Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 47+48: Địa lí ngành thương mại

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được vai trò của ngành thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đối với việc phục vụ đời sống của nhân dân, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

- Hiểu được những nét cơ bản của thị trường TG và biến động của nó trong những năm gần đây; những tổ chức thương mại lớn trên TG hiện nay.

2. Kỹ năng

Phân tích các sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

Các sơ đồ, biểu đồ, bảng thống kê trong SGK (phóng to)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

? Nêu vai trò và tình hình phát triển ngành thông tin liên lạc?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 47+48: Địa lí ngành thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 47, 48 Bµi 40 ®Þa lÝ ngµnh th­¬ng m¹i Ngày soạn:20/3/2012 Ngày giảng:22/3/2012 (tiết 1) 29/3/2012 (tiết 2) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được vai trò của ngành thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đối với việc phục vụ đời sống của nhân dân, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay. - Hiểu được những nét cơ bản của thị trường TG và biến động của nó trong những năm gần đây; những tổ chức thương mại lớn trên TG hiện nay. 2. Kỹ năng Phân tích các sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê II. THIẾT BỊ DẠY HỌC Các sơ đồ, biểu đồ, bảng thống kê trong SGK (phóng to) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu vai trò và tình hình phát triển ngành thông tin liên lạc? 3. Bài mới ? Dựa vào sơ đồ trang 154 và ND trong SGK cho biết thị trường là gì? GV: Người bán sẽ cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho người mua; Người mua sẽ SD hàng hóa và dịch vụ, sau đó sẽ trao đổi bằng vật ngang giá (tiền, vàng) VD: Bút, giấy, từ đó yêu cầu HS đưa ra khái niệm. Vậy hàng hóa là gì? * Tất cả những gì có thể đem ra thị trường như vật tư, phát minh, dịch vụ, sức lao động GV: Như vậy, hàng hóa là SP’ của lao động có 2 thuộc tính - Giá trị SD (tính năng) - Giá trị (tính bằng tiền, vàng) Bất cứ những gì có thể và thu được tiền đều có giá trị hàng hóa và đều trở thành hàng hóa. => Để làm thước đo giá trị hàng hóa, giữa người bán và người mua phải tìm vật ngang giá. GV: Việc trao đổi hàng hóa trước đây khi chưa có sự xuất hiện của tiền: người ta SD những mặt hàng có giá trị tương đương nhau để trao đổi (hàng với hàng). => KL: Tiền tệ là 1 loại hàng hóa đặc biệt, có 5 chức năng - Thước đo giá trị - Phương tiện lưu thông - Phương tiện cất giữ - Phương tiện thanh toán - Trao đổi quốc tế Chính những đặc tính riêng mà tiền được SD rộng rãi trong việc trao đổi hàng hóa hiện nay. GV: Thị trường hoạt động theo “quy luật cung-cầu”, hay nói cách khác, quy luật cung-cầu điều tiết thị trường. - Khi đề cập đến tình hình thị trường, người ta thường nêu đến vấn đề giá cả, xu hướng trong cung và cầu của 1 sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nào đó. - Thị trường luôn biến động do sự chênh lệch về cung cầu (lý thuyết cung-cầu và điểm cân bằng) + Cầu tăng lên khi giá giảm + Cung tăng lên khi giá tăng + Điểm cân bằng (giao giữa cung-cầu) GV: Trên thị trường giá cả có thể thay đổi nhanh chóng do sự thay đổi trong quan hệ cung-cầu - Khi cung > cầu (người sx phải giảm giá) => người mua có lợi. - Khi cung Giá tăng, kích thích sx. - Khi cung = cầu (giá cả ổn định). => Chính sự biến động thường xuyên của thị trường đòi hỏi cả người bán và người mua đều phải tìm hiểu nhu cầu, giá cả, xu hướng phát triển của thị trường => Từ đó ra đời các hoạt động tiếp thị (Makettinh), phân tích thị trường, với mục đích: Tiếp cận thị trường để cung và cầu hợp nhau về nhu cầu, thời gian, địa điểm -> để người sx và người tiêu dùng đều có lợi. GV: - Đối với nhà sx, hoạt động thương mại có tác động cả đến việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc và tiêu thụ SP’ sx ra. - Đối với người tiêu dùng, hoạt động thương mại không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ mà còn tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới * Vai trò điều tiết - Trong sx hàng hóa thì mọi SP’ đều đem ra trao đổi trên thị trường. Thương mại phát triển sẽ giúp cho sự trao đổi được mở rộng (mở rộng thị trường), mở rộng đầu ra cho SP’ => Thúc đẩy sx phát triển. - Thương mại thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ (1 địa phương sẽ sx ra nhiều SP’ hàng hóa dựa trên các lợi thế để cung cấp cho các vùng khác, đồng thời lại tiêu thụ các SP’ hàng hóa nhập từ vùng khác. Phân công lao động lãnh thổ càng sâu sắc thì thương mại càng phát triển). - Hoạt