Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 42, Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu được những thuận lợi, khó khăn và triển vọng của việc phát huy các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên, đặc biệt là về phát triển cây CN lâu năm, lâm nghiệp và khai thác nguồn thuỷ năng.

- Biết được các tiến bộ về mặt KT-XH của Tây Nguyên gắn liền với việc khai thác các thế mạnh của vùng; Những vấn đề KT-XH và môi trường gắn với việc khai thác các thế mạnh này.

2. Kỹ năng

SD các bản đồ, xử lí các thông tin.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ ĐLTNVN.

- Bản đồ kinh tế DHNTB và Tây Nguyên.

- Atlat địa lí VN.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

? Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở DHNTB?

? Hãy kể tên các TNTN để phát triển CN, hiện trạng phát triển và phân bố CN trong vùng?

? Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng GTVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 42, Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây nguyên Ngày soạn:23/3/2013 Ngày giảng:25/3/2013 I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được những thuận lợi, khó khăn và triển vọng của việc phát huy các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên, đặc biệt là về phát triển cây CN lâu năm, lâm nghiệp và khai thác nguồn thuỷ năng. - Biết được các tiến bộ về mặt KT-XH của Tây Nguyên gắn liền với việc khai thác các thế mạnh của vùng; Những vấn đề KT-XH và môi trường gắn với việc khai thác các thế mạnh này. 2. Kỹ năng SD các bản đồ, xử lí các thông tin. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ ĐLTNVN. - Bản đồ kinh tế DHNTB và Tây Nguyên. - Atlat địa lí VN. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở DHNTB? ? Hãy kể tên các TNTN để phát triển CN, hiện trạng phát triển và phân bố CN trong vùng? ? Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng GTVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS ND chính ? Dựa vào bản đồ DHNTB và Tây Nguyên cho biết những nét chính về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Tây Nguyên? - Gồm các cao nguyên xếp tầng đồ sộ ở các độ cao khác nhau. - Tiếp giáp với DHNTB, ĐNB, hạ Lào và ĐB Campuchia. ? Đọc bản đồ hành chính và ĐLTNVN, hãy phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên? - Tây nguyên nằm ở phía Tây nước ta, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng đối với cả nước và KV Đông Dương, là chiếc cầu nối giữa VN với Lào và Campuchia. - Là đầu mối của hầu hết các con sông ở miền Trung và ĐNB, 1 phần của Campuchia. Môi trường sinh thái của Tây Nguyên không chi tác động đến đời sống, sx của nhân dân trong vùng mà còn đến hàng triệu dân của các vùng phụ cận, của Lào và ĐB Campuchia đang làm ăn và sinh sống ở KV biên giới. ? Dựa vào ND trong SGK và Atlat địa lí VN nêu các đặc điểm chính về tự nhiên của Tây Nguyên? * Đất: màu mỡ Ba dan, đất đỏ vàng và phù sa sông suối * rừng phong phú * Khí hậu: Mang đặc điểm của khí hậu cận XĐ - Mưa nhiều vào hè – thu, đều đặn (hoạt động của gió TN). - Mùa đông – xuân hầu như không mưa, khô hạn gay gắt. - Khoáng sản: Không nhiều, nhưng có loại có trữ lượng lớn như Bôxit (hàng tỉ tấn – chiếm khoảng 20% TG) - Trữ năng thủy điện lớn. ? Dựa vào ND trong SGK và Atlat địa lí VN nêu các đặc điểm chính về KT – XH của Tây Nguyên? * Dân số (năm 2006 ): 4,9 triệu người (5,8% cả nước) => thưa dân nhất cả nước. * Các dân tộc ít người: Xê đăng, Ba na, Gia rai, Êđê, Cơ ho, Mạ, Mơ nông...với truyền thống văn hoá độc đáo (cồng chiêng, lễ hội...) GV: So với các vùng khác trong nước, ĐK KT – XH của Tây Nguyên còn nhiều khó khăn. - Thiếu lao động lành nghề, cán bộ KHKT. - Mức sống của người dân còn thấp. - Tỉ lệ người biết đọc, biết viết chưa cao. - Mạng lưới