Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 8, Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển - Phạm Quang Hưng

Ngày giảng:05/10/2013

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được 1 số nét khái quát về biển Đông.

- Phân tích được ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên VN, thể hiện ở các đặc điểm về khí hậu, địa hình bờ biển, các hệ sinh thái ven biển, tài nguyên thiên nhiên vùng biển và các thiên tai.

2. Kỹ năng

- Đọc bản đồ, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền.

- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với khí hậu, địa hình ven biển, sinh vật.

- Tích hợp GD kỹ năng sống; GD bảo vệ môi trường (mục 2)

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ tự nhiên VN.

- Atlat địa lí VN.

- Một số hình ảnh về địa hình ven biển, rừng ngập mặn, thiên tai, bão lũ, ô nhiễm vùng ven biển.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 8, Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 BÀI 8 THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN Ngày soạn:03/10/2013 Ngày giảng:05/10/2013 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được 1 số nét khái quát về biển Đông. - Phân tích được ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên VN, thể hiện ở các đặc điểm về khí hậu, địa hình bờ biển, các hệ sinh thái ven biển, tài nguyên thiên nhiên vùng biển và các thiên tai. 2. Kỹ năng - Đọc bản đồ, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền. - Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với khí hậu, địa hình ven biển, sinh vật... - Tích hợp GD kỹ năng sống; GD bảo vệ môi trường (mục 2) II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ tự nhiên VN. - Atlat địa lí VN. - Một số hình ảnh về địa hình ven biển, rừng ngập mặn, thiên tai, bão lũ, ô nhiễm vùng ven biển. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đồng bằng s. Hồng và s. Cửu Long có đặc điểm gì giống và khác nhau về ĐK hình thành, đặc điểm địa hình và đất? ? Nêu đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung? 3. Bài mới Giới thiệu bài: Nước ta có vị trí tiếp giáp biển Đông. Biển Đông có ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên và cuộc sóng của 1 bộ phận lớn dân cư nước ta => Chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay để làm rõ vấn đề này. Hoạt động của GV và HS ND chính HĐ: Treo bản đồ ĐLTNVN, giới thiệu khái quát về biển Đông trên bản đồ về diện tích, phạm vi của biển Đông và vùng biển Đông thuộc VN. * Biển Đông là 1 biển rộng, có diện tích 3,447 triệu km2 (lớn thứ 2 trong các biển của TBD sau biển San Hô: 4,728 triệu km2) * Phạm vi: + Khoảng từ vĩ độ 30B (eo Gaspo) -> 260B (eo Đài Loan). + Kinh độ 1000Đ (cửa sông Mê Nam - Vịnh Thái Lan) -> 1210Đ (eo Minđôrô) + Bờ phía Tây gồm 1 bộ phận phía Nam Trung Quốc, VN, CPC, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia. + Bờ phía Đông: Vòng cung đảo từ Đài Loan -> Philipin -> Calimantan -> Biển Đông gần như khép kín. * Biển Đông VN theo quan niệm mới (Luật biển Quốc tế 1982) có diện tích khoảng 1 triệu km2. GV: Ranh giới biển Đông VN vào khoảng vĩ độ 6050'B và kinh độ 1010Đ - 117020'Đ. Nguyên nhân: Do biển Đông có phạm vi, vị trí chủ yếu thuộc KV nội chí tuyến và KV Châu Á gió mùa. GV: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (Nhiệt độ, độ muối, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển. - Nhiệt độ: TB > 230C tăng dần từ B->N từ ven bờ ra ngoài khơi. Biến động theo mùa (nhất là KV phía Bắc - mùa đông có thể xuống < 150C, biên độ nhiệt từ 12-130C. - Độ muối: TB 30-33 ‰, thay đổi theo mùa và KV. + Ngoài khơi độ muối cao và ổn định; Ven bờ biến động theo mùa mưa, khô do ảnh hưởng của sông đổ ra biển. + Theo KV: Có sự khác nhau giữa các vùng trong biển Đông và các KV trong cả nước. - Sóng biển: Chịu sự chi phối của gió mùa và địa hình vùng biển. Trong mùa gió ĐB, tốc độ gió lớn nên sóng nhiều và lớn hơn gió TN. Hướng sóng ĐB chiếm 75% số lần xuất hiện sóng trong toàn mùa và tác động mạnh nhất vào bờ biển Trung Bộ. - Thuỷ triều: Phức tạp (Nhật triều,bán nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều không đều), nơi thuỷ triều vào sâu và lên cao nhất ở ĐB s.Cửu Long và ĐB s.Hồng, độ cao triều 3-4m. - Hải lưu: 2 dòng hải lưu chính + Mùa đông hướng gió ĐB-TN (gió Đông Bắc) + Mùa hạ hướng TN-ĐB (gió TN). Chuyển ý: Các đặc điểm trên của biển Đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên phần đất liến và làm cho thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển -> Phần 2. HĐ: GV phát phiếu HT, chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS dựa vào SGK điền vào các ND trong phiếu. Các mặt ảnh hưởng Biểu hiện - Khí hậu - Địa hình - Hệ sinh thái ven biển - TNTN vùng biển - Thiên tai - HĐ nhóm - Các nhóm cử đại diện trình bày, GV treo bảng chuẩn kiến thức để HS đối chiếu. 