I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Trình bày khái niệm về bản đồ và một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phép chiều đồ khác nhau.
- Biết được một số việc phải làm khi vẽ bản đồ.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng cách vẽ bản đồ. Biết được các phép chiếu đồ.
3. Thái độ: Trung thực, biết quý trọng những vấn đề tự nhiên
II/ Chuẩn bị:
- Quả địa cầu
- Một số bản đồ Thế giới, châu lục.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định -
2. Kiểm tra bài cũ.
Xác đinh trên quả địa cầu các điểm cực Bắc, cực Nam, đường xích đạo, nửa cầu Bắc, nữa cầu Nam.
3. Bài mới: (1’) Giới thiệu bài.
86 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 1-33 - Nguyễn Văn Thanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :1
BÀI MỞ ĐẦU
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nhằm giới thiệu về chương trình địa lý lớp 6, giúp các em có những hiểu biết về Trái đất, môi trường sống của chúng ta.
- Biết và giải thích được vì sao? Trên bề mặt Trái đất, mỗi miền đều có những phong cảnh, những đặc điểm tự nhiên riêng.
- Giới thiệu cho các em biết về các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái đất là: đất đá, không khí, nước, sinh vật...
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện những kỹ năng về bản đồ thu thập thông tin xử lý số liệu.
3. Thái độ:
- Giúp các em học tốt môn địa lý, giáo dục các em lòng yêu thương quê hương đất nước.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định -
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
15P
15P
9P
HĐ 2
GV: Y/c HS đọc SGK phần đầu từ: (ở trường tiểu học ... quê hương đất nước )
? Môn địa lý giúp em hiểu biết về gì?
GV: Đây là bài mở đầu của lớp 6 và cũng là bài mở đầu của toàn cấp II về môn địa lý .
GV: Y/c HS tìm hiểu phần nội dung của môn địa lý 6.
? Môn địa lý lớp 6 đề cập đến vấn đề gị?
GV: Nội dung của môn địa lý còn giúp các em có những kiến thức ban đầu về bản đồ và PP sử dụng chúng trong học tập và trong cuộc sống.
? Ngoài việc cung cấp kiến thức môn địa lý 6 còn rèn luyện cho các em những kĩ năng gì?
GV: Liên hệ thực tế lấy Vdụ minh hoạ.
Đó là những kĩ năng cơ bản rất cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu địa lý.
HĐ 3
GV: Y/c HS đọc SGK, phần 2: "sự vật......giải thích chúng"
? Để học tốt môn địa lý 6 các em cần phải học ntn.
GV: Liên hệ thực tế
HĐ 4
Đọc SGK.
- Trái đất môi trường sống của chúng ta.
- Giúp các em hiểu được thiên nhiên và cách thức sản xuất của con người ở địa phương, đất nước mình.
- HS tìm hiểu SGK.
- Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái đất là: đất đá, nước, không khí, sinh vật.
- Rèn luyện những kĩ năng về bản đồ, thu thập thông tin, xử lý số liệu.
HS: Đọc SGK
- Phải biết quan sát và khai thác kiến thức cả kênh chữ lẫn kênh hình để trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập phải biết liên hệ những điều đã học với thực tế.
1.Nội dung của môn địa lý 6:
- Đề cập đến các thành phần tự nhiên cấu tạo nên trái đất đó là: đất đá, nước, không khí, sinh vật.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ, kĩ năng thu thập xử lý thông tin, giải quyết vấn đề.
2. Cần học môn địa lý ntn
- Cần quan sát và khai thác kiến thức ở cả kênh chữ lẫn kênh hình để trả lời các câu hỏi và bài tập, đồng thời phải biết liên những điều đã học với thực tế
4. Củng cố:
- Môn địa lý 6 giúp các em hiểu biết được những vấn đề gì?
- Để học tốt môn địa lý 6 các em cần học ntn
5. Hướng dẫn về nhà :
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài mới: ( vị trí, hình dạng của trái đất )
- Quan sát các kênh hình trong SGK, tìm hiểu vị trí của Trái đất trong hệ mặt trời.
- Quan sát H.2 và H.3 Trang 7 SGK, để nhận biết hình dạng kích thước của Trái đất và hệ thống kinh vĩ tuyến,
- Xác định trên hình vẽ đường kinh tuyến và vĩ tuyến gốc.