GTVT, dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kỹ thuật còn thiếu thốn. - CN mới ở giai đoạn đầu (mới hình thành) với trung tâm CN nhỏ và điểm CN. Chuyển ý: Với những đặc điểm thuận lợi về đất đai, khí hậu -> Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông nghiệp, nhất là trồng cây CN lâu năm. * Thuận lợi: - Đất đai: Đất đỏ badan (60% cả nước) có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc hình thành các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn. ? Đọc Atlat địa lí VN, hãy xác định các vùng đất badan và đối chiếu với các vùng phân bố cây CN ở Tây Nguyên? + Tập trung trên các cao nguyên: Plâycu, Kontum, Buôn Ma Thuột, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Đồng. + Là các vùng chuyên canh cây CN: Cao su, cà phê, điều, chè, bông... - Khí hậu: Cận XĐ, mùa mưa và khô rõ ràng (mùa khô kéo dài 4-5 tháng). * Khó khăn: - Về mùa khô: Mực nước ngầm hạ thấp -> thuỷ lợi gặp khó khăn, tốn kém -> trở ngại cho sinh hoạt và hoạt động sx của người dân. Tuy nhiên, mùa khô kéo dài cũng là ĐK thuận lợi để phơi sấy và bảo quản các SP’. - Xói mòn trên vùng đất badan vụn bở vào mùa mưa (nhất là KV mất lớp phủ thực vật). * Các sản phẩm chính: - Cà phê: Đăc lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259.000 ha). Có 2 loại cà phê quan trọng: + Cà phê chè: Trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn (Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng). + Cà phê vối: Trồng nhiều ở các cao nguyên thấp hơn, nóng hơn (chủ yếu ở Đăc Lăk). Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao. ? Trình bày các ĐKTN và KT – XH đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên? Các KV chuyên canh và các biện pháp để ổn định cây cà phê ở vùng? * Tự nhiên: - Đất: Badan, feralit, giàu dinh dưỡng, phân bố rộng. - Khí hậu cận XĐ, mưa theo mùa. * KT – XH: - Cơ sở chế biến được phát triển rộng rãi. - Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. - Chính sách phát triển cây cà phê của nhà nước... * KV chuyên canh cà phê: Đăc Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đăk Nông, Gia Lai. * Biện pháp: + Hoàn thiện quy hoạch vùng trồng. + Kết hợp với CN chế biến. + Đa dạng cơ cấu cây trồng (cân đối giữa cà phê chè, cà phê vối...) + Đảm bảo đầu ra cho người sx... - Chè: Do ảnh hưởng của độ cao -> Ngoài trồng các cây có nguồn gốc nhiệt đới, còn có thể trồng cây cận nhiệt. Điển hình là cây chè trồng ở các cao nguyên cao hơn (trên 1000m), Lâm Đồng là tỉnh trồng nhiều chè nhất cả nước. Chè búp được thu hoạch và chế biến ở các nhà máy tại biển Hồ (Gia Lai) và Bảo Lộc (Lâm Đồng). - Cao su: Lớn thứ 2 sau ĐNB, trồng nhiều ở Gia Lai, Đăc Lăk... GV: Bên cạnh các nông trường quốc doanh trồng tập trung, ở Tây Nguyên hiện nay còn phát triển rộng rãi các mô hình kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu... * Việc nâng cao hiệu quả KT – XH của sx cây CN ở Tây Nguyên đòi hỏi nhiều giải pháp để đạt được hiệu quả cao. - Mở rộng diện tích cây CN có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thuỷ lợi. - Đa dạng hoá để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ SP’ (do giá cả trên thị trường), vừa SD hợp lí tài nguyên. * Khai thác và chế biến lâm sản: Đây là thế mạnh của Tây Nguyên. Vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, độ che phủ rừng tới 60% diện tích lãnh thổ. - Gỗ quý: Cẩm lai, nghiến, sến... - Thú quý: Thú lớn (Voi, bò tót, gấu...) => Tây Nguyên thực sự là “kho vàng xanh” của đất nước. GV: Tuy nhiên, sự suy giảm tài nguyên rừng đã khiến sản lượng gỗ khai thác hàng năm không ngừng giảm, từ 600-700 nghìn m3/năm -> nay chỉ còn 200-300 nghìn m3/năm. - Nguyên nhân chủ yếu: Nạn phá rừng gia tăng, cháy rừng -> đe doạ môi trường sống của sinh vật, hạ mực nước ngầm. -> 1 phần đáng kể gỗ, cành, ngọn chưa được tận thu. GV: Để đảm bảo cho