động thương mại (đặc biệt là hoạt động quảng cáo, khuyến mại) có vai trò lớn trong việc hướng dẫn người tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới. GV: Thương mại được chia làm 2 ngành lớn là nội thương và ngoại thương. ? Tại sao nói nội thương phát triển sẽ đẩy mạnh chuyên môn hóa sx và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ? Vai trò của thương nghiệp bán lẻ: Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân * Sự phát triển của ngành ngoại thương sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường TG => thông qua hoạt động xuất-nhập khẩu. ? Tại sao nói, thông qua hoạt động xuất-nhập khẩu, nền kinh tế trong nước tìm được động lực mạnh mẽ để phát triển? - Thông qua hoạt động XK: Nền sx trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đồng thời yêu cầu phải nâng cao chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa => trang thiết bị sx phải được cải tiến. Ngoại tệ thu được sẽ dùng để tích lũy và nâng cao đời sống người lao động. - Thông qua NK: Hoàn thiện kỹ thuật và công nghệ sx, cơ sở nguyên, vật liệu để sx SP’ có chất lượng cao hơn. * Kim ngạch xuất-nhập khẩu: Quan hệ so sánh giữa giá trị hàng hóa XK và giá trị hàng NK. * Lưu ý: Không phải bao giờ xuất siêu cũng biểu hiện tình trạng tốt của nền kinh tế và nhập siêu biểu hiện tình trạng suy thoái của nền kinh tế. VD: - 1 nước đang phát triển phải XK nhiều gỗ và khoáng sản để thu ngoại tệ, để trả nợ và chống nạn đói => cán cân XK dương nhưng chưa phải là dấu hiệu tốt của nền kinh tế (đặc biệt khi hàng XK còn bị ép giá) - Ngược lại: 1 nước nhập siêu, nhưng chủ yếu là máy móc, công nghệ, những phát minh=> nhập siêu, báo trước 1 sự cất cánh trong tương lai. * Mặt hàng XK chia ra: - Nguyên liệu chưa qua chế biến - SP’ đã qua chế biến * Mặt hàng NK chia ra - TLSX (nguyên liệu, máy móc, thiết bị) - SP’ tiêu dùng * Xuất-NK các dịch vụ thương mại * HĐ: Cho HS quan sát hình 40 để nhận xét ? Dựa vào bảng 40.1, nhận xét tình hình xuất-nhập khẩu của 1 số nước có nền ngoại thương hàng đầu TG? Các tổ chức thương mại TG (Giảm tải) * Tổ chức thương mại TG (WTO) - Ra đời ngày 15.11.1994, lúc đầu gồm 125 nước thành viên (hoạt động chính thức từ 1.1.1995) - Là tổ chức quốc tế đầu tiên đề ra các luật lệ buôn bán với quy mô toàn cầu và giải quyết các tranh chấp quốc tế. - Thúc đẩy quan hệ buôn bán trên toàn TG - Ngày 7.11.2006, VN được kết nạp, trở thành thành viên thứ 150 của WTO * Các tổ chức khác: ASEAN, EU * Tiền thân của WTO là tổ chức GATT (Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch) giữa 23 nước kí kết ngày 30.10.1947 Ngày 11.1.2007 (sau 11 năm đàm phán với các nước thành viên WTO), Việt Nam chính thức trở thành thàn viên thứ 150 của WTO, sau Trung Quốc (mất gần 15 năm đàm phán) Tổ chức WTO hiện nay chi phối 95% hoạt động thương mại TG I. Khái niệm về thị trường 1. Thị trường Là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán 2. Hàng hóa Là vật mang ra trao đổi trên thị trường. 3. Vật ngang giá - Là thước đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ - Vật ngang giá hiện đại là tiền. - Thị trường hoạt động theo quy luật cung-cầu. Do quy luật cung-cầu nên giá cả thị trường thường xuyên biến động. II. Ngành thương mại 1. Vai trò - Là khâu nối liền sx với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. - Điều tiết sx, hướng dẫn người tiêu dùng. - Giúp sx mở rộng và phát triển. Thương mại được chia thàng 2 ngành lớn: * Nội thương: Là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong 1 QG. * Ngoại thương: Là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các QG -> tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường TG => thông qua hoạt động xuất-nhập khẩu. 2. Cán cân xuất-nhập khẩu và cơ cấu xuất-nhập khẩu a. Cán cân xuất-nhập khẩu Là hiệu số giữa giá trị XK và giá trị NK. - Khi XK > NK => xuất siêu. - Khi XK nhập siêu. b. Cơ cấu hàng xuất-nhập khẩu - Các nước đang phát triển + XK: nguyên liệu khoáng sản, nông-lâm sản, sản phẩm cây CN + NK: SP’ CN chế biến, máy công cụ, thiết bị toàn bộ - Các nước phát triển (ngược lại) III. Đặc điểm của thị trường TG - Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế. - 3 KV có tỉ trọng buôn bán nội vùng và trên TG lớn nhất là châu Á, Châu Âu và Bắc Mĩ. - Các trung tâm buôn bán lớn nhất TG là Tây Âu, Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản. - Hoa Kì, Đức, Nhật, Anh, Pháp là các cường quốc về XK. IV. CỦNG CỐ 1. Thương mại là gì? Vai trò của ngành thương mại đối với việc phát triển KT- XH? 2. Trình bày đặc điểm của thị trường TG?

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_tiet_4748_dia_li_nganh_thuong_mai.doc
Giáo án liên quan