Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 1-27

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

- Hs biết được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của TĐ.

- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc.

 2. Kĩ năng:

 - Xác định được vị trí TĐ trong hệ mặt trời

- Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây.

 3. Thái độ:

- GD hs bảo vệ Trái Đất – môi trường sống của con người.

II. Phương tiện dạy học:

- Quả cầu địa lí.

- Tranh vẽ về TĐ và các hành tinh.

- Các hình vẽ trong SGK.

III. Tiến trình tổ chức tiết dạy:

 1. Ổn định lớp: (1)

 2. Kiểm tra bài cũ: (5)

a) Hãy nêu nội dung của môn địa lí ở lớp 6?

b) Để học tốt môn địa lí, các em cần phải học như thế nào?

 

doc100 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 1-27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1/ Tiết 1. Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI MỞ ĐẦU I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Biết được TĐ – môi trường sống của con người với các đđ riêng và các hệ quả. - Biết được các thành phần tự nhiên cấu tạo nên TĐ. - Vai trò của bản đồ trong việc học tập môn địa lí. - Phương pháp đúng đắn để học môn địa lí. 2. Kĩ năng: - Bước đầu dạy cho hs có được những kĩ năng thu thập, phân tích, xử lí thông tin; kĩ năng giải quyết vấn đề cụ thể. 3. Thái độ: - GD hs ý thức, tinh thần học tập tích cực đối với môn địa lí. II. Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa. III. Tiến trình tổ chức tiết dạy: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Giảng bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 22’ 18’ HĐ1: Cá nhân Yêu cầu hs đọc phần giới thiệu và phần 1 SGK. CH: Trái Đất – môi trường sống của con người có các đđ riêng gì? CH: Đó là những hiện tượng gì? CH: Để gải đáp các câu hỏi đó, các em phải tìm ở đâu? CH: TĐ được cấu tạo bởi các thành phần tự nhiên nào? CH: Nội dung về bản đồ có vai trò như thế nào trong học tập môn Địa lí? CH: Môn địa lí ở lớp 6 rèn luyện cho các em những kĩ năng gì? CH: Những kĩ năng này có cần thiết không? CH: Ngoài ra, nội dung của môn địa lí lớp 6 có vai trò gì? HĐ2: Cá nhân CH: Sự vật và hiện tượng địa lí xảy ra ntn? CH: Khi học địa lí, các em quan sát chúng qua đâu? CH: Kiến thức của môn địa lí lớp 6 được trình bày qua mấy kênh? Đó là những kênh gì? GV giới thiệu cho hs biết về kênh chữ và kênh hình. CH: Rèn luyện cho các em các kĩ năng địa lí gì? CH: Để học tốt môn địa lí các em cần phải làm gì nữa? Hs đọc SGK TL: Các đđ riêng về vị trí trong vũ trụ hình dáng, kích thước và những vận động của nó đã sinh ra vô số hiện tượng thường gặp hằng ngày. TL: Hiện tượng ngày đêm, các mùa trong năm TL: Tìm trong nội dung của môn địa lí lớp 6. TL: Đất đá, không khí, nước, sinh vật TL: Là một phần của chương trình môn học, giúp các em có những kiến thức ban đầu về bản đồ và phương pháp sử dụng chúng trong học tập và trong cuộc sống. TL: Những kĩ năng về bản đồ; kĩ năng thu thập,phân tích, xử lí thông tin; kĩ năng giải quyết vấn đề cụ thể TL: Đó là những kĩ năng cơ bản, rất cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu địa lí. TL: Làm cho vốn hiểu biết của các em trong thời đại hiện nay thêm phong phú. Các em sẽ thêm yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. TL: Không phải lúc nào cũng xảy ra trước mắt chúng ta. TL: Qua tranh ảnh, hình vẽ và nhất là trên bản đồ. TL: Hai kênh: kênh chữ và kênh hình. Hs lắng nghe. TL: Kĩ năng quan sát, phân tích và xử lí thông tin. TL: Liên hệ những điều đã học vào thực tế để tìm cách giải thích chúng. 