I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Phân biệt được 1 số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Biết được sự phát triển từ thấp -> cao của các hình thức này.
2. Kỹ năng
Nhận diện được những đặc điểm chính của tổ chức lãnh thổ CN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Sơ đồ các hình thức tổ chức lãnh thổ CN chủ yếu
- Tranh ảnh, băng hình về các hình thức TCLTCN trên TG, VN và địa phương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu vai trò của ngành CN cơ khí, điện tử - tin học và CN hóa chất?
? Nêu vai trò, đặc điểm của CN sx hàng tiêu dùng?
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 39, Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 39 bµi 33
Mét sè h×nh thøc chñ yÕu
cña tæ chøc l·nh thæ c«ng nghiÖp.
Ngày soạn:20/01/2013
Ngày giảng:22/01/2013
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Phân biệt được 1 số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Biết được sự phát triển từ thấp -> cao của các hình thức này.
2. Kỹ năng
Nhận diện được những đặc điểm chính của tổ chức lãnh thổ CN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Sơ đồ các hình thức tổ chức lãnh thổ CN chủ yếu
- Tranh ảnh, băng hình về các hình thức TCLTCN trên TG, VN và địa phương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu vai trò của ngành CN cơ khí, điện tử - tin học và CN hóa chất?
? Nêu vai trò, đặc điểm của CN sx hàng tiêu dùng?
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Tổ chức LTCN là 1 bộ phận của tổ chức lãnh thổ KT-XH, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất về KT-XH và bảo vệ môi trường. Tổ chức lãnh thổ CN được hình thành trên cơ sở ĐKTN và KT-XH đặc thù của từng lãnh thổ nên có sự khác biệt giữa các nơi.
? Dựa vào ND trong SGK, hãy nêu vai trò của các tổ chức lãnh thổ CN?
GV: Do ĐK KT- XH ở mỗi QG là khác nhau => Các hình thức tổ chức LTCN hình thành có sự khác nhau.
? Hãy nêu các hình thức tổ chức LTCN từ thấp đến cao?
- Điểm CN: Hình thức tổ chức LTCN đơn giản nhất.
- Khu CN tập trung: Hình thành và phát triển trong thời kì CNH.
- Trung tâm CN: Hình thức tổ chức LTCN ở trình độ cao.
- Vùng CN: Hình thức cao nhất của tổ chức LTCN
GV: Trước hết chúng ta tìm hiểu về điểm CN và khu CN tập trung (khu CN) – Chia HS thành 4 nhóm.
HĐ: Dựa vào ND trong SGK hãy hoàn thành bảng sau
I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- SD hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động nhằm đạt hiệu quả cao nhất về KT- XH và môi trường.
- Góp phần thực hiện CNH-HĐH.
II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ CN.
1. Điểm CN
2. Khu CN tập trung
Điểm CN
Khu CN tập trung (Khu CN)
Vị trí
- Đồng nhất với 1 điểm dân cư
- Gần nguồn nguyên, nhiên liệu (nông, lâm, thủy sản, nguồn than đá)
- Thuận lợi: gần cảng biển, quốc lộ, sân bay
- Có ranh giới rõ ràng, cơ sở hạ tầng khá tốt, không gần điểm dân cư.
Quy mô
Nhỏ, chỉ gồm 1 xí nghiệp
Khá lớn, tập trung nhiều xí nghiệp CN, XN dịch vụ hỗ trợ sx.
Mối liên hệ giữa các cơ sở sx
- Các xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán
- Ít hoặc không có mối liên hệ về sx, các XN độc lập về kinh tế và công nghệ
Có khả năng hợp tác sx cao
VD ở Việt Nam
VD: Các điểm CN ở địa phương: Chế biến chè ở Mộc Châu (Sơn La); Cà phê (Buôn Ma Thuột)
Bắc Thăng Long, Nội Bài (Hà Nội), Đồ Sơn (Hải Phòng), Đà Nẵng, Dung Quất (Quảng Ngãi), Linh Trung, Tân Tạo (TP HCM)
Mở rộng: Hình thức điểm CN có các khái niệm
* Xí nghiệp CN: Đây là đơn vị cơ sở của sự phân công lao động về mặt địa lí. Các XN có tính chất độc lập về kinh tế, có công nghệ sx SP’ hoàn chỉnh. Do tính chất và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của các ngành CN khác nhau mà quy mô của các XN cũng khác nhau mà quy mô của các XN cũng khác nhau. Có XN vài chục công nhân (chế biến nông sản,cưa xẻ) và bố trí trong 1 toà nhà; Có XN hàng ngàn công nhân, nhiều công trình, nhà xưởng
* Mở rộng về khu CN tập trung (khu CN): Được hình thành và phát triển ở các nước tư bản vào những năm cuối thế kỉ XIX -> đầu thế kỉ XX.
- Là KV có ranh giới, được mua -> XD cơ sở hạ tầng -> XD các XN để bán.
- Các nước phát triển: XD các khu CN để tăng cường XK, tăng khả năng cạnh tranh, khai thác triệt để nguồn TNTN và lao động các nước.
- Các nước đang phát triển: Chiến lược hướng ra XK trên cơ sở thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lí.
