Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 3: Tỉ lệ bản đồ - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Trang

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- Bước 1 : GV cho HS xem một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau (Bản đồ Tự nhiên Việt Nam; bản đồ Các nước châu Á). GV chỉ cho HS xem phần tỉ lệ.

+ GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 1 và quan sát các bản đồ, hãy cho biết:

+ So với thực tế, các khoảng cách trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam và bản đồ Các nước châu Á thu nhỏ bao nhiêu lần.

+ Nêu định nghĩa tỉ lệ bản đồ?

+ Có mấy loại tỉ lệ bản đồ?

- Bước 2: Một số HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 3: GV chuẩn kiến thức: - Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất.

- Có 2 loại tỉ lệ bản đồ:

+ Tỉ lệ thước: tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.

+ Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

 

docx5 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 3: Tỉ lệ bản đồ - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần: 3 BÀI 3. TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Định nghĩa đơn giản về bản đồ và một số yếu tố cơ bản của bản đồ : tỉ lệ bản đồ. (Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ, tỉ lệ bản đồ có 2 dạng là tỉ lệ số và tỉ lệ thước). 2. Kĩ năng : - Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế theo đường chim bay ( đường thẳng) và ngược lại. 3. Thái độ : - Giáo dục học sinh thái độ yêu thích môn học. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực quan sát bản đồ, tính toán, tư duy, hợp tác giải quyết vấn đề, năng lực quản lý. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao - Biết khái niệm bản đồ giáo khoa dùng trong nhà trường phổ thông. - Ý nghĩa cơ bản của bản đồ. - Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế theo đường chim bay ( đường thẳng) và ngược lại. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên : - Một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau. 2. Học sinh : - Sách giáo khoa. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Mở bài Khi sử dụng bản đồ chúng ta có thể tính được khá chính xác bất kì khoảng cách nào có trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ. Vậy tỉ lệ bản đồ là gì? Làm thế nào để xác định các khoảng cách trên thực địa khi dựa vào tỉ lệ bản đồ? 2. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tỉ lệ bản đổ ( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: sử dụng bản đồ, SGK , đàm thoại gơi mở. ( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân Hoạt động của GV và HS Nội dung - Bước 1 : GV cho HS xem một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau (Bản đồ Tự nhiên Việt Nam; bản đồ Các nước châu Á). GV chỉ cho HS xem phần tỉ lệ. + GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 1 và quan sát các bản đồ, hãy cho biết: + So với thực tế, các khoảng cách trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam và bản đồ Các nước châu Á thu nhỏ bao nhiêu lần. + Nêu định nghĩa tỉ lệ bản đồ? + Có mấy loại tỉ lệ bản đồ? - Bước 2: Một số HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: GV chuẩn kiến thức: Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất. Có 2 loại tỉ lệ bản đồ: + Tỉ lệ thước: tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. + Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất. Có 2 loại tỉ lệ bản đồ: + Tỉ lệ thước: tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. + Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Hoạt động 2: Tìm hiểu mối liên hệ giữa tỉ lệ bản đồ và mức độ chỉ tiết của bản đồ. ( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: sử dụng hình vẽ SGK, đàm thoại gợi mở. ( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Bước 1: GV đặt câu hỏi: Quan sát bản đồ hình 8 và hình 9, cho biết: + Mỗi xentimét (cm) trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét (m) ngoài thực địa? + Bản đồ nào trong hai bản đồ có tỉ lệ lớn hơn? Bản đồ nào thể hiện các đối tượng chi tiết hơn? Cho ví dụ. - Bước 2: HS trao đổi để trả lời. - Bước 