Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 13, 14, 15

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo vĩ độ là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc vào Nam mà ranh giới là dãy núi Bạch Mã.

- Biết được sự khác nhau về KH và thiên nhiên phần phía B và phía N lãnh thổ.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu các trang bản đồ địa hình, khí hậu, đất, thực vật, động vật trong Atlat để hiểu các kiến thức nêu trong bài học.

- Đọc biểu đồ khí hậu.

- Biết liên hệ thực tế để thấy được sự thay đổi thiên nhiên từ Bắc vào Nam.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ hình thể Việt Nam.

- Tranh ảnh, băng hình về cảnh quan thiên nhiên.

- Atlat Địa lí Việt Nam.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 13, 14, 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:............... Tiết 13(Nâng cao) Thiên nhiên phân hoá đa dạng I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo vĩ độ là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc vào Nam mà ranh giới là dãy núi Bạch Mã. - Biết được sự khác nhau về KH và thiên nhiên phần phía B và phía N lãnh thổ. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu các trang bản đồ địa hình, khí hậu, đất, thực vật, động vật trong Atlat để hiểu các kiến thức nêu trong bài học. - Đọc biểu đồ khí hậu. - Biết liên hệ thực tế để thấy được sự thay đổi thiên nhiên từ Bắc vào Nam. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ hình thể Việt Nam. - Tranh ảnh, băng hình về cảnh quan thiên nhiên. - Atlat Địa lí Việt Nam. III. Hoạt động dạy và học Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thực hành Khởi động: GV sử dụng bản đồ hình thể Việt Nam, các mảnh dán ghi nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm: Lạng Sơn, Hà Nội, Huế, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh. Yêu cầu 1 HS gắn nhiệt độ trung bình năm tương ứng với các địa điểm trên. GV: Chúng ta thấy có sự phân hoá rõ nét về nhiệt độ không khí từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao. Đó là một trong những biểu hiện của sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta phân hoá theo Bắc - Nam. (Hình thức: Cả lớp.) GV hỏi: - Quan sát hình 13, trả lời câu hỏi trong SGK - Tại sao miền Bắc có 3 tháng nhiệt độ thấp dưới 180C. (Do nằm gần chí tuyến Bắc, lại chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa đông bắc). - Nếu không có mùa đông lạnh thì sinh vật của miền Bắc có đặc điểm gì (miền Bắc sẽ không có các cây cận nhiệt đới, cây ôn đới và các loài thú có lông dày). - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. GV kết luận: Sự phân hoá khí hậu là nguyên nhân chính làm cho thiên nhiên phân hoá theo vĩ độ (Bắc - Nam). Sự khác nhau về thiên nhiên giữa hai phần Bắc và Nam lãnh thổ thể hiện ở sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên theo mùa, ở thành phần các loài động, thực vật tự nhiên và nuôi trồng. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên phần phía Bắc và phía Nam lãnh thổ. (Hình thức: Nhóm.) Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. (Xem phiếu học tập phần phụ lục). Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. - Một HS trình bày đặc điểm TN phần phía Bắc lãnh thổ. - Một HS trình bày đặc điểm thiên nhiên phần phía Nam lãnh thổ. Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục). 1. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc - Nam a, Thiên nhiên phân hoá theo B-N chủ yếu do sự thay đổi của KH -Nhiệt độ tăng dần không chỉ do góc nhập xạ mà còn do ảnh hưởng của gió mùa ĐB -Sự khác nhau về nền nhiệt độ và biên độ nhiệt làm cho KH và TN phân hoá theo chiều B-N mà rang giới là dãy Bạch Mã b, Phần lãnh thổ phía Bắc c, Phần lãnh thổ phía Nam (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục). IV. Đánh giá 1. Khoanh tròn ý em cho là đúng 1.1. Nhận định không đúng với đặc điểm khí hậu của thiên nhiên phần phía Bắc lãnh thổ nước ta là: A. Toàn bộ miền Bắc có mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng B. Về phía Nam số tháng lạnh giảm còn 1 đến 2 tháng, ở Huế chỉ còn thời tiết lạnh. C. Thời kì bắt đầu mùa mưa có xu hướng chậm dần về phía