__________________________________________________________________________________________
Tiết :2
Bài 2: BẢN ĐỒ, CÁCH VẼ BẢN ĐỒ
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Trình bày khái niệm về bản đồ và một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phép chiều đồ khác nhau.
- Biết được một số việc phải làm khi vẽ bản đồ.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng cách vẽ bản đồ. Biết được các phép chiếu đồ.
3. Thái độ: Trung thực, biết quý trọng những vấn đề tự nhiên
II/ Chuẩn bị:
- Quả địa cầu
- Một số bản đồ Thế giới, châu lục.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định -
2. Kiểm tra bài cũ.
Xác đinh trên quả địa cầu các điểm cực Bắc, cực Nam, đường xích đạo, nửa cầu Bắc, nữa cầu Nam.
3. Bài mới: (1’) Giới thiệu bài.
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
P
P
p
Hoạt động 2:
GV: Treo bản đồ y/c HS so sánh bản đồ với hình vẽ trên quả địa cầu.
GVDG: Để Hs thấy được bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của Trái đất lên mặt phẳng của giấy.
Quả địa cầu là hình ảnh thu nhỏ nhưng được vẽ trên một mặt cong.
GV: Y/c Hs q/s H4 và H5 cho biết 2 hình này khác nhau ở chỗ nào?
?Vì sao S đảo Grơnlen trên bản đồ lại to gần bằng dt lục địa Nam Mỹ. (TRên thực tế đảo này chỉ có 2 triệu km2, Nam mỹ có 18 triệu km2).
HĐ3 :
?Vậy để vẽ được bản đồ người ta phải làm ntn.?
? Khi chuyển từ mặt cong của quả địa cầu sang mặt phẳng của giấy sẽ có những đặc điểm gì?
?Q/s H5,6,7 hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường Kinh vĩ tuyến ở những hình trên.
? Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có các đường kinh, vĩ tuyến là đường thẳng.
? Sau khi vẽ được bản đồ các nhà địa lý đã làm gì để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.
? Ngày nay KH phát triển các nhà Địa lý còn thu thập thông tin bằng cách nào?
GV: Hướng dẫn HS về ảnh hàng không và ảnh vệ tinh.
? Khi đã có đủ thông tin người vẽ bản đồ cần phải làm gì?
HĐ4
HS so sánh bản đồ với quả địa cầu.
- H4: Bị đứt quảng ở 2 đầu.
H5 không bị đứt quảng.
Vậy bản đồ H5 không đúng với thực tế.
- Vì chuyển từ mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng của giấy nên phải nối các chỗ đứt vì vậy đảo Grơnlen trên bản đồ thấy rất lớn.
- Chuyển mặt cong của quả địa cầu lên mặt phẳng của giấy (gọi là PP chiếu đồ).
- Có sự biến dạng những vùng gần cực biến dạng nhiêu hơn ở xích đạo.
H5: các kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng.
H6: Kinh tuyến là những đường cong, vĩ tuyến là những đường thẳng.
H7: các kinh tuyến, vĩ tuyến đều là những đường cong.
- Bản đồ có các kinh tuyến, vĩ tuyến là đường thẳng phương hướng bao giờ cũng chình xác.
- Đo đạc tính toán, ghi chép đặc điểm các đối tượng địa lý.
- Sử dụng ảnh hàng không, ảnh vệ tinh.
- Ảnh hàng không: Chụp từ máy bay.
Ảnh vệ tinh: chụp các miền đất đai trên Trái đất từ vệ tinh do con người phóng lên.
- Tính tỷ lệ lựa chọn các ký hiệu để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.
I/Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái đất lên mặt phẳng của giấy:
1/ Bản đồ:
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất.
Vai trò: Nó giúp ta có những khái niệm chính xác về vị trí, sự phân bố các đối tượng, các hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội ở các vùng khác nhau trên Trái đất.
2. Cách vẽ bản đồ
a) Vẽ bản đồ là chuyển mặt cong của Trái đất ra mặt phẳng của giấy.
- Các vùng đất trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so với thực tế.
b) Thu thập thông tin và dùng các ký hiệu để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.
4. Củng cố:
- Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò ntn trong giảng dạy và học tập địa lý?
- Để vẽ được bản đồ người ta phải làm ntn?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK .
- Chuẩn bị bài mới: " TỶ LỆ BẢN ĐỒ"
- Q/s H8 tập trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài.