vấn đề phát triển bền vững, đi đôi với việc khai thác là SD và bảo vệ hợp lí -> các vấn đề đặt ra: - Ngăn chặn nạn phá rừng. - Khai thác đi đôi với khoanh nuôi, quy hoạch các VQG, các khu bảo tồn... - Giao đất, giao rừng cho người dân. - Đẩy mạnh CN chế biến và hạn chế XK gỗ tròn... ? Kể tên 1 số VQG thuộc Tây Nguyên? Yok Đôn, Chưa Yang Sin (Đăc Lăk), Kon Ka Kinh (Gia Lai); Chư Mom Rây (Kon Tum). * Khai thác thuỷ năng kết hợp với thuỷ lợi: - Hệ thống các sông: Xê Xan, Xrêpok, thượng nguồn s. Đồng Nai. VD: + Đa Nhim (s. Đa Nhim – thượng nguồn sông Đồng Nai – 160MW). + Đrây H’linh (S. Xrêpok – 12 MW) Từ thập kỉ 90 trở lại đây hàng loạt các công trình thuỷ điện lớn được XD. + Yaly (s. Xê Xan – 720 MW); Xê Xan 3, 3A, 4 (ở hạ lưu thuỷ điện Yaly) và Plây Krông (thượng lưu Yaly) -> khi hoàn thành tổng công suất khoảng 1500 MW. - Trên sông Xrêpok (6 bậc thang thuỷ điện – tổng công suất 600 MW): Buôn Kuôp (280 MW), Buôn Tua Srah (85 MW), Xrêpok 3, 4 (137 MW và 33 MW); Đức Xuyên (58 MW), Đrây H’linh (S. Xrêpok – mở rộng 28 MW). - Sông Đồng Nai: + Đại Ninh (300 MW) + Đồng Nai 3, 4 ( 180 MW và 340 MW). GV: Việc XD các chuỗi công trình thuỷ điện theo các sông chính -> tạo nên các bậc thang thuỷ => Vừa tránh các công trình quá lớn, vừa tiết kiệm thuỷ năng, điều tiết dòng chảy tốt hơn, kết hợp thuỷ điện, thuỷ lợi. Riêng 2 nhà máy là Đa Nhim và Đại Ninh xây đập nước ở Lâm Đồng (nhà máy đặt tại DHNTB), nước chuyển qua ống áp lực. Là công trình chia nước từ lưu vực sông Đồng Nai sang lưu vực các sông nhỏ ở cực NTB. => Nhất là cho việc khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn Bôxit rất lớn ở Tây Nguyên. 1. Khái quát chung: - Là vùng duy nhất không giáp biển, gồm các cao nguyên xếp tầng đồ sộ. - Diện tích: 54,7 nghìn km2 (16,5% diện tích cả nước). - Ranh giới: Tiếp giáp với DHNTB, ĐNB, hạ Lào và ĐB Campuchia. 2. Phát triển cây CN lâu năm. * Thuận lợi: - Đất badan: Tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung. - Khí hậu: cận XĐ với 1 mùa mưa và 1 mùa khô. * Khó khăn: - Thiếu nước vào mùa khô. - Xói mòn vào mùa mưa. * Các sản phẩm chính: - Cà phê: Cây CN quan trọng nhất. Diện tích 450.000 ha (2006) = 4/5 cả nước (nhiều nhất ở Đăc Lăk). - Chè: trồng ở các cao nguyên cao hơn (Lâm Đồng, Gia Lai) -> nhiều nhất ở tỉnh Lâm Đồng. - Cao su: Lớn thứ 2 sau ĐNB (nhiều ở Gia Lai, Đăc Lăk). - Các cây khác: Bông, điều, hồ tiêu. * Giải pháp phát triển: - Hoàn thiện quy hoạch trồng cây CN. - Đa dạng hoá cơ cấu cây trồng. - Đẩy mạnh chế biến và XK. 3. Khai thác và chế biến lâm sản. - Độ che phủ rừng lớn nhất cả nước (60% lãnh thổ). Rừng có nhiều loại gỗ và lâm sản quý. - Rừng chiếm 36% diện tích có rừng và 52% sản lượng có thể khai thác cả nước. - Sản lượng khai thác ngày càng giảm. - Gỗ XK chủ yếu là gỗ tròn chưa qua chế biến. * Giải pháp: - Ngăn chặn nạn phá rừng. - Khai thác đi đôi với khoanh nuôi - Giao đất, giao rừng cho người dân. - Đẩy mạnh CN chế biến và hạn chế XK gỗ tròn. 4. Khai thác thuỷ năng kết hợp với thuỷ lợi. - Tài nguyên nước đang được SD ngày càng có hiệu quả. - Hàng loạt các công trình thuỷ điện đã và đang được XD -> tạo thành các bậc thang thuỷ điện. - Việc phát triển thuỷ điện tạo ĐK để phát triển CN của vùng. - Cung cấp nước tưới trong mùa khô. - Phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản. IV. Củng cố 1. ĐKTN và KT-XH có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên? 2. Hãy trình bày những ĐKTN và KT-XH đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các KV chuyên canh cà phê và biện pháp để có thể ổn định cây cà phê ở vùng này? 3. CMR: Thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang được phát huy và là động lực cho sự phát triển KT-XH của vùng?

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_12_tiet_42_bai_37_van_de_khai_thac_the_ma.doc