Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 31, Bài 23: Địa lí ngành trồng trọt - Phạm Quang Hưng

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Nắm được các đặc điểm sinh thái, tình hình phát triển và phân bố cây trồng chủ yếu trên TG.

- Biết được các hiện trạng và vai trò của ngành trồng rừng.

2. Kỹ năng

- Xác định trên bản đồ những KV phân bố các cây LT chính

- Nhận diện được hình thái của 1 số cây LT, cây CN trên thế giới.

- XD và phân tích biểu đồ sản lượng LT toàn thế giới.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ NN thế giới

- Lược đồ phân bố các cây LT và các cây CN trên thế giới

- Biểu đồ sản lượng LT thế giới qua các năm

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

? Nêu vai trò và đặc điểm của sx nông nghiệp ?

? Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp?

? Một số hình thức tổ chức lãnh thổ sx nông nghiệp?

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 31, Bài 23: Địa lí ngành trồng trọt - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 31 Bµi 28 ®Þa lÝ ngµnh trång trät Ngày soạn: 09/12/2012 Ngày giảng:11/12/2012 I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Nắm được các đặc điểm sinh thái, tình hình phát triển và phân bố cây trồng chủ yếu trên TG. - Biết được các hiện trạng và vai trò của ngành trồng rừng. 2. Kỹ năng - Xác định trên bản đồ những KV phân bố các cây LT chính - Nhận diện được hình thái của 1 số cây LT, cây CN trên thế giới. - XD và phân tích biểu đồ sản lượng LT toàn thế giới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ NN thế giới - Lược đồ phân bố các cây LT và các cây CN trên thế giới - Biểu đồ sản lượng LT thế giới qua các năm III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu vai trò và đặc điểm của sx nông nghiệp ? ? Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp? ? Một số hình thức tổ chức lãnh thổ sx nông nghiệp? 3. Bài mới ? Dựa vào những hiểu biết của mình, hãy cho biết vai trò của ngành trồng trọt? ? Dựa vào SGK cho biết vai trò của cây lương thực? GV: Do vai trò to lớn của cây LT nên 1/2 diện tích đất canh tác trên TG được dành để trồng cây lương thực. Theo tổ chức FAO (tổ chức LT và nông nghiệp của LHQ), các loại lương thực truyền thống được sx và tiêu thụ trên TG gồm 5 loại (ngũ cốc): Lúa gạo, lúa mì, ngô, kê, lúa mạch. - Trong đó quan trọng hơn cả là: Lúa gạo, lúa mì và ngô. - Bên cạnh đó còn phải kể đến các cây lương thực khác (lương thực phụ): Khoai lang, sắn ? Dựa vào hình 28.2, nhận xét sự phân bố các cây LT chính trên thế giới? * Lúa gạo: Đặc điểm sinh thái: + Ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước + Đất phù sa, cần nhiều phân bón + Tập trung 91,5% ở KV châu Á * Lúa mì: - Ưa khí hậu ấm, khô, vào đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp - Đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón. * Ngô - Ưa nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước - Dễ thích nghi với dao động của khí hậu Các nước có sản lượng ngô hàng đầu TG: + Hoa Kì: 40,4% sản lượng ngô TG + Trung Quốc: 18% Ngô sx chủ yếu cho chăn nuôi, tuy nhiên ở 1 số nước đang phát triển ngô vẫn là LT chính. GV: sản lượng và bình quân LT đầu người không ngừng tăng lên. VD: + Năm 1950 là 676 triệu tấn và 247 kg/người + Năm 2003 là 2021 triệu tấn và 325 kg/người Trong đó: - Châu Mĩ: 535 kg/người - Châu Âu: 459 kg/người - Châu Á: 268 kg/người - Châu Phi: 143 kg/người * Các cây LT khác (còn gọi là hoa màu): Trồng chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu nấu rượu, bia, cồn - Nhiều nước thuộc Châu Phi, Nam Á còn dùng làm LT cho con người - Đặc điểm: Không kén đất, không đòi hỏi nhiều phân bón, công chăm sóc, chịu hạn tốt VD: Năm 2003, TG sản xuất được 2.021 triệu tấn ngũ cốc, trong đó: + Lúa gạo: 585 triệu tấn + Lúa mì: 577,3 triệu tấn + Ngô: 635,7 triệu tấn + Loại khác: 243 triệu tấn. * Đặc biệt cho CN sx hàng tiêu dùng và CN thực phẩm. - So với cây LT, cây CN cần lao động có kỹ thuật, kinh nghiệm sx và SD nhiều lao động (số