Nam. D. Tính bất ổn cao trong diễn biến thời tiết, khí hậu. 2.2. Đặc điểm khí hậu của thiên nhiên phần phía Nam lãnh thổ nước ta là: A. Nóng quanh năm, chia thành hai mùa mưa và khô. B. Có mùa đông lạnh, ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông Bắc. C. Mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương. D. Cả ý A và B đều đúng. V. Hoạt động nối tiếp Làm câu hỏi 1, 2, 3 SGK. VI. Phụ lục Phiếu học tập Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 1. a, mục 1. b, hãy điền vào bảng sau đặc điểm thiên nhiên phần phía Bắc và phía Nam lãnh thổ nước ta. Thiên nhiên phần phía Bắc lãnh thổ Thiên nhiên phần phía Nam lãnh thổ Khí hậu Kiểu khí hậu Nhiệt độ trung bình năm Số tháng lạnh < 20 0C Sự phân hoá mùa Cảnh quan Đới cảnh quan Thành phần loài sinh vật Thông tin phản hồi Thiên nhiên phần phía Bắc lãnh thổ Thiên nhiên phần phía Nam lãnh thổ Giới hạn Từ dãy núi Bạch Mã trở ra Từ dãy núi Bạch Mã trở vào Khí hậu Kiểu khí hậu Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm Nhiệt độ trung bình năm 22 - 24 0C Trên 25 0C Số tháng lạnh < 20 0C 3 tháng không có Sự phân hoá mùa Mùa đông - mùa hạ Mùa mưa - mùa khô Cảnh quan Đới cảnh quan Đới rừng gió mùa nhiệt đới Đới rừng gió mùa cận xích đạo Thành phần loài sinh vật Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới, cây ôn đới và các loài thú có lông dày. Các loài thực vật và động vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài Ngày soạn:............... Tiết 14( Nâng cao) Thiên nhiên phân hoá đa dạng (Tiếp theo) I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được sự phân hoá TN theo kinh độ (Đ - T) trước hết do sự phân hoá địa hình và sự tác động kết hợp của ĐH với hoạt động của các luồng gió qua lãnh thổ. - Biết được biểu hiện của sự phân hoá thiên nhiên từ Đông sang Tây theo 3 vùng: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi. - Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật. 2. Kĩ năng - Khai thác kiến thức trên bản đồ. - Kĩ năng phân tích tổng hợp để thấy mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm chung của miền. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ khí hậu, đất và thực vật. - Một số hình ảnh về các hệ sinh thái. - Atlat Địa lí Việt Nam. III. Hoạt động dạy và học Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía bắc và lãnh thổ phía nam nước ta ? Khởi động: Hãy nghe đoạn văn sau: "Thật thú vị khi đặt chân đến Đà Lạt - miền nhiệt đới CXĐ, người ta vẫn gặp những rừng thông hai lá và ba lá thuần nhất, những dài vàng rực rỡ của hoa mi mô da, tất cả đều là đại diện của các thực vật phương bắc lạnh lẽo đáng lẽ không thể có mặt ở đây". Tại sao Đà Lạt lại có những nét độc đáo về thiên nhiên như vậy ? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây. ( Cả lớp/Nhóm.) Bước 1: GV hình thành sơ đồ sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây (xem sơ đồ phần phụ lục). GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau: - Quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây. - Nêu các biểu hiện sự phân hoá thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. - Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc? GV: Ba cấp độ của sơ đồ đã thể hiện sự phân hoá sâu sắc của thiên nhiên nước ta theo Đông - Tây. Bước 2: GV chia lớp thành 3 nhóm nhiệm vụ: - Nhóm 1: Hãy viết 1 bài giới thiệu về sự đa dạng của cảnh quan thiên nhiên nước ta cho hành trình du lịch với các điểm dừng chân là đảo Cát Hải, Thái Bình và vùng núi Tam Đảo. - Nhóm 2: Hãy viết 1 bài giới thiệu về sự đa dạng của cảnh quan thiên nhiên nước ta cho hành trình du lịch với các điểm dừng chân là đảo Cồn Cỏ, Cửa Tùng, Cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị). - Nhóm 3: Hãy viết 1 bài giới thiệu về sự đa dạng của cảnh quan thiên nhiên nước ta cho hành trình du lịch với các điểm dừng chân là Côn Đảo, Bến Tre, Đà Lạt. Bước 3: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. GV đánh giá, cho điểm bài trình bày tốt. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân tạo nên sự phân hoá cảnh quan theo độ cao. (Cả lớp.) - GV hỏi: Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao? Sự phân hoá theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào? - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. (Do 3/4 lãnh thổ nước ta là đồi núi, ở địa hình đồi núi khí hậu có sự thay đổi rõ nét về nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao. Sự phân hoá theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở thành phần sinh vật và thổ nhưỡng). Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của các đai cảnh quan theo độ cao. ( Nhóm.) Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. (Xem phiếu học tập phần phụ lục). - Nhóm 1: Tìm hiểu đai nhiệt đới gió mùa. - Nhóm 2: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi. - Nhóm 3: Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục). - GV đặt câu hỏi cho các nhóm: + Tại sao đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên chỉ có ở miền Bắc? + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh thường hình thành ở những khu vực nào? ở nước ta hệ sinh thái này chiếm diện tích lớn hay nhỏ? (Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh thường hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ, nơi thuận lợi cho sinh vật phát triển). - Trình bày ý nghĩa kinh tế của đai nhiệt đới gió mùa chân núi. (Địa hình thấp, khí hậu nhiệt đới, nhiều loại đất màu mỡ, phì nhiêu nên rất thích hợp cho việc xây dựng các thành phố, các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại và phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng về nông sản). 2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục). 3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao a. Đai nhiệt đới gió mùa miền Bắc: có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, miền Nam có độ cao 900-1000m b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi miền Bắc có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m, miền Nam có độ cao từ 900 - 1000m đến độ cao 2600m. c. Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn) IV. Đánh giá Độ cao 600 – 700m đến 1600 – 1700m Trên 1600 – 1700m Khí hậu Đất Sinh vật Khí hậu Đất Sinh vật Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi 1. Hoàn thiện sơ đồ sau để nêu đặc điểm các đai á nhiệt đới gió mùa trên núi: 2. Nối ô chữ ở bên trái với ô tương ứng ở bên phải sao cho phù hợp. Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Diện tích rộng, có các bãi triều thấp, phẳng Đồng bằng ven biển từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận Đáy nông, mở rộng, là nơi quần tụ của các đảo ven bờ Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam Hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ Thềm lục địa vùng Nam Trung Bộ Thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu. V. Hoạt động nối tiếp Làm câu hỏi 1, 2, 3 SGK. Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây Vùng biển và thềm lục địa Vùng đồng bằng ven biển Vùng đồi núi Đồng bằng châu thổ, diện tích rộng, có các bãi triều thấp, phẳng Đồng bằng ven biển hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ Thềm lục địa vùng Nam Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu Vùng núi Tây Bắc có mùa đông ngắn, khí hậu phân hoá theo độ cao Vùng cánh cung Đông Bắc có mùa đông đến sớm Vùng Trường Sơn Bắc thiên nhiên phân hoá giữa sườn tây và sườn đông Vùng Tây Nguyên sườn Đông khô hạn vào mùa hạ VI. Phụ lục Phiếu học tập Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 3, quan sát bản đồ khí hậu, đất và thực vật trong Atlat Địa lí VN, hãy hoàn thiện sơ đồ sau để nêu đặc điểm các đai cảnh quan theo độ cao. Đai - độ cao Đặc điểm khí hậu Lớp phủ thổ nhưỡng Lớp phủ sinh vật Đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600 - 700m ở miền Bắc, độ cao 900 – 100m ở miền Nam Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi: từ khô, hơi khô, hơi ẩm đến ẩm. Thổ nhưỡng: có 2 nhóm đất: + Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên (đất feralit đỏ vàng; đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá badan và đá vôi). + Nhóm đất phù sa (đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát). + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. + Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng thưa nhiệt đới