Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 51: Ôn tập học kì 2 - Phạm Quang Hưng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

Khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức cả năm trừ các kiến thức đã được giảm tải theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.

2. Kỹ năng

- SD bản đồ, đọc Atlat địa lí VN.

- Áp dụng để trả lời câu hỏi.

- Vẽ và phân tích bảng số liệu.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế chung

- SGK, giáo án.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 51: Ôn tập học kì 2 - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51 ôn tập học kỳ II Ngày soạn: 16/4/2013 Ngày giảng: 18/4/2013 I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức Khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức cả năm trừ các kiến thức đã được giảm tải theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. 2. Kỹ năng - SD bản đồ, đọc Atlat địa lí VN. - áp dụng để trả lời câu hỏi. - Vẽ và phân tích bảng số liệu. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế chung - SGK, giáo án... III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Nội dung ôn tập 1. Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc * Giao thông vận tải: Mạng lưới đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống) * Ngành thông tin liên lạc: Bưu chính và viễn thông. 2. Vấn đề phát triển thương mại và du lịch * Thương mại: Nội thương và ngoại thương. * Du lịch: Tài nguyên du lịch; tình hình phát triển và các trung tâm du lịch. 3. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ - Khái quát chung - Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện. - Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. - Chăn nuôi gia súc - Kinh tế biển. 4. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. - Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng: Thực trạng, các định hướng chính. 5. Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Bắc Trung Bộ - Khái quát chung. - Hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp: Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp. - Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. 6. Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ - Khái quát chung. - Phát triển tổng hợp kinh tế biển (nghề cá, du lịch biển, dịch vụ hàng hải, khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối) - Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng. 7. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên - Khái quát chung - Phát triển cây công nghiệp lâu năm. - Khai thác và chế biến lâm sản. - Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi. 8. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ - Khái quát chung - Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu: Trong công nghiệp, dịch vụ, nông-lâm nghiệp, phát triển tổng hợp kinh tế biển. 9. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long - Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long. - Các thế mạnh và hạn chế của vùng. -Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. 10. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông, các đảo và quần đảo. - Vùng biển giàu tài nguyên. - Vai trò của các đảo và quần đảo trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. - Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo: Tài nguyên sv biển, khoáng sản, du lịch biển, GTVT. 11. Các vùng kinh tế trọng điểm - Đặc điểm - Ba vùng kinh tế trọng điểm: phía Bắc, miền Trung, phía Nam (vị trí, diện tích, dân số, thế mạnh và hướng phát triển) iv. Củng cố HS ôn tập theo chủ đề. Kết hợp kiến thức đã học với SD Atlat địa lí VN. Tiết 52 Ngày soạn:19/4/2012 Ngày giảng: 21/4/2012 Đề kiểm tra học kỳ ii Năm học 2011-2012 Môn: Địa Lí - khối 12 Thời gian: 45 phút Đề Bài Câu 1 (2 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam(trang Công nghiệp chung) và kiến thức đã học, hãy: 1, Nhận xét về cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta. 2, Nhận xét về sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở nước ta. Giải thích. Câu 2 (3 điểm) Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước (gdp theo giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1995 và 2008 (Đơn vị:Tỉ đồng) Thành phần kinh tế Năm 1995 Năm 2008 Tổng số 228892 1485038 Kinh tế nhà nước 91977 527732 Kinh tế ngoài nhà nước 122487 683654 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 14428 273652 1, Tính cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 1995 và 2008. 2, Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1995 và 2008. 