3: Đại diện HS phát biểu, các HS khác bổ sung. - Bước 4: GV bổ sung và chuẩn kiến thức: (Bản đồ hình 8 có tỉ lệ lớn hơn nên mức độ chi tiết cao hơn. So với bản đồ hình 9, bản đồ hình 8 có thêm đường Thanh Sơn, đường Thanh Thủy, đường Thanh Hải,... các khách sạn, nhà thờ, câu lạc bộ,...). -Bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao Bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phân toại bản đồ dựa vào tì lệ . ( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: tính toán, đàm thoại gợi mở. ( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động: theo cặp - Bước 1: GV đặt câu hỏi: + Hãy so sánh các phân số 1:200.000 và 1:1.000.000. + Hãy điền vào chỗ .... các cụm từ và kí hiệu sau: dấu >, dấu <, từ ... đến để phân loại bản đồ theo tỉ lệ: Bản đồ tỉ lệ lớn là những bản đồ có tỉ lệ 1:200.000 Bản đồ tỉ lệ trung bình là những bản đổ có tỉ lệ .. 1:1.000.000.. 1:200.0 Bản đồ tỉ lệ lớn là những bản đồ có tỉ lệ 1:1.000.000 - Bước 2: HS trao đổi, bổ sung cho nhau. - Bước 3: Đại diện HS phát biểu, các HS khác nhận xét. - Bước 4: GV chuẩn kiến thức: -Phân loại bản đổ dựa vào tỉ lệ: + Bản đồ tỉ lệ lớn: những bản đồ có tỉ lệ > 1:200.000 + Bản đồ tỉ lệ trung bình: những bản đồ có tỉ lệ từ 1:1.000.000 đến 1:200.000 + Bản đồ ti lệ lớn: những bản đồ có tỉ lệ < 1:1.000.000 -Phân loại bản đổ dựa vào tỉ lệ: + Bản đồ tỉ lệ lớn: những bản đồ có tỉ lệ > 1:200.000 + Bản đồ tỉ lệ trung bình: những bản đồ có tỉ lệ từ 1:1.000.000 đến 1:200.000 + Bản đồ ti lệ lớn: những bản đồ có tỉ lệ < 1:1.000.000 Hoạt động 4: Tìm hiểu cách tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước (Theo cặp) ( 1 ) Phương phap/ kỹ thuật dạy học: đọc, quan sát, đo đạc tổng hợp kiến thức, thuyết trình. ( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục 2.a trang 14 SGK. - Bước 2: HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi: Sử dụng tỉ lệ thước của bản đồ hình 8 để tính chiều dài đường Trần Quý Cáp. (Với đối tượng HS trung bình và yếu, GV làm mẫu để tính chiều dài 1 con đường, sau đó yêu cầu HS tính chiều dài 1 con đường khác.) - Bước 3: HS trình bày kết quả. - Bước 4: GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 5: Tìm hiểu cách tính các khoảng cách theo đường chim bay trên thực địa dựa vào tỉ lệ số trên bản đồ . ( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: quan sát, đo dạc, tính toán, trao đổi hợp tác, thuyết trình ( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động: theo cặp - Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đo và tính khoảng cách trên thực địa theo đường chim bay, từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn và từ khách sạn Hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn. - Bước 2: GV hướng dẫn HS cách tính khoảng cách theo đường chim bay trên thực địa dựa vào tỉ lệ số (Đo từ điểm chính giữa của kí hiệu khách sạn này tới điểm chính giữa của khách sạn kia). - Bước 3: Đại diện HS lên bảng chữa bài. Các HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: GV chuẩn kiến thức: Tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ số: Khoảng cách từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn là: 5,5cm X 7.500 = 41.250cm = 0,4125km Khoảng cách từ khách sạn Hoà Bình đến khách sạn Sông Hàn là: 4cm X 7.500 = 30.000cm = 0,3km - Chiều dài đường Phan Bội Châu là: 3,5cm X 7500 = 27.000cm = 0,27km Tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ số: Khoảng cách từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn là: 5,5cm X 7.500 = 41.250cm = 0,4125km Khoảng cách từ khách sạn Hoà Bình đến khách sạn Sông Hàn là: 4cm X 7.500 = 30.000cm = 0,3km - Chiều dài đường Phan Bội Châu là: 3,5cm X 7500 = 27.000cm = 0,27km IV TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP GV hướng dẫn HS làm bài tập số 3 phần câu hỏi và bài tập SGK. Hoàn thành sơ đồ phân loại bản đồ dưới đây: Phân loại các bản đồ sau theo tỉ lệ: 1:200.000; 1:4.000.000; 1:2.500.000; 1:300.000 Dựa vào tỉ lệ số của bản đồ hình 8, hãy tính khoảng cách đường Trần Phú. V. RÚT KINH NGHIỆM .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bai_3_ti_le_ban_do_nam_hoc_2020_2021.docx