Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 50, Bài42: Môi trường và sự phát triển bền vững - Phạm Quang Hưng

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển nói chung, ở các nước phát triển và đang phát triển nói riêng.

- Hiểu được những mâu thuẫn, những khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.

- Hiểu được mỗi thành viên trong XH đều có thể đóng góp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

2. Kỹ năng

Lấy VD thực tế để chứng minh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Hình ảnh về việc khai thác TNTN

- Tranh ảnh về việc bảo vệ môi trường

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

? Nêu KN môi trường? Môi trường TN và môi trường nhân tạo ntn?

? Chức năng và vai trò của môi trường đối với sự phát triển của loài người?

? TNTN là gì? Cách phân loại TNTN?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 50, Bài42: Môi trường và sự phát triển bền vững - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 52 Bµi 42 M«i tr­êng vµ sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng Ngày soạn:12/5/2013 Ngày giảng:14/5/2013 I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển nói chung, ở các nước phát triển và đang phát triển nói riêng. - Hiểu được những mâu thuẫn, những khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và phát triển. - Hiểu được mỗi thành viên trong XH đều có thể đóng góp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. 2. Kỹ năng Lấy VD thực tế để chứng minh. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Hình ảnh về việc khai thác TNTN - Tranh ảnh về việc bảo vệ môi trường III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu KN môi trường? Môi trường TN và môi trường nhân tạo ntn? ? Chức năng và vai trò của môi trường đối với sự phát triển của loài người? ? TNTN là gì? Cách phân loại TNTN? 3. Bài mới HĐ: Yêu cầu HS đọc ND trong SGK (trang 163) ? Tại sao phải SD hợp lí các nguồn tài nguyên? GV: Sự phát triển của nền sx XH luôn đi đôi với việc khai thác nguồn TNTN. Nền sx XH ngày càng mở rộng trong khi đó các nguồn TNTN chỉ có hạn - Thể hiện rõ nhất là sự hạn chế của các nguồn TN khoáng sản => Cơ sở nguyên, nhiên liệu, năng lượng để phát triển các ngành công nghiệp. - Mặt khác, khi mà trình độ KT- XH kỹ thuật của con người có những bước tiến nhảy vọt thì cũng chính là lúc môi trường sinh thái đứng trước nguy cơ ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. => Sự can thiệp quá nhiều của con người vào môi trường và TNTN đã làm cho TNTN đang cạn kiệt, ô nhiễm môi trường đã xảy ra. GV: Đưa ra 1 vài KN * Ô nhiễm: Do thiên nhiên có khả năng duy trì trạng thái cân bằng và có khả năng tự làm sạch. Tuy nhiên, nếu tác động của con người vượt quá giới hạn cho phép -> trạng thái cân bằng sẽ bị phá vỡ -> suy thoái môi trường GV: Chính vì vậy trong chính sách phát triển của 1 QG hay 1 vấn đề nào đó, người ta đưa ra khái niệm “phát triển bền vững” * Phát triển bền vững: Là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm thiệt hại đến khả năng của các thế hệ tương lai thỏa mãn các nhu cầu của chính họ. GV: Loài người có khả năng về công nghệ để giải quyết rất nhiều về vấn đề môi trường. Tuy nhiên, những cản trở về chính trị, KT- XHđã hạn chế mạnh mẽ khả năng đó. VD: Chính phủ Hoa Kì (QG thải ra nhiều nhất khí gây hiệu ứng nhà kính) đã không kí Nghị định thư Kiôtô về cắt giảm những chất gây lỗ thủng tầng ôdôn. * Môi trường sống không chỉ của riêng QG nào. Chính vì vậy, sự tác động xấu của con người vào 1 KV nào đó sẽ ảnh hưởng đến môi trường không chỉ trong phạm vi KV đó mà còn ảnh hưởng đến môi trường toàn Trái đất => Do đó, để bảo vệ môi trường cần phải có sự phối hợp giữa các QG. ? Những báo động về lỗ thủng tầng ô dôn, về sự nóng lên của Trái đất do các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính có phải là những báo động về khủng hoảng môi trường? => Dấu hiệu về khủng hoảng môi trường, mất cân bằng sinh thái. GV: Phải bằng mọi cách SD hợp lí tài nguyên, sao cho sự phát triển hôm nay không làm hạn chế sự phát triển của tương lai. Sự phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh. * Những vấn đề môi trường ở các nước phát triển chủ yếu gắn với sự phát triển CN và những vấn đề của đô thị - Các nước có nền CN phát triển, tuy nhiên sự hoạt động của các nhà máy CN thải trực tiếp các chất và khí thải ra ngoài môi trường (nhất là những hóa chất độc hại) mà ít qua xử lí -> gây ô nhiễm môi trường. - Hiện tượng nóng lên toàn cầu chủ yếu do hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng (tăng hiệu ứng nhà kính). - Hoa Kì là nước thải vào không khí nhiều nhất chất gây hiệu ứng nhà kính (hiện nay là Trung Quốc) nhưng không kí vào nghị định thư Kiôtô. - Mưa axit: ô nhiễm không khí (làm thiệt hại 67% diện tích rừng nước Anh, 4000 hồ cá không sống được ở Thụy Điển) - Ô nhiễm nước: CN, khai thác mỏ * Quá trình đô thị hóa: Số lượng người tăng nhanh -> phương tiện GT tăng, đô thị phát triển mạnh, chất thải sinh hoạt GV: Nhiều nước CN phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của mình (kí nghị định Thư Kiôtô, xử lí chất thải trước khi đưa vào môi trường ). Tuy nhiên, có nhiều công ty ở các