* Đặc điểm của khu CN và khu chế xuất
- Ranh giới rõ ràng, quy mô đất từ 50-> vài trăm ha, không gần khu dân cư, SD chung cơ sở hạ tầng sx và XH
- Vị trí thuận lợi: Gần sân bay, bến cảng, đường sắt, quốc lộ
- Tập trung khá nhiều XN với khả năng hợp tác sx cao.
- Chi phí sx thấp, giá nhân công, nguyên liệu, vận tải
- Dịch vụ trọn gói.
- Môi trường chính trị và luật pháp ổn định.
* Liên hệ VN:
Cho đến tháng 7.2002, cả nước có 68 khu CN và 4 khu chế xuất (Tân Thuận, Linh Trung 1-2 và Đà Nẵng) và 1 khu công nghệ cao Hòa Lạc với tổng diện tích 15800 ha. Tổng số vốn đầu tư 8,9 tỉ USD và 41000 tỉ đồng, thu hút trên 292000 lao động.
Lưu ý: CN là ngành chủ chốt và là ngành chuyên môn hóa của các đô thị này.
? Nêu đặc điểm của trung tâm CN?
- Quy mô
- Mối quan hệ giữa các TP` trong khu CN
GV: Đây là đặc điểm cơ bản nhất
* Nhóm XN nòng cốt (hạt nhân)-> là bộ khung của trung tâm CN: Thường gồm 1 số XN lớn hoặc 1 XN liên hợp. Hướng chuyên môn hóa của trung tâm CN do nhóm XN này quyết định.
Các XN nòng cốt được hình thành và phát triển dựa trên các thế mạnh về TNTN, động lực, nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lí thuận lợi.
* Nhóm XN bổ trợ: Gắn với các XN nòng cốt, nhằm SD các thành phẩm hoặc phế phẩm của các XN nòng cốt hoặc cung cấp TLSX và bổ trợ cho nhu cầu của dân cư.
VD: Việt Nam do trình độ phát triển chia ra
- Trung tâm CN lớn: TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng
- TTCN thấp hơn: Đà Nẵng, Cần Thơ, Việt Trì
- TTCN đa ngành: TP HCM, Hà Nội.
- TT chuyên môn hóa hay 1 vài loại SP’ như: Gang thép-cơ khí Thái Nguyên, dệt Nam Định
GV: Về vùng CN người ta chia thành 2 loại
- Vùng CN ngành (vùng chuyên ngành)
- Vùng CN tổng hợp (vùng CN)
* Vùng CN ngành:
- Thể hiện là mỗi ngành CN lựa chọn cho mình 1 phần lãnh thổ tốt nhất về các nguồn lực (tự nhiên, KT- XH)
- Các vùng CN ngành thường gặp là vùng khai thác than, dầu khí, LK, hóa chất.
* Vùng CN tổng hợp (Vùng CN)
Lưu ý: Vùng CN không phải là tổng hợp của vùng ngành. Bởi tập hợp các ngành theo lãnh thổ có điều kiện và đặc điểm phân bố sx khác so với từng ngành riêng lẻ.
- Nhân tố tương đồng: SD chung 1 vài loại tài nguyên, tạo nên tính chất tương đối giống nhau của các ngành, có cùng vị trí thuận lợi, cùng SD lao động, cơ sở hạ tầng, hệ thống năng lượng
- Có 1 vài ngành CN chủ đạo, trong đó có 1 hạt nhân tạo vùng, thường là 1 TT CN lớn.
3. Trung tâm công nghiệp
a. KN
Là hình thức tổ chức CN ở trình độ cao gắn với đô thị vừa và lớn.
b. Đặc điểm
- Quy mô lớn, có nhiều điểm CN, khu CN tập trung, các XN bổ trợ và phục vụ
- Các TP` trong khu CN có mối liên hệ chặt chẽ về sx, kỹ thuật, công nghệ và kinh tế
- Có các XN nòng cốt thể hiện hướng chuyên môn hóa.
VD:
Hà Nội: Chế biến LT – TP’, sx hàng tiêu dùng, VLXD, cơ khí
4. Vùng công nghiệp
a. Khái niệm
Là hình thức cao nhất của tổ chức LTCN, phân bố trênước1 vùng lãnh thổ rộng lớn.
b. Phân loại
- Vùng chuyên ngành: Tập trung các trung tâm, XN CN có chức năng tương tự nhau.
- Vùng CN tổng hợp, có nhiều chức năng. Đặc điểm chính:
+ Không gian sx rộng lớn, gồm nhiều XN, cụm CN, khu CN, trung tâm CN có mối liên hệ về sx.
+ Có 1 số nhân tố tương đồng trong quá trình hình thành vùng CN
+ Có 1 vài ngành CN chủ đạo, tạo nên hướng chuyên môn hóa của vùng
+ Có các ngành CN phục vụ và bổ trợ
+ SX mang tính chất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài vùng.
IV. CỦNG CỐ
1. Nêu đặc điểm chính (quy mô, vị trí, mối liên hệ giữa các XN) của điểm CN và khu CN tập trung?
2. Nêu KN, đặc điểm của trung tâm CN. Cho VD?
3. Nêu KN, phân loại và đặc điểm chính của vùng CN tổng hợp (vùng CN)
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_10_tiet_39_bai_33_mot_so_hinh_thuc_chu_ye.doc