1. Nội dung của môn địa lí ở lớp 6 - Trái Đất - môi trường sống của con người với các đđ riêng về vị trí trong vũ trụ hình dáng, kích thước và những vận động của nó. - Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên TĐ: đất đá, không khí, nước, sinh vật - Hình thành và rèn luyện những kĩ năng về bản đồ; kĩ năng thu thập,phân tích, xử lí thông tin; kĩ năng giải quyết vấn đề cụ thể 2. Cần học môn địa lí như thế nào? - Quan sát trên tranh ảnh, hình vẽ và nhất là trên bản đồ. - Khai thác kiến thức ở cả kênh hình. - Vận dụng kiến thức vào thực tế. 4. Củng cố: (3’) a) Môn địa lí lớp 6 giúp các em hiểu biết những vấn đề gì? b) Để học tốt môn địa lí, các em cần phải học như thế nào? 5. Dặn dò: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài mới: ( vị trí, hình dạng của trái đất ) - Quan sát các kênh hình trong SGK, tìm hiểu vị trí của Trái đất trong hệ mặt trời. - Quan sát H.2 và H.3 Trang 7 SGK, để nhận biết hình dạng kích thước của Trái đất và hệ thống kinh vĩ tuyến, - Xác định trên hình vẽ đường kinh tuyến và vĩ tuyến gốc. Rút kinh nghiệm: Tuần 2/ Tiết 2 Ngày soạn: Ngày dạy: . Chương I: TRÁI ĐẤT Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hs biết được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của TĐ. - Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc. 2. Kĩ năng: - Xác định được vị trí TĐ trong hệ mặt trời - Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây. 3. Thái độ: - GD hs bảo vệ Trái Đất – môi trường sống của con người. II. Phương tiện dạy học: - Quả cầu địa lí. - Tranh vẽ về TĐ và các hành tinh. - Các hình vẽ trong SGK. III. Tiến trình tổ chức tiết dạy: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) a) Hãy nêu nội dung của môn địa lí ở lớp 6? b) Để học tốt môn địa lí, các em cần phải học như thế nào? 3. Giảng bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 10’ 25’ HĐ1: Cá nhân GV giới thiệu hình 1 SGK. Người đầu tiên tìm ra hệ MT là Côpecnic (1473-1543). Ông đưa ra thuyết “Nhật tâm hệ”. CH: Quan sát hình 1, hãy kể tên 8 hành tinh trong hệ MT? CH: TĐ nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần MT? GV giới thiệu cho hs: vệ tinh, hành tinh, sao, hệ MT, hệ ngân hà, hệ thiên hà là gì. CH: Nếu TĐ ở vị trí của sao Kim hoặc ở vị trí rất xa MT (sao Hỏa) thì nó có còn là thiên thể duy nhất có sự sống trong hệ MT không? Tại sao? HĐ2: Cá nhân, nhóm GV yêu cầu hs xem hình trang 5 SGK. CH: Cho biết Trái Đất có dạng hình gì? TĐ có hình khối, còn hình tròn là một hình trên mặt phẳng, vì vậy cần phải nói TĐ có hình cầu. GV dùng quả Địa cầu cho hs quan sát kết hợp với hình trang 5 SGK. CH: Dựa vào hình 2, cho biết độ dài bán kính và đường xích đạo của TĐ? TĐ tự quay quanh 1 trục tưởng tượng gọi là địa trục. Địa trục tiếp xúc với bề mặt TĐ ở 2 điểm. Đó chính là cực Bắc và cực Nam là 2 địa cực. + Địa cực là nơi gặp nhau của các kinh tuyến. + Địa cực là nơi vĩ tuyến chỉ còn là một điểm (900). + Khi TĐ tự quay, địa cực không di chuyển vị trí. Do đó 2 địa cực là điểm mốc để vẽ mạng lưới kinh vĩ tuyến. N1,2,3: Quan sát hình 3 SGK cho biết các đường nối liền 2 địa điểm cực Bắc và cực Nam là những đường gì? Chúng có chung đđ nào? CH: Nếu mỗi KT cách nhau 10 thì trên bề mặt quả Địa cầu có bao nhiêu KT? N4,5,6: Những vòng tròn trên quả Địa cầu vuông gốc với các KT là những đường gì? Chúng có chung đđ nào? CH: Nếu mỗi VT cách nhau 10 thì trên bề mặt quả Địa cầu có bao nhiêu VT? CH: Xđ trên quả Địa cầu đường KT gốc và đường VT gốc? Bao nhiêu độ? CH: KT đối diện với KT gốc là KT bao nhiêu độ? CH: Tại sao phải chọn một KT gốc và một VT gốc? GV giới thiệu cho hs về NCB, vĩ tuyến Bắc, NCN, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Đông, KT Đông, nửa cầu Tây, KT Tây. Yêu cầu hs xđ trên quả Địa cầu. CH: Cho biết công dụng của các đường kinh, vĩ tuyến? GV liên hệ vị trí của nước VN. Hs xem hình SGK, đọc phần 1 SGK. TL: Sao Thủy, Kim, TĐ, Hỏa, Mộc, Thổ, Thiên Vương, Hải Vương. TL: TĐ nằm ở vị trí thứ 3, giữa sao Kim và sao Hỏa. Hs lắng nghe. TL: Không có sự sống. Khoảng cách từ MT đến TĐ khoảng 