khô. + Các hệ sinh thái phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt như hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi; rừng ngập mặn trên đất mặn, ven biển, rừng tràm trên đất phèn; hệ sinh thái xa van, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất xám vùng khô hạn Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m. * Độ cao 600 – 700m đến 1600 - 1700 m: Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều. * Trên 1600 - 1700m: Khí hậu lạnh do sự phân hoá theo độ cao. * Độ cao 600 – 700m đến 1600 - 1700m: Đất feralít có mùn với đặc tính chua, tầng đất mỏng. * Trên 1600 - 1700m có đất mùn. * Độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700 m: hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc; các loài thú có lông dày như: gấu, sóc, cầy, cáo ... *Trên 1600 - 1700 m: thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài, động vật có các loài chim di cư. Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên. Khí hậu có nét giống khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15oC, mùa đông xuống dưới 5oC. Đất chủ yếu là đất mùn thô. Có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Ngày soạn:............... Tiết 15( Nâng cao) Thiên nhiên phân hoá đa dạng (Tiếp theo) I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên và biết được đặc điểm chung nhất của mỗi miền địa lí tự nhiên. - Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mỗi miền. 2. Kĩ năng - Khai thác kiến thức trên bản đồ. - Kĩ năng phân tích tổng hợp để thấy mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm chung của miền. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ khí hậu, đất và thực vật. - Một số hình ảnh về các hệ sinh thái. - Atlat Địa lí Việt Nam. - Bản đồ các miền địa lí tự nhiên Việt Nam. III. Hoạt động dạy và học Kiểm tra bài cũ: Trình bày sự phân hoá thiên nhiên theo chiều cao ? Khởi động : Với sự phân hoá đa dạng như vậy nên thiên nhiên nước ta được chia ra thành các miền TN. Vậy nước ta có mấy miền TN và đặc điểm các miền như thế nào ? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm 3 miền địa lý tự nhiên quan. ( Nhóm. ) Bước 1: GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu các đặc điểm của một miền địa lí tự nhiên. (Xem phiếu học tập phần phụ lục). - Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. - Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. - Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục). - GV đưa câu hỏi cho các nhóm: + Câu hỏi cho nhóm 1: Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? (Vị trí nằm gần chí tuyến Bắc và địa hình các cánh cung xoè lên phía bắc và chụm lại ở Tam Đảo làm cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất và mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, hình thành ở đây một mùa đông ít mưa, nhiệt độ hạ thấp). Câu hỏi cho nhóm 2: Hướng tây bắc - đông nam của các dãy núi Trường Sơn có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền? Địa hình núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế ảnh hưởng như thế nào đối với thổ nhưỡng - sinh vật trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? (Hướng tây bắc - đông nam của các dãy núi Trường Sơn gây nên sự khác biệt khí hậu của sườn Đông và sườn Tây. Sườn Đông Trường Sơn mưa nhiều vào thu đông do đón gió Đông Bắc đi qua biển, và chịu tác động của bão, dải hội tụ nhiệt đới, fron nhưng sườn Tây cùng thời kì này có khí hậu khô do khuất gió. Vào đầu mùa hạ sườn Tây Trường Sơn mưa nhiều do đón gió Tây Nam Từ ấn Độ Dương thổi tới, trong khi đó sườn Đông chịu tác động của gió phơn Tây Nam rất khô, nóng. - Địa hình núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế làm cho thổ nhưỡng - sinh vật trong miền có sự phân hoá rõ nét theo độ cao, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là miền duy nhất có đầy đủ cả 3 đai cao). - Câu hỏi cho nhóm 3: Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo với 2 mùa mưa không rõ rệt. Đặc điểm của khí hậu có ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất nông nghiệp của miền này? (Do nằm gần Xích Đạo, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa mùa hạ nóng ẩm và gió mậu dịch khô nên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo với 2 mùa mưa không rõ rệt. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn rất thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới quanh năm. Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện để vùng có thể xen canh, thâm canh, tăng vụ). 4. Các miền địa lí tự nhiên (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục). IV. Đánh giá 1. Nối ô chữ ở bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp Giàu than, sắt, thiếc, vật liệu xây dựng Có các dãy núi hướng tây bắc - đông nam Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Khoáng sản chủ yếu là apatit, thiếc, sắt, crôm Địa hình núi thấp, hướng vòng cung. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa đông Bắc Có cả ba vành đai khí hậu theo độ cao 2. Ghi chữ Đ vào c ở những câu đúng, chữ S vào c ở những câu sai: Đặc điểm của cảnh quan thiên nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: c Khí hậu cận xích đạo gió mùa chia thành mùa khô và mùa mưa rõ rệt. c Có trữ lượng lớn dầu mỏ và quặng bô xít. c Có các dãy núi hướng tây bắc đông nam cao nhất nước ta. c Diện tích rừng ngập mặn lớn nhất trong cả nước. c Có hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long. V. Hoạt động nối tiếp Làm câu hỏi 1, 2, 3 SGK. VI. Phụ lục Phiếu học tập Nhiệm vụ: Đọc mục 4 SGK, quan sát bản đồ Hình thể; Khí hậu; Địa chất khoáng sản trong Atlat Địa lí Việt Nam, hãy điền vào bảng sau đặc điểm các miền tự nhiên nước ta. Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Phạm vi Địa chất Địa hình Khoáng sản Khí hậu Sông ngòi Sinh vật Thông tin phản hồi Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Phạm vi Vùng đồi núi phía tả ngạn sông Hồng và đồng bằng sông Hồng vùng núi hữu ngạn sông Hồng đến dãy núi Bạch Mã. Từ 160B trở xuống. Địa chất Cấu trúc địa chất quan hệ với Hoa Nam (Trung Quốc), địa hình tương đối ổn định. Tân kiến tạo nâng yếu. Cấu trúc địa chất quan hệ với Vân Nam (Trung Quốc). Địa hình chưa ổn định. Tân kiến tạo nâng mạnh. Các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên ba dan. Địa hình Chủ yếu là đồi núi thấp. Độ cao trung bình 600m, có nhiều núi đá vôi. Hướng núi vòng cung. Đồng bằng mở rộng, địa hình bờ biển đa dạng, nhiều vịnh đảo, quần đảo. Địa hình cao nhất cả nước, độ dốc lớn. Hướng tây bắc - đông nam, nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi. Đồng bằng nhỏ hẹp, ven biển có nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp. Khối núi cổ Kontum, cao nguyên, sơn nguyên, sườn đông dốc, sườn tây thoải. Đồng bằng Nam Bộ thấp, phẳng mở rộng. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Đường bờ biển Nam Trung Bộ có nhiều vịnh thuận lợi phát triển hải cảng, du lịch, nghề cá. Khoáng sản Giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc đồng, apatit, vật liệu xây dựng. Khoáng sản có đất hiếm, sắt, crôm, ti tan. Dầu khí có trữ lượng lớn. Tây Nguyên giàu bôxit. Khí hậu Mùa đông lạnh. Mùa hạ nóng, mưa nhiều, gió đông nam, tây nam thổi. Thời tiết có nhiều biến động. Mùa đông: chỉ có 2 tháng nhiệt độ < 200C, gió mùa đông bắc suy yếu. - Bắc Trung Bộ mùa hạ có gió phơn tây nam, bão hoạt động mạnh, có lũ tiểu mãn tháng 6. Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên 200C. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng 5 - 10, ở Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 9 - 12, lũ có hai cực đại vào tháng 6 và tháng 9. Sông ngòi Mạng lưới sông ngòi dày đặc. hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. Sông hướng tây bắc - đông nam, ở Bắc Trung Bộ sông hướng Tây - Đông. Sông có độ dốc lớn, tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước. Sông ở Nam Trung Bộ: ngắn dốc. Hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long. Sinh vật Đai nhiệt đới, chân núi hạ thấp dưới 600m. Thành phần loài có nhiệt đới, á nhiệt đới. Có đầy đủ các đai thực vật theo độ cao: đai nhiệt đới chân núi, đai á nhiệt đới trên đất mùn alít, đai ôn đới. Đai nhiệt đới lên đến độ cao 1000 m. Thành phần loài: nhiệt đới, xích đạo. Rừng ngập mặn ven biển có diện tích lớn.

File đính kèm:

  • docTN PHAN HOA DA DANGNang cao.doc