nước tư bản lại chuyển các cơ sở gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển => làm vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp. * Các nước đang phát triển: Là KV giàu TNTN, nhất là về tài nguyên khoáng sản (quặng KL, dầu mỏ, than, khí đốt; TN đất, rừng, khí hậu => Tuy nhiên, môi trường ở đây đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Nguyên nhân: - Phần lớn các nước nghèo, chậm phát triển, thiếu vốn, công nghệ, thiếu cán bộ KHCN, tình trạng nợ nước ngoài, hậu quả chiến tranh và xung đột triền miên, sức ép phân bố và bùng ổ dân số trong nhiều năm, nạn đóiđã làm môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng. - Vấn đề về SD tài nguyên rừng và đất rất phức tạp + Rừng ngày càng thu hẹp về diện tích do mở rộng đất canh tác, đồng cỏ chăn nuôi, tập quán canh tác (du canh du cư) + Khai thác rừng lấy gỗ, củi + Cháy rừng - Vấn đề SD nước (nước sạch) -> nhiều tranh chấp (nguồn nước sông Joocđani giữa Li Băng, Xiri, Joocđani và Ixraen ở Trung Đông). => Hiện nay, chỉ 53% dân số TG có nước sạch SD, gây ra các loại bệnh tả, đau mắt GV: Các công ty xuyên QG lợi dụng những khó khăn về kinh tế của các nước đang phát triển để bóc lột tài nguyên. => Có thể nói: sự chậm phát triển - sự hủy hoại môi trường - sự bùng nổ dân số là cái vòng luẩn quẩn mà các nước đang phát triển bị trói buộc, cần phải tháo gỡ để thoát khỏi nghèo đói. * Việc khai thác và chế biến khoáng sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước đang phát triển -> Nguồn XK chủ yếu để thu ngoại tệ -> XK các mặt hàng sơ chế (lãng phí tài nguyên)-> kỹ thuật lạc hậu -> gây ô nhiễm Đặc biệt là các nước ở Tây Á, Châu Phi, Mĩ La Tinh); Bạn hàng chủ yếu là các nước TB’ phát triển. GV: Tuy nhiên, từ những năm 70 của thế kỉ XX, giá nhiều loại nguyên liệu khoáng sản giảm. Nguyên nhân: - Sự phát triển KHKT làm giảm chi phí SD nguyên, nhiên liệu. - Tìm được những nguyên liệu mới, giá rẻ thay thế. => Ảnh hưởng: giảm nguồn thu ngoại tệ, trong khi phải trả những món nợ lớn. * Việc khai thác mỏ (than, sắt), rửa, chế biến quặng * Tài nguyên rừng của các nước đang phát triển rất phong phú ( rừng mưa nhiệt đới, rừng rậm xích đạo) đa dạng về các loại cây, con. => Tuy nhiên, việc khai thác rừng quá mức (lớn hơn nhiều so với khả năng phục hồi và tốc độ trồng rừng) để lấy gỗ, củi, đất nông nghiệp và đồng cỏ cho chăn nuôi + Việc XK gỗ tròn còn phổ biến -> sự thua thiệt (giá thấp, ít có khả năng cạnh tranh) + Khai thác gỗ lấy củi có tỉ lệ lớn (Châu Phi 80%; Châu Á 75%; Nam Mĩ 72%...) + Nền nông nghiệp quảng canh (mở rộng diện tích), năng suất thấp -> đốt nương làm rẫy -> diện tích đồi núi trọc, diện tích rừng bị phá ngày càng lớn GV: Việc mở rộng diện tích đồng cỏ, chăn thả gia súc quá mức nhất là ở vùng khí hậu nhiệt đới khô hạn đã thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa. I. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển * Yêu cầu của nền sx XH ngày càng tăng trong khi nguồn TNTN chỉ có hạn * Khi nền KT- KHKT có những bước tiến nhảy vọt cũng là khi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng => Do đó: Cần phải SD hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững - Ô nhiễm: Trạng thái mà khi lượng các chất thải độc hại đưa vào môi trường vượt quá nồng độ cho phép, gây hại cho sức khỏe của con người, đời sống sinh vật. - Môi trường suy thoái: Tình trạng mà khi chất lượng của các tài nguyên không ngừng bị giảm sút => Do khai thác quá mức và SD không hợp lí. - Phát triển bền vững: Là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm thiệt hại đến khả năng của các thế hệ tương lai thỏa mãn các nhu cầu của chính họ. * Việc giải quyết vấn đề môi trường cần phải có sự nỗ lực lớn về chính trị, kinh tế và KHKT; Phải có sự phối hợp giữa các QG, chấm dứt chiến tranh và chạy đua vũ trang, xói đói giảm nghèo II. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển Sự phát triển ồ ạt CN, đô thị là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về môi trường toàn cầu như: Lỗ thủng tầng ô dôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axit III. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển 1. Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển - Các nước đang phát triển chiếm >1/2 diện tích lục địa, 80% dân số TG, rất giàu về TNTN. - Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng 2. Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển - Là nguồn XK chủ yếu để thu ngoại tệ. - Việc khai thác mỏ mà không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường đã làm ô nhiễm nặng nề về nguồn đất, nước, không khí 3. Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển - Khai thác rừng quá mức để XK lấy gỗ, củi - Đốt rừng làm rẫy, mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ.. => Hậu quả: Hàng triệu ha rừng mất đi, diện tích đồi núi trọc và quá trình hoang mạc hóa được tăng cường. IV. CỦNG CỐ 1. Thế nào là sự phát triển bền vững? Tại sao nói SD hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển? 2. Nêu những vấn đề về môi trường và phát triển ở các nước phát triển và đang phát triển

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_tiet_50_bai42_moi_truong_va_su_phat_tr.doc