I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
- Rèn luyện kỹ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ.
- Kỹ năng phân tích số liệu để rút ra nhận xét cần thiết.
- Củng cố kiến thức đã học về ngành trồng trọt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bảng số liệu đã được tính toán.
- Biểu đồ chuẩn bị trên khổ giấy lớn.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tại sao nói việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hoá NN?
? CMR việc đẩy mạnh sx cây CN và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh NN nhiệt đới ở nước ta?
3. Bài mới
Lưu ý: Đối với biểu đồ về tốc độ tăng trương (lấy năm gốc = 100%) chỉ áp dụng khi bảng số liệu đưa ra theo giá so sánh (hoặc theo các đơn vị diện tích (ha), sản lượng (tấn).
Không tính khi không rõ số liệu về giá trị sản lượng là theo giá cố định hay giá thực tế.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 27, Bài 23: Thực hành phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 Bài 23
Thực hành: phân tích sự chuyển dịch cơ cấu
ngành trồng trọt
Ngày soạn:15/01/2013
Ngày giảng:17/01/2013
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Rèn luyện kỹ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ.
- Kỹ năng phân tích số liệu để rút ra nhận xét cần thiết.
- Củng cố kiến thức đã học về ngành trồng trọt.
II. Phương tiện dạy học
- Bảng số liệu đã được tính toán.
- Biểu đồ chuẩn bị trên khổ giấy lớn.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tại sao nói việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hoá NN?
? CMR việc đẩy mạnh sx cây CN và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh NN nhiệt đới ở nước ta?
3. Bài mới
Lưu ý: Đối với biểu đồ về tốc độ tăng trương (lấy năm gốc = 100%) chỉ áp dụng khi bảng số liệu đưa ra theo giá so sánh (hoặc theo các đơn vị diện tích (ha), sản lượng (tấn)...
Không tính khi không rõ số liệu về giá trị sản lượng là theo giá cố định hay giá thực tế.
Bài I:
Bảng số liệu: Giá trị sx ngành trồng trọt (đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Lương thực
Rau đậu
Cây CN
Cây ăn quả
Cây khác
1990
49604
33289.6
3477
6692.3
5028.5
1116.3
1995
66183.4
42110.4
4983.6
12149.4
5577.6
1362.4
2000
90858.2
55163.1
6332.4
21782
6105.9
1474.8
2005
107897.6
63852.5
8928.2
25585.7
7942.7
1588.5
a. Xử lí số liệu (Đơn vị %)
Năm
Tổng số
Lương thực
Rau đậu
Cây CN
Cây ăn quả
Cây khác
1990
100%
100%
100%
100%
100%
100%
1995
133.4
126.5
143.3
181.5
110.9
122
2000
182.2
165.7
182.1
325.5
121.4
132.1
2005
217.5
191.8
256.8
382.3
158
142.3
b. Vẽ biểu đồ (Không yêu cầu HS làm)
%
Năm
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sx
của các nhóm cây trồng
c. Nhận xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sx ngành trồng trọt (HS dựa vào biểu đồ đã vẽ và hình 22 – trang 93 để nhận xét)
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy giá trị sx của các nhóm cây trồng đều tăng. Tuy nhiên, từng nhóm có tốc độ tăng trưởng là khác nhau.
- Tăng mạnh nhất là nhóm cây CN: từ 1990->2005 tăng tới 282,3% (từ 6692.3 ->25585.7 tỉ đồng)
- Đứng thứ 2 là nhóm cây rau đậu: tăng 156,8% (dẫn chứng)
- Thứ 3 là nhóm cây lương thực: tăng 91,8% (dẫn chứng)
- Nhóm cây ăn quả và các cây khác tăng chậm hơn.
Điều này chứng tỏ:
- Trong sx lương thực, TP’ đã có xu hướng đa dạng hoá, giảm dần tỉ trọng ngành lương thực, tăng tỉ trọng của các cây rau đậu.
- SX cây CN tăng nhanh nhất, gắn liền với việc mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây CN (nhất là cây CN nhiệt đới).
Bài II:
a. Để phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây CN hàng năm và cây CN lâu năm trong khoảng thời gian 1975-2005 và nhận xét được sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây CN.
Cần cho HS tính toán, xử lí số liệu về cơ cấu diện tích gieo trồng cây CN giai đoạn 1975-2005 (đơn vị %)
Năm
Tổng số
Cây CN hàng năm
Cây CN lâu năm
Nghìn ha
%
Nghìn ha
%
1975
382.9
210.1
54.9
172.8
45.1
1980
627.7
371.7
59.2
256
40.8
1985
1071
600.7
56.1
470.3
43.9
1990
1199.3
542
45.2
657.3
54.8
1995
1619
716.7
44.3
902.3
55.7
2000
2229.4
778.1
34.9
1451.3
65.1
2005
2495.1
861.5
34.5
1633.6
65.5
Có thể cho HS vẽ biểu đồ: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây CN giai đoạn 1975-2005 (biểu đồ miền)
* Nhận xét:
a. Diện tích trồng cây CN lâu năm và hàng năm đều tăng lên. Cụ thể:
- Cây CN hàng năm : Từ 1975->2005 tăng 651,4 nghìn ha (210,1 -> 861,5 nghìn ha) gấp 4,1 lần. Có sự biến động vào giai đoạn 1985-1990 (giảm nhẹ) sau đó tăng trở lại vào các năm tiếp theo.
- Cây CN lâu năm: Tăng 9,5 lần tương ứng 1460,8 nghìn ha (từ 172,8 -> 1633,6 nghìn ha).
b. Trong cơ cấu diện tích cây CN có sự thay đổi theo hướng:
- Giảm cơ cấu diện tích cây CN hàng năm: GĐ1975-2005 giảm từ 54,9% -> 34,5%.
- Tăng nhanh cơ cấu diện tích cây CN lâu năm: Từ 45,1% -> 65,5%.
Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây CN có liên quan rõ nét đến sự thay đổi trong phân bố cây CN và sự hình thành, phát triển các vùng chuyên canh cây CN (chủ yếu là cây CN lâu năm -> có giá trị trong XK)
IV. Củng cố
Yêu cầu HS hoàn thiện phần vẽ biểu đồ và nhận xét.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_12_tiet_27_bai_23_thuc_hanh_phan_tich_su.doc