủy triều. - Trả lời câu hỏi. - Hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. . - Dựa vào sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. Hoạt động 3: Cả lớp. - Dựa vào hình 16.4, SGK trang 61, kết hợp với bản đồ tự nhiên thế giới, cho biết nơi xuất phát, hướng chảy và quá trình thay đổi hướng chảy của các dòng biển nóng. - Một vài HS lên xác định vị trí của các dòng biển nóng trên bản đồ tự nhiên thế giới. - Dựa vào hình 16.4, SGK trang 61, kết hợp với bản đồ tự nhiên thế giới, cho biết nơi xuất phát, hướng chảy và quá trình thay đổi hướng chảy của các dòng biển lạnh. - Trả lời câu hỏi. - Một số HS lên xác định vị trí của các dòng biển lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới. - Dựa vào hình 16.4, chứng minh sự đối xứng nhau của các dòng biển nóng và lạnh ở bờ Đông và bờ tây của các đại dương. - Trả lời câu hỏi. 4. Kiểm tra đánh giá: (5 phút) 1/ Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng biển và sóng thần. Nêu một số tác hại của sóng thần mà em biết. 2/ Em hãy cho biết triều cường xảy ra khi nào ? Triều kém xảy ra khi nào ? 5. Hoạt động nối tiếp: GV dặn dò HS về nhà học bài, làm các bài tập trong giáo trình, chuẩn bị bài mới. PHỤ LỤC Bán cầu Loại dòng biển Tên dòng biển Nơi hoạt động chủ yếu *Nơi xuất phát. * Hướng chảy. Bắc Nóng 1. Gơnxtrim – Bắc Đại Tây Dương. Đại Tây Dương - Xích đạo. - Chảy về hướng tây, khi gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía Bắc cực. 2. Guyan. 3. Bắc Xích đạo – Cưrôsivô – Bắc Thái Bình Dương. Thái Bình Dương. 4. Theo gió mùa. Ấn Độ Dương. Lạnh 1. Canari Đại Tây Dương - 400B hoặc vùng cực. - Men theo bờ đông của các đại dương, chảy về phía xích đạo. 2. Lablađo Bắc Băng Dương. Đại Tây Dương. 3. Grơnlen 4. Caliphoocnia Thái Bình Dương 5. Bêrinh – Ôiasivô Nam Nóng 1. Braxin Đại Tây Dương - Xích đạo. - Chảy về phía tây, khi gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía Nam cực. 2. Đông Ôxtâylia Thái Bình Dương. 3. Môdămbích – Mũi Kim Ấn Độ Dương Lạnh 1. Benghêla Đại Tây Dương - Khoảng 40 0N. - Men theo bờ đông của các dòng đại dương, chảy về phía xích đạo. 2. Pêru Thái Bình Dương 3. TâyÔxtrâylia Ấn Độ Dương

File đính kèm:

  • docbai 16 Song thuy trieu dong bien.doc