Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 23, Bài 20: Lớp vỏ địa lí. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí - Phạm Quang Hưng

Ngày giảng: 29/10/2013

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu được KN lớp vỏ địa lí và giới hạn của nó.

- Hiểu và trình bày được 1 số biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

2. Kỹ năng

Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, lát cắt để trình bày về lớp vỏ địa lí và các quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí:

- KN và giới hạn của lớp vỏ địa lí.

- Biểu hiện của các quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí.

- Tích hợp giáo dục kỹ năng sống; tích hợp GDBV môi trường (toàn bài)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Tranh ảnh về sự tác động của con người vào tự nhiên.

- Các hình ảnh, cảnh quan tự nhiên trước và sau khi có tác động của con người.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nguyên nhân nào dẫn tới sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ ?

? Nguyên nhân gây ra sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao là gì ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 23, Bài 20: Lớp vỏ địa lí. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV – MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ. Tiết 23 BÀI 20 LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ. Ngày soạn:27/10/2013 Ngày giảng: 29/10/2013 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được KN lớp vỏ địa lí và giới hạn của nó. - Hiểu và trình bày được 1 số biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. 2. Kỹ năng Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, lát cắt để trình bày về lớp vỏ địa lí và các quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí: - KN và giới hạn của lớp vỏ địa lí. - Biểu hiện của các quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí. - Tích hợp giáo dục kỹ năng sống; tích hợp GDBV môi trường (toàn bài) II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Tranh ảnh về sự tác động của con người vào tự nhiên. - Các hình ảnh, cảnh quan tự nhiên trước và sau khi có tác động của con người. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nguyên nhân nào dẫn tới sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ ? ? Nguyên nhân gây ra sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao là gì ? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ND tích hợp: GD kỹ năng sống - Tìm kiếm, xử lý thông tin, phân tích, đối chiếu để tìm ra ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật địa lí. - Ra quyết định đúng khi tác động vào các thành phần tự nhiên. ND tích hợp: GD bảo vệ môi trường - Phân tích mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần của lớp vỏ địa lí. - Ý nghĩa thực tiễn của quy luật: Con người phải thận trọng khi tác động tới bất kỳ yếu tố nào của tự nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên. ? Dựa vào hình 20.1 và kiến thức trong SGK hãy cho biết lớp vỏ địa lí là gì ? Các lớp vỏ bộ phận ở đây bao gồm: Thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau: Thông qua quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí. VD: - Nước, khí và các chất khoáng thường xâm nhập vào cơ thể sinh vật qua các quá trình dinh dưỡng và quá trình quang hợp. - Sinh vật lại thường xuyên trả lại các chất đó vào môi trường thông qua các quá trình như bốc hơi, hô hấp và phân hủy xác của chúng ? Dựa vào hình 20.1, cho biết độ dày (hay giới hạn) của lớp vỏ địa lí ? Giới hạn: 30 – 35 km - Ở đại dương: Được tính từ giới hạn phía dưới của lớp ôdôn đến đỏy sâu nhất của vực thẳm đại dương. - Ở lục địa: Giới hạn dưới của lớp ôdôn -> hết lớp vỏ phong hóa. ? Dựa vào kiến thức đã học hãy so sánh sự khác nhau giữa lớp vỏ địa lí và vỏ Trái đất? I. Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) * ĐN: Là lớp vỏ của Trái đất ở đó có các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau. - Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng 30-35 km. ND so sánh Vỏ Trái đất Vỏ địa lí Chiều dày 5 -> 70 km 30 - 35 km Phạm vi Từ bề mặt Trái đất-> bao Man ti. Từ giới hạn dưới của lớp ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương (ở đại dương) và đáy lớp vỏ phong hóa (vỏ lục địa) Trạng thái, thành phần Lớp vỏ cứng gồm các lớp trầm tích, Granit, badan. Gồm 5 quyển: Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển. Chuyển ý: Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy luật tự nhiên chi phối => Để hiểu hơn chúng ta tìm hiểu trong phần II. ? Dựa vào mục 1 trong SGK (trang 75) cho biết thế nào là tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí ? ? Những nguyên nhân nào tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí ? => Các thành phần tự nhiên không tồn tại và phát triển 1 cách cô lập. Do đó tạo nên 1 thể thống nhất và hoàn chỉnh. Những biểu hiện của quy luật này như thế nào -> Phần 2 VD: * Mùa mưa đến -> Mùa lũ (như miền Bắc Việt Nam): nước sông lên cao, lưu lượng nước tăng nhanh, lượng phù sa, tốc độ dòng chảy, mức độ xói lở được tăng cường. Như sông Amadôn: Sâu TB 50-90 m, mùa lũ cao thêm 15 m, mặt sông lúc bình thường luôn rộng >5km, vào mùa lũ từ 40-50 km, có nơi gần cửa sông >100km. Lưu lượng mùa cạn 63000m3/s; Mùa lũ 200.000m3/s * Sự biến đổi khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt, mưa nhiều làm cho: Chế độ dòng chảy tăng; Tăng quá trình xói mòn; TV phát triển nhanh; Quá trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn. Có thể thấy MQHệ giữa dòng biển Elninô (dòng lạnh hoạt động từ 2 - 30 đến 350 - 400 Nam ) với hoang mạc Atacama (Tây Châu Phi). Mùa hè ranh giới của dòng này lên tới xích đạo. Mùa đông: Yếu đi và chiếm chỗ là dòng nóng định kỳ Elninô => Cứ vào khoảng 13 năm vào thỏng 2 -3 dòng này di chuyển xuống phía Nam -> Tạo ra những cơn mưa nhiệt đới xuống Atacama -> Thực vật, sâu bọ phát triển nhanh chóng. Dòng nóng này kéo dài được khoảng 3 - 4 tháng. Sau đó dòng nóng Elninô lùi về phía Bắc -> Atacama lại trở thành hoang mạc. VD: Rừng bị phá huỷ dẫn tới - Khí hậu biến đổi. - Ảnh hưởng tới chế độ dòng chảy -> Gây hạn hán, lũ lụt - Xói mòn, thoái hoá đất. - Suy giảm tài nguyên sinh vật... => KL: Biết được các quy luật của tự nhiên sẽ giúp chúng ta điều chỉnh được mối quan hệ giữa các thành phần. GV: Việc tác động của con người vào tự nhiên được thể hiện ở 2 mặt: Tích cực và tiêu cực. Những hoạt động kinh tế của con người đều là những hoạt động can thiệp vào các quan hệ chặt chẽ giữa thành phần tự nhiên => Làm biến đổi môi trường tự nhiên và gây ra những hệ quả khôn lường. VD: Các hoạt động chặt phá rừng, XD các công trình hồ chứa, hoạt động sản xuất CN-> lỗ thủng tầng Ôdôn. II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh 1. KN: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí. * Nguyên nhân: - Mọi thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực. - Các thành phần luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau. 2. Biểu hiện của quy luật Trong 1 lãnh thổ: + Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau. + Nếu 1 thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. 3. ý nghĩa thực tiễn Trước khi tiến hành các hoạt động cần phải: - Cú sự nghiên cứu kỹ lưỡng toàn diện môi trường tự nhiên. - Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiờn khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp tháo gỡ. IV. CỦNG CỐ Lớp vỏ địa lí là gì? Phân biệt vỏ trỏi đất và vỏ địa lí? Thế nào là quy luật thống nhất và hoàn chỉnh? Biểu hiện của quy luật?

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_tiet_23_bai_20_lop_vo_dia_li_quy_luat.doc