_______________________________________________________________________
Tiết : 3
Bài 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Hiểu tỉ lệ bản đồ là gì? Và nắm được ý nghĩa của 2 loại thước tỉ lệ và số tỉ lệ.
- Biết cách tính khoảng cách thực tế dựa vào số tỉ lệ và thước tỉ lệ
2. Kỹ năng:
-.Rèn kỹ năng đo tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số.
3. Thái độ:
II/ Phương tiện dạy học:
- Một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau.
-H8 SGK (phóng to)
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định -
2. Kiểm tra bài cũ
- Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò ntn trong việc giảng dạy và học tập địa lý.
- Để vẽ được bản đồ ta phải làm ntn?
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
P
P
p
Hoạt động 1
Cho HS Q/s 2 bản đồ H8 và H9
GV: Cho HS biết dựa vào tỉ lệ bản đồ có thể biết được bản đồ đã thu nhỏ dao nhiêu lần so với thực tế.
? Q/s bản đồ em hãy cho biết tỉ lệ bản đồ thường được biểu hiện ở mấy dạng.
GV: Giới thiệu 2 dạng bản đồ
Cho ví dụ.
? Qua tìm hiểu em hãy cho biết tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa ntn?
Q/s H8 và H9 SGK cho biết mỗi cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu cm trên thực địa.
Trong 2 H8 & H9 bản đồ nào có tỉ lệ lớn hơn?
? Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lý chi tiết hơn.
? Vậy mức độ thể hiện các đối tượng địa lý phụ thuộc vào đâu?
? Dựa vào SGK cho biết? Bản đồ có tỉ lệ lớn, Tbình, nhỏ.
Hoạt động 2
Muốn tính khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỉ lệ thước ntn.
HĐ 3:
? Tỉ lệ số tính ntn? Cho ví dụ.
? Vậy muốn tính khoảng cách trên thực tế ta phải dựa vào đâu.
GV: Chia lớp thành 3 nhóm (dựa vào H8 đo tính khoảng cách trên thực tế)
N1: KS Hải Vân đến KS Thu Bồn
N2: KS Hoà Bình đến Sông Hàn.
N3: Chiều dài đường Phan bội Châu (Đường Trần Quí Cáp đến Lý Tự Trọng).
HS Q/s bản đồ SGK
- Có 2 dạng tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
- Tỉ lệ số là phân số luôn có tử là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ và ngược lại.
Ví dụ: Bản đồ có tỉ lệ 1:2.000.000 .
- Nghĩa là 1cm trên bản đồ ứng với 2 triệu cm trên thực tế.
Tỉ Lệ thước được vẽ cụ thể dưới dạng 1 thước đo đã tính sẵn, mỗI đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trong thực địa.
Chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế.
- H8 Mỗi cm trên bản đồ ứng vớI 7.500 cm.
- H9: MỗI cm trên bản đồ ứng vớI 15.000 cm trên thực tế.
- H8 có tỉ lệ > H9 nên thể hiện các đốI tượng địa lý chi tiết hơn.
- Phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ.
- Tỉ lệ lớn > 1: 2000.000
- Tỉ lệ nhỏ < 1:1.000.000
- Tỉ lệ Tbình: 1:200.000 đến 1:1.000.000.
HS dựa vào SGK nêu trình tự cách đo, tính khoảng cách dựa vào số tỉ lệ trên bản đồ
Ví dụ: Tỉ lệ 1:100.000 nghĩa là cứ 1 đơn vị trên bản đồ ứng vớI 100.000 đơn vị trên thực tế.
Thước tỉ lệ hoặc số tỉ lệ
Thảo luận nhóm, báo cáo kết quả
N1: 405 m
N2: 300 m
N3: 270 m
1/ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
- Cho biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế.
- Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
- Mẫu số của tỉ lệ bản đồ càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ và ngược lại.
2. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ số và tỉ lệ thước trên bản đồ:
* Tỉ lệ thước:
- Đánh dấu khoảng cách giữa 2 điểm vào cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ. Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã đánh dấu dọc theo thước tỉ lệ và đọc trị số khoảng cách trên thước tỉ lệ.
* Tỉ lệ số:
Ví dụ: Tỉ lệ bản đồ 1:100.000 tức là một đơn vị trên bản đồ ứng vớI 100.000 đơn vị trên mặt đất.
- Muốn biết khoảng cách trên thực tế ta phảI dung thước tỉ lệ hoặc số tỉ lệ trên bản đồ.