ngày công trên 1 đơn vị diện tích trồng cây CN thường gấp 2-3 lần cây LT), đòi hỏi vốn lớn, lâu thu hồi vốn. -> Việc trồng cây CN ở những nơi có ĐK thuận lợi tạo nên các vùng chuyên canh quy mô lớn. VD: Bông, cao su, cà phê -> Do giá trị SP’ cây CN sẽ tăng lên nhiều lần sau khi chế biến -> Các xí nghiệp chế biến thường đi liền với vùng chuyên canh. * Có nhiều loại cây CN, có thể sắp xếp như: - Các cây lấy đường: Mía, củ cải đường, thốt nốt - Cây lấy sợi: Bông, đay, gai, lanh - Cây lấy dầu: Dừa, lạc, đậu tương, cọ dầu, ô liu - Cây lấy nhựa: Cao su, thông, sơn - Cây lấy chất kích thích: Cà phê, ca cao, chè GV: Hướng dẫn cho HS 1 vài cây tiêu biểu, còn lại hướng dẫn HS tự đọc * Mía: - Nhiệt, ẩm cao và phân hóa theo mùa - Đất phù sa mới * Cây bông: - Ưa nóng, ánh sáng, khí hậu ổn định. - Đất tốt, nhiều phân bón - Sản lượng lớn: Trung Quốc (chiếm 1/5 sản lượng TG) * Chè: - Ưa khí hậu ôn hòa (15-250C), mưa nhiều, rải đều (1500-2000 mm/năm), độ chua (4-6 pH), độ cao thích hợp 500-1000m (có khi 2000m) - Các QG có sản lượng lớn: Ấn Độ, Trung Quốc mỗi nước chiếm 25%. Trên TG rừng đang bị tàn phá do con người -> Do đó, việc trồng rừng có vai trò quan trọng: - Tái tạo nguồn tài nguyên - Góp phần bảo vệ môi trường bền vững Diện tích trồng rừng cho mục đích CN: 48%; Phòng hộ, bảo tồn 26%; Mục đích khác 26%. I. Vai trò của ngành trồng trọt - Là nền tảng của sx nông nghiệp. - Cung cấp LT-TP’ cho con người. - Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến. - Cơ sở để phát triển chăn nuôi - Nguồn XK có giá trị. II. Cây lương thực 1. Vai trò - Nguồn cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc. - Nguyên liệu cho CN chế biến LT-TP’. - Mặt hàng XK có giá trị. 2. Cây LT chính a. Lúa gạo - Phân bố chủ yếu ở miền nhiệt đới thuộc châu Á gió mùa (Trung Quốc, Inđônêxia, VN, Thái Lan) - Năm 2003, sản lượng đạt 585 triệu tấn, chiếm 29% sản lượng ngũ cốc TG. b. Lúa mì - Phân bố: Miền ôn đới và cận nhiệt (Trung Quốc, Ấn độ, Hoa Kì, Pháp, Nga) - Năm 2003, sản lượng đạt 557,3 triệu tấn (27,6% sản lượng ngũ cốc TG) c. Ngô - Phân bố: Nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng (Hoa Kì, Trung Quốc, Braxin) - Năm 2003, sản lượng ngô là 635,7 triệu tấn (31,4% ngũ cốc TG) 3. Cây LT khác - KV ôn đới: Đại mạch, mạch đen, yến mạch, khoai tây - KV nhiệt đới: Kê, cao lương, khoai lang, sắn, III. Cây công nghiệp 1. Vai trò và đặc điểm a. Vai trò - Nguyên liệu cho CN chế biến - Khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, góp phần bảo vệ môi trường. b. Đặc điểm - Trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, phần lớn tập trung ở các nước đang phát triển - Có nhiều đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm, đất trồng - Thường có các XN chế biến SP’ cây CN ở các vùng chuyên canh. 2. Các cây CN chủ yếu a. Mía Phân bố: Ở miền nhiệt đới (có nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Cu ba) b. Củ cải đường c. Cây bông Phân bố: Nhiệt đới, cận nhiệt gió mùa (có nhiều ở Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ) d. Đậu tương e. Chè Phân bố: Vùng cận nhiệt (Ấn Độ, Trung Quốc), Xrilanca, Kênia, VN f. Cà phê g. Cao su IV. Ngành trồng rừng 1. Vai trò của rừng - Điều hòa lượng nước trên mặt đất. - Lá phổi xanh của Trái đất, bảo vệ đất, chống xói mòn. - Là nguồn cung cấp gen quý - Cung cấp lâm sản cho CN, XD và dân sinh. - Nguyên liệu cho CN (giấy, thực phẩm, dược liệu) 2. Tình hình trồng rừng Diện tích trồng rừng trên TG ngày càng tăng: + Năm 1980 là 17,8 triệu ha + Năm 1990 là 43,6 triệu ha + Năm 2000 là 187 triệu ha (5% diện tích rừng toàn cầu) - Diện tích trồng mới TB` 4,5 triệu ha/năm. - Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Hoa Kì IV. CỦNG CỐ 1. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng LT thế giới qua các năm từ 1950-2003 (trang 112). 2. Nêu rõ những đặc điểm chủ yếu của các cây CN 3. Tại sao phải chú trọng đến việc trồng rừng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_tiet_31_bai_23_dia_li_nganh_trong_trot.doc