Giáo án Địa lí Lớp 11 tự chọn - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Thái Hùng

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

Sau bài học, học sinh cần:

- Trình bày được đặc điểm nổi bật và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế thế giới. Xuất hiện ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Biết được một số nét khái quát của nền kinh tế tri thức

2- Kỹ năng:

Phân tích được các bảng số liệu, liên hệ thực tế, so sánh và nhận xét.

3- Thái độ, hành vi:

Xác định cho mình ý thức trách nhiệm trong học tập để tạo dựng cuộc sống

II- THIẾT BỊ DẠY HỌC:

Một số tranh, ảnh về thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- Ổn định tổ chức.

- Bài cũ: Trình bày sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển ? Vì sao ?

- Bài mới: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với đặc trưng là làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, chuyển dần nền kinh tế thế giới sang một giai đoạn phát triển mới được gọi là nền kinh tế tri thức.

 

doc87 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 11 tự chọn - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Thái Hùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày.......tháng.......năm 200... Phân phốichương trình.. A/ khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới bài 1: sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước I- Mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: - Học sinh biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước phát triển, đang phát triển, nước và lãnh thổ công nghiệp mới. - Giải thích được sự đa dạng của trình độ phát triển kinh tế - xã hội thế giới, vấn đề đầu tư ra nước ngoài, nợ nước ngoài và GDP/người của các nước phát triển, đang phát triển, nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới. 2- Kỹ năng: - Xác định trên bản đồ các nhóm nước phát triển, đang phát triển, các nước NICE - Phân tích các bảng số liệu thống kê. 3- Thái độ: Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. II- thiết bị dạy học: - Phóng to một số biểu, bảng liên quan. - Bản đồ các nước trên thế giới. III- hoạt động dạy học: - ổn định tổ chức. - Bài mới. Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về tự nhiên, dân cư, xã hội và trình độ phát triển kinh tế được xếp vào 2 nhóm nước: Phát triển và đang phát triển. Trong số các nước đang phát triển có một số nước và vùng lãnh thổ đã thực hiện chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và chú trọng xuất khẩu gọi là nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới (NICE). Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Hoạt động nhóm: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: Dựa vào nội dung sách giáo khoa, bản đồ các nước trên thế giới - Nhóm 1 ; 2: Tìm các đặc điểm về kinh tế của các nước phát triển - Nhóm 3 ; 4: Tìm các đặc điểm về kinh tế của các nước đang phát triển - Giáo viên đưa ra bảng số liệu, học sinh nhận xét: + Các nước phát triển 1990 2004 KV 1: 3 2 KV 2: 33 27 KV 3: 64 71 + Các nước đang PT KV 1: 29 25 KV 2: 30 32 KV 3: 41 43 + Thế giới KV 1: 6 4 KV 2: 39 32 KV 3: 60 64 - Học sinh trình bày bổ sung, góp ý, giáo viên chuẩn kiến thức. - Giáo viên: Giá trị đầu tư ra nước ngoài và nợ nước ngoài có sự tương phản như thế nào giữa hai nhóm nước Hoạt động 2: Hoạt động nhóm Tiếp tục duy trì 4 nhóm - Nhóm 1 ; 2: Tìm đặc điểm xã hội của các nước đang phát triển - Nhóm 3 ; 4: Tìm đặc điểm về xã hội của các nước phát triển - Tỷ lệ thất nghiệp năm 2003 là 7,1%, năm 2004 là 6,9%. - Do có sự khác nhau về nguồn lực phát triển, đặc biệt là đường lối, chiến lược phát triển KT-XH nên các nước đang phát triển có sự phân hóa thành những nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau - Các nước công nghiệp mới NICE - Các nước có trình độ phát