HĐ 4: p
4. Củng cố
- Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì?
- Hướng dẫn Hs làm bài tập 2, 3 SGK trang 14.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoạc bài và trả lờI câu hỏI SGK
- Chuẩn bị bài mớI: " PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BÀN ĐỒ, KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÝ".
- Đọc trước các kênh hình bản đồ thủ đô các nước ử khu vự ĐNÁ.
Tiết 4
Bài 4: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ
KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÝ
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Nắm được các qui định về phương hướng trên bản đồ.
- Hiểu được thế nào là kinh độ, vĩ độ và toạ địa lý của một điểm.
2. Kỹ năng:
- Biết cách tìm phương hướng kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của một điểm trên bản đồ và trên quả địa cầu.
3. Thái độ:
-biết quý trọng giá trị sức lao động
II/ Chuẩn bị:
- Bản đồ Châu Á hoặc bản đồ ĐNÁ.
- Quả địa cầu
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định -
2. Kiểm tra bài cũ.
- Tỷ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì? Cho ví dụ? Với bản đồ có tỷ lệ 1:2000.000 cho biết k/c trên bản đồ đo được 5cm thì k/c đó ngoài thực địa là bao nhiêu km.
3. Bài mới:
- Vào bài: Khi sử dụng bản đồ cần biết những qui ước về phương hướng trên bản đồ, đồng thời cũng phải biết cách xác định vị trí của các địa điểm trên bản đồ, để nắm biết được những nội dung trên ta tìm hiểu bài mới.
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2
GV: Y/c HS nhắc lại kiến thức cũ.
? Để xác định được phương hướng trên bản đồ chúng ta dựa vào đâu?
GV: Hướng dẫn HS Q/s trên bản đồ để xác định phương hướng Đông, Bắc, Tây, Nam.
? Nếu bản đồ không có kinh tuyến và vĩ tuyến ta phải dựa vào đâu.
Lưu ý: Hướng dẫn HS xác định phương hướng trên bản đồ vùng cực Bắc và cực Nam
Hoạt động 3
? Vị trí của một địa điểm trên bản đồ dựa vào các kinh tuyến và vĩ tuyến được xác định ntn?
GV: Vẽ H.11 lên bảng.
Y/c HS tìm địa điểm C trên H.11
? K/c từ điểm C đến kinh tuyến gốc gọi là gì?
? k/c từ điểm C đến vĩ tuyến gốc gọi là gì?
? Thế nào là kinh độ và vĩ độ của một địa điểm.
? Khi viết tọa độ địa lý của một địa điểm ta phải viết ntn?
Hoạt động 4
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm thảo luận bài tập a.
Dựa vào H.12 cho biết các hướng bay từ:
N1: Hà nội đến Viêng Chăn.
Hà Nội đến Gia cát ta
N2: HN đến Manila
Cualalambơ đến Băng cốc
N3: Cualalambơ đến Manila.
Manila đến Băng cốc.
Dựa vào H12 xác định toạ độ địa lý của các địa điểm
N1: Điểm A
N2: Điểm B
N3: Điểm C
? Tìm trên bản đồ H12 các điểm có toạ độ địa lý.
1400 Đ 1200 Đ
00 100 N
GV: Cho HS Q/s H.13 cho biết các hướng đi từ O đến các điểm A, B, C, D.
Dựa vào các kinh tuyến vĩ tuyến.
HS Q/s bản đồ.
Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
- Vị trí của một địa điểm trên bản đồ là chỗ cắt nhau của 2 đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.
Chỗ gặp nhau của kinh tuyến 200 Tây và 100 Bắc.
- Khoảng cách từ điểm C đến kinh tuyến gốc gọi là kinh độ.
- K/c từ điểm C đến vĩ tuyến gốc gọi là vĩ độ.
- Là K/c từ kinh tuyến, vĩ tuyến qua điểm đó đến kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
- Khi viết toạ độ một địa điểm ta viết kinh độ trước, vĩ độ sau.
- Thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm lên bảng xác định các hướng bay theo từng địa điểm trên bản đồ HS các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Hs tiếp tục thảo luận nhóm xác định trên bản đồ.
- Điểm E và Điểm D.
-HS Q/s bản đồ xác định hướng đi từ:
- O đến A: Hướng Bắc.
- O đến B: Đông.
- O - C: Nam
- O - T: Tây
1/ phương hướng trên bản đồ:
Muốn xác định được phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào các kinh tuyến, vĩ tuyến.