1. Khái quát về biển Đông - Biển Đông là 1 biển rộng, có diện tích 3.477 triệu km2. - Là biển tương đối kín. - Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. 2. Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam Các mặt ảnh hưởng GV bổ sung, lấy VD Biểu hiện a. Khí hậu ND tích GD bảo vệ hợp môi trường: Biển Đông ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu nước ta. - Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển -> mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn. => Làm giảm t/c khắc nghiệt của thời tiết. => Chính nhờ ảnh hưởng của biển Đông làm khí hậu nước ta có sự khác biệt với nhiều nước và KV có cùng vĩ độ ở Bắc Phi, Tiểu Á, ĐêCan...VN không bị sa mạc hóa. - Mang tính hải dương và điều hoà: + Mùa đông bớt lạnh, khô. + Mùa hạ bớt nóng. b. Địa hình và hệ sinh thái ven biển ND tích GD bảo vệ hợp môi trường: Biển Đông ảnh hưởng rất lớn đến địa hình và các hệ sinh thái ven biển. - Các dạng địa hình đặc trưng cho địa hình vùng ven biển nhiệt đới ẩm với tác động của quá trình xâm thực - bồi tụ diễn ra mạnh mẽ trong mối tương quan giữa biển và thềm lục địa. - Các dạng địa hình tiêu biểu: + 2 vịnh lớn (Bắc Bộ - 15.000 km2 và Thái Lan - 462.000 km2) + Nhiều vịnh nhỏ: Hạ Long, Bái Tử Long, Nha Trang...và nhiều đảo, quần đảo (Cát Bà, Cô Tô, Bạch Long Vĩ...) * Xác định 1 số địa danh trên bản đồ: Vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài (Phú Yên), Vân Phong, Cam Ranh (Khánh Hoà)... => Các dạng địa hình có nhiều giá trị về kinh tế: XD cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch biển... Trong những năm qua Đảng và nhà nước đã chú trọng trong việc phát triển Ktế biển: Ptriển du lịch, cảng biển... * Rừng ngặp mặn (Sú, đước, vẹt): 450.000 ha (Nam Bộ 300.000 ha) lớn thứ 2 sau rừng ngập mặn Amazôn (Braxin) -> năng suất sinh học cao (Nhất là SV nước lợ) => Hiện đang bị thu hẹp do chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá, do cháy rừng (suy giảm nghiêm trọng về tài nguyên)) - Rừng Tràm,... * Địa hình ven biển đa dạng: Các vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu (bãi triều rộng), các bãi cát bằng phẳng, vịnh nước sâu, đảo ven bờ, rạn san hô... * Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có. - HST rừng ngập mặn. - HST trên đất phèn, đất mặn...và trên các đảo rất đa dạng và PP. c. TNTN vùng biển ND tích hợp GD bảo vệ môi trường: Biển Đông cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản và hải sản, song không phải là vô tận nên cần khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường sống của sinh vật biển. * 2 bể lớn nhất hiện nay đang được khai thác nhiều nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long. * Các bể Thổ Chu - Mã Lai và bể sông Hồng tuy nhỏ nhưng trữ lượng đáng kể. * Nhiều KV đang được thăm dò và khai thác (dựa vào sự hợp tác với nước ngoài: Nga, Hoa Kỳ, Ân) * Những nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển -> Độ muối cao. * Biển Đông có > 2000 loài cá, > 100 loài tôm, vài chục loại mực, hàng nghìn loài SV phù du và SV đáy khác. Ven các đảo, quần đảo có nhiều rạn san hô và SV đa dạng. * Tài nguyên K/s - Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. - Titan: Tập trung ở các bãi cát ven biển. - Muối biển: Nhất là ven biển NTB. * Tài nguyên hải sản: Giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là vùng ven bờ. d. Thiên tai ND tích hợp GD kỹ năng sống: Biển Đông gây ra nhiều thiên tai cần chú ý phòng tránh. * TB có từ 9-10 cơn bão hình thành trên biển Đông, 3-4 cơn đổ bộ trực tiếp. => bão với gió to, sóng lớn, nước dâng -> Lũ lụt -> thiệt hại to lớn về người và của => Chú trọng công tác dự báo và di dân để đảm bảo về người và tài sản. * Xảy ra nhiều nhất ở vùng biển Trung Bộ => Ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất (nhất là nông nghiệp của người dân) => trồng cây chắn gió, chắn cát, trồng cây phù hợp với vùng đất cát. ND tích hợp GD kỹ năng sống - Thể hiện sự cảm thông với đồng bào khi gặp thiên tai. - HĐ nhóm (Giải quyết vấn đề): Những biện pháp ứng phó với những tai biến thiên nhiên do biển gây ra. - Bão: TB có 3-4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta. - Sạt lở bờ biển. - Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hoá đất đai. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ 1. Nêu khái quát về biển Đông? Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta? 2. Nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta?

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_12_tiet_8_bai_8_thien_nhien_chiu_anh_huon.doc