triển trung bình DCE - Các nước chậm phát triển LDCE => I- Sự tương phản về kinh tế: 1- Nền kinh tế của các nước phát triển - Tiến hành quá trình công nghiệp hóa khá sớm (thế kỷ 18, 19) - Hầu hết đều có tiềm lực về kinh tế, khoa học kỹ thuật, nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng - Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo hướng giảm tỷ trọng KV1 (2 - 4 lao động), đóng góp 2% GDP. Phát triển nhanh các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao. Các ngành KV3 phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong GDP và thu hút ngày công nhiều lao động. - Thường có giá trị xuất, nhập khẩu cao (60% thế giới), đặc biệt là các mặt hàng chế tạo. 2- Nền kinh tế các nước đang phát triển - Phần lớn nằm ở khu vực á, Phi, Mỹ La tinh (80% dân số ; 2/3 tài nguyên thiên nhiên ; hơn 15% GDP của thế giới) - Trình độ sản xuất và công nghệ thấp - Các ngành KV1 ; KV2 chiếm đến 1/2 giá trị GDP, nhiều quốc gia tỷ lệ lao động trong KV1 lớn hơn 50%. - Nông nghiệp là ngành chính nhưng quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vật tư, trình độ lạc hậu, lệ thuộc nhiều vào tự nhiên. - Quá trình công nghiệp hóa còn chậm, cơ cấu chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao, công nghệ chậm dms, khả năng cạnh tranh yếu. - Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu là khoáng sản và sản phẩm mới qua sơ chế (30% giá trị xuất khẩu) - Kết cấu hạ tầng còn kém, trình độ khoa học công nghệ hạn chế, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện đã kìm hãm khả năng thu hút đầu tư. 3- Về đầu tư nước ngoài, nợ nước ngoài - Các nước phát triển có nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài cao và cũng nhận được đầu tư cao (đầu tư ra thế giới 80%, nhận 2/3 đầu tư của thế giới) - Phần lớn các nước đang phát triển đều nợ nước ngoài và nhiều nước khó có khả năng thanh toán nợ. II- Sự tương phản về xã hội 1- Các nước phát triển: - Có dân số ổn định, tỷ lệ gia tăng dân số thấp 0 - 0,6%, chất lượng cuộc sống dân cư cao, văn hóa, giáo dục, y tế cao - Hệ thống đảm bảo xã hội phát triển ở mức cao, đô thị hóa phát triển mạnh, tỷ lệ dân thành thị trên 70%. - Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận dân cư sống trong nghèo khổ, khoảng cách giàu nghèo còn lớn, tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao. 2- Các nước đang phát triển: - Có tỷ lệ gia tăng dân số cao 2% đã dẫn đến bùng nổ dân số, tuổi thọ bình quân thấp, tỷ lệ tử vong trẻ em khá cao. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỷ lệ dân sống ở nông thôn còn trên 75% - Một số nước có quá trình đô thị hóa tự phát nhanh, không đi cùng với công nghiệp hóa gây nhiều hậu quả xấu về môi trường, kinh tế - xã hội. - Nguyên nhân nào mà những nước đang phát triển chuyển thành nước công nghiệp mới ? - Tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ. - Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. - Khai thác tối đa mọi lợi thế để thực hiện chiến lược tăng trưởng. - Tích cực tạo vốn đầu tư thông qua nguồn viện trợ nước ngoài. IV- đánh giá: Tại sao nhóm nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp hơn nhóm nước phát triển. V- Hoạt động nối tiếp: Bài tập về nhà: Dựa vào bảng số liệu giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nhóm nước đang phát triển và thế giới (Đơn vị: Tỷ USD) Năm 1990 Năm 2000 Năm 2004 Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Thế giới 3.328,0 3.427,6 6.376,7 6.572,1 9.045,3 9.316,3 Các nước đang phát triển 990,4 971,6 2.372,8 2.232,9 3.687,8 3.475,6 Hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nhóm nước đang phát triển so với thế giới qua các năm trên. Rút ra nhận xét. Ngày.......tháng.......năm 200.... Phân phối chương trình bài 2: cuộc cách mạng khoa học và công nghiệp hiện đại, nền kinh tế tri thức I- Mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được đặc điểm nổi bật và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế thế giới. Xuất hiện ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Biết được một số nét khái quát của nền kinh tế tri thức 2- Kỹ năng: Phân tích được các bảng số liệu, liên hệ thực tế, so sánh và nhận xét. 3- Thái độ, hành vi: Xác định cho mình ý thức trách nhiệm trong học tập để tạo dựng cuộc sống II- thiết bị dạy học: Một số tranh, ảnh về thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại III- hoạt động dạy học: - ổn định tổ chức. - Bài cũ: Trình bày sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển ? Vì sao ? - Bài mới: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với đặc trưng là làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, chuyển dần nền kinh tế thế giới sang một giai đoạn phát triển mới được gọi là nền kinh tế tri thức. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân - Tìm hiểu cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Giáo viên: Cho đến nay loài người đã trải qua các cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật sau: + Lần thứ nhất: Vào cuối thế kỷ thứ XVIII là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là quá trình đổi mới công nghệ. + Lần thứ hai: Diễn ra từ nửa sau của thế kỷ XIX đến giai đoạn đầu thế kỷ XX. Đặc trưng là đưa lực lượng sản xuất từ nền sản xuất cơ khí chuyển sang nền sản xuất đại cơ khí và tự động hóa cục bộ. - Dựa vào nội dung SGK, cho biết cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có những khác biệt nào so với hai cuộc cách mạng trên. Thời gian ra đời ? Đặc trưng ? - Em hiểu thế nào là công nghệ cao - Giáo viên: Năm 1993, thế giới có 1 triệu người sử dụng internet, năm 2000 là 540 triệu người, năm 2006 là 1.100 triệu người. Hoạt động 2: Hoạt động theo cặp - Tìm hiểu về tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đến sự phát triển kinh tế - xã hội. - Các cặp dựa vào nội dung sách giáo khoa tìm những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội. - Tại sao nói khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ? - Giáo viên: Trong kinh tế nông nghiệp, vai trò của khoa học còn yếu, không đáng kể. - Trong nền kinh tế công nghiệp, vai trò của khoa học rất lớn, đóng góp của khoa học vào nền kinh tế ở các nước đạt 30 - 40% GDP trong khi chi cho khoa học chỉ có 1 - 2% GD. Khoảng 3/4 mức tăng trưởng kinh tế của các nước công nghiệp phát triển là dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân - Tìm hiểu các đặc điểm của nền kinh tế tri thức - So sánh những điểm khác nhau cơ bản của nền kinh tế tri thức so với nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp I- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Thời điểm ra đời: Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI - Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hiện và làm bùng nổ công nghệ cao - Là các công nghệ dựa vào những thành quả khoa học mới nhất với hàm lượng tri thức, khoa học, sáng tạo cao nhất. - Thành tựu của 4 công nghệ trụ cột: + Công nghệ sinh học + Công nghệ năng lượng + Công nghệ thông tin I- Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội 1- Tác động tích cực - Khoa học và CN ngày càng trở thành LLSX nòng cốt và trực tiếp của xã hội. - Thay đổi cơ cấu ngành, cơ cấu SP - Thay đổi sự phân bố lực lượng sản xuất, phân bố dân cư, phương thức làm việc, học tập và giải trí. 2- Tác động tiêu cực: - Làm tăng khoảng cách giàu nghèo - Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường - Xuất hiện vũ khí hủy diệt đe dọa hòa bình thế giới III- Nền kinh tế tri thức: - Là giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản xuất xã hội - Chủ yếu diễn ra ở các nước phát triển - Là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế - Trong cơ cấu nền KT tri thức, phát triển dịch vụ là chủ yếu với CNKT cao. - Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức. IV- đánh giá: - Trình bày những hiểu biết của cá nhân về các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại nổi bật của nhân loại trong thế kỷ XX. V- Hoạt động nối tiếp: - Hướng dẫn làm bài tập sách giáo khoa ____________________________________________________________________________ Ngày.......tháng.......năm 200.... Phân phối chương trình bài 3: xu hướng toàn cầu hóa kinh tế I- Mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: Sau bài học, học sinh cần - Hiểu được xu thế toàn cầu hóa, tính tất yếu của xu thế toàn cầu hóa - Trình bày được những ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước đang phát triển 2- Kỹ năng: Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa II- thiết bị dạy học: Các bảng kiến thức sách giáo khoa III- hoạt động dạy học: - ổn định tổ chức. - Bài cũ: Trình bày sự khác biệt cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ - Bài mới: Toàn cầu hóa không đơn giản là một trào lưu thời thượng mà là một hệ thống quốc tế. Nó có quy tắc và logic riêng đang trực tiếp ảnh hưởng đến chính trị, môi trường và kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân - Dựa vào nội dung sách giáo khoa, vốn hiểu biết, trình bày khái niệm toàn cầu hóa kinh tế. - Gọi lần lượt một số học sinh trả lời, GV bổ sung, chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Hoạt động theo cặp Yêu cầu các cặp thảo luận: - Tìm và giải thích các nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của xu hướng toàn cầu hóa là một tất yếu lịch sử. - Sau khi các cặp thảo luận xong, gọi từng đại diện nêu ra các quan điểm của mình, giải thích chứng minh. - Cả lớp góp ý, bổ sung, giáo viên đưư ra thông tin phản hồi và chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Hoạt động nhóm - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm + Các nhóm chẵn tìm những tác động tích cực của toàn cầu hóa đến nền kinh tế - xã hội các nước đang phát triển. + Nhóm lẻ tìm tác động tiêu cực - Yêu cầu học sinh cho biết thực tiễn Việt Nam 1- Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế - Là quá trình mở rộng ảnh hưởng của các hoạt động về kinh tế, tài chính, khoa học, kỹ thuật, công nghệ và một số vấn đề xã hội trên phạm vi toàn thế giới 2- Tính tất yếu của xu hướng toàn cầu hóa - Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại làm xuất hiện xu hướng chuyển giao khoa học kỹ thuật giữa nước phát triển và đang phát triển - Trong quá trình phát triển, mỗi quốc gia có những lợi thế nhất định mà quốc gia khác không có và ngược lại. Vì vậy sự hợp tác trong trong sản xuất và tiêu dùng là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự liên kết để phát triển kinh tế - xã hội. - Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật, sự khác nhau về cách thức quản lý đã dẫn đến sự chênh lệch về lực lượng sản xuất giữa các lãnh thổ. - Sự phát triển của LLSX dẫn đến sự phân công lao động và sản xuất chuyên môn hóa. Tính phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao của một số sản phẩm mà nếu chỉ một nước thì không thể sản xuất được dẫn đến đòi hỏi các nước phải mở rộng phạm vi trao đổi và hợp tác với nhau - Những vấn đề KT-XH mới nảy sinh nằm ngoài khả năng giải quyết của một nước đòi hỏi phải có sự hợp tác toàn cầu. - Nền kinh tế phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao dẫn đến sự đa dạng hóa trong nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là nhu cầu về văn hóa, tinh thần. Đây là cơ sở quan trọng của việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế. - Sự hình thành và mở rộng ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế là cơ sở quan trọng để thực hiện các mối liên hệ giữa các nước. 3- ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển a/ Thuận lợi - Tạo cơ sở tiếp cận các kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm và nguồn vốn lớn từ các nước phát triển để hiện đại hóa nền kinh tế - Tạo điều kiện khai thác được lợi thế về nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hóa đa dạng phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. - Tạo điều kiện thuận lợi cho tự do cạnh tranh đã tạo nên những động lực cho sự phát triển sản xuất. b/ Khó khăn: - Gây rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm - Nền kinh tế có nguy cơ tụt hậu và khủng hoảng. - Vấn đề nợ nước ngoài ngày càng trở thành gánh nặng đối với nhiều nước - Nguy cơ mất bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc IV- đánh giá: Cho biết những thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO V- Hoạt động nối tiếp: Giải quyết bài tập a/ Cơ hội: - Mở rộng thị trường, hàng hóa được xuất khẩu thuận lợi sang các nước thành viên. - Thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài - Tiếp nhậnvào đổi mới trang thiết bị, công nghệ - Tạo điều kiện phát huy nội lực - Thuận lợi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động trên nhiều lĩnh vực. b/ Thách thức: - Nền kinh tế nước ta hiện nay còn có nhiều mặt lạc hậu so với khu vực và thế giới. - Trình độ quản lý kinh tế còn thấp - Sự chuyển đổi kinh tế còn chậm - Sử dụng các nguồn vốn còn kém hiệu quả. Ngày.......tháng.......năm 200... Phân phối chương trình.. bài 4: một số vấn đề toàn cầu I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: - Biết và giải thích được bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các nước phát triển và lạc hậu hóa của nó. - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường, phân tích sự ô nhiễm và hậu quả của ô nhiễm từng loại môi trường, nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. - Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ chiến tranh - Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ với thực tế. - Nhận thức được: Để giải quyết được các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của nhân loại toàn thế giới. II- thiết bị dạy học: - Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam - Một số thông tin về chiến tranh và nạn khủng bố trên thế giới III- hoạt động dạy học: - ổn định tổ chức. - Bài cũ: Tại sao sự ra đời của toàn cầu hóa là một tất yếu lịch sử ? - Bài mới: Mặc dù sự phát triển kinh tế thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ XXI được dự báo có nhiều lạc quan, song khó khăn thách thức cũng không ít. Còn nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội cần quan tâm giải quyết, có sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực mới mong có được một thế giới hòa bình, phát triển ổn định, bền vững. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Hoạt động theo cặp: - Các cặp dựa vào nội dung sách giáo khoa, vốn hiểu biết: + Tìm các đặc điểm về hiện tượng bùng nổ dân số. Những thuận lợi và khó khăn do hiện tượng này mang lại + Phân tích các đặc điểm về sự già hóa dân số ? Giải thích ? + Già hóa dân số đem lại hậu quả gì về kinh tế - xã hội ? - Lần lượt học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức Hoạt động 2: Hoạt động nhóm - Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 - 5 học sinh + Tìm hiểu các đặc điểm về sự cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và hậu quả của nó + Liên hệ thực tế Việt Nam - Đại diện các nhóm đưa ra quan điểm của mình - Các nhóm góp ý, bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân - Tại sao trong các thập kỷ tới thế giới sẽ khủng hoảng lương thực ? - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ? I- Bùng nổ dân số và già hóa dân số 1- Bùng nổ dân số: - Dân số thế giới hiện nay tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX (từ 1 tỷ người năm 1804 tăng lên 6 tỷ người năm 1999, đạt 6,43 tỷ người năm 2005, dự báo 6,79 tỷ người năm 2010 và 7,3 tỷ người vào năm 2015) - Sự bùng nổ dân số này chủ yếu ở các nước đang phát triển với tỷ lệ gia tăng dân số trung bình 1,9% - Dân số tăng nhanh gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường và chất lượng cuộc sống. 2- Già hóa dân số: - Sự già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước công nghiệp phát triển - Các nước công nghiệp phát triển tỷ lệ gia tăng dân số thấp 0,2%, tuổi thọ ngày càng cao nên dân số ngày càng già đi - Già hóa dân số kéo theo lực lượng lao động giảm sút, tạo ra gánh nặng lớn cho hưu trí, y tế, bảo trợ xã hội, GDP/người giảm II- Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm - Dân số thế giới tăng nhanh làm diện tích đất nông nghiệp giảm sút trên toàn thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản... - Bình quân đất canh tác chỉ còn 0,3ha/người. Quá trình đô thị hóa đã làm cho bình quân đất NN ngày càng giảm. - Nguồn nước ngọt bị ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đô thị hóa phát triển. - Tài nguyên rừng bị tàn phá, diện tích rừng bị thu hẹp. Từ 42,3 triệu km2 (32,2% diện tích lục địa) năm 1963 xuống 38,3 triệu km2 (29% diện tích lục địa) năm 1973 và 34,42 triệu km2 (27% diện tích lục địa) năm 1990, đến năm 2003 chỉ còn 31 triệu km2 - Một số loại tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt. Ví dụ: Năm 1960 thế giới tiêu thụ 1 tỷ tấn dầu, năm 2000 là 3,5 tỷ tấn so với trữ lượng dự báo khoảng 300 tỷ tấn. - Sự ô nhiễm đất, nước, khí hậu đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, sức khỏe con người và sinh vật. III- Lương thực sẽ thiếu trong các thập kỷ tới - Trong thập kỷ tới, thế giới sẽ bị khủng hoảng về lương thực. Thập kỷ 90 thế kỷ XX bình quân lương thực thế giới 327kg/người, đến đầu thế kỷ XXI còn 320kg/người. Do tốc độ tăng trưởng về lương thực giảm từ 2,3% xuống 1,8% - Dân số thế giới tăng nhanh nên dự báo đến năm 2010 thế giới sẽ có khoảng 1 tỷ người thiếu ăn. Chính sách an toàn lương thực phải là vấn đề quan tâm của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển IV- đánh giá: Tại sao sự gia tăng chủ nghĩa khủng bố, tội phạm ma túy, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo có nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới ? V- Hoạt động nối tiếp: Sưu tầm các tin, ảnh về các vấn đề toàn cầu. Ngày.......tháng.......năm 200.... Phân phối chương trình. bài 5: một số vấn đề của châu phi I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: - Biết được châu Phi khá giàu khoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí hậu khô nóng, tài nguyên môi trường bị cạn kiệt, tàn phá. - Dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn, song chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật, chiến tranh đe dọa, xung đột sắc tộc. - Kinh tế tuy có khởi sắc nhưng cơ bản còn phát triển chậm. - Phân tích lược đồ, bản đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của châu Phi. - Chia sẻ với những khó khăn mà người dân châu Phi phải trải qua. II- thiết bị dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên châu Phi. - Bản đồ kinh tế chung châu Phi. III- hoạt động dạy học: - ổn định tổ chức. - Bài cũ: Chứng minh rằng sự bùng nổ dân số diễn ra ở các nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra ở các nước phát triển. - Bài mới: Trong các lục địa trên thế giới, lục địa Phi có kích thước lớn thứ hai sau lục địa á - Âu với diện tích 29,2 triệu km2. Nếu tính cả đảo và quần đảo thì diện tích rộng tới 30,3 triệu km2 (gấp hơn 3 lần châu Âu). Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân: - Yêu cầu học sinh dựa vào hình 5.1 SGK bản đồ châu Phi, nêu một số đặc điểm về vị trí địa lý châu Phi. Với đặc điểm đó, châu Phi có những thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất và đời sống ? - Học sinh trình bày, bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức. - Kênh Xuyê khởi công xây dựng từ năm 1859, hoàn thành năm 1969, dài 161km, sâu 12m. Hoạt động 2: Hoạt động theo cặp: Dựa vào bản đồ châu Phi: - Tìm các đặc điểm cơ bản nhất về hình dạng và giới hạn của lục địa: + Châu Phi chỉ có một vịnh: Ghinê, một bán đảo Xômali "Sừng châu Phi" + Các đảo lớn: Mandagaxca (590.000km2) - Xác định trên bản đồ các dòng biển + Trong Đại Tây dương: Dòng lạnh Canasi, Bengela và dòng nóng Ghinê + Trong ấn Độ dương: Dòng nóng Môdămbích, dòng Mũi Kim, dòng Xômali - Đặc điểm phân bố các dạng địa hình, khí hậu, khoáng sản châu Phi Lần lượt các đại diện trình bày, bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Hoạt động theo cặp: - Dựa vào sách giáo khoa, nhận biết và giải thích vấn đề dân cư, xã hội của châu Phi. - Tỷ lệ gia tăng dân số: + Tây Xahara: 2,9% + Cápve: 3,0% + Nigiê: 2,9% + Xômali: 3,0% Hoạt động 4: Hoạt động cá nhân: - Nhận biết và phân tích một số vấn đề về kinh tế của châu Phi. - Liên hệ về chỉ số HDI ở SGK - Lần lượt học sinh trả lời, giáo viên đưa ra một số đánh giá và kết luận kiến thức I- Vấn đề tự nhiên: 1- Vị trí địa lý: - Lục địa Phi nằm trải ra trên cả hai bán cầu Bắc - Nam. - Phần lớn lục địa Phi nằm trên các vĩ độ thấp (75% DT nằm giữa 2 đường chí tuyến Bắc - Nam) nên khí hậu khô nóng - Lục địa Phi có ba mặt Đông, Tây và Nam tiếp giáp với ấn Độ dương và Đại Tây dương. Bắc và Đông bắc tiếp cận với lục địa á - Âu rộng lớn và phân cách với lục địa này bởi Địa Trung hải và biển Đỏ. - Với vị trí này, lục địa Phi và lục địa á - Âu tạo thành một khối lục địa rất rộng lớn. Đồng thời Bắc Phi còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khối lục địa này. 2- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: - Lục địa Phi có kích thước rộng lớn, đường bờ biển ít bị chia cắt, ít có các vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền làm cho lãnh thổ có dạng khối nặng nề (20% diện tích nằm sâu trong nội địa, cách bờ biển 1.000 - 2.000km) - Trong các đại dương bao quanh còn có các dòng biển nóng và lạnh chảy gần bờ. - Địa hình lục địa Phi bị chia cắt yếu, tương đối bằng phẳng, cao trung bình 750m - Cảnh quan châu Phi khá đa dạng, trong đó diện tích hoang mạc, bán hoang mạc và xavan quá lớn, với khí hậu khô nóng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ngành kinh tế chủ đạo của châu Phi. - Tài nguyên thiên nhiên ít về chủng loại nhưng nhiều về trữ lượng như rừng, vàng, kim cương. Nhưng do khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ bị cạn kiệt. II- Vấn đề dân cư và xã hội: - Năm 2005 dân số 906 triệu, mật độ 30 người/km2 nhưng phân bố không đều - Tỷ lệ gia tăng dân số cao nhất thế giới, năm 2001 trung bình 2,4% ; năm 2005 trung bình 1,9%. - Dân số tăng nhanh làm cho nạn thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu việc làm tăng lên dẫn đến tình trạng nghèo đói, tệ nạn xã hội kéo dài. - Dân số đông, nhu cầu lớn, khai thác tự nhiên bừa bãi làm mất cân bằng sinh thái, mùa màng thất bát, nghèo đói lại tăng lên. Đó là cái vòng luẩn quẩn mà các nước châu Phi cần giải quyết. III- Vấn đề kinh tế: - Phần lớn các quốc gia châu Phi còn trong tình trạng kinh tế chậm phát triển. - Hơn 80% dân số làm nông nghiệp nhưng lại thiếu lương thực, thực phẩm do trình độ sản xuất, thời tiết, sâu, bệnh, xung đột vũ trang... - Nền công nghiệp yếu, phát triển chậm do thiếu vốn khoa học kỹ thuật. Nền kinh tế bị tư bản nước ngoài kiểm soát và lũng đoạn. - Phần lớn các nước châu Phi phải nhập siêu, chủ yếu thu nhập từ xuất khẩu nguyên liệu giá thấp nhưng phải mua lương thực, thiết bị, máy móc giá c

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_11_tu_chon_chuong_trinh_hoc_ki_2_nguyen_t.doc