3, Nhận xét và giải thích về sự thay đổi. Câu 3 (3 điểm) Hãy trình bày vấn đề về phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 4 (2 điểm) Trình bày tình hình sản xuất và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam --------------------- Hết ------------------- đáp án và thang điểm Câu hỏi Đáp án Thang điểm Câu 1 (2 điểm) - Cơ cấu giá trị sản xuất CN của nước ta phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự thay đổi. - Cụ thể: + KV nhà nước: xu hướng giảm + KV ngoài nhà nước: xu hướng tăng + KV có vốn đầu tư nước ngoài: Chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng. 0,5 điểm Hoạt động CN tập trung ở 1 số KV - Bắc bộ: ĐBSH và vùng phụ cận là KV có mức độ tập trung CN vào loại cao nhất cả nước - Nam bộ: Hình thành 1 dải CN, trong đó nổi lên các trung tâm CN hàng đầu của cả nước. - Dọc DH miền Trung, tập trung thành 1 dải ven biển. - KV khác mức độ tập trung CN thấp, lẻ tẻ, phân tán. 1,5 điểm Câu 2 (3 điểm) 1. Tính cơ cấu GDP (0,5đ) Năm 1995 Năm 2008 Tổng số 100 100 Kinh tế nhà nước 40.2 35.5 Kinh tế ngoài nhà nước 53.5 46.0 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6.3 18.5 0,5 2. Vẽ biểu đồ (1,5 đ) - 2 biểu đồ tròn, có tên biểu đồ, chú giải. 1,5 3. Nhận xét: - Kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước có xu hướng giảm. - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. - Giải thích: Chính sách phát triển nhà nước phát triển kinh tế nhiều thành phần, đặc biệt sau khi tham gia WTO thành phần có vốn đầu tư tham gia mạnh mẽ vào nền kinh tế. 1,0 Câu 3 (3 điểm) - Nghề cá: Biển lắm tôm,cá hải sản, gần các ngư trường lớn, sản lượng thủy sản 624000 tấn (2005); bờ biển nhiều vũng vịnh, đầm phá (nuôi trồng); Hoạt động chế biến phong phú. - Du lịch biển: Nhiều bãi biển đẹp, nổi tiếng; đẩy mạnh phát triển du lịch biển-đảo. - Dịch vụ hàng hải: Nhiều địa điểm XD các cảng nước sâu. - Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối: Khai thác dầu khí, sx muối. 3,0 Câu 4 (2 điểm) + Cà phê: Cây CN quan trọng nhất (4/5 diện tích cả nước) nhiều nhất ở Đăc Lăk. + Chè: Trồng ở các cao nguyên cao hơn, nhiều nhất ở Lâm Đồng. + Cao su: Lớn thứ 2 sau ĐNB nhiều ở Gia Lai, Đăc Lăk. + Cây khác: Bông, điều, hồ tiêu... 2,0 Ma trận xác định mức độ yêu cầu của đề kiểm tra học kỳ iI Môn: Địa lí Lớp 12 - năm học 2011-2012 Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Cộng SD Atlat Địa lí Việt Nam Dựa vào átlat để nhận xét về sự thay đổi về cơ cấu giá trị sản lượng CN Dựa vào átlat để nhận xét về sự phân bố các TTCN và giải thích 20% tổng số điểm = 2 điểm 0,5 điểm 1,5 điểm 20% tổng số điểm = 2 điểm Kỹ năng tính toán, vẽ và nhận xét biểu đồ Xử lí số liệu từ bảng số liệu cho trước Nhận định biểu đồ cần vẽ, vẽ biểu đồ Vận dụng kiến thức đã học để nhận xét biểu đồ, giải thích. 30% tổng số điểm = 3 điểm 0,5 điểm 1,5 điểm 1,0 điểm 30% tổng số điểm = 3 điểm Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển ở DH NTB Nêu được 4 vấn đề trong phát triển tổng hợp kinh tế biển. 30% tổng số điểm = 3 điểm 3,0 điểm 30% tổng số điểm = 3 điểm Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên Tình hình sản xuất và phân bố cây CN ở Tây Nguyên 20% tổng số điểm = 2 điểm 2,0 điểm 20% tổng số điểm = 2 điểm Tổng số điểm = 10/tổng số câu = 4 10% tổng số điểm = 1 điểm 40% tổng số điểm = 4 điểm 40% tổng số điểm = 4,0 điểm 10% tổng số điểm = 1,0 điểm Tổng số điểm = 10/tổng số câu = 4 - Tổng số câu hỏi: 4 (tự luận = 10 điểm) Họ và tên:............................................... Lớp 12B2 Đề kiểm tra học kỳ iI Năm học 2011-2012 Môn: Địa Lí - khối 12 Thời gian: 45 phút Đề bài Câu 1 (2 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Nêu tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Trình bày những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước. Để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên cần phải có những giải pháp gì? Câu 2 (3 điểm) Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế của nước ta (Đơn vị:%) Khu vực Năm 2000 Năm 2008 Tổng số 100,0 100,0 Khu vực nhà nước 34,2 18,5 Khu vực ngoài nhà nước 24,5 37,1 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 41,3 44,4 1, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và 2008. 2, Từ biểu đồ đã vẽ, nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta và giải thích. Câu 3 (3 điểm) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu các định hướng chính. Câu 4 (2 điểm) Hãy trình bày những thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long. --------------------- Hết ------------------- Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_12_tiet_51_on_tap_hoc_ki_2_pham_quang_hun.doc