- Đầu phía trên kinh tuyến là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, Bên phìa vĩ tuyến chỉ hướng Đông, Bên trái chỉ hướng Tây.
B
TB ĐB
T Đ
TN N ĐN
2/Kinh độ vĩ độ và toạ độ địa lý
- Kinh độ vĩ độ của một điểm là K/c tính bằng số độ từ kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
- Kinh độ, vĩ độ của một địa điểm được gọi là tọa độ địa lý của điểm đó
Ví dụ: Toạ độ địa lý điểm C
200 Tây
100 Bắc
3.Bài tập:
a,Xác định hướng
HN đến Viêng Chăn : TN
- HN đến Gia cát ta: N
- HN đến Manila: ĐN
- Cualalambơ đến Băng
cốc: BTB
Cualalambơ - Manila: ĐB
Manila đến Băng cốc : T
b. Xác định toạ độ địa lý:
1300 Đ
A 100 B
1100 Đ
B
100 B
1300 Đ
C
00
c) Các địa điểm có tọa độ địa lý
1400 Đ
E
00
D 1200 Đ
100 N
d) Các hướng đi:
O - A: Bắc.
O - B: Đ
O - C: N
O - D: T
HĐ 4:..P
4. Củng cố:
- Trình bày cách tím phương hướng trên bản đồ.
- Thế nào là kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa của một điểm.
5. Hướng dẫn về nhà
- Hướng dẫn Hs làm bài tập 1 và 2 SGK trang 17
- Hoàn thành BT 1và 2 SGK
- Chuẩn bị bài mới: " Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- Đọc các kênh hình SGK chú ý các ký hiệu.
_______________________________________________________________________
Tiết :5
Bài 5 : KÝ HIỆU BẢN ĐỒ
CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Hiểu kí hiệu bản đồ là gì, biết các đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ.
2. Kỹ năng:
- Biết cách đọc các kí hiệu trên bản đồ sau khi đối chiếu với bảng chú giải, đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình.
3. Thái độ: biết quý trọng công sức lao động của các nhà khoa học
II/ Chuẩn bị:
Một số bản đồ có các kí hiệu phù hợp với sự phân loại trong SGK.
Một số tranh ảnh về các đối tượng địa lý (tự nhiên kinh tế) và các kí hiệu tương ứng biểu hiện chúng.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định -
2. Kiểm tra bài cũ.
- Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải dựa vào đâu? Vẽ sao phương hướng.
- Thế nào là kinh độ, vĩ độ của một địa điểm?
3. Bài mới: (1’) Giới thiệu bài.
- Khi vẽ bản đồ các nhà địa lý đã dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lý. Vậy kí hiệu bản đồ có những đặc điểm gì? Trên bản đồ có bao nhiêu loại kí hiệu?
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2
GV: Treo bản đồ tự nhiên Việt Nam, cho HS Q/s một số kí hiệu về các đối tượng địa lý trên bản đồ.
? Muốn tìm hiểu các đối tượng địa lý trước hết ta cần phải làm gì?
GV: Kí hiệu bản đồ rất đa dạng chúng có thể là những hình vẽ, màu sắc ... được dùng một cách qui ước để thể hiện sự vật và hiện tượng địa lý trên bản đồ.
? Để thể hiện các đối tượng địa lý người ta thường dùng những loại kí hiệu nào?
? Q/s H14 hãy kể tên một số đối tượng địa lý được biểu hiện bằng các loại kí hiệu: Điểm, đường, D/tích.
GV: Giới thiệu đặc điểm của 3 loại kí hiệu trên bản đồ.
? Kí hiệu điểm thường dùng để biểu hiện những đối tượng nào.
GV: Giới thiệu cho HS QS H15 nhận biết kí hiệu hình học, chữ, tượng hình.
Kí hiệu đường thường được dùng để thể hiện những đối tượng địa lý nào?
Kí hiệu S thường dùng để thể hiện các đối tượng ntn.
GV: Yêu cầu HS QS bản đồ nhận biết các loại kí hiệu: Điểm, đường, S.
? Vậy em hãy cho biết tại sao khi sử dụng bản đồ trước hết chúng ta phải đọc bảng chú giải.
Hoạt động 3
GV: Treo bản đồ địa hình lên bảng.
? Dựa vào bản đồ cho biết để thể hiện độ cao trên bản đồ người ta dùng lọai kí hiệu gì?
? Ngoài việc thể hiện độ cao bằng than màu người ta còn thể hiện độ cao bằng kí hiệu nào khác?
? GV: Yêu cầu HS QS H16 để nhận biết về đường đồng mức.
? Đường đồng mức là những đường ntn?
QS H16 cho biết mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét.
? Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở 2 sườn phía Đông và phía Tây hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn
? Em có nhận xét gì vè cách biểu hiện các đường đồng mức.
Cần phải đọc kỹ những chú giải của bản đồ.
3 loại kí hiệu điểm, đường, diện tích.
Dựa vào H14 trả lời.
Vị trí các đối tượng có S tương đối nhỏ thường được biều hiện dưới dạng hình học hoặc tượng hình.
Các đối tượng phân bố theo độ dài là chính (ranh giới, đường giao thông).
Các đối tượng phân bố theo S (đất trồng lúa, trồng cây CN, trồng cỏ ...).
HS đọc bản đồ.
Biết được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.
Dùng kí hiệu than màu, địa hình càng cao màu càng sẩm.
Các đường đồng mức.
Là các đường nối các địa điểm có cùng một độ cao.
Cách nhau 100 m.
Sườn phía Tây có độ dốc lớn hơn sườn phía Đông.
Sườn nào có các đường đồng mức sát gần nhau hơn thì sườn đó dốc hơn.
I/ Các loại kí hiệu bản đồ.
Kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí đặc điểm của các đối tượng địa lý được đưa lên bản đồ.
Có 3 loại kí hiệu:
+ Kí hiệu điểm.
+ Kí hiệu đường.
+Kí hiệu diện tích.
Bảng chú giải của bản đồ giúp ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ.
II. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ:
Độ cao của địa hình trên bản đồ được biểu hiện than màu hoặc đường đồng mức.
Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.
4. Củng cố:
- GV: Vẽ trên bảng một số đường đồng mức và ghi các địa điểm rồi cho HS xác định độ cao trên hình vẽ.
- Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào?
5. Hướng dẫn về nhà :
- Học bài trả lời câu hỏi SGK (Tr.19)
- Chuẩn bị bài mới: “ Thực Hành”
- Dụng cụ: Địa bàn, thước đo, giấy, bút chì...
_____________________________________________________________________
Tiết :7:Ôn tập
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- nắm được kiến thức đã học từ tiết 1đến tiết 6
-biết tổng hợp các kiến thức đã được học.
2. Kỹ năng:
- rèn luyện kĩ năng tổng hợp, so sánh, đánh giá.
-biết vận dụng kiền thức đã học vào trong cuộc sống
3. Thái độ:
-biết quý trọng giá trị sức lao động
II/ Chuẩn bị:
- sách bài tập.
- sách giáo khoa
_____-sách bài tập thực hành
III Tiến trình bài dạy
A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
Bài 1:
-Trái đất có hình dạng như thế nào? Kích thước và khối lượng của Trái Đất?
-Thế nào là kinh tuyến,thế nào là vĩ tuyến?
Bài 2:
Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập địa lí?
-Để vẽ được bản đồ người ta phải lần lượt làm những công việc gì?
Bài 3:
-Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì?tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở những dạng nào?
_ Dựa vào số ghi tỉ lệ dưới của các bản đồ dưới đây:1: 200000 và 1: 600000, cho biết 5 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
Bài 4 :
-Người ta dựa vào đâu để xác định phương hướng trên bản đồ?
- Cách xác định kinh độ, vĩ độ, và toạ độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ?
Bài 5:
-Có mấy loại kí hiệu bản đồ thường dùng? Kể tên một số loại kí hiệu bản đồ mà em biết?
- Đường đồng mức là gì?đường đồng mức có ý nghĩa như thế nào?
B.HƯỚNG DẪN CHỮA BÀI TẬP TRONG SÁCH BÀI TẬP
C.LÀM BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 2 VÀO VỞ BÀI TẬP THỰC HÀNH GIỜ SAU CHẨM ĐIỂM.
Tiết :9
Bài 7 : SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC
CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Biết được sự chuyển động tự quanh quanh trục tưởng tượng của Trái Đất, theo hướng từ Tây sang Đông. Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ (1 ngày đêm).
- Trình bày được một số hệ quả của sự vận động của Trái Đất quanh trục.
- Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên Trái Đất.
- Mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều có sự lệch hướng.
2. Kỹ năng:
- Biết dùng quả Địa Cầu, chứng minh hiện tượng Trái Đất tự quay quanh trục và hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
- Biết cách tính giờ trên Trái Đất.
3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn với môi trường trái Đất
II/ Chuẩn bị:
Quả Địa Cầu.
Các hình vẽ SGK phóng to.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định -
2. Kiểm tra bài cũ. (7’)
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới: (1’) Giới thiệu bài.
- Vào bài: Trái Đất có nhiều vận động. Vận động tự quay quanh trục và 1 vận động chính của Trái Đất, vận động này sinh ra các hiện tượng ngày đêm liên tục ở các mọi nơi trên Trái Đất và làm lệch hướng các vật chuyển động trên cả 2 nữa cầu. Trọng tâm của bài này là các hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dungCƠ BẢN
Hoạt động 2
GV: Cho HS QS quả Địa Cầu kết hợp H19 để nhận biết Trái Đất tự quay quanh trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng với mặt phẳng quỉ đạo là 66033’.
GV: Y/cầu HS tập quay quả Địa Cầu và QS H19 cho biết:
Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào? Thời gian Trái Đất quay 1 vòng quanh trục là bao lâu?
GV: Gọi HS lên bảng tập quay quả Địa Cầu.
GV: Treo bản đồ khu vực giờ trên Trái Đất giới thiệu.
Để tiện việc Củng cố và giao dịch trên Tgiới người ta chia bề mặt của Trái Đất ra làm 24 khu vực giờ. Khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua làm giờ gốc (khu vực giờ 0).
? Dựa vào H20 cho biết khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Việt Nam là mấy giờ? Nhật Bản mấy giờ.
Hoạt động 3
GV: Dùng quả Địa Cầu và ngọn đèn làm thí nghiệm mô tả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
? Vì sao Trái Đất có ngày và đem liên tực ở khắp mọi nơi.
GV: Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục thì hiện tượng ngày và đêm Trái Đất sẽ ntn?
? Tại sao hằng ngày ta đều thấy mặt Trời, mặt Trăng và các ngôi sao trên bầu trời đều chuyển đông theo hướng từ Đông – Tây?
GV: Liên hệ thực tế về chuyển động giả.
GV: Dựa vào H22 cho HS nhận biết hướng chuyển động và hướng bị lệch trên hình vẽ.
? QS H22 cho biết ở BBC các vật chuyển động theo hướng từ P – N và từ O – S bị lệch về phía bên phải hay bên trái?
GV: vẽ hình minh họa ở NCN.
GV: Cho HS biết hiện tượng này đúng cả với các vật ở thể rắn, thể lỏng và thể khí cụ thể các dòng sông, các loại gió thường xuyên.
GV: Liên hệ thực tế với sự chuyển động của các loại gió trên Trái Đất
QS quả Địa Cầu để nhận biết hướng quay của Trái Đất.
HS tập quay quả Địa Cầu cả lớp QS.
HS QS bản đồ các khu vực giờ trên Trái Đất.
HS tập tính giờ.
Việt Nam: 19 giờ.
Nhật Bản: 21 giờ.
HS QS thí nghiệm rút ra kết luận.
Do Trái Đất có dạng hình cầu do đó Mặt Trời bao giờ cũng chiếu sáng một nữa. Nữa chiếu sáng là ngày, nữa không được chiếu sáng là đêm.
Do Trái Đất tự quay quanh trục.
1 nữa Trái Đất là ngày mãi và 1 nữa là đem mãi.
Do Trái Đất tự quay từ T-Đ.
Sự chuyển động đó gọi là chuyển đông biểu kiến (chuyển động giả).
HS QS H22 nhận biết hướng chuyển động, hướng lệch.
Ở NCB Lệch về bên phải.
Ở NCN lệch về bên trái.
I/ Sự vận động của Trái Đất quanh trục.
Trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quĩ đạo một góc 66033’.
Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục theo hướng từ Tây –Đông trong 24 giờ.
Người ta chia bề mặt Trái Đất ra thành 24 khu vực giờ môic khu vực có 1 giờ riêng gọi là giờ khu vực.
2. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Do Trái Đất tự quay quanh trục liên tục từ T –Đ nên khắp mọi nơi trên Trái Đất có ngày và đêm.
Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục từ Tây sang Đông càng làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất điều bị lệch hướng.
N
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_tiet_1_33_nguyen_van_thanh.doc