Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 13, Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng - Phạm Quang Hưng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo vĩ độ là do sự thay đổi khí hậu từ B -> N mà ranh giới là dãy Bạch Mã.

- Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam.

- Hiểu sự phân hoá thiên nhiên theo chiều Đ-T (kinh độ) trước hết do sự phân hoá địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với hoạt động của các luồng gió qua lãnh thổ.

- Biết được sự phân hoá thiên nhiên từ Đ->T theo 3 vùng: Biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.

2. Kỹ năng

- Đọc bản đồ địa hình, khí hậu, đất, thực vật, động vật trong Atlat địa lí VN.

- Nhận xét về chế độ nhiệt và chế độ mưa ở 2 biểu đồ khí hậu trong phần bài tập.

- Liên hệ thực tế để thấy được sự thay đổi thiên nhiên từ B->N.

- Tích hợp giáo dục kỹ năng sống

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ tự nhiên VN.

- Atlat địa lí VN.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 13, Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13 BÀI 11 THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG Ngày soạn:07/11/2013 Ngày giảng:09/11/2013 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo vĩ độ là do sự thay đổi khí hậu từ B -> N mà ranh giới là dãy Bạch Mã. - Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam. - Hiểu sự phân hoá thiên nhiên theo chiều Đ-T (kinh độ) trước hết do sự phân hoá địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với hoạt động của các luồng gió qua lãnh thổ. - Biết được sự phân hoá thiên nhiên từ Đ->T theo 3 vùng: Biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. 2. Kỹ năng - Đọc bản đồ địa hình, khí hậu, đất, thực vật, động vật trong Atlat địa lí VN. - Nhận xét về chế độ nhiệt và chế độ mưa ở 2 biểu đồ khí hậu trong phần bài tập. - Liên hệ thực tế để thấy được sự thay đổi thiên nhiên từ B->N. - Tích hợp giáo dục kỹ năng sống II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ tự nhiên VN. - Atlat địa lí VN. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình và sông ngòi? ? Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào? ? Nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sx và đời sống? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS ND chính * Tích hợp giáo dục kỹ năng sống: - Trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên nước ta. - Tìm kiếm và xử lí thông tin để thấy được sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng tự nhiên ở mỗi miền. ? Dựa vào những kiến thức đã học, hãy cho biết tại sao thiên nhiên nước ta lại có sự phân hoá theo chiều B-N? => Nguyên nhân chủ yếu do lãnh thổ nước ta kéo dài (khoảng 150 vĩ tuyến), giữa miền Bắc và miền Nam có khả năng tiếp nhận năng lượng mặt trời và ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển là khác nhau. * Sự khác biệt về đặc điểm khí hậu là cơ sở để hình thành nên các đặc điểm thiên nhiên khác nhau trên 2 miền Bắc và Nam. GV: Các dãy núi của mạch núi Trường Sơn ăn ngang ra biển là các bức tường thành khí hậu ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa ĐB tiến về phía Nam, trong đó điển hình nhất là dãy Bạch Mã => Đây có thể coi là ranh giới quan trọng nhất phân hoá thiên nhiên giữa 2 miền Bắc và Nam nước ta. ? Dựa vào ND trong SGK và liên hệ thực tế, hãy nêu đặc điểm về khí hậu và cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc? * Nền nhiệt cao đảm bảo chỉ tiêu của khí hậu nhiệt đới. * Biểu hiện rõ nhất ở vùng Trung du miền núi BB và đồng bằng BBộ. * Thành phần loài nhiệt đới: Song, mây, cọ, tre, trúc, hồi, quế, kim giao, tràm... - Cây á nhiệt: Dẻ, de... - Cây ôn đới: Sa mu, pơ mu... - Các loài thú: Hươu, nai, khỉ, công...các loài bò sát, ếch nhái... * Đặc biệt trên các đồng bằng có thể trồng được cả rau ôn đới (Su hào, bắp cải, su su, súp lơ...) vào mùa đông. - Mùa đông: Thời tiết lạnh, trời nhiều mây, u ám, nhiều loài cây rụng lá. - Mùa hạ: Thời tiết nóng, mưa nhiều, cây cối xanh tốt. ? Dựa vào ND trong SGK, hãy nêu đặc điểm về khí hậu và cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam? * Thời tiết quanh năm nóng, mang tính cận XĐ. * Thể hiện rõ rệt nhất từ vĩ độ 140B trở vào. * Các loài SV di cư từ phương Nam (Mã Lai - In đô nê xia) và phía Tây (Ấn Độ - Mianma) VD: Các loài cây họ Dầu (Dừa, cọ...) * Phổ biến ở Tây Nguyên. * Loài thú: Voi, hổ, báo, bò rừng, trăn, cá sấu... GV: Theo hướng Đ-T từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân chia thành 3 dải rõ rệt. ? Dựa vào ND trong SGK và sự hiểu biết, hãy nêu đặc điểm của vùng biển và thềm lục địa nước ta? GV: Diện tích vùng biển lớn gấp gần 3 lần diện tích phần đất liền. ? Dựa vào bản đồ ĐLTNVN hãy nêu mối quan hệ giữa vùng biển và thềm lục địa với các đồng bằng và đồi núi kề bên? GV: - Bên cạnh các đồng bằng rộng như đồng bằng BB và Nam Bộ -> Thềm lục địa nông và mở rộng. - Bên cạnh các vùng núi ăn lan sát ra biển như vùng Trung trung bộ -> Thềm lục địa hẹp và sâu. - Các dòng hải lưu đổi hướng theo mùa. GV: * Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền (Các đồng bằng BB và Nam Bộ) - Đồng bằng mở rộng -> với bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa rộng, nông. - Phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa. * Nơi đồi núi ăn lan ra biển (Trung bộ) - Đồng bằng hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ. - Bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa thu hẹp, biển sâu. => phổ biến là dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến. - Thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch và thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. ? Dựa vào kiến thức đã học và ND trong SGK cho biết ảnh hưởng của gió mùa với các dãy núi đã tạo nên sự khác biệt gì về thiên nhiên giữa vùng núi ĐB và TB, Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn? * Giữa vùng núi ĐB và Tây Bắc. - Vùng núi ĐB: Hướng cánh cung, mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa, mùa đông đến sớm (lạnh hơn so với Tây Bắc). - Vùng núi Tây Bắc: + Vùng núi thấp hơn ở phía Nam TB -> Cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. + Mùa đông bớt lạnh (ảnh hưởng chắn của HLS) và k/c xa hơn (nhưng khô hơn) + Lượng mưa giảm (Mưa phùn vào cuối đông không còn hoặc rất ít) + Vùng núi cao TB có cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới. * Giữa Đông T.Sơn và Tây T.Sơn (Đặc biệt là KV Tây Nguyên) - Đông TSơn (Mưa vào thu đông từ tháng 8->1) do đón gió ĐB, Tín phong, bão, áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới. Cùng thời kì, ở Tây Nguyên là mùa khô (ít chịu ảnh hưởng của khối khí ẩm) => khí hậu khắc nghiệt, phát triển rừng thưa nhiệt đới khô rụng lá. - Tây T.Sơn (Tây Nguyên): Mưa vào cuối hạ, đầu thu do gió Tây Nam mang lại. Cùng thời gian này (vào tháng 5, 6) có hiệu ứng Phơn cho Đông Trường Sơn. 1. Thiên nhiên phân hoá theo B-N. a. Phần lãnh thổ phía Bắc (Từ dãy Bạch Mã trở ra) Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. - Khí hậu: + Nhiệt độ TB năm > 200C. + Có 1 mùa đông lạnh 2-3 tháng, nhiệt độ TB dưới 180C. + Biên độ dao động nhiệt TB năm cao (10-120C). - Cảnh quan: Tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa (TP loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có loài á nhiệt, ôn đới) - Cảnh sắc thiên nhiên thay đôi theo mùa. b. Phần lãnh thổ phía Nam (từ D.Bạch Mã trở vào) Thiên nhiên mang sắc thái của vùng cận XĐ gió mùa. - Khí hậu: Nhiệt độ TB năm > 250C (không có tháng nào < 200C). + Biên độ nhiệt TB năm thấp (3-40C). + Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. - Cảnh quan: Tiêu biểu là rừng cận XĐ gió mùa. + TP` sinh vật chủ yếu là thuộc vùng XĐ và nhiệt đới. + Có nhiều loài chịu hạn và rụng lá vào mùa khô. + Nhiều KV phát triển rừng thưa nhiệt đới khô. + Nhiều loài ĐV của vùng XĐ và nhiệt đới. 2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông-Tây. a. Vùng biển và thềm lục địa - Diện tích khoảng 1 triệu km2. - Độ nông-sâu, rông-hẹp của biển và thềm lục địa ở từng đoạn bờ biển tuỳ thuộc vào các vùng đồng bằng và đồi núi kề bên. - Khí hậu vùng biển mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. b. Vùng đồng bằng ven biển. Thiên nhiên thay đổi tuỳ nơi thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía Tây và vùng biển Đông. c. Vùng đồi núi. Sự phân hoá Đ-T rất phức tạp chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ 1. Làm bài tập (SGK trang 50) 2. Giải thích tại sao thiên nhiên nước ta lại phân hoá theo chiều B-N? Nêu đặc điểm về khí hậu và cảnh quan của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam? 3. Nêu khái quát sự phân hoá thiên nhiên Đ-T. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên nước ta giữa vùng thềm lục địa, đồng bằng ven biển và vùng đồi núi phía Tây

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_12_tiet_13_bai_11_thien_nhien_phan_hoa_da.doc