150 triệu km (ánh sáng MT đến TĐ mất 8’31’’, tốc độ ánh sáng là 300.000 km/s). Khoảng cách này vừa đủ để nước tồn tại ở thể lỏng rất cần cho sự sống. Hs xem hình SGK. TL: TĐ có dạng hình cầu. Hs lắng nghe. Hs quan sát quả Địa cầu kết hợp với hình trang 5 SGK. TL: - Bán kính: 6.370 km. - Xích đạo: 40.076 km. Hs lắng nghe và quan sát quả Địa cầu. TL: - Là các đường kinh tuyến. - Đặc điểm các đường kinh tuyến này là chúng có độ dài bằng nhau. TL: 360 kinh tuyến (179 KT Đông và 179 KT Tây). TL: - Là các đường vĩ tuyến. - Có đđ song song với nhau và có độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực. TL: 181 vĩ tuyến (90 vĩ tuyến Bắc và 90 vĩ tuyến Nam). TL: Hs thực hành trên quả Địa cầu. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc (00). TL: Kinh tuyến 1800 (kinh tuyến đổi ngày). TL: Để làm ranh giới nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, NCB, NCN. Hs thực hành trên quả Địa cầu kết hợp với hình 3 SGK. TL: Xđ vị trí của mọi địa điểm trên quả Địa Cầu. Hs lắng nghe. 1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời - TĐ nằm ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần MT. 2. Hình dạng, kích thước của TĐ và hệ thống kinh, vĩ tuyến - TĐ có dạng hình cầu, kích thước rất lớn. - Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam, trên bề mặt quả Địa Cầu. - Vĩ tuyến vòng tròn trên bề mặt quả Địa Cầu vuông gốc với kinh tuyến, - Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 00. - Vĩ tuyến gốc 00 xích đạo. - Kinh tuyến Đông: Những kt nằm bên phải kt gốc. - Kinh tuyến Tây: Những kt nằm bên trái kt gốc. - Vĩ tuyến Bắc: Những vt nằm từ Xđ đến cực bắc. - Vĩ tuyến Nam: Những vt nằm từ Xđ đến cực nam. - Nửa cầu Đông:Nửa cầu nằm bên phải đường kinh tuyến 200T và 1600Đ(Châu á,Aâu, Phi, Đại Dương) - Nửa cầu Tây:Nửa cầu nằm bên trái đường kinh tuyến 200T và 1600Đ (Câu mỹ) - Nửa cầu Bắc: Nửa bề mặt quả địa cầu tính từ Xđ đến CB - Nửa cầu Nam: Nửa bề mặt quả địa cầu tính từ Xđ đến CN - Các đường kinh, vĩ tuyến dùng để xác định vị trí của mọi địa điểm trên quả Địa Cầu. 4. Củng cố: (3’) a) Xđ trên quả Địa Cầu: NCB, NCN, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam? b) Hướng dẫn hs làm các bài tập trong SGK. 5. Dặn dò: (1’) - Học bài cũ. - Xem bài mới và trả lời các câu hỏi trong SGK của bài. Rút kinh nghiệm: Tuần 3/ Tiết 3. Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Biết được tỉ lệ bản đồ là gì. - Hiểu được ý nghĩa hai loại: số tỉ lệ và thước tỉ lệ. 2. Kĩ năng: - Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế theo đường chim bay và ngược lại II. Phương tiện dạy học: - Một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau. - Hình 8 SGK phóng to. III. Tiến trình tổ chức tiết dạy: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) a) Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò ntn trong việc giảng dạy và học tập địa lí? b) Nêu những công việc cơ bản cần thiết để vẽ được bản đồ? 3. Giảng bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 20’ 15’ HĐ1: Cá nhân GV dùng 2 bản đồ có tỉ lệ khác nhau, giới thiệu vị trí phần ghi tỉ lệ bản đồ. Yêu cầu hs lên bảng đọc rồi ghi lên bảng tỉ lệ của 2 bản đồ đó. CH: Vậy tỉ lệ bản đồ là gì? CH: Đọc tỉ lệ của hai bản đồ hình 8, hình 9, cho biết điểm giống và khác nhau? CH: Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? CH: Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở mấy dạng? Nội dung của mỗi dạng? GV yêu cầu hs đọc các ví dụ của tỉ lệ số và tỉ lệ thước SGK. CH: Khoảng cách 1cm trên bản đồ có tỉ lệ 1:2.000.000 bằng bao nhiêu km trên thực địa? CH: Quan sát bản đồ hình 8 và 9, cho biết: Mỗi cm trên mỗi bản đồ ứng với bao nhiêu mét trên thực địa? CH: Bản đồ nào trong hai bản đồ có tỉ lệ lớn hơn? Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn? Nêu dẫn chứng cụ thể? CH: Muốn bản đồ có mức độ chi tiết cao cần sử dụng loại tỉ lệ nào? CH: Cho biết tiêu chuẩn phân loại các loại tỉ lệ bản đồ? HĐ2: Nhóm CH: Muốn tính các khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước chúng ta làm ntn? GV chia lớp ra 6 nhóm, thảo luận trong thời gian 5’ N1,2: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn. N3,4: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hòa Bình đến khách sạn sông Hàn. N5,6: Đo và tính chiều dài của đường Phan Bội Châu (đoạn từ đường Trần Quý Cáp đến đường Lý Tự Trọng). Hs thực hành trên bản đồ. TL: Là tỉ số giữa các khoảng cách trên bản đồ so với các khoảng cách tương ứng trên thực địa. TL: - Giống: thể hiện cùng một lãnh thổ. - Khác: tỉ lệ khác nhau. TL: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đo đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với các khoảng cách tương ứng trên thực tế. TL: Hai dạng: +Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ. +Tỉ lệ thước: tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. TL: 20 km trên thực địa. TL:- Hình 8: 1cm trên bản đồ ứng với 75m trên thực địa. - Hình 9: 1cm trên bản đồ ứng với 150m trên thực địa. TL: Bản đồ hình 8 có tỉ lệ lớn hơn. Bản đồ hình 8 thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn. Thể hiên đầy đủ tên các khách sạn, tên các đường. TL: Bản đồ tỉ lệ lớn. TL: Những bản đồ có tỉ lệ trên 1:200.000 là bản đồ tỉ lệ lớn. Những bản đồ có tỉ lệ từ 1:200.000 đến 1:1.000.000 là bản đồ có tỉ lệ trung bình. Những bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1:1.000.000 là những bản đồ tỉ lệ nhỏ. TL: -Đánh dấu khoảng cách giữa 2 điểm vào cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ. - Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã đánh dấu dọc theo thước tỉ lệ và đọc trị số khoảng cách trên thước tỉ lệ. - Nếu đo k/cách bằng compa thì đối chiếu k/cách đó với k/cách trên thước tỉ lệ, rồi đọc trị số. Hs thảo luận nhóm Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. TL: 5,5 cm trên bản đồ tương ứng với 412,5 m trên thực địa. 5,5 x 75 = 412,5 m TL: 4 cm trên bản đồ tương ứng với 300m ngoài thực địa. 4 x 75 = 300 m TL: Chiều dài của đường Phan Bội Châu là 275,5 m. 3,7 x 75 = 275,5 m 1. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt TĐ. - Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ so với các khoảng cách tương ứng trên thực địa. - Ý nghĩa: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đo đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với các khoảng cách tương ứng trên thực tế. - Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng: tỉ lệ số và tỉ lệ thước. - Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao. 2. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ - Muốn biết khoảng cách trên thực tế, người ta có thể dùng số ghi tỉ lệ hoặc thước tỉ lệ trên bản đồ. 4. Củng cố: (3’) a) Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì? b) Hướng dẫn hs làm bài tập 2,3 trang 14 SGK. 5. Dặn dò: (1’) - Học bài cũ 1, 2, 3. Tiết sau kiểm tra 15’. - Xem bài mới và trả lời các câu hỏi trong SGK của bài. Rút kinh nghiệm: Tuần 4/ Tiết 4. Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 4: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nhớ được các qui định về phương hướng trên bản đồ. - Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm. 2. Kĩ năng: - Xác định phương hướng, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ và trên quả Địa Cầu. - Sử dụng địa bàn để xác định phương hướng của đối tương địa lý II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ châu Á hoặc bản đồ ĐNÁ. - Quả Địa Cầu. III. Tiến trình tổ chức tiết dạy: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) a) Tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? b) Nêu ý nghĩa của tử số, mẫu số trong số tỉ lệ 1:15.000.000. Làm bài tập 2 SGK. 3. Giảng bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 10’ 15’ 10’ HĐ1: Cá nhân CH: Muốn xđ phương hướng trên bản đồ phải dựa vào đâu? GV vẽ hình 10 SGK lên bảng CH: Theo qui ước việc xđ phương hướng trên bản đồ ntn? GV vừa hướng dẫn vừa vẽ thứ tự các hướng lên bảng. GV cho hs tìm và chỉ hướng của các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu. GV lưu ý hs: kinh tuyến nối cực Bắc với cực Nam cũng là đường chỉ hướng Bắc-Nam. Vĩ tuyến là đường vuông góc với kinh tuyến và chỉ hướng Đông-Tây. CH: Đối với những bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến làm thế nào để xđ phương hướng? HĐ2: Cá nhân CH: Vị trí của một điểm trên bản đồ được xđ ntn? CH: Hãy tìm điểm C trên hình 11. Đó là chỗ gặp nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến nào? Khoảng cách từ C đến kinh tuyến gốc xđ kinh độ của điểm C. Khoảng cách từ C đến xích đạo xđ vĩ độ của điểm C. CH: Vậy kinh độ của một điểm là gì? CH: Vĩ độ của một điểm là gì? CH: Như thế nào được gọi là tọa độ địa lí của một điểm? CH: Nêu cách viết tọa độ địa lí của một điểm? HĐ3: Nhóm Gv chia lớp ra 4 nhóm thảo luận trong thời gian 4’ N1: Dựa vào hình 12 cho biết các hướng bay từ: - Hà Nội đến Viêng Chăn - Hà Nội đến Gia-các-ta - Hà Nội đến Ma-ni-la - Cu-a-la Lăm-pơ đến Ma-ni-la N2: Hãy ghi tọa độ địa lí của các địa điểm A, B, C trên bản đồ hình 12. N3: Tìm trên bản đồ hình 12 các điểm có tọa độ địa lí: 1400 Đ 1200 Đ 00 100 N N4: Dựa vào hình 13, cho biết hướng đi từ điểm O đến các địa điểm A, B, C, D. TL: Phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Hs xem hình 10 SGK. TL: Phần chính giữa bản đồ là trung tâm, đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu phía dưới chỉ hướng Nam, đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây. Hs thực hành trên quả Địa Cầu. Hs lắng nghe. TL: Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xđ hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại. TL: Là chỗ cắt nhau của hai đuờng kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó. TL: Kinh độ 200 Tây C Vĩ độ 100 Bắc Hs lắng nghe và quan sát. TL: Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. TL: Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. TL: Kinh độ và vĩ độ của một địa điểm được gọi chung là tọa độ địa lí của điểm đó. TL: Kinh độ của một điểm thường viết ở trên, vĩ độ viết ở dưới. Hs hoạt động nhóm. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. TL: - Hà Nội đến Viêng Chăn: hướng Tây Nam. - Hà Nội đến Gia-các-ta: huớng Nam. - Hà Nội đến Ma-ni-la: hướng Đông Nam. - Cu-a-la Lăm-pơ đến Ma-ni-la: hướng Đông Bắc. TL: 1300 Đ A 100 B 1100 Đ 1300 Đ B C 100 B 00 TL: 1400 Đ 1200 Đ E Đ 00 100 N TL: O đến A: hướng Bắc O đến B: hướng Đông O đến C: hướng Nam O đến D: hướng Tây 1. Phương hướng trên bản đồ - Phương hướng chính trên bản đồ(8 hướng chính) + Đối với Bđ có kinh tuyến, vĩ tuyến: Phải dựa vào đương kinh tuyến, vĩ tuyến xác định phương hướng. + Đối với Bđ không cókinh tuyến, vĩ tuyến: Phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc của Bđ để xác định hướng bắc, sau đó tìm các hướng còn lại. 2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí - Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. - Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. - Kinh độ và vĩ độ của một địa điểm được gọi chung là tọa độ địa lí của điểm đó. 3. Bài tập Hs ghi nội dung bài tập vào tập theo sự hướng dẫn của GV. 4. Củng cố: (3’) a) Việc xđ phương hướng trên bản đồ được qui ước như thế nào? b) Cách viết tọa độ địa lí của một điểm? Làm bài tập 2 trang 17 SGK. 5. Dặn dò: (1’)- Học bài cũ.- Xem bài mới và trả lời các câu hỏi trong SGK của bài. Rút kinh nghiệm: Tuần 5/ Tiết 5. Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 5: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ. CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức:- Biết được kí hiệu bản đồ là gì, đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu trên bản đồ. - Hiểu được cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. 2. Kĩ năng:- Biết cách đọc các kí hiệu trên bản đồ, sau khi đối chiếu với bảng chú giải đặc biệt là kí hiệu độ cao của địa hình (các đường đồng mức). II. Phương tiện dạy học: - Một số bản đồ có kí hiệu phù hợp với sự phân loại trong SGK. - Các hình trong SGK. III. Tiến trình tổ chức tiết dạy: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) a) Muốn xác định phương hướng trên bản đồ phải dựa vào đâu? Phương hướng trên bản đồ được qui ước như thế nào? b) Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí là gì? 3. Giảng bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 18’ 17’ HĐ1: Cá nhân CH: Tại sao muốn hiểu kí hiệu bản đồ cần phải đọc bảng chú giải? CH: Kí hiệu bản đồ có đa dạng hay không? CH: Để thể hiện các đối tượng địa lí người ta phân ra mấy loại kí hiệu? Đó là những loại kí hiệu nào? CH: Có mấy dạng kí hiệu? Đó là những dạng kí hiệu nào? CH: Quan sát hình 14, hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu? GV treo bản đồ cn, nn của VN lên bảng. Yêu cầu hs xđ các dạng kí hiệu và các loại kí hiệu trên bản đồ. GV nhấn mạnh: đđ quan trọng nhất của kí hiệu là phản ánh vị trí, sự phân bố của đối tượng địa lí trong không gian. Kí hiệu điểm: thường được biểu hiện vị trí của các đối tượng có diện tích tương đối nhỏ, các kí hiệu điểm thường biểu hiện dưới dạng kí hiệu hình học hoặc tượng hình. HĐ2: Nhóm, cá nhân GV chia lớp ra 6 nhóm thảo luận trong thời gian 5’ CHTL: Quan sát hình 16, cho biết: - Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét? - Giữa sườn núi phía đông và phía tây, sườn nào có độ dốc lớn hơn? Tại sao? CH: Thực tế qua một số bản đồ địa lí tự nhiên, độ cao còn được thể hiện bằng yếu tố gì? Xác định trên bản đồ? CH: Như vậy để biểu hiện độ cao địa hình người tra làm như thế nào? Để biểu hiện độ sâu ta cũng dùng thang màu hoặc bằng đường đẳng sâu. Các đường đồng mức, các đường đẳng sâu cũng là một dạng kí hiệu đường. (số âm, số dương) GV vẽ một số đường đồng mức và ghi một số điểm, yêu cầu hs xđ độ cao của các điểm đó dựa vào các đường đồng mức. TL: Hệ thống kí hiệu để biểu hiện các đối tượng địa lí về mặt đđ, số lượng, cấu trúc cũng như vị trí sự phân bố của chúng trong không gian. Tất cả những kí hiệu đo ùđều được giải thích trong bảng chú giải. TL: Rất đa dạng. Chúng có thể là những hình vẽ, màu sắc được dùng một cách qui ước để thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ. TL: Ba loại kí hiệu: kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích. TL: Ba dạng kí hiệu: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình. TL: Hs dựa vào hình 14 SGK để trả lời. Hs thực hành trên bản đồ. Hs lắng nghe. Hs lắng nghe. Hs hoạt động nhóm. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. TL: -Mỗi lát cắt cách nhau 100 m. - Sườn núi phía tây dốc hơn sườn đông vì các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc. TL: Thể hiện độ cao địa hình bằng thang màu. Hs thực hành trên bản đồ. TL: Biểu hiện bằng thang màu hoặc bằng đường đồng mức. Hs lắng nghe. 1. Các loại kí hiệu bản đồ - Kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đđ, sự phân bố của các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ. - Bảng chú giải: giải thích nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ. - Ba loại kí hiệu: điểm, đường và diện tích. - Ba dạng kí hiệu: hình học, chữ và tượng hình. 2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ - Biểu độ cao địa hình bằng thang màu hoặc bằng đường đồng mức

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_bai_1_27.doc
Giáo án liên quan