Giáo án môn Địa lý lớp 10 (nâng cao) - Tiết 26: Thực hành phân tích chế độ nước sông hồng

 I. Mục tiêu bài học

1- Về kiến thức

+ Nhận biết được chế độ nước của sông Hồng có hai mùa và sự khác biệt giữa hai mùa.

+ Hiểu rõ mối quan hệ giữa chế độ nước của sông Hồng với độ dốc, lưu vực của sông Hồng.

2- Về kỹ năng.

+ Đọc và phân tích bảng số liệu về chế độ nước của sông Hồng.

+ Biết cách tính lưu lượng mùa lũ, mùa cạn và tỉ trọng lưu lượng mùa lũ và mùa cạn.

II. Thiết bị dạy học

+ Bản đồ tự nhiên Việt nam

+ Phóng to bảng số liệu lưu lượnh nước của sông Hồng SGK

III. Hoạt động dạy học

+ Sông Hồng có rất nhiều tên gọi khác nhau, con sông luôn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt nam. Sông Hồng có chế độ nước rất phức tạp, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ vấn đề này qua phân tích chế độ nước của sông Hồng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 (nâng cao) - Tiết 26: Thực hành phân tích chế độ nước sông hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 12 tháng 12 năm 2006 Lê Văn Đỉnh Chương trình nâng cao Tiết 26 Bài 23 Thực hành Phân tích chế độ nước sông Hồng I. Mục tiêu bài học 1- Về kiến thức + Nhận biết được chế độ nước của sông Hồng có hai mùa và sự khác biệt giữa hai mùa. + Hiểu rõ mối quan hệ giữa chế độ nước của sông Hồng với độ dốc, lưu vực của sông Hồng. 2- Về kỹ năng. + Đọc và phân tích bảng số liệu về chế độ nước của sông Hồng. + Biết cách tính lưu lượng mùa lũ, mùa cạn và tỉ trọng lưu lượng mùa lũ và mùa cạn. II. Thiết bị dạy học + Bản đồ tự nhiên Việt nam + Phóng to bảng số liệu lưu lượnh nước của sông Hồng SGK III. Hoạt động dạy học + Sông Hồng có rất nhiều tên gọi khác nhau, con sông luôn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt nam. Sông Hồng có chế độ nước rất phức tạp, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ vấn đề này qua phân tích chế độ nước của sông Hồng. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính HĐ 1 Cả lớp + Dựa vào bảng số liệu SGK hãy xác định: - Các tháng mùa lũ, bao nhiêu tháng. - Tổng lưu lượng các tháng mùa lũ - Tổng lưu lượng nước cả năm. - Tỉ trọng lưu lượng mùa lũ so với cả năm. - Lưu lượng tháng lũ cao nhất. - Lưu lượng tháng lũ thấp nhất - Lưu lượng tháng lũ cao nhất gấp bao nhiêu lần tháng lũ thấp nhất. - Các tháng mùa cạn, bao nhiêu tháng. - Tỉ trọng lưu lượng mùa cạn so với cả năm. + Học sinh trả lời GV bổ sung và đưa ra kết quả chuẩn xác. ................................................................. HĐ 2 Nhóm Chia lớp thành 6 nhóm. + Dựa vào kết quả tính toán thảo luận và rút ra nhận xét về chế độ nước của sông Hồng. + Đại diện các nhóm trả lời, GV bổ sung và chuẩn kiến thức. Đáp án 1 - Các tháng mùa lũ: 6,7,8,9,10 - Tổng lưu lượng các tháng mùa lũ: 32736 m3/s - Tổng lưu lượng nước cả năm: 43591 m3/s - Tỉ trọng lưu lượng mùa lũ so với cả năm: 75% - Lưu lượng tháng lũ cao nhất: 9246m3/s - Lưu lượng tháng lũ thấp nhất: 4122m3/s - Lưu lượng tháng lũ cao nhất gấp bao nhiêu lần tháng lũ thấp nhất: 2,2 lần - Các tháng mùa cạn: 11,12,1,2,3,4,5 - Tỉ trọng lưu lượng mùa cạn so với cả năm: 25% ................................................................. Dáp án 2 + Chế độ nước của sông Hồng rất thất thường và phức tạp. - Lưu lượng nước mùa lũ và mùa cạn chênh lệch nhau rất lớn: 3 lần - Ngay trong mùa lũ , tháng có đỉnh lũ cao nhất và thấp nhất cũng chênh lệch nhau 2,2 lần - mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 tăng dần và đến đỉnh điểm vào tháng 8 sau đó giảm dần đến tháng 10 - Mùa khô kéo dài 7 tháng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. - Chênh lệch giữa lưu lượng tháng cao nhất ( tháng 8) và tháng thấp nhất ( tháng 3) 10 lần IV. Đánh giá Dựa vào kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau: 1- Kể tên các phụ lưu và chi lưu chính của sông Hồng. 2- Giải thích vì sao mùa lũ của sông Hồng thường lên đột ngột. 3- Các giải pháp khắc phục của nhân dân trong vùng ? V. Hoạt động nối tiếp + Làm các bài tập trong SGK + Nghiên cứu bài 24 ở nhà.

File đính kèm:

  • docTiet